IV. Kinh nghiệmcủa một số nước
2. Xã hội Việt Nam
HỆ SỐ CHÊNH LỆCH THU NHẬP GIỮA CÁC NHÓM
20% 10% 5% 2% 1966 1999 1966 1999 1966 1999 1966 1999 Cả nước 7.3 8.9 10.6 12.0 16.1 17.1 27.2 29.4 ĐBS Hồng 6.6 7.0 10.9 13.1 18.8 21.1 Tây Nguyên 12.8 12.9 13.2 16.1 17.4 18.6 37.8 39.3 Đông Nam Bộ 7.9 10.3 11.8 13.4 18.9 21.3 34.6 37.2 ĐB SCL 6.4 7.9 9.2 10.4 10.9 13.1 18.8 21.1
Trong mười năm trở lại đây, không tìm thấy số liệu điều tra.
Các số liệu, tính toán theo các phương pháp khác nhau, tự chúng đã nói lên khá rõ về khoảng cách giàu nghèo trong xã hội và động thái của nó trong thời gian qua ở nước ta. Rất tiếc không tìm được số liệu sau năm 2004 và nhất là những năm gần đây
Hệ số Gini (G) là một chỉ số khác nữa thể hiện sự bình đẳng hay bất bình đẳng trong xã hội.Các số liệu thống kê Việt Nam cho thấy, hệ số Gini năm 1994 là 0,350, năm 1995 là 0,357, năm 1996 là 0,362, năm 1999 là 0,390, năm 2002 là 0,420, năm 2004 là 0,423. Sự bình đẳng đang giảm dần, sự bất bình đẳng đang lớn dần..
Khoảng cách giàu - nghèo không phải chỉ là một chỉ tiêu kinh tế. Nó còn phản ánh sự gắn kết xã hội và là một thể hiện của sự bình đẳng trong xã hội , nó cũng là một chỉ số vừa của môi trường kinh tế vừa của môi trường xã hội.. Khoảng cách giàu - nghèo ắt sẽ nảy sinh. Nhưng sự bền vững của phát triển ở tất cả các nước, và hơn thế nữa định hướng xã hội chủ nghĩa, không chấp nhận khoảng cách giàu - nghèo đi vào phân cực quá một ngưỡng cho phép. Trong 9 năm, sự chênh lệch về
thu nhập giữa các nhóm hộ từ tương đối bình đẳng đang tiến dần về bất bình đẳng vừa.
Biểu đồ 2.1.2.2:khoảng cách giàu nghèo của Việt Nam
Mặc dù đời sống của người dân được cải thiện, tỷ lệ nghèo giảm, nhưng chỉ số bất bình đẳng về thu nhập (Gini) ở VN còn cao, và tăng qua các năm (năm 2004 Gini là 0,423, năm 2006 hệ số này là 0,425). Hệ số Gini cao thể hiện phân hóa thu nhập, phân hóa giàu nghèo cao giữa các tầng lớp dân cư.. Hệ số Gini của VN năm 2006 được thể hiện qua đường cong Lorenz
Kinh tế càng tăng trưởng thì bất bình đẳng càng cao và chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam cũng đang ngày càng nới rộng : khoảng cách giữa các nhóm người giàu nhất và nhóm người nghèo nhất đang bị nới rộng một cách liên tục và đáng kể.
Sự khác biệt trong chỉ số khoảng cách nghèo giữa nông thôn và thành thị rất lớn, nhưng tốc độ gia tăng trong khoảng cách chi cho tiêu dùng có chiều hướng chậm lại kể từ năm 1998 trở lại đây. Do đó mức độ bất bình đẳng ở nông thôn đang tiến gần hơn đến mức độ bất bình đẳng ở thành thị. Một phần nguyên nhân là do di cư từ nông thôn ra thành thị đã tăng mạnh từ khi Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới kinh tế.
Để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, các nhà hoạch định chính sách cho rằng cần ưu tiên củng cố hệ thống an sinh xã hội theo hướng mở rộng diện bao phủ phổ cập đến mọi người dân, để nhiều hộ nghèo có mức thu nhập chi cho tiêu dùng ở ngay sát trên chuẩn nghèo được bảo vệ trước tác động của các cú sốc trong bối cảnh hội nhập; giảm sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo cần thúc đẩy việc đa dạng hoá thu nhập trong nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm bớt việc làm nông nghiệp và tăng việc làm phi nông nghiệp ở những vùng này.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng sẽ gặp phải một thách thức là sự xuất hiện của nhóm nghèo mới do đất nông nghiệp bị thu hồi để chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác. Vì thế, tác động xã hội của quá trình đô thị hoá phải được đánh giá cẩn thận và cân nhắc đầy đủ trong quy hoạch đô thị, để có thể thiết kế kèm theo những giải pháp phù hợp. Tóm lại, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để đạt được kết quả tăng trưởng, đồng thời đảm bảo công bằng xã hội.