Lịch sử thiết lập quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ có thể nói đã hình thành từ rất sớm. Một sự kiện cách đây 170 năm: nỗ lực của Hoa Kỳ dƣới thời Tổng thống Andrew Jackson trong việc thƣơng lƣợng và ký kết một hiệp ƣớc thƣơng mại với Việt Nam dƣới triều vua Minh Mạng, đồng thời đây cũng là một cơ hội bị bỏ qua từ phía Việt Nam bởi những nguyên nhân ít nhiều mang tính truyền thống. Ngày 21-5-1803 Chiếc tàu Fame của công ty Crowninshiel of Salem, Massachusetts, do thuyền trƣởng Jeremiah Briggs chỉ huy, buông neo tại cảng Đà Nẵng. Đó chính là chiếc tàu buôn mang cờ Mỹ đầu tiên đến Việt Nam để tìm kiếm luồng hàng mới là đƣờng và cà phê cung cấp cho thị trƣờng Hoa Kỳ. Từ đó cho đến cuối những năm 20 của thế kỷ XIX, nhiều tàu buôn của các công ty buôn bán Hoa Kỳ thƣờng lui tới các hải cảng Việt Nam để tìm nguồn hàng, đặt thƣơng điếm buôn bán, nhƣng đều
không có kết quả. Đến đầu thập kỷ 30 của thế kỷ XIX nhu cầu buôn bán của các công ty tƣ nhân với các nƣớc phƣơng Đông phát triển mạnh và trở thành nhu cầu của nƣớc Mỹ, bởi hàng năm nƣớc Mỹ thu về 5 triệu đô la từ việc buôn bán với Ấn Độ và Trung Hoa. Vì thế mà lãnh sự Mỹ tại Batavia (lndonesia) là John Shillaber đã liên tục gửi thƣ cho Bộ Ngoại giao thúc giục Bộ xem xét việc gửi các đội tàu giƣơng cờ Mỹ tới Ấn Độ Dƣơng để bảo vệ mậu dịch Mỹ và ký kết các hiệp định thƣơng mại với Xiêm, Nhật Bản và Việt Nam. Do đó mà có chuyến đi của Edmund Robert, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Andrew Jackson tới Việt Nam năm 1833, khởi đầu một thời kỳ mới trong quan hệ Việt - Mỹ, quan hệ giữa hai nƣớc, hai chính phủ.
Chính phủ Mỹ đã chuẩn bị cho chuyến đi tới Việt Nam hết sức chu đáo. Trƣớc tiên là tìm ngƣời thực hiện sứ mạng trọng đại đó. Tổng thống Mỹ đã chấp nhận lời đề nghị của Bộ trƣởng Bộ Hải quân Mỹ Woodburg cử Edmund Robert làm đặc phái viên tới biển ấn Độ. Edmund Robert sinh ra và lớn lên ở Portmouth, New Hampshire. Ông theo nghiệp buôn bán, trƣởng thành từ một thƣơng nhân, một Supercargo. Sau nhiều nỗ lực ông đã thành công trong việc thiết lập lãnh sự Mỹ tại Demerara, trên bờ biển Đông Phi. Khi ông trở về quê hƣơng, đã đề xuất với Thƣợng nghị sĩ Mỹ, về sau là Bộ trƣởng Bộ Hải quân, một ý tƣởng hay là tìm mọi cơ hội để thƣơng lƣợng và ký hiệp định thƣơng mại với các nƣớc ở Đông Ấn. Ý tƣởng của E.Robert phù hợp với lợi ích của nƣớc Mỹ đầu những năm 30 của thế kỷ XIX, vì thế mà Tổng thống Andrew Jackson chọn ông thực thi sứ mạng ngƣời mở đƣờng buôn bán với Việt Nam.
Nhƣng 150 năm sau, sau nhiều biến cố lịch sử, quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ mới bắt đầu một trang mới.
Hai nƣớc lại bắt đầu đàm phán chính thức về bình thƣờng hóa quan hệ năm 1991, thiết lập lại quan hệ ngoại giao vào ngày 12 tháng 7 năm 1995, và tháng 10 năm 2003 diễn ra cuộc viếng thăm Hoa Kỳ của Bộ trƣởng Quốc
phòng Việt Nam Phạm Văn Trà là một dấu mốc quan trọng đánh dấu việc bình thƣờng hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai quốc gia trên mọi lĩnh vực. Sự nỗ lực trong việc thiết lập lại quan hệ ngoại giao của hai nƣớc đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy mạnh mẽ giao lƣu thƣơng mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Sau đây là những sự kiện quan trọng đánh dấu những bƣớc ngoặt về hợp tác thƣơng mại hàng hóa giữa hai nƣớc:
- Năm 1993, Việt Nam chƣa hề xuất khẩu sang Hoa Kỳ bất kỳ một sản phẩm nào và mới nhập khẩu khoảng 7 triệu USD;
- Tháng 2 năm 1994 Hoa Kỳ bắt đầu bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam khiến kim ngạch thƣơng mại hàng hóa hai chiều tăng từ 220 triệu USD lên 1,4 tỷ USD tính đến năm 2001 (trƣớc khi BTA có hiệu lực). Cũng ngay trong năm đầu tiên này, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ của Việt Nam đạt 50,5 triệu USD;
- Tháng 7 năm 2000, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết một thỏa thuận thƣơng mại song phƣơng (BTA) về nhiều lĩnh vực thƣơng mại, trong đó có thƣơng mại hàng hóa. Hiệp định này chính là nền tảng pháp lý vững chãi cho quan hệ thƣơng mại hàng hóa giữa hai nƣớc đƣợc phát triển một cách nhanh chóng và ổn định.
- Tháng 12 năm 2001, khi BTA bắt đầu có hiệu lực cũng là lúc Việt Nam bắt đầu đƣợc hƣởng quy chế Quan hệ thƣơng mại bình thƣờng của Hoa Kỳ (NTR), nhờ vậy mà hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng Hoa Kỳ không còn phải chịu mức thuế suất cao nhƣ trƣớc, quy chế này vẫn đƣợc gia hạn hàng năm cho Việt Nam. Sau khi BTA có hiệu lực, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng từ 1,026 tỷ USD năm 2001 lên 5,276 tỷ USD năm 2004;
- Năm 2003 Việt Nam và Hoa Kỳ ký kết hiệp định dệt may, hiệp định này quy định cụ thể về mức hạn ngạch xuất khẩu cho hàng dệt may của
Việt Nam sang Hoa Kỳ. Tuy rằng kể từ sau khi hiệp định phát huy hiệu lực đã khiến sự tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ chững lại hẳn, nhƣng năm này cũng chính là cái mốc cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng trƣởng nhảy vọt từ 1,026 tỷ USD năm 2001 lên tới gần 4,5 tỷ USD. Cũng tính đến năm 2003 thì Việt Nam đã đứng thứ tự 40 trong số các bạn hàng lớn xuất khẩu hàng hóa sang thị trƣờng Hoa Kỳ, nếu tính riêng xuất khẩu vào Hoa Kỳ thì Việt Nam xếp thứ 35. Có thể nói bắt đầu từ năm 2003 thì kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ của Việt Nam không còn tăng đột biến nhƣ trƣớc mà dần chuyển sang thời kỳ ổn định hơn;
- Đầu tháng 8 năm 2006, Uỷ ban Tài chính Thƣợng viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật S.3495 dành cho Việt Nam quy chế quan hệ thƣơng mại bình thƣờng vĩnh viễn (PNTR). Dự luật này sẽ đƣợc đƣa ra bỏ phiếu tại phiên toàn thể của Thƣợng viện và Hạ viện Hoa Kỳ trƣớc khi Tổng thống G.W.Bush ký ban hành luật. Nếu dự luật này đƣợc chính thức ban hành thì Việt Nam sẽ đƣợc đối xử bình đẳng nhƣ đại đa số những quốc gia khác có hàng hóa xuất khẩu vào Hoa Kỳ mà không cần thiết phải xem xét gia hạn NTR hàng năm nữa.
Trên thực tế, kể từ sau khi hiệp định thƣơng mại song phƣơng bắt đầu có hiệu lực thì quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc. Đặc biệt đối với Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trƣờng mới mẻ này đã tăng trƣởng một cách bất ngờ, tạo ra sự thay đổi đáng kể cho diện mạo của cả nền kinh tế đất nƣớc. Tuy nhiên, khi Việt Nam nhận ra Hoa Kỳ là một thị trƣờng béo bở đầy tiềm năng thì cũng là lúc phải đối mặt với những khó khăn và thách thức về những đòi hỏi nghiêm khắc của thị trƣờng mới này. Kết quả là Việt Nam đang liên tiếp bị kiện bán phá giá một
số mặt hàng vốn là thế mạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải tìm hiểu thật sâu kỹ về những cơ hội và thách thức khi quan hệ thƣơng mại hàng hóa với Hoa Kỳ.
2.2 Những cơ hội cho Việt Nam khi quan hệ thƣơng mại hàng hóa với Hoa Kỳ