Kể từ khi ký kết hiệp định BTA với Hoa Kỳ, và cũng là để chuẩn bị cho việc gia nhập WTO trong tƣơng lai rất gần, Việt Nam đã tăng cƣờng vai trò lập pháp của quốc hội trong việc xây dựng các đạo luật phù hợp với thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu. Thực tế cho thấy Việt Nam đã vô cùng nỗ lực trong công tác lập pháp, bằng chứng là hàng chục đạo luật mới vừa đƣợc gấp rút ban hành sau những phiên làm việc cật lực của quốc hội. Những đạo luật này thật sự có ý nghĩa trong lộ trình đổi mới đất nƣớc của Việt Nam.
Cách đây không lâu, ngƣời Việt còn chƣa quen thuộc với khái niệm “bán phá giá”, “chống bán phá giá” và một số thuật ngữ khác trong giao lƣu thƣơng mại quốc tế. Nguyên nhân cũng xuất phát bởi pháp luật trong nƣớc khi ấy còn chƣa có những quy định điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến vấn đề này. Ngay cả phạm vi đối tƣợng điều chỉnh của Bộ luật thƣơng mại Việt Nam năm 1997 cũng còn rất bó hẹp, chƣa tƣơng thích với pháp luật của các nƣớc trong cộng đồng quốc tế, dẫn đến sự nhận thức không đầy đủ của ngƣời Việt Nam về phạm vi điều chỉnh của Luật thƣơng mại. Tuy nhiên,
thông qua chƣơng trình Hỗ trợ Xúc tiến thƣơng mại (STAR) do USAID thực hiện, Việt Nam đã tiến hành đƣợc bƣớc cải cách trong hệ thống pháp luật về lĩnh vực thƣơng mại và hải quan, đồng thời đã có sự điều chỉnh các đạo luật dân sự và thƣơng mại để phục vụ cho mục tiêu hiện thực hóa những cam kết trong Hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng Việt Nam – Hoa Kỳ.
Một nguy cơ nữa khiến Việt Nam càng phải ra sức kiện toàn hệ thống pháp luật thƣơng mại, đó là nguy cơ về khả năng cạnh tranh còn non nớt của các doanh nghiệp Việt Nam. Mở cửa với Hoa Kỳ nghĩa là chấp nhận sự hiện diện của các doanh nghiệp Hoa Kỳ trên đất nƣớc Việt Nam. Những doanh nghiệp Hoa Kỳ lại rất kỳ cựu trong việc tận dụng công cụ pháp luật để cạnh tranh. Do vậy, nếu pháp luật Việt Nam chƣa quy định đƣợc khung pháp lý chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong nƣớc thì rất có thể các công ty Việt Nam sẽ bị lép vế trƣớc khả năng cạnh tranh mạnh mẽ của hàng hóa Hoa Kỳ ngay tại thị trƣờng Việt Nam.
Mặt khác, việc xây dựng và kiện toàn hệ thống pháp luật thƣơng mại còn cần thiết bởi vì pháp luật Việt Nam cần sử dụng những khái niệm, thuật ngữ pháp lý tƣơng đồng với pháp luật Hoa Kỳ. Có nhƣ vậy thì việc tiếp cận luật pháp Hoa Kỳ đối với ngƣời Việt Nam mới có thể trở nên dễ dàng hơn.