Ứng xử khôn khéo khi xảy ra tranh chấp thương mại

Một phần của tài liệu Pháp luật thương mại hàng hoá Hoa Kỳ - cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi giao lưu thương mại hàng hoá với Hoa Kỳ (Trang 89)

Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang Hoa Kỳ đều phải đối mặt với những vụ kiện tụng thƣơng mại, đặc biệt là những vụ kiện bán phá giá ở nƣớc này. Việt Nam cũng đã từng là bị đơn trong các vụ kiện bán phá giá. Sau những lần tham gia vào quá trình xét xử đồng thời sau những vụ kiện đối với các doanh nghiệp nƣớc ngoài khác ở Hoa Kỳ, chúng ta học đƣợc rất nhiều bài học quý báu.

Cùng là những bị đơn trong các vụ kiện bán phá giá, nếu khôn khéo và thông minh, các doanh nghiệp vẫn có thể thắng kiện hoặc có thể giảm đƣợc hậu quả xuống mức tối thiểu khi thua kiện. Thông thƣờng, các doanh nghiệp sẽ cảm thấy thật phi lý khi Hoa Kỳ kết luận mình bán phá giá, khi bị kết luận thì lại tặc lƣỡi cho rằng âu cũng là chính sách bảo hộ thƣơng mại của Hoa Kỳ, làm sao có thể thay đổi đƣợc. Phƣơng thức điều tra và kết luận của ITC và DOC dễ làm cho các doanh nghiệp bị kiện cảm thấy mình thật nhỏ bé và bất lực trƣớc cách lý luận của họ, mặt khác chi phí thuê luật sƣ tại Hoa Kỳ quá đắt đỏ. Tất cả những yếu tố đó thƣờng hay khiến các doanh nghiệp (nhất là

ngƣời Việt Nam vốn hay tự ti) nảy sinh tâm lý chán nản và không muốn theo đuổi đến cùng vụ kiện. Nhƣng thực tế lại không phải nhƣ vậy.

Vụ kiện tỏi của Trung Quốc là một bài học rất quý báu cho các doanh nghiệp Việt Nam: Năm 1994, Trung Quốc bị kiện là đã bán phá giá tỏi vào Hoa Kỳ. Lần đó các doanh nghiệp nhập khẩu của Hoa Kỳ rất sẵn sàng cùng các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia vụ kiện với tƣ cách bị đơn, tuy nhiên phía Trung Quốc lại từ chối tham gia vụ kiện và cho rằng thị trƣờng Hoa Kỳ không quan trọng với ngƣời Trung Quốc. Kết quả là DOC và ITC chỉ dựa trên các số liệu của nguyên đơn để đƣa ra kết luận. Biên độ thuế chống bán phá giá đối với tỏi của Trung Quốc nhập khẩu vào Hoa Kỳ bị đánh tới 376% khiến không nhà nhập khẩu Hoa Kỳ nào dám nhập khẩu tỏi của Trung Quốc nữa.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải ý thức đƣợc rằng, mỗi một phần trăm thuế suất chống bán phá giá tăng lên sẽ gây tổn hại nặng nề về kinh tế đối với các doanh nghiệp và ảnh hƣởng đến cả một ngành sản xuất. Vì thuế suất đó sẽ áp chung cho toàn bộ số lƣợng các sản phẩm cùng loại xuất sang thị trƣờng Hoa Kỳ, bất kể là sản phẩm của nhà cung cấp nào, miễn là xuất xứ từ Việt Nam. Do vậy cần phải tham gia để đấu tranh, đấu tranh đến cùng nhằm mục đích không thắng kiện cũng phải giảm đƣợc tới mức thấp nhất có thể biên độ thuế chống phá giá.

Hai cơ quan của Hoa Kỳ tiến hành điều tra và xét xử bao gồm DOC và ITC. Trong quá trình điều tra sơ bộ, các doanh nghiệp cần phải đƣa ra những chứng từ, dữ liệu thuận lợi cho mình sao cho cuộc điều tra sơ bộ đƣa ra kết luận ít có hại nhất đối với mình. Các công ty xuất khẩu Việt Nam cần chú ý, chính các đối tác khẩu tại Hoa Kỳ là những ngƣời cùng hội cùng thuyền vì có sự gắn liền về lợi ích. Điều đó là đƣơng nhiên vì nếu hàng hóa Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ bị áp thuế cao nghĩa là giá thành sản phẩm sẽ bị đẩy cao

lên, giá bán cao thì hàng không bán đƣợc, không bán đƣợc hàng thì các nhà nhập khẩu cũng mất một nguồn làm ăn. Tiếng nói của các công ty nhập khẩu Hoa Kỳ có trọng lƣợng hơn nhiều đối với chính phủ Hoa Kỳ, hơn nữa ở Hoa Kỳ còn có chế độ vận động hành lang, sự phản đối mạnh mẽ từ một bộ phận doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng nhƣ một bộ phận tiêu dùng sẽ gây áp lực rất lớn đối với các nhà lãnh đạo. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần hợp tác chặt chẽ với những công ty này và tranh thủ sự ủng hộ của họ trong những vụ kiện bán phá giá.

Thêm một bài học nữa từ đất nƣớc Trung Quốc. Các công ty xuất khẩu tôm hùm và nấm của Trung Quốc đã từng bị kiện bán phá giá tại Hoa Kỳ. Và Trung Quốc đã thua kiện vì tự mình đơn độc ra hầu tòa. Trái lại, trong các vụ kiện đƣờng hóa học, thuốc nhuộm gốc lƣu huỳnh… bán phá giá, nhờ có sự hợp tác của các công ty nhập khẩu mà Trung Quốc đã hoàn toàn thắng kiện. Sự thuyết trình của những nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đã khiến ITC đƣa ra kết luận là không có thiệt hại. Các công ty nhập khẩu còn tuyên bố nếu đƣờng hóa học của Trung Quốc bị áp thuế chống phá giá khiến họ không thể nhập khẩu thì họ sẽ chuyển sang nhập khẩu từ Hàn Quốc với giá rẻ hơn thế. ITC đã nhận thấy việc kết luận có thiệt hại vào lúc này không có ý nghĩa bảo hộ nhà sản xuất nội địa mà chỉ làm lợi cho Hàn Quốc.

Thực tiễn trên đây chứng tỏ rằng, chính các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ là một yếu tố mang tính quyết định tới sự thắng thua của các doanh nghiệp xuất khẩu trong các vụ kiện bán phá giá. Bởi vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần ghi nhớ bài học: hãy liên kết và tranh thủ mối quan hệ với các đối tác Hoa Kỳ. Đƣợc biết ngành tôm Việt Nam đã đề ra chƣơng trình hợp tác với các nhà nhập khẩu và phân phối Hoa Kỳ để phản biện các lập luận bán phá giá và tiến hành các cuộc vận động ngoài hành lang để đấu tranh cho quyền lợi của mình trong vụ kiện Việt Nam bán phá giá tôm tại Hoa Kỳ năm 2004. Nhờ có sự hỗ

trợ tích cực của các đối tác Hoa Kỳ mà biên độ thuế chống phá giá giành cho sản phẩm tôm Việt Nam trong quyết định cuối cùng của DOC giảm hẳn xuống và chỉ còn từ 4,13% đến 25,76%, trong khi đó, tại quyết định sơ bộ, biên độ này đƣợc ấn định là từ 12,1% đến 93,13%. Các doanh nghiệp kinh doanh tôm xuất khẩu đã tƣơng đối thành công trong việc phối hợp với những đối tác Hoa Kỳ.

Duy trì thái độ đúng đắn trong những lần đối diện với DOC cũng là một điểm mà các doanh nghiệp xuất khẩu cần lƣu ý. Tuy rằng các thanh tra của DOC rất nghiêm khắc và kỹ càng trong việc bắt lỗi bán phá giá, nhƣng đấy là công việc của họ, các doanh nghiệp Việt Nam khi giao tiếp với họ cần phải tỏ ra thiện chí hợp tác, không nên tỏ thái độ hằn học đồng thời cũng không nên xoắn xuýt hồ hởi dễ tạo phản cảm gây thêm bất lợi cho chính mình trong vụ kiện. Sau đây là một số điểm cần lƣu ý, các doanh nghiệp Việt Nam nên nắm vững để ứng xử với cơ quan điều tra bán phá giá của Hoa Kỳ:

+ Cần phải thƣờng xuyên có mặt trong những phiên họp quan trọng, nhất là những buổi họp của ITC, vì thông thƣờng các vụ kiện mà công ty bị đơn không tham dự các buổi họp đều dẫn đến kết quả rất bất lợi.

+ Tích cực hợp tác với cơ quan điều tra của Hoa Kỳ, cẩn thận trả lời tất cả các câu hỏi một cách thận trọng, tránh mọi sơ ý có thể gây hiểu lầm hoặc gây bất lợi cho mình.

+ Kiên trì theo đuổi vụ kiện cho dù diễn biến có theo chiều hƣớng tích cực hay không. Có những vụ kiện tƣởng chừng cầm chắc phần thua, nhƣng nếu kiên trì thì vẫn có thể thay đổi đƣợc tình thế. Vụ kiện đối với đƣờng hóa học nhập khẩu từ Trung Quốc, trong bản phán quyết cuối cùng DOC đã ấn định biên độ thuế chống bán phá giá là 145%, ai cũng nghĩ đó là quyết định không thể thay đổi. Thế nhƣng các công ty xuất khẩu Trung Quốc vẫn tiếp tục kiên trì theo đuổi thủ tục trƣớc ITC và đến phút chót thì ITC đã kết luận

không có thiệt hại xảy ra, các doanh nghiệp Trung Quốc đã hoàn toàn lật ngƣợc đƣợc tình thế.

Qua những kinh nghiệm trên, các doanh nghiệp có thể rút ra đƣợc bài học: Nhất thiết phải tỏ ra thiện chí hợp tác với cơ quan điều tra trong quá trình tố tụng, chí ít nếu kiên trì tham gia vào quá trình tố tụng thì sẽ có cơ hội giảm thiểu đƣợc những tổn thất về kinh tế có thể xảy ra, nếu có thể hiệu quả hơn thì cũng vẫn có trƣờng hợp trắng án không bị áp thuế chống bán phá giá. Trái lại, nếu nản chí rút lui hoặc không tiếp tục tham gia thủ tục xét xử thì chắc chắn sẽ cầm phần thua.

Một phần của tài liệu Pháp luật thương mại hàng hoá Hoa Kỳ - cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi giao lưu thương mại hàng hoá với Hoa Kỳ (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)