Hoa Kỳ là một trong những nhà nhập khẩu hàng đầu thế giới cho nên không riêng gì Việt Nam mà cả thế giới đều quan tâm và muốn hƣớng tới thị trƣờng này. Bởi vậy cho nên Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ sẽ đối mặt với một sự cạnh tranh rất khốc liệt mà đối thủ cạnh tranh đều là những quốc gia lớn dày dặn kinh nghiệm xuất khẩu vì họ đã quan hệ thƣơng mại hàng hóa với Hoa Kỳ sớm hơn rất nhiều.
Mặc dù hàng Việt Nam đã bắt đầu có mặt tại thị trƣờng Hoa Kỳ từ những năm đầu của thập kỷ 90 nhƣng trên thực tế thì các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ thực sự thâm nhập vào thị trƣờng này kể từ năm 2002 (sau khi Hiệp định thƣơng mại song phƣơng BTA phát huy hiệu lực tháng 12 năm 2001). Trong khi đó các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ với các bạn hàng nhập khẩu tại Hoa Kỳ từ rất lâu. Hiện nay Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trƣờng Hoa Kỳ đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta nhƣ: dệt may, giày dép, thủy hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ v.v… Đây càng là một thách thức lớn hơn cho
Việt Nam trong những năm tiếp theo khi Trung Quốc đã gia nhập đƣợc WTO và đƣợc chơi trong một sân chơi bình đẳng hơn. Lợi thế của việc gia nhập vào tổ chức thƣơng mại thế giới có lẽ không cần bàn cãi nhiều, chỉ xin đơn cử một ví dụ tiêu biểu để chứng minh lợi ích rõ rệt: Kể từ sau khi gia nhập WTO, hàng dệt may của Trung Quốc đƣợc quyền xuất khẩu không hạn chế sang thị trƣờng Hoa Kỳ, trong khi đó hàng dệt may của Việt Nam kể từ năm 2003 lại phải chịu hạn ngạch khi xuất sang thị trƣờng nƣớc này. Mà nhƣ đã trình bày trong Chƣơng 1, thuế suất dành cho hàng hóa trong hạn ngạch trung bình chỉ khoảng 9%, còn hàng hóa vƣợt quá hạn ngạch có thể sẽ phải chịu mức thuế suất lên tới 53%.
Ngoài Trung Quốc thì các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trƣờng Hoa Kỳ còn rất nhiều. Đó là những quốc gia đƣợc Hoa Kỳ giành cho những ƣu đãi đặc biệt, nhờ vậy mà hàng hóa của các nƣớc này xuất khẩu sang Hoa Kỳ đƣợc hƣởng mức thuế suất ƣu đãi, thậm chí là nhiều trƣờng hợp đƣợc miến thuế hoàn toàn. Các quốc gia ấy bao gồm các nƣớc thuộc đối tƣợng đƣợc hƣởng mức thuế GSP của Hoa Kỳ giành cho các nƣớc đang phát triển; 24 nƣớc trong khu vực Lòng chảo Caribê đƣợc hƣởng ƣu đãi thƣơng mại đơn phƣơng của Hoa Kỳ theo luật Sáng kiến khu vực Lòng chảo Caribê; 4 nƣớc thuộc khu vực Adean đƣợc hƣởng ƣu đãi thƣơng mại đơn phƣơng của Hoa Kỳ theo luật ƣu đãi thƣơng mại Adean; gần 40 nƣớc Châu Phi đƣợc hƣởng ƣu đãi thƣơng mại đơn phƣơng của Hoa Kỳ theo luật Cơ hội cho phát triển Châu Phi; Canada và Mêhicô với sự ƣu đãi riêng theo Hiệp định thƣơng mại tự do khu vực NAFTA; và một số quốc gia khác đã kí hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng với Hoa Kỳ. Điều đáng lƣu ý là ở chỗ, tất cả các quốc gia nêu trên đều có cơ cấu hàng xuất khẩu tƣơng tự nhƣ Việt Nam. Nhìn vào biểu thuế quan HTS của Hoa Kỳ thì chúng ta có thể thấy ngay đƣợc những bất lợi
về cạnh tranh mà Việt Nam đang gặp phải – cột thuế ƣu đãi chỉ rõ mức thuế suất ƣu đãi thấp hơn nhiều so với mức thuế suất MFN.