- Kiến nghị một số giải pháp với mong muốn hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại của nước nhà, tạo môi trường thuận lợi và an toàn cho việc phát triển kinh tế đất nước, đồng thời mong
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 3MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC CÁC BẢNG 8
LỜI NÓI ĐẦU 9
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA CỦA HOA KỲ 13
1.1 Pháp luật thương mại và pháp luật thương mại hàng hóa 13
1.1.1 Pháp luật thương mại 13
1.1.1.1 Thương mại 13
1.1.1.2 Pháp luật thương mại 14
1.1.2 Pháp luật thương mại hàng hóa 15
1.1.2.1 Phân biệt hàng hóa với dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ 15
1.1.2.2 Pháp luật thương mại hàng hóa 17
1.2 Sự hình thành và phát triển của pháp luật thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ 17
1.2.1 Nguồn của pháp luật thương mại hàng hóa Hoa Kỳ 17
1.2.2 Hệ thống các quy định pháp luật thương mại hàng hóa Hoa Kỳ 20
1.2.2.1 Tính phức tạp của pháp luật thương mại hàng hóa Hoa Kỳ 20
1.2.2.2 Một số đạo luật cơ bản trong lĩnh vực thương mại hàng hóa 23
CHƯƠNG 2 NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI GIAO LƯU THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA VỚI HOA KỲ 50
2.1 Lịch sử mối quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam – Hoa Kỳ 50
Trang 42.2 Những cơ hội cho Việt Nam khi quan hệ thương mại hàng hóa với Hoa
Kỳ 54
2.2.1 Cơ hội về một thị trường giàu tiềm năng 54
2.2.2 Cơ hội về việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động 59
2.2.3 Cơ hội cho các doanh nghiệp học hỏi và thích nghi 61
2.2.4 Động lực thúc đẩy sự nhận thức pháp lý 62
2.2.5 Cơ hội nhập khẩu những mặt hàng chất lượng cao của Hoa Kỳ 63
2.2.6 Tiểu kết 63
2.3 Những thách thức khi Việt Nam quan hệ thương mại hàng hóa với Hoa Kỳ 64
2.3.1 Thách thức về năng lực xuất khẩu 64
2.3.2 Thách thức trước sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt 65
2.3.3 Sự thách thức trước các biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa của Hoa Kỳ 67
2.3.4 Tranh chấp thương mại 68
2.3.5 Một số khó khăn khác 72
2.3.5.1 Hệ thống pháp luật thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ 72
2.3.5.2 Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO 73
2.3.5.3 Khoảng cách địa lý và tập quán thanh toán 73
2.3.5.4 Tiêu chuẩn về kỹ thuật và an toàn thực phẩm 74
2.3.5.5 Rào cản do áp lực về an ninh chính trị 76
2.3.6 Tiểu kết 76
CHƯƠNG 3 NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CÁC DOANH NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH XÚC TIẾN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA VỚI HOA KỲ 77
3.1 Xây dựng chính sách vĩ mô 77
3.1.1 Tăng cường mối quan hệ ngoại giao chính trị 77
Trang 53.1.2 Xây dựng nền kinh tế thị trường và gia nhập WTO 78
3.1.3 Nâng cao ý thức pháp luật 80
3.1.3.1 Tuyên truyền và giáo dục nâng cao ý thức pháp luật 80
3.1.3.2 Xây dựng đội ngũ luật sư có trình độ cao 83
3.1.4 Quảng bá hình ảnh đất nước 84
3.1.5 Nhà nước cần phát huy vai trò định hướng của mình 85
3.2 Hoàn thiện pháp luật thương mại 86
3.3 Những vấn đề giới doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm 87
3.3.1 Tăng cường tính cạnh tranh 87
3.3.2 Ứng xử khôn khéo khi xảy ra tranh chấp thương mại 89
3.3.3 Thành lập Trung tâm trợ giúp pháp luật quốc tế cho doanh nghiệp 93
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AD Antidumping Duties – Chống bán phá giá
APEC Asia-Pacific Economic Cooperation – Diễn đàn hợp tác kinh tế
Châu Thái Bình Dương BTA The Vietnam – US Bilateral Trade Agreement – Hiệp định
thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ CBI Caribean Basin Initiative – Sáng kiến vùng lòng chảo Caribê CVD Countervailing Duties – Thuế chống trợ giá
DOC US Department Of Commerce – Bộ thương mại Hoa Kỳ
DWPE Detention Without Physical Examination – Giữ hàng không
cần qua kiểm tra vật lý FDA Food and Drug Administration – Cơ quan quản lý an toàn thực
phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ GATT General Agreement on Tariffs and Trade – Hiệp định chung về
thuế quan và thương mại GDP Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội
GSP Generalized System of Preferences – Chế độ ưu đãi thuế quan
phổ cập HTS Harmonized Tariff Schedule – Bảng thuế quan Hoa Kỳ
MFN Most Favored Nation – Tối huệ quốc
NAFTA North American Free Trade Agreement – Hiệp định tự do
thương mại Bắc Mỹ
Trang 7NTR Normal Trade Relations – Quan hệ thương mại bình thường PNTR Permanent Normal Trade Relations – Quan hệ thương mại bình
thường vĩnh viễn
QC Quality Control – Đơn vị đảm nhiệm kiểm tra chất lượng hàng
hóa UCC Uniform Commercial Code – Bộ luật thương mại mẫu
UNCITRAL United Nations Commission on International Trade Law – Uỷ
ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế
USAID United States Agency for International Development – Cơ quan
phát triển quốc tế Hoa Kỳ USITC
(ITC)
The US International Trade Commission – Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ
VASEP Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers –
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam WIPO World Intellectual Property Organisation – Tổ chức sở hữu trí
tuệ thế giới WTO World Trade Organisation – Tổ chức thương mại thế giới
Trang 8
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang 9LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Với một quốc gia có tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá hơn 1000 tỉ USD/năm như Hoa Kỳ thì việc duy trì mối quan hệ với quốc gia này luôn được coi là một trong những mục tiêu và chính sách kinh tế hàng đầu của các nước đang phát triển Việt Nam kể từ sau khi bình thường hoá quan hệ và sau gần năm năm thực hiện Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ đã đạt được nhiều thành tựu rõ rệt không chỉ riêng đối với nền kinh tế mà cả trong nhiều phương diện khác liên quan tới việc phát triển toàn diện đất nước Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng, sau một thời gian quan hệ thương mại hàng hoá với Hoa Kỳ, bên cạnh những lợi ích kinh tế mà Việt Nam đã đạt được còn có những rủi ro, tổn thất đáng kể mà ngay cả các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp còn chưa lường trước được Những rủi ro và tổn thất ấy khi nhìn dưới một góc độ khác thì lại là những kinh nghiệm quý báu cho Chính phủ và cả giới doanh nghiệp Việt Nam Mặc dù vậy những bài học kinh nghiệm ấy còn quá ít ỏi, rủi ro và tổn thất sẽ không chỉ dừng lại ở
đó Hơn nữa chúng ta đang tiếp thu kinh nghiệm một cách quá thụ động, cần đặt câu hỏi tại sao và nguyên nhân vì đâu dẫn đến những rủi ro ấy? Việc trả lời câu hỏi này không chỉ là trách nhiệm của riêng giới kinh tế học mà còn của cả giới chính trị học và giới luật học
Có thể khẳng định rằng, một nguyên nhân cơ bản của vấn đề chính là sự ấu trĩ trong cách tìm hiểu và nắm bắt luật chơi Chúng ta quan hệ thương mại với Hoa Kỳ song việc tìm hiểu các chính sách và pháp luật thương mại Hoa Kỳ mới chỉ được tiến hành một cách sơ sài Đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam trong khi ra sức xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Hoa Kỳ vẫn chưa suy tính hết về những rào cản thương mại có thể phát sinh, chưa tìm hiểu cặn kẽ những
Trang 10quy định nghiêm ngặt của pháp luật thương mại Hoa Kỳ, và chưa ý thức được vai trò quan trọng của pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi của chính mình Chính vì vậy mà quan hệ thương mại với Hoa Kỳ luôn mang tính hai mặt: nó
sẽ vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với Việt Nam Trước tình hình đó, việc nghiên cứu và tìm hiểu về pháp luật thương mại của Hoa Kỳ đã trở thành một nhu cầu thiết yếu để Việt Nam có thể nắm bắt cơ hội tốt hơn và hạn chế được tối thiểu những rủi ro trong quá trình quan hệ thương mại với quốc gia này
Do khả năng còn hạn chế và thời gian nghiên cứu không cho phép nên luận văn chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu và bình luận những vấn đề trong phạm
vi thương mại về hàng hoá chứ không phải thương mại theo nghĩa rộng bao gồm cả thương mại dịch vụ, thương mại đầu tư, hay thương mại sở hữu trí
tuệ… Mặc dù vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Pháp luật thương mại hàng hoá Hoa Kỳ - Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi giao lưu thương mại hàng hoá với Hoa Kỳ” vẫn là yêu cầu cấp thiết cả về mặt lý luận cũng như
đòi hỏi của thực tiễn nhằm góp phần tạo thế chủ động cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
- Nghiên cứu nhằm mục đích khái quát hóa những quy định cơ bản về pháp luật thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ để giúp người đọc có một cái nhìn tổng thể về hệ thống pháp luật thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ
- Nêu các sự kiện và bình luận về những cơ hội cũng như thách thức mà các doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang Hoa Kỳ đã, đang và sẽ phải đối mặt Khẳng định những cơ hội lý tưởng để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước thông qua việc giao thương với Hoa Kỳ Đồng thời làm nổi bật những thách thức chính, nhất là thách thức về sự cạnh tranh kéo theo vô số vụ
Trang 11tranh chấp thương mại, và những điểm yếu cơ bản của các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường hấp dẫn này
- Kiến nghị một số giải pháp với mong muốn hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại của nước nhà, tạo môi trường thuận lợi và an toàn cho việc phát triển kinh tế đất nước, đồng thời mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam
sẽ được trang bị đầy đủ hơn những kiến thức để có được sự chủ động khi quan hệ thương mại hàng hoá với Hoa Kỳ cũng như với tất cả các nước trên thế giới trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu
3 Phạm vi nghiên cứu
Trong các lĩnh vực về thương mại, ngoài thương mại về hàng hoá còn có một số lĩnh vực thương mại khác như: thương mại dịch vụ; thương mại đầu tư; thương mại quyền sở hữu trí tuệ… Luận văn chỉ nghiên cứu trong phạm vi thương mại hàng hoá Trên cơ sở phạm vi đó, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
- Khái quát về chính sách pháp luật thương mại hàng hoá của Hoa Kỳ
- Tính hai mặt của một vấn đề: Quan hệ thương mại hàng hoá với Hoa
Kỳ vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Việt Nam
- Những kiến nghị về các giải pháp cần thực hiện để tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức khi Việt Nam quan hệ thương mại hàng hóa với Hoa
Kỳ
4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài còn đang là vấn đề tương đối mới mẻ cho nên các công trình nghiên cứu khoa học về nội dung này còn rải rác và chưa có chiều sâu Do vậy luận văn sẽ góp phần làm phong phú hơn cho các thư mục tài liệu liên quan đến đề tài, giúp cho những người quan tâm tới Pháp luật thương mại hàng hoá Hoa
Trang 12Kỳ có một cái nhìn bao quát hơn về một nhánh luật của quốc gia này Luận văn có chỉ ra một số nguyên nhân và các biện pháp cần thiết để khắc phục những thách thức đã, đang và có thể sẽ phát sinh trong quá trình Việt Nam trao đổi hàng hoá với Hoa Kỳ Đồng thời, thông qua việc xác định những cơ hội và thách thức mà Việt Nam phải đối mặt, luận văn cũng đề cập tới vấn đề hoàn thiện pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật nói chung nhằm tạo ra một môi trường pháp lí thích ứng với những mối quan hệ xã hội mới trong một thời đại mới
Trang 13Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA
CỦA HOA KỲ
1.1 Pháp luật thương mại và pháp luật thương mại hàng hóa
1.1.1 Pháp luật thương mại
Pháp luật thương mại là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động thương mại Với một định nghĩa khái quát như vậy, muốn hiểu
rõ hơn về pháp luật thương mại thì chúng ta cần tìm hiểu xem bản thân khái niệm “thương mại” nghĩa là gì
1.1.1.1 Thương mại
Thuật ngữ “thương mại” từ khi mới ra đời thì được dùng để chỉ các hoạt động buôn bán của các thương gia Như vậy, nếu khái niệm thương mại hiểu theo nghĩa hẹp thì chỉ bao gồm những hoạt động mua bán hàng hóa để kiếm lời của các thương gia Tuy nhiên với sự phát triển chóng mặt của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường thì khái niệm thương mại không còn chỉ dừng lại ở những hoạt động buôn bán hàng hóa, nó đã được mở rộng hơn rất nhiều Ngày nay, thương mại được hiểu là hoạt động cung cấp, trao đổi của cải hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền
tệ v.v… giữa hai hay nhiều đối tác với nhau, và có thể nhận lại một giá trị nào
đó, có thể bằng tiền thông qua giá cả hoặc bằng hàng hóa, dịch vụ khác thông qua hình thức thương mại hàng đổi hàng
Theo Luật mẫu về trọng tài thương mại (United Nations Commission
on International Trade Law - UNCITRAL), thuật ngữ "thương mại" phải được giải thích theo nghĩa rộng để khái quát hết các vấn đề phát sinh từ tất cả các quan hệ có bản chất thương mại dù có hay không có hợp đồng Các quan hệ
Trang 14có bản chất thương mại bao gồm (nhưng không bị giới hạn) những giao dịch sau: bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại; uỷ thác hoa hồng (factoring), cho thuê (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật (engineering); đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ…, đều được coi là giao dịch thương mại Đặc biệt trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, khái niệm thương mại cũng được hiểu là tất cả những hoạt động kinh doanh sinh lời, chứ không phải chỉ có hoạt động mua bán hay xuất nhập khẩu thông thường Theo
đó, khái niệm thương mại sẽ bao hàm thương mại hàng hoá, thương mại dịch
vụ, thương mại quyền sở hữu trí tuệ, thương mại về đầu tư…
Có thể thấy, khái niệm thương mại theo nghĩa rộng đã được hầu hết các quốc gia và các tổ chức kinh tế trên thế giới ghi nhận mà điển hình là sự ghi nhận của Tổ chức Thương mại thế giới - WTO
1.1.1.2 Pháp luật thương mại
Vì pháp luật thương mại là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động thương mại, cho nên chính sự bao hàm rộng lớn của khái niệm thương mại đã khiến pháp luật thương mại cũng có phạm vi điều chỉnh nới rộng theo, bao trùm nhiều lĩnh vực của thương mại và được quy định không chỉ bó hẹp trong những đạo luật mang tên “Luật thương mại”, chúng còn được quy định rải rác cả trong luật dân sự, luật công ty, luật hàng hải, luật chứng khoán… Và do tính chất đặc thù tương đối của các nhóm đối tượng điều chỉnh, pháp luật thương mại có thể phân chia thành:
+ Pháp luật thương mại hàng hóa;
+ Pháp luật thương mại dịch vụ;
Trang 15+ Pháp luật thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ;
+ Pháp luật thương mại đầu tư
1.1.2 Pháp luật thương mại hàng hóa
1.1.2.1 Phân biệt hàng hóa với dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ
Thật ra “hàng hóa” có thể bao hàm nghĩa rất rộng, nhưng khi phân biệt với các nhóm đối tượng nói trên thì “hàng hóa” sẽ mang ý nghĩa nhỏ hẹp hơn
ở đây có nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về từng nhóm đối tượng, xin được nêu những khái niệm tiêu biểu nhất để có thể phân biệt chúng một cách tương đối
Khi định nghĩa về “dịch vụ” thì các văn kiện của WTO thừa nhận “dịch vụ” là tất cả những gì bạn có thể mua hoặc bán mà không thể thả chúng rơi
vào chân mình được: “Services are anything you can buy or sell but can’t drop on your foot” [40]; hoặc:
In economics and marketing, a service is the non-material equivalent of a good Service provision has been defined as an economic activity that does not result in ownership, and this is what differentiates it from providing physical good It is claimed
to be a process that creates benefits by facilitating either a change in customers, a change in their physical possessions, or
a change in their intangible assets [45]
Tạm dịch: Trong kinh tế học và trong kinh doanh, dịch vụ là một loại hàng hóa phi vật chất Việc cung ứng dịch vụ được mô tả giống như một hoạt động kinh tế mà hệ quả của hoạt động đó không phải là quyền sở hữu, đây chính là điểm khác biệt so với việc cung ứng hàng hóa vật chất Nó phải là một quá trình tạo ra lợi nhuận bằng cách thúc đẩy sự thay đổi đối với chính người tiêu dùng, hoặc thay đổi sự sở hữu tài sản vật chất của họ, hoặc thay đổi đối với
Trang 16những tài sản vô hình của họ
Theo quan điểm của Hoa Kỳ: “Dịch vụ - Các hoạt động kinh tế - như giao thông vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, bưu chính viễn thông, quảng cáo, công nghiệp giải trí, xử lý dữ liệu và tư vấn - thường được tiêu dùng như khi chúng được sản xuất, khác với các hàng hóa kinh tế thường mang tính hữu hình hơn” [10]
Nhìn chung “dịch vụ” được coi là một dạng tương đương với “hàng hóa”, phi vật chất, giống như một loại hoạt động kinh tế nhằm tạo ra lợi nhuận
“Đầu tư” với định nghĩa dễ hiểu nhất thì là việc đặt tiền hoặc vốn vào một trạng thái có thể có rủi ro với mục đích kiếm lợi nhuận [41] Quan điểm này không có nhiều ý kiến tranh luận, hoặc có ý kiến khác thì nội dung các quan điểm cũng không phủ định lẫn nhau nên có thể coi đây là một định nghĩa chung
“Sở hữu trí tuệ” là gì? Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới-WIPO thừa nhận:
“Sở hữu trí tuệ đề cập tới sự sáng tạo của trí óc bao gồm: những phát minh, các tác phẩm văn học nghệ thuật, và những ký tự, tên gọi, hình ảnh và những thiết kế được dùng trong thương mại” [47] Dù cho các định nghĩa có khác nhau về danh mục liệt kê thì tựu trung lại Sở hữu trí tuệ vẫn là sự sở hữu đối với loại sản phẩm mang tính sáng tạo của trí óc, có giá trị thương mại và cần thiết phải có sự bảo vệ của pháp luật
“Hàng hóa” có thể hiểu theo nghĩa rộng là bất cứ một vật thể hay dịch
vụ nào đó thông qua sự tiêu dùng đã phát huy được tính năng tiện ích của mình, và vì thế mà chúng được bán trên thị trường với giá tiền nhất định [37] Tuy nhiên khi hiểu theo nghĩa hẹp và để phân biệt với Dịch vụ thì Hàng hóa lại được mô tả là những sản phẩm vật chất có thể được chuyển tới tay người mua và chuyển quyền sở hữu từ người bán sang người tiêu dùng [37]
Trang 171.1.2.2 Pháp luật thương mại hàng hóa
Từ sự phân biệt các khái niệm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ trên đây, chúng ta có thể dễ dàng nắm bắt được nội dung của khái niệm Pháp luật thương mại hàng hóa Pháp luật thương mại hàng hóa là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động thương mại hàng hóa, hay nói dễ hiểu hơn thì đó là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến việc mua, bán, xuất, nhập khẩu hàng hóa
1.2 Sự hình thành và phát triển của pháp luật thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ
1.2.1 Nguồn của pháp luật thương mại hàng hóa Hoa Kỳ
Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ bắt đầu phát triển kể từ khi người Anh lập thuộc địa đầu tiên ở Jamestown (bang Virginie) năm 1607 Khi sinh sống trên vùng lục địa mới này, người Anh đã mang theo cả truyền thống pháp luật common law và cũng đã có sự cải tiến cho phù hợp với những điều kiện đặc thù của Châu Mỹ, vì vậy mà người ta ghi nhận rằng pháp luật Hoa Kỳ đã phát triển từ trật tự pháp luật Anh Thuật ngữ “common law” vốn được hiểu là
“luật chung” hay còn gọi là “thông luật”, và ở Hoa Kỳ, luật thương mại được phát triển thông qua các phán quyết của Tòa án
Tuy nhiên, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ vốn là một nhà nước cộng hòa tổng thống, do vậy, cho dù Hoa Kỳ theo truyền thống thông luật - người ta vẫn gọi là hệ thống bất thành văn, thì bản Hiến pháp Liên bang lại là một nguồn luật đặc biệt quan trọng đối với hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật thương mại hàng hóa nói riêng của quốc gia này khi nội dung của Hiến pháp quy định về quyền hạn của từng cơ quan lập pháp - hành pháp - tư pháp Các chế định về dân sự - thương mại được quy định rải rác ở các bang, và khi các hoạt động thương mại trở nên phát triển mạnh mẽ đã đòi hỏi cần phải có
Trang 18một bộ luật chung thống nhất có hiệu lực đối với tất cả các bang thuộc liên bang Hệ quả của nhu cầu thiết yếu đó là sự ra đời của Bộ luật thương mại thống nhất (Uniform Commercial Code, thường được viết tắt là UCC), lần đầu tiên được xây dựng vào những năm 50 và được sửa đổi khá nhiều lần Tuy có tên gọi là “bộ luật”, nhưng đây chỉ là một văn bản hệ thống luật lệ thương mại, bao gồm trong đó tất cả các văn bản riêng rẽ có liên quan đến thương mại UCC bao gồm các điều khoản cơ bản về mua bán, cho thuê, các chứng từ lưu thông được, tiền gửi ngân hàng và nhờ thu của ngân hàng, chuyển khoản bằng điện tử, thư tín dụng, bán hàng khối lượng lớn, chứng từ quyền sở hữu, chứng khoán đầu tư và giao dịch có bảo đảm Bộ luật này được
áp dụng trong hầu hết tất cả các tiểu bang, trừ tiểu bang Louisiana, một bang nghiêng về dân luật đã không thông qua các điều khoản về mua bán Bộ luật UCC vẫn được coi là một trong những Bộ luật thương mại công phu nhất trên thế giới, tinh thần tôn trọng thực tế hiện đại của bộ luật đối với các thực tiễn thương mại hợp pháp và việc loại bỏ chủ nghĩa hình thức pháp lý không cần thiết đã tạo ra những ảnh hưởng tích cực rộng lớn trên bình diện quốc tế [9]
Bên cạnh đó, những chế định về thương mại hàng hóa còn tìm thấy ở một số đạo luật riêng tương đối hoàn chỉnh như: Luật thuế quan năm 1930; Luật điều chỉnh nông nghiệp; Luật phát triển thương mại năm 1962; Luật thương mại năm 1974; Luật về các hiệp định thương mại năm 1979; Luật cạnh tranh và thương mại Omnibus năm 1988; Luật về các hiệp định vòng đàm phán Urugoay… với các chế định pháp luật về thuế quan và hải quan; về bồi thường thương mại; Một số luật liên quan đến quản lý hoạt động xuất nhập khẩu… Những đạo luật này đã được pháp điển hóa trong Bộ luật Hoa
Kỳ (United States Code) Tương tự như Uniform Commercial Code, bản thân
Bộ luật Hoa Kỳ cũng không phải là một bộ luật đúng nghĩa mà nó chỉ là sự tập hợp và sắp xếp các đạo luật theo một trật tự hợp lí và logíc Trong United
Trang 19States Code có hai tiêu mục đáng chú ý vì chúng chứa đựng nhiều quy định
về thương mại hàng hóa Đó là tiêu mục 15 về “Commerce and Trade” [2] với những quy định về việc quản lý xuất nhập khẩu, bảo vệ người tiêu dùng…, và tiêu mục 19 về “Customs Duties” với nội dung quy định về Thuế quan và Hải quan, trong tiêu mục này chúng ta còn có thể tìm thấy Luật thuế năm 1930 (Tariff Act of 1930) tại Chương 4, hoặc Luật Thương Mại năm 1974 (Trade Act of 1974) tại Chương 12…
Tuy nhiên, với đặc trưng tiêu biểu của hệ thống common law, luật thành văn dù được ưu tiên áp dụng song vẫn không thể loại bỏ được án lệ [7
tr 44, 72] Sự coi trọng án lệ được thể hiện cả trong tinh thần của UCC - Bộ luật thương mại mẫu; nó còn được thể hiện thông qua việc ghi chép, biên tập thành những bài báo có tính hệ thống để thuận tiện cho việc tham khảo Ví dụ: những phán quyết của Tòa án tối cao Supereme Court được xuất bản thành những tập sách chính thức gọi là United States Reports Những phán quyết được trích dẫn cùng tên của các bên tham gia tố tụng, cùng tên sách, tên gọi bài báo, số trang và năm xuất bản… Khi không có sự điều chỉnh của những quy định Hiến pháp và các đạo luật thì các Tòa án bang và Tòa án Liên bang thường đối chiếu với thông luật - đó là tuyển tập các quyết định tư pháp, tập quán và quy tắc chung đã có từ nhiều thế kỷ trước đó
Án lệ hay hay tiền lệ tư pháp là một nguồn luật bổ sung khá hiệu quả
Đó là cách giải thích pháp luật của Tòa án trước đó hoặc là cách giải thích pháp luật của Tòa án cấp cao hơn đối với một vụ việc tương tự Tiền lệ của Tòa án liên bang sẽ được áp dụng cho tất cả các tòa án liên bang cấp dưới Và tiền lệ cũng được áp dụng ở nhiều hệ thống Tòa án các tiểu bang, do vậy loại nguồn luật này đang càng ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn nội dung diễn giải [23 tr 18, 19]
Tóm lại nguồn của pháp luật thương mại hàng hóa Hoa Kỳ bao gồm cả
Trang 20loại nguồn luật thành văn lẫn nguồn luật bất thành văn Ngoại trừ bản Hiến pháp thì nguồn luật thành văn không được bố cục một cách chặt chẽ trong những văn bản pháp quy thống nhất với tên gọi Bộ Luật được ban hành theo đúng trình tự thủ tục mà mới chỉ tồn tại dưới dạng các công trình tập hợp, thống kê và sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật rời rạc lại với nhau, được áp dụng tương đối triệt để trên toàn Liên bang Và mặc dù có nguồn luật thành văn nhưng nguồn đó vẫn luôn mang dấu ấn và thừa nhận vai trò quan trọng của án lệ hay tiền lệ Đó chính là đặc trưng tiêu biểu của hệ thống pháp luật Anh - Mỹ nói chung
1.2.2 Hệ thống các quy định pháp luật thương mại hàng hóa Hoa Kỳ
1.2.2.1 Tính phức tạp của pháp luật thương mại hàng hóa Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một quốc gia có lãnh thổ rất rộng lớn đồng thời lại có một hệ thống pháp luật của Liên bang và các tiểu bang rất cồng kềnh, phức tạp Mặt khác, nền kinh tế Hoa Kỳ vô cùng phát triển, nó có sự ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế của nhiều nước khác trên thế giới, đồng nghĩa với một thực tế khách quan rằng pháp luật Hoa Kỳ cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đối với pháp luật của các nước trong cộng đồng quốc tế Một khi thương mại đã trở thành cây cầu lớn nhất nối liền mối quan hệ giữa Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì việc tìm hiểu về pháp luật thương mại Hoa Kỳ chính là một đòi hỏi tất yếu đối với chính phủ, các luật gia cũng như các chủ doanh nghiệp Việt Nam
Nguyên nhân của sự phức tạp trước hết phải kể đến sự khác nhau về truyền thống pháp luật Hoa Kỳ là một nước theo truyền thống pháp luật Anh-
Mỹ (Common law), vì hệ thống pháp luật Hoa Kỳ được phát triển từ trật tự pháp luật Anh – một trật tự pháp luật được hình thành tại Anh quốc từ năm
1066 với tên gọi là Common Law hay Hệ thống thông luật Trong khi đó Việt
Trang 21Nam lại theo truyền thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa Chính sự khác biệt này
đã tạo nên sự khác nhau rất lớn về tư duy pháp lý, về thói quen ứng xử trong quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai nước Hoa Kỳ coi trọng án lệ, ghi nhận
án lệ là một nguồn luật đặc biệt quan trọng Trong khi đó, Việt Nam mặc dù
có nét tương đồng với truyền thống Civil Law với nền tảng là luật La Mã nhưng chủ yếu coi trọng nguồn luật thành văn, thậm chí còn không chấp nhận
án lệ là một loại nguồn Do vậy, khi tiếp cận với hệ thống pháp luật của Hoa
Kỳ, chúng ta sẽ có cảm giác quá mênh mông và rất khó nắm bắt
Bên cạnh đó, bởi Hoa Kỳ áp dụng mô hình nhà nước Liên Bang cho nên hệ thống pháp luật của quốc gia này không đơn thuần chỉ là những quy định chung của pháp luật Liên bang mà còn là những quy định pháp luật của mỗi bang trong số 50 tiểu bang Mặc dù Hiến pháp Hoa Kỳ qui định quyền quản lí ngoại thương và thu thuế xuất nhập khẩu thuộc về các cơ quan quản lí nhà nước Liên bang, nhưng vẫn có những quy định pháp luật của một số bang ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu Các quy phạm pháp luật
có sự đan xen khá phức tạp, nhất là khi các quy phạm pháp luật lại không phải chỉ là những quy phạm nằm trên văn bản cụ thể, chúng còn là những phán quyết của Tòa án khi xét xử một vụ việc khác, hoặc chúng cũng có thể là cách giải thích pháp luật theo ý thức chủ quan của vị thẩm phán nào đó Có những
vụ việc tưởng chừng như rất tương tự để có thể vận dụng cách giải quyết của
án lệ nào đó, thế rồi luật sư lại vẫn có thể lí giải rằng hai vụ việc không hề tương tự nhau bằng cách phân biệt sự khác nhau giữa những yếu tố khách quan của vụ việc đang giải quyết với các sự kiện đã dẫn đến quyết định trước
đó [23 tr 18-19]… Không giống như ở Việt Nam, mặc dù hệ thống các văn bản luật và hướng dẫn luật còn khá chồng chéo, nhưng các luật gia và đương
sự vẫn có thể tra cứu các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành một cách dễ dàng và đầy đủ, những văn bản đó có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc Còn tại
Trang 22Hoa Kỳ, các quy định pháp luật của tiểu bang này có thể lại khác so với quy định pháp luật của tiểu bang khác, thậm chí có những hành vi thương mại mặc
dù pháp luật Liên bang không điều chỉnh nhưng lại rất có thể là hành vi vi phạm pháp luật của tiểu bang nào đó khi đối chiếu với những quy định của pháp luật Tiểu bang ấy.Mối quan hệ của nhiều hệ thống pháp luật trong một
hệ thống pháp luật của một quốc gia chắc chắn sẽ dẫn đến hiện tượng đan chéo nhau, gây ra những vấn đề phức tạp trong quá trình áp dụng Chẳng hạn,
sự khác biệt về kinh tế, văn hóa, truyền thống, lịch sử, dân tộc… của mỗi bang sẽ ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật của bang đó; thẩm quyền của Liên bang và thẩm quyền của mỗi bang cũng có thể xung đột với nhau; pháp luật của các tiểu bang cũng có thể xung đột với nhau
Ngoài ra, nhà nước Liên bang của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có sự khác biệt so với các nhà nước liên bang khác trên thế giới Nhìn chung các nhà nước liên bang trên thế giới thường được xây dựng trên nguyên tắc Nhà nước thống nhất và quyền lực của nhà nước Liên bang là tối cao (ví dụ: Cộng hòa Liên bang Đức; Cộng hòa Liên bang Nga; Liên bang Nam Tư…) Tuy nhiên nhà nước Liên bang của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ lại được xây dựng trên nguyên tắc: quyền lực nhà nước của Tiểu bang là tối cao, quyền lực nhà nước Liên bang phải được xây dựng trên cơ sở quyền lực nhà nước các Tiểu bang
đã được thiết lập Chính bởi nguyên tắc này đã khiến cho hệ thống pháp luật Hoa Kỳ trở nên rất phức tạp Pháp luật của Liên bang trước hết phải hình thành dựa trên nguyên tắc pháp luật của các Tiểu bang, và pháp luật Liên bang phải thể hiện được tinh thần của pháp luật Tiểu bang Các thẩm phán của Tòa án Liên bang phải áp dụng những quy định pháp luật của Tiểu bang nếu vụ việc đó đã được thẩm phán Tòa án Tiểu bang đó xem xét Nói theo một cách khác thì pháp luật Liên bang không thể trái với pháp luật của các Tiểu bang Nếu xảy ra xung đột pháp luật thì pháp luật của các Tiểu bang sẽ
Trang 23được ưu tiên áp dụng.
1.2.2.2 Một số đạo luật cơ bản trong lĩnh vực thương mại hàng hóa
a Luật về thuế quan và hải quan
Những quy định về luật thuế quan và hải quan được liệt kê tại tiêu mục
19 trong Bộ luật Hoa Kỳ (US Code) với tên gọi: Customs Duties Tiêu mục
19 này bao gồm 25 chương thống kê toàn bộ các đạo luật và hiệp ước liên quan đến thuế quan và hải quan của Hoa Kỳ Để tìm hiểu chế định này một cách khái quát, chúng ta cần tìm hiểu cách tính thuế, các chế độ áp thuế thông qua biểu thuế nhập khẩu – hay còn gọi là biểu thuế quan hoặc biểu thuế quan hài hòa (Harmonized Tariff Schedule-HTS); cách tính trị giá hải quan (hay còn gọi là trị giá chịu thuế nhập khẩu); các yêu cầu đối với Hóa đơn thương mại; nguyên tắc xác định xuất xứ hàng hóa và đánh dấu xuất xứ hàng hóa
→ Biểu thuế nhập khẩu HTS hiện hành của Hoa Kỳ (có thể tra cứu
bằng cách truy cập vào địa chỉ website http://www.ussite.gov của Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ) là biểu thuế được ban hành trong Luật Thương mại và Cạnh tranh Omnibus năm 1988 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm
1989 Hệ thống thuế nhập khẩu của quốc gia này được xây dựng trên cơ sở hệ thống thuế quan của một tổ chức liên chính phủ có trụ sở tại Bruxen với tên gọi là Hội đồng Hợp tác hải quan Hệ thống thuế quan này được hầu hết các quốc gia thương mại lớn áp dụng
Hoa Kỳ có chính sách khuyến khích nhập khẩu hàng nguyên liệu
và hàng sơ chế hơn là nhập khẩu các loại hàng thành phẩm Chính sách này thể hiện ở mức thuế nhập khẩu đánh vào hàng hóa là thành phẩm cao hơn so với thuế suất đánh vào loại hàng hóa là nguyên liệu hoặc hàng sơ chế Theo
đó, hàng chế biến càng qua nhiều công đoạn, hay còn gọi là chế biến càng sâu thì thường bị áp thuế suất nhập khẩu càng cao Ví dụ, mức thuế nhập khẩu cá
Trang 24tươi sống hoặc ở dạng philê đông lạnh từ một quốc gia thuộc diện đối xử Tối huệ quốc là 0%, trong khi đó mức thuế suất nhập khẩu hàng cá khô hoặc xông khói cũng từ quốc gia thuộc diện đối xử tối huệ quốc là từ 4% đến 6% Các mức thuế suất nhập khẩu hàng hóa có thể thay đổi và được Hoa Kỳ công bố hàng năm Phương pháp tính thuế nhập khẩu tại nước này cũng khá đa dạng,
có thể căn cứ theo tỉ lệ giá trị hàng hóa nhập khẩu, hoặc số lượng hàng hóa nhập khẩu, hoặc cũng có thể kết hợp cả hai loại thuế tính theo hai phương pháp trên, ngoài ra còn có một số loại thuế khác đối với hàng hóa nhập khẩu như: thuế hạn ngạch, thuế theo thời vụ…
Thuế theo trị giá là thuế đánh theo tỉ lệ trên giá trị, tức là mức thuế
được xác định bằng một tỉ lệ phần trăm trên trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu Hầu hết các loại thuế quan của Hoa Kỳ được đánh theo tỉ lệ trên giá trị như vậy với mức thuế suất dao động từ dưới 1% đến gần 40% Đại đa
số mức thuế suất đánh theo tỉ lệ trên giá trị nằm trong biên độ từ 2% đến 7% với mức thuế trung bình là 4% Ví dụ mức thuế tối huệ quốc năm 2004 đối với chè xanh có hương vị đóng gói không quá 3kg/gói là 6,4%
Có một số loại hàng hóa, thường chủ yếu là hàng nông sản và hàng sơ
chế phải chịu “thuế theo số lượng” hay còn gọi là thuế tuyệt đối Đây là loại
thuế được ấn định đối với một trọng lượng, khối lượng hoặc thể tích nhất định Loại thuế này chiếm khoảng 12% số dòng trong biểu thuế HTS của Hoa
Kỳ Ví dụ, mức thuế tối huệ quốc đối với hàng nho tươi là từ 1,13 USD đến 1,80 USD cho một mét khối hàng, trừ trường hợp được miễn thuế theo thời điểm nhập khẩu trong năm theo quy định của pháp luật
Theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, mức thuế đối với một số loại nông sản có thể thay đổi theo thời điểm nhập khẩu trong năm – còn gọi là
thuế theo thời vụ Cũng với ví dụ trên đây, mức thuế tối huệ quốc năm 2004
đối với hàng nho tươi nhập khẩu trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 2
Trang 25đến hết ngày 31 tháng 3 là 1,13 USD/m3, nếu nhập khẩu trong thời gian từ ngày 1 tháng 4 đến hết ngày 30 tháng 6 là 1,80 USD/m3, và ngoài những khoảng thời gian đó thì lại được miễn thuế
Có những loại mặt hàng khác khi được nhập khẩu vào Hoa Kỳ sẽ phải
chịu thuế hạn ngạch Thuế hạn ngạch là một mức thuế suất cao hơn được áp
dụng đối với hàng nhập khẩu sau khi một số lượng hàng cụ thể đã được nhập vào nước này trong một năm Hàng hóa nhập khẩu nằm trong phạm vi hạn ngạch cho phép được hưởng mức thuế thấp hơn, còn hàng nhập mà vượt quá hạn ngạch sẽ phải chịu thuế suất cao hơn nhiều và có hệ quả giống như cấm nhập khẩu Theo nguồn tin của Thương Vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, mức thuế tối huệ quốc năm 2002 áp dụng với số lượng trong hạn ngạch bình quân là 9%, trong khi đó mức thuế đối với số lượng vượt quá hạn ngạch trung bình là 53% Hiện nay một số mặt hàng như thịt bò, các sản phẩm sữa, đường
và các sản phẩm lạc, thuốc lá, bông là đang phải chịu thuế hạn ngạch
Bên cạnh những quy định về các cách tính thuế nêu trên, Hoa Kỳ còn
có những chế độ thuế quan khác nhau khi nhập khẩu hàng hóa từ những nhóm quốc gia nhất định, tùy theo những thỏa thuận chung giữa Hoa Kỳ và các quốc gia ấy Do sự khác nhau này mà biểu thuế của Hoa Kỳ có ba cột thuế gồm: cột thuế tối huệ quốc, cột thuế phi tối huệ quốc và cột thuế ưu đãi
Cột thuế tối huệ quốc (Most Favored Nation-MFN) bao gồm những mức thuế dành cho tất cả các nước có quan hệ thương mại bình thường1, được
áp dụng với những nước là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và kể cả những nước tuy chưa phải là thành viên của WTO nhưng đã
1 Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường (Normal Trade Relations - NTR) mà Hoa Kỳ sử dụng chính là Quy chế Tối Huệ Quốc mà Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và nhiều nước trên thế giới hiện đang sử dụng.Sự chuyển tên này ở Hoa Kỳ diễn ra vào năm 1998, thời điểm mà có rất nhiều quốc gia có quy chế này Việt Nam được trao NTR từ năm 2001 nhưng trên cơ sở xét theo từng năm Hiện nay Việt Nam đang cố gắng thương thảo trên bàn đàm phán với Hoa Kỳ để được hưởng Quy chế PNTR (Permanent Normal Trade Relations) – Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn chứ không phải là NTR xem xét theo từng năm nữa
Trang 26ký kết hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ (Việt Nam là một ví dụ) Hàng hóa của các nước thuộc diện đối xử tối huệ quốc khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ sẽ chịu mức thuế như nhau Trong trường hợp Hoa Kỳ giảm, gỡ bỏ hoặc thay đổi một loại thuế quan thì sự thay đổi này sẽ được áp dụng bình đẳng đối với tất cả các nước đang được hưởng quy chế tối huệ quốc Mức thuế tối huệ quốc nằm trong phạm vi từ dưới 1% đến gần 40%, trong đó thì hầu hết các mặt hàng chịu mức thuế từ 2% đến 7% Thường thì hàng dệt may
và giày dép phải chịu mức thuế cao hơn Mức thuế tối huệ quốc theo giá trị nói chung bình quân khoảng 4%, trong khi đó nếu không được hưởng quy chế MFN thì mức thuế phải chịu sẽ cao hơn gấp nhiều lần Do vậy mà trước thời điểm Việt Nam được hưởng quy chế này năm 2001 thì hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đã phải chịu mức thuế trung bình là 40%, cao hơn gấp 10 lần so với hàng hóa nhập từ những nước đã được hưởng quy chế MFN Mức thuế MFN được ghi trong cột “General” của cột 1 trong biểu thuế nhập khẩu HTS của Hoa Kỳ
Cột thuế phi tối huệ quốc (Non-MFN) bao gồm những mức thuế được
áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước chưa phải là thành viên WTO và chưa ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ như Lào, Cuba, Bắc Triều Tiên Thuế suất Non-MFN nằm trong biên độ từ 20% đến 110%, cao hơn rất nhiều lần so với thuế suất MFN Mức thuế Non-MFN được ghi trong cột 2 của biểu thuế HTS của Hoa Kỳ
Cột thuế ưu đãi bao gồm các mức thuế suất thể hiện các chính sách ưu đãi đơn phương đặc biệt đối với hàng nhập khẩu từ một số quốc gia do Hoa
Kỳ ấn định Cột thuế ưu đãi với tên gọi “Special” cùng nằm trong cột 1, bên cạnh cột thuế “General” Vì sự ưu đãi giành cho mỗi nhóm quốc gia là khác nhau nên để trình bày được trong một cột thuế, Hoa Kỳ quy định những ký hiệu riêng trong cột thuế đánh dấu nhóm quốc gia nào được hưởng mức thuế
Trang 27ưu đãi cụ thể gì Ví dụ, kí hiệu CA là áp dụng cho nước Canada, kí hiệu MX
là áp dụng cho nước Mêxicô… Các mức thuế ưu đãi khác nhau giành cho các nước bao gồm một số nhóm như sau:
Mức thuế áp dụng với Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (North American Free Trade Agreement-NAFTA) bao gồm các nước: Hoa kỳ, Canada và Mêxicô Thỏa thuận này được thông qua từ năm 1994, kể từ đó, hàng hóa nhập khẩu từ Canada và Mêxicô vào thị trường Hoa Kỳ đều được hưởng mức thuế suất ưu đãi thấp hơn mức thuế tối huệ quốc MFN Ví dụ, mức thuế MFN năm 2004 áp dụng chung đối với hàng dưa chuột chế biến là 9,6%, trong khi đó nếu nhập khẩu từ Canada hoặc Mêxicô thì lại được miễn thuế
Một số hàng hóa nhập khẩu từ một số nước đang phát triển được Hoa
Kỳ cho hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP (Generalized System of Preferences) sẽ được miễn thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ Chương trình GSP được Hoa Kỳ bắt đầu thực hiện từ năm 1976 với thời hạn ban đầu là 10 năm nhưng sau đó đã có sự sửa đổi và gia hạn nhiều lần, đến nay vẫn còn hiệu lực Điều kiện để được miễn thuế nhập khẩu theo chế độ ưu đãi GSP: 1 hàng hóa phải được nhập trực tiếp từ nước được hưởng ưu đãi vào lãnh thổ Hoa Kỳ; 2 trị giá hàng hóa được tạo ra tại nước hưởng ưu đãi phải đạt ít nhất 35% Hàng năm, tổng thống Hoa Kỳ quyết định những mặt hàng và những nước được hưởng chế độ ưu đãi GSP trên cơ sở đề xuất của Đại diện thương mại tại Hoa
Kỳ, sau khi tham khảo ý kiến của công chúng, ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ và các cơ quan hành pháp Tính đến nay đã có khoảng 3500 sản phẩm của hơn 140 nước và vùng lãnh thổ đang phát triển được chế độ ưu đãi này [25 tr 121] Không phải tất cả các nước được hưởng GSP đều được chung một danh mục hàng hóa GSP như nhau, những hàng hóa được hưởng GSP của Hoa Kỳ đa số là các mặt hàng công nghiệp và bán công nghiệp, một số
Trang 28loại hàng nông thủy sản và các nguyên liệu công nghiệp Việt Nam không có trong danh sách các nước được hưởng quy chế GSP của Hoa Kỳ Trong biểu thuế nhập khẩu HTS của Hoa Kỳ, mức thuế ưu đãi GSP được ghi tại cột
“Special” thuộc cột 1 và sẽ có ký hiệu là A và A+
(A+ là ký hiệu cho biết mặt hàng đó nếu được nhập quá nhiều vào Hòa Kỳ từ một nước thì nước đó sẽ bị mất ưu đãi GSP đối mặt hàng đó) Lợi ích của GSP sẽ có thể bị hạn chế nếu quốc gia được hưởng ưu đãi duy trì những hàng rào đối với hàng xuất khẩu của Mỹ, từ chối bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hoặc không tuân thủ một số quyền công nhân đã được quốc tế công nhận
Sau khi Sáng kiến Khu vực lòng chảo Caribê (Caribean Basin Initiative-CBI) ra đời, chế độ hỗ trợ và khuyến khích phát triển khu vực lòng chảo Caribê được Hoa Kỳ triển khai bằng việc thông qua hàng loạt đạo luật như: Luật Phục hồi Kinh tế Khu vực lòng chảo Caribê năm 1983(CBI I), Luật
Mở rộng phục hồi kinh tế Khu vực Lòng chảo Caribê năm 1990 (CBI II), và Luật Hợp tác Thương mại Khu vực Lòng chảo Caribê năm 2000 (CBI III) Nhưng đáng kể hơn cả đó là Sáng kiến Khu vực lòng chảo Caribê (Caribean Basin Initiative-CBI), nó cho phép Tổng thống có quyền đơn phương dành ưu đãi thương mại cho hàng nhập khẩu từ các nước và lãnh thổ nằm trong vùng vịnh Caribê để hỗ trợ các nước và vùng lãnh thổ này phục hồi và phát triển kinh tế Trong cột thuế ưu đãi, hàng hóa của các nước thuộc diện ưu đãi này được ký hiệu là E và E+
(E+ có ý nghĩa tương tự như A+) Hiện nay có 24 nước và vùng lãnh thổ được hưởng lợi theo Sáng kiến CBI Từ CBI I đến CBI III thì những ưu đãi thương mại mà Hoa Kỳ đơn phương dành cho các nước
và các vùng lãnh thổ này càng ngày càng nhiều và lớn hơn Hầu hết các sản phẩm có xuất xứ từ các quốc gia và vùng lãnh thổ này khi nhập khẩu vào Hoa
Kỳ đều được miễn thuế và không bị hạn chế về số lượng Tuy nhiên để được hưởng chế độ ưu đãi CBI, hàng hóa cần phải đáp ứng ba yêu cầu: 1 phải
Trang 29được nhập trực tiếp từ một nước hưởng lợi vào lãnh thổ hải quan Hoa Kỳ; 2 phải chứa ít nhất 35% hàm lượng nội địa của một hoặc nhiều nước hưởng lợi;
3 hàng hóa phải là sản phẩm được trồng, sản xuất hoặc chế tạo hoàn toàn ở nước hưởng lợi hoặc nếu có nguyên liệu nước ngoài thì nó phải được biến đổi thành sản phẩm mới hoặc khác ở nước hưởng lợi
Để hỗ trợ các nước Bolivia, Colombia, Ecuador và Peru trong cuộc chiến chống sản xuất và buôn lậu ma túy bằng cách phát triển kinh tế, tháng
12 năm 1991 Hoa Kỳ đã thông qua Luật ưu đãi thương mại Andean (Andean Trade Preference Act-ATPA) Luật này cho phép hầu hết các sản phẩm nhập khẩu từ những nước trên vào Hoa Kỳ đều được giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu, trong đó có tới hơn 6000 sản phẩm được miễn thuế hoàn toàn Mức thuế được kí hiệu trong cột thuế ưu đãi là J và J+ Đến tháng 8 năm 2002 thì luật này được thay thế bằng Luật Xúc tiến Thương mại và Xóa bỏ Ma túy với nội dung mở rộng phạm vi các mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu Luật Xúc tiến Thương mại và Xóa bỏ Ma túy có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm
2006 Tuy nhiên Tổng thống Hoa Kỳ có thể hủy, hoặc tạm ngừng quyền hưởng ưu đãi, hoặc giảm bớt một số lợi ích của một nước nào đó nếu như nước này không đáp ứng được điều kiện được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật này
Luật hỗ trợ phát triển Châu Phi (African Growth and Opportunity AGOA) cho phép hầu hết hàng hóa của 38 nước châu Phi được miễn thuế khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ và không bị hạn chế về số lượng Mức thuế ưu đãi theo luật này được ký hiệu trong cột thuế ưu đãi bằng chữ D Luật có hiệu lực đến năm 2008 và đã được quốc hội Hoa Kỳ gia hạn đến năm 2015
Act- Chế độ ưu đãi theo các hiệp định thương mại tự do song phương cho phép hầu hết hàng hóa của các nước đã ký hiệp định này với Hoa Kỳ được nhập khẩu miễn thuế hoặc chịu mức thuế thấp hơn nhiều so với mức thuế tối
Trang 30huệ quốc Trong cột thuế ưu đãi, mức thuế ưu đãi dành cho hàng hóa của các nước có hiệp định thương mại tự do song phương có kí hiệu riêng đối với từng nước Ví dụ, IL là kí hiệu dành cho hàng hóa nhập khẩu từ Israel, JO là
kí hiệu dành cho hàng hóa nhập khẩu từ Jordan, SG là kí hiệu dành cho hàng hóa nhập khẩu từ Singapore, CL là kí hiệu dành cho hàng hóa nhập khẩu từ Chilê Hiện nay Hoa kỳ vẫn đang tiếp tục đàm phán các hiệp định tương tự với nhiều khu vực và nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Khu vực mậu dịch tự do toàn Châu Mỹ
Ngoài ra, Hoa Kỳ còn có một số chế độ ưu đãi thuế quan khác dành cho những mặt hàng theo quy định của pháp luật và một số hiệp định thương mại khác Ví dụ, kí hiệu B trong cột thuế ưu đãi là mức thuế dành cho những hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ thuộc diện hưởng lợi theo Luật thương mại các sản phẩm ô tô; C là kí hiệu cho các sản phẩm thuộc diện hưởng lợi theo Hiệp định thương mại máy bay dân dụng; K là kí hiệu cho các sản phẩm thuộc diện hưởng lợi theo Hiệp định thương mại các sản phẩm dược; và L là kí hiệu dành cho các sản phẩm thuộc diện hưởng lợi theo những cam kết giảm thuế của Vòng đàm phán Uruguay đối với hóa chất nguyên liệu trực tiếp của thuốc nhuộm
Hoa Kỳ có rất nhiều chính sách về thuế quan như vậy mà tất cả đều thể hiện trên một biểu thuế nhập khẩu HTS với rất nhiều kí hiệu khác nhau Vì vậy muốn xem hiểu được nội dung của biểu thuế này thì yêu cầu người xem phải có kiến thức tương đối vững về luật thuế quan của Hoa Kỳ Và một người khi xem hiểu được biểu thuế HTS nghĩa là họ đã có sự nắm bắt khái quát về luật thuế quan của Hoa Kỳ Bảng 1.1 là mẫu biểu thuế HTS tham khảo [25 tr 125]:
Trang 31Harmonized Tariff Schedule of United States (2004)
Annotated for Statistical Puposes
Heading/
Sub-heading
Suf- Fix
Stat-Article Decription Unit of
a content not excceeding 3kg:
CL, E, IL, J,
JO, MX) 4.8% (SG)
20%
Bảng 1.1 Mẫu Biểu thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ
Trên đây là mức thuế ghi trong biểu thuế đƣợc áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu năm 2004, đƣợc diễn giải nhƣ sau: Cột Heading/Sub-heading là mã
số hàng hóa, mã số hàng hóa có thể đến 4 chữ số hoặc đến 6 chữ số hoặc đến
8 chữ số Thứ tự tiếp theo sang bên phải là cột Stat-Suf-Fix là mã số đuôi phục vụ cho mục đích thống kê Những mặt hàng không có mã số đuôi này thì hai số không (00) sẽ đƣợc thêm vào sau mã số 8 chữ số Cột Article Decription là cột mô tả hàng hóa Cột Unit of Quantity là đơn vị hàng hóa (có thể là số lƣợng, khối lƣợng, trọng lƣợng) Mức thuế tối huệ quốc MFN đƣợc ghi ở cột “General” thuộc cột 1 Mức thuế ƣu đãi đƣợc ghi ở cột “Special” cũng thuộc cột 1 Mức thuế áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam hiện nay là mức thuế MFN đƣợc ghi ở cột “General” trong cột 1 Nhìn mẫu biểu
Trang 32thuế trên có thể so sánh thấy trong năm 2004, mức thuế MFN ghi ở cột
“General” trong cột 1 và mức thuế Non-MFN ghi trong cột 2 đối với cùng mặt hàng chè xanh (không lên men), đóng gói không quá 3kg/gói là có sự chênh lệch khá lớn: 6,4% (MFN) với 20% (Non-MFN) Nội dung cột
“Special” trong mẫu biểu thuế có ghi: Free (A, CA, CL, E, IL, J, JO, MX) 4,8% (SG) có nghĩa là hàng nhập từ các nước có kí hiệu A, CA, CL, E, IL, J,
JO và MX là được miễn thuế hoàn toàn, còn hàng nhập từ Singapore chịu mức thuế là 4,8%
→ Trị giá hải quan (hay Trị giá chịu thuế nhập khẩu) của Hoa Kỳ cơ bản
được tính dựa trên giá trị giao dịch mà người mua đã thực trả hoặc sẽ phải trả cho người bán Do vậy có những chi phí như: cước phí vận tải quốc tế và phí bảo hiểm; cước phí vận tải nội địa từ nhà máy đến cảng ở nước xuất khẩu (nếu giao hàng được thực hiện bằng một vận đơn suốt); chi phí hợp lí cho xây lắp, lắp ráp, duy tu và trợ giúp kỹ thuật đối với hàng hóa sau khi đã nhập vào Hoa Kỳ hoặc chi phí vận tải hàng hóa sau nhập khẩu; và các loại thuế nhập khẩu và thuế liên bang khác, nếu được tách bạch khỏi hóa đơn bán hàng thì
sẽ không tính là trị giá giao dịch để áp thuế nhập khẩu Thay vào đó, có những chi phí khác (nếu có và chưa nằm trong giá mà người mua đã trả hoặc
sẽ phải trả cho người bán) được cộng vào trị giá giao dịch để tính thuế nhập khẩu Những chi phí khác đó bao gồm: các chi phí đóng gói hàng hóa mà bên mua phải trả; tiền hoa hồng bán hàng mà người mua phải chịu; trị giá hỗ trợ của người nhập khẩu dành cho nhà xuất khẩu Như vậy, việc người nhập khẩu cung cấp cho người xuất khẩu một số loại khuôn mẫu, dụng cụ, nguyên liệu hoặc một số tư liệu khác với giá rẻ hoặc miễn phí để người xuất khẩu sử dụng
để sản xuất ra hàng hóa; hoặc việc người nhập khẩu cung cấp cho nhà xuất khẩu các thông số kỹ thuật và các bản vẽ thiết kế không phải làm ở Hoa Kỳ,
sẽ được coi là sự trợ giúp và trị giá của chúng được cộng vào trong trị giá hải
Trang 33quan Vì vậy trị giá tính thuế rất có thể sẽ khác với giá mà người mua và người bán đã thỏa thuận Khi Hải quan xác định trị giá giao dịch thể hiện trên chứng từ mua bán không phải là giá đầy đủ hoặc có phần giá không xác định được thì Hải quan sẽ áp dụng các phương pháp định giá khác để tính trị giá hải quan Hoa Kỳ ưu tiên sử dụng các biện pháp tính trị giá hải quan theo thứ
tự sau: 1 Trị giá giao dịch của hàng hóa cùng loại hoặc tương tự; 2 Trị giá khấu trừ (hay trị giá suy diễn) và 3 Trị giá tính toán
→ Yêu cầu đối với Hóa đơn thương mại: ở đâu cũng vậy, hóa đơn
thương mại là một chứng từ không thể thiếu trong bộ chứng từ giao hàng, là
cơ sở quan trọng để làm căn cứ xác định trị giá hải quan của hàng hóa để tính thuế nhập khẩu Hàng hóa có thể bị Hải quan giữ lại nếu nhập khẩu vào Hoa
Kỳ mà không có hóa đơn thương mại Thông tin trong hóa đơn thương mại không đầy đủ, không chính xác, không trung thực sẽ là yếu tố gây nhiều phiền toái cho cả người nhập khẩu lẫn người xuất khẩu Trong trường hợp đó, người nhập khẩu có thể phải chịu hậu quả như: bị chậm trễ trong việc giải phóng hàng; bị phạt tiền hoặc bị chịu “oan” thêm thuế nhập khẩu Đối với người xuất khẩu thì hậu quả sẽ là bị phạt tiền hoặc cấm không cho xuất hàng vào Hoa Kỳ hoặc bị ghi vào sổ đen để Hải quan kiểm tra kỹ hơn đối với các lô hàng xuất khẩu sau đó
Theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, nội dung hóa đơn thương mại phải cung cấp các thông tin về:
Tên cửa khẩu hàng đến
Tên người mua
Trang 34hàng hoặc Hoa Kỳ
Giá của từng mặt hàng
Loại tiền thanh toán
Các chi phí liên quan (nếu có) ghi rõ từng khoản
Các mức giảm giá, chiết khấu
Mỗi chuyến hàng giao từ một người giao đến một người nhận cần có một hóa đơn riêng Hàng hóa do hãng vận tải gom lại để giao cho cùng một người nhận hàng thì có thể ghi gộp vào một hóa đơn Các chuyến hàng thuộc cùng một đơn hàng hoặc cùng một hợp đồng từ cùng một người giao đến cùng một người nhận có thể được gộp trong cùng một hóa đơn cho dù các chuyến giao hàng được thực hiện bằng bất cứ hình thức vận chuyển nào, với điều kiện hàng tới cảng đến trong vòng không quá 10 ngày
→ Nguyên tắc xác định xuất xứ hàng hóa: nước xuất xứ của hàng
hóa là nước cuối cùng sản xuất ra hàng hóa đó với điều kiện hàng hóa đó đã biến dạng để mang tên mới và có đặc tính sử dụng mới Đây là nguyên tắc chung và cơ bản nhất để xác định xuất xứ hàng hóa
Theo những quy định của pháp luật về việc áp thuế nhập khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ, mức thuế sẽ rất khác nhau đối với cùng một loại sản phẩm hàng hóa nhất định Điều này phụ thuộc vào việc hàng hóa đó được nhập khẩu từ
Trang 35nước nào, hay nói cách khác, nước nào là nước xuất xứ của hàng hóa Chính
vì vậy mà việc xác định nước xuất xứ của hàng hóa rất quan trọng đối với việc xác định mức thuế nhập khẩu Tuy nhiên, trong điều kiện quốc tế hóa sản xuất như hiện nay thì việc xác định nước xuất xứ hàng hóa không dễ dàng như trước nữa, có vô số hàng hóa được sản xuất, chế tạo hoặc lắp ráp từ nguyên liệu, linh kiện hoặc các bộ phận rời được sản xuất bởi nhiều nước khác nhau Do vậy, ngoài các nguyên tắc cơ bản nêu trên thì việc xác định nước xuất xứ hàng hóa còn phải dựa vào các nguyên tắc bổ sung khác Và thứ
tự ưu tiên áp dụng các nguyên tắc được pháp luật Hải quan quy định như sau:
Sản phẩm được sản xuất hoàn toàn tại một nước
Sự thay đổi đặc tính của sản phẩm (chuyển từ mã thuế này sang
→ Đánh dấu xuất xứ hàng hóa: Luật thuế quan mới chỉ có những quy
định chung về việc đánh dấu xuất xứ hàng hóa sao cho người mua cuối cùng vẫn nhận được hàng hóa nguyên dạng như khi nhập khẩu Nước xuất xứ phải được đánh dấu bằng tiếng Anh một cách rõ ràng, dễ đọc, ở vị trí dễ thấy và không thể tẩy xóa Mục đích của quy định chủ yếu nhằm giúp người mua hàng có thêm thông tin khi lựa chọn hàng hóa Những hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài tuyệt đối không được ghi trên nhãn hoặc bao bì những từ ngữ như: “United States” hoặc “U.S.A”, hoặc bất kỳ địa danh nào của Hoa Kỳ để
Trang 36gây hiểu nhầm rằng hàng hóa đó có xuất xứ từ Hoa Kỳ, trừ trường hợp những
từ ngữ đó được ghi kèm tại nơi có ghi rõ và dễ thấy tên nước xuất xứ hàng hóa Những hàng hóa vi phạm các quy định về đánh dấu xuất xứ hàng hóa sẽ
bị Hải quan giữ lại, người nhập khẩu sẽ có thể phải chịu thuế vi phạm bằng 10% trị giá hàng hóa vi phạm, trừ phi hàng đó được tái xuất, tiêu hủy hoặc đánh dấu xuất xứ dưới sự giám sát của Hải quan Người xuất khẩu vi phạm sẽ
bị lưu vào dữ liệu máy tính và sẽ bị kiểm tra gắt gao hơn đối với những lô hàng sau
b Luật bồi thường thương mại
Hoa Kỳ có khá nhiều luật và điều luật quy định về những trường hợp bồi thường cụ thể khi hàng hóa nước ngoài được hưởng lợi thế không công bằng trên thị trường nước này hoặc hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ bị phân biệt đối xử trên thị trường nước ngoài “Bồi thường thương mại” ở đây thông thường là sự áp thuế phụ thu ngoài thuế nhập khẩu, ngoài ra có thể là phương pháp khác nhằm hạn chế hàng nhập khẩu từ nước ngoài Trong số các đạo luật
đó phải kể đến Luật chống bán phá giá, luật chống trợ giá, Điều 201 và 301 Luật thương mại năm 1974 về các hành động tự vệ và về tiếp cận thị trường,
và một số điều luật khác nữa [42 – Title 19, Chapter 4, Subtitle IV]
Các đạo luật về bồi thường thương mại của Hoa Kỳ hầu như được soạn thảo và thông qua dưới sức ép của các doanh nghiệp trong nước nhằm hạn chế
sự cạnh tranh của nước ngoài tại thị trường Hoa Kỳ để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước, mặc dù trên lí thuyết thì các quy định này được ban hành
là để chống lại sự cạnh tranh không công bằng của hàng nhập khẩu với hàng sản xuất trong nước Vì vậy giới doanh nghiệp Hoa Kỳ có thói quen sử dụng những quy định pháp luật về bồi thương thương mại như những công cụ để thực hiện mục tiêu kinh doanh Hai đạo luật cơ bản nhất về bồi thường thương
Trang 37mại là Luật chống phá giá và Luật chống trợ giá
Luật chống trợ giá (Countervailing Duties) [42 – Title 19, Chapter 4, Subtitle IV, Part I]
Luật thế chống trợ giá-CVD được ban hành nhằm mục đích triệt tiêu những lợi thế cạnh tranh không lành mạnh của những hàng hóa nước ngoài được chính phủ nước ngoài trợ giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ Mức thuế chống trợ giá được áp đặt bằng với mức trợ giá dưới hình thức thuế nhập khẩu phụ thu để bù vào phần trợ giá của sản phẩm nhập khẩu, mà việc bán sản phẩm nhập khẩu đó tại Hoa Kỳ gây thiệt hại cho các nhà sản xuất những hàng hóa giống hoặc tương tự của Hoa Kỳ Trong hầu hết các trường hợp, phần trợ giá phải bù lại do chính phủ nước xuất khẩu trực tiếp trả, nhưng đạo luật này cũng áp dụng với trường hợp trợ giá gián tiếp bị phát hiện sau khi điều tra theo luật thuế chống trợ giá
Cũng tương tự như những quy định của WTO, luật pháp Hoa Kỳ cũng cho phép một số loại trợ cấp được miễn trừ áp dụng luật thuế chống trợ giá như đối với một số trợ cấp nghiên cứu và phát triển, một số trợ cấp cho những vùng khó khăn, một số trợ cấp bảo vệ môi trường… mà theo WTO thường gọi đó là những loại “trợ cấp đèn xanh”
Một hàng hóa bị áp dụng thuế chống trợ giá khi:
+ Bộ thương mại Hoa Kỳ-DOC xác định sản phẩm nước ngoài nhập khẩu vào Hoa Kỳ được trợ giá trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc chế tạo, sản xuất hoặc xuất khẩu ở nước hoặc vùng lãnh thổ xuất xứ Việc trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp cho quá trình sản xuất các yếu tố đầu vào của sản phẩm cũng bị coi là đối tượng điều tra của luật này (thường được gọi là trợ giá ngược chiều;
+ Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ-USITC có xác định hàng nhập khẩu được trợ giá đã gây thiệt hại vật chất, hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất, hoặc cản trở việc hình thành ngành công nghiệp tương tự tại Hoa Kỳ Theo
Trang 38quy định của pháp luật thì những thiệt hại vụn vặt, vô hình hoặc không quan trọng thì không được coi là “thiệt hại vật chất”
Một vụ việc được điều tra theo luật chống trợ giá thường được tiến hành khi có đơn khiếu kiện của ngành công nghiệp trong nước trình lên DOC
và USITC, trường hợp thấy cần thiết và có lí do chính đáng, DOC sẽ tự khởi xướng và tiến hành điều tra mà không cần có đơn kiện Để áp đặt thuế chống trợ giá thì bộ thương mại Hoa Kỳ phải xác định được phần trợ giá chịu thuế chống trợ giá và Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ phải xác định được những thiệt hại vật chất đã xảy ra hoặc đe dọa sẽ xảy ra, hoặc những nguy cơ
về việc gây cản trở đối với sự hình thành một ngành công nghiệp tương tự tại Hoa Kỳ
Pháp luật về chống phá giá của Hoa Kỳ [42 – Title 19, Chapter 4, Subtitle IV, Part II]
Các vụ điều tra theo luật chống phá giá thường dẫn đến mức thuế cao hơn so với luật chống trợ giá cho nên luật chống phá giá thường được sử dụng phổ biến hơn Các quy phạm pháp luật về chống phá giá được quy định trong một số văn bản như: Luật chống bán phá giá năm 1916; Luật thuế quan năm 1930…
Luật thuế chống phá giá (Antidumping Duties-AD) được áp dụng đối với hàng nhập khẩu khi nó được khẳng định là hàng nước ngoài bán phá giá vào Hoa Kỳ, hoặc sẽ bán phá giá ở Hoa Kỳ với giá “thấp hơn giá trị thông thường” – nghĩa là giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ thấp hơn giá bán của hàng hóa
đó tại nước xuất xứ hoặc tại nước thứ 3 thay thế thích hợp Thuế chống phá giá sẽ được áp dụng khi có đủ hai điều kiện như sau:
+ Bộ thương mại Hoa Kỳ (DOC) xác định được hàng nước ngoài đang được bán phá giá hoặc có thể sẽ được bán phá giá ở thị trường Hoa Kỳ;
+ Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) xác định hàng nhập
Trang 39khẩu được bán phá giá đang gây thiệt hại vật chất hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất hoặc có ảnh hưởng cản trở việc hình thành ngành công nghiệp tương
tự tại Hoa Kỳ
Thủ tục điều tra các vụ việc về bán phá giá được tiến hành khi có đơn khiếu kiện của một ngành công nghiệp hoặc do chính DOC tự khởi xướng và tiến hành một cách độc lập DOC sẽ tiến hành điều tra để xác định xem có hay không có hiện tượng bán phá giá xảy ra; USITC sẽ xác định về việc ngành công nghiệp đó đang chịu thiệt hại vật chất hoặc bị đe dọa thiệt hại vật chất, hoặc sự thành lập ngành công nghiệp đó bị trì hoãn vì mặt hàng nhập khẩu như thế nào Các loại thuế chống phá giá sẽ được ấn định đối với hàng hóa khi có việc bán phá giá và mức thiệt hại được xác định bằng mức chênh lệch giữa “giá trị thông thường” và mức giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ DOC sẽ xác định giá trị thông thường bằng ba cách với thứ tự ưu tiên như sau:
1 Dựa trên giá bán của hàng hóa đó tại nước thị trường nội địa (tại nước xuất xứ)
2 Dựa trên giá bán hàng hóa sang thị trường thứ ba
3 “Dựa trên “giá trị tính toán” của hàng hóa, được tính bằng tổng các chi phí sản xuất cộng với các khoản lợi nhuận, tiền hoa hồng bán hàng, và các chi phí hành chính khác như đóng gói Nếu số liệu thực tế không có hoặc không đầy đủ thì một phép tính thế cho chi phí bán hàng và chi phí khác sẽ được áp dụng để tính giá sản phẩm
“Giá trị tính toán” được coi là giá trị thông thường để tính biên phá giá khi giá bán ở thị trường nội địa hoặc giá bán ở thị trường thứ ba thấp hơn chi phí sản xuất, hoặc hàng hóa đang bị điều tra không bán ở thị trường nội địa hoặc không được bán sang thị trường thứ ba
Pháp luật Hoa Kỳ quy định: nếu từ hai hay nhiều nước trở lên bị khiếu kiện bán phá giá hoặc trợ giá, Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ USITC
Trang 40buộc phải đánh giá, định mức được số lượng và ảnh hưởng của các hàng hóa nhập khẩu từ các nước bị kiện nếu chúng cạnh tranh lẫn nhau và cạnh tranh với sản phẩm tương tự trên thị trường Hoa Kỳ Nếu hàng hóa nhập khẩu từ một nước đang bị điều tra được coi là không đáng kể (thường được xác định
là nhỏ hơn 3% tổng giá trị nhập khẩu của sản phẩm bị điều tra), thì việc điều tra đối với nước đó sẽ được dừng lại Tuy nhiên pháp luật cũng vẫn quy định một số trường hợp ngoại lệ, ví dụ việc miễn trừ áp dụng những quy tắc tích lũy với các nước được hưởng những ưu đãi theo Sáng kiến vùng lòng chảo Caribê…
Các ngành công nghiệp Hoa Kỳ còn có thể đệ trình khiếu nại về việc bán hàng phá giá ở các nước thứ ba theo quy định của pháp luật Trong đơn khiếu nại phải giải thích rõ tại sao việc bán phá giá ở đó lại có thể gây hại cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ Đơn này được đệ trình lên văn phòng Đại diện thương mại Hoa Kỳ để yêu cầu cơ quan này bảo vệ những quyền lợi của Hoa
Kỳ theo quy định của WTO Khi đã xác định là có đủ cơ sở về việc vi phạm, Đại diện thương mại Hoa Kỳ có thể đệ trình yêu cầu lên cơ quan có thẩm quyền tại nước thứ ba để yêu cầu họ phải nhân danh Hoa Kỳ tiến hành chống bán phá giá Cũng giống như Hiệp định về chống bán phá giá tại vòng đàm phán Urugoay, chính phủ một nước thành viên WTO có thể gửi đơn kiến nghị tới Đại diện thương mại Hoa Kỳ để yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra về việc bán phá giá một mặt hàng nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ từ một nước thứ ba
Khi tiến hành điều tra một vụ việc bán phá giá, các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành theo các bước như sau:
1 DOC và USITC nhận đơn khởi kiện hoặc DOC tự mình khởi xướng việc điều tra;
2 DOC thông báo bắt đầu tiến hành điều tra khi xét thấy đơn hợp lệ;