Tranh chấp thương mại

Một phần của tài liệu Pháp luật thương mại hàng hoá Hoa Kỳ - cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi giao lưu thương mại hàng hoá với Hoa Kỳ (Trang 68)

Quan hệ thƣơng mại hàng hóa với Hoa Kỳ thì không thể không bàn tới tranh chấp thƣơng mại – một thách thức vô cùng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Hoa Kỳ vốn là một đất nƣớc nổi tiếng về số lƣợng các vụ kiện tụng, đặc biệt là những vụ kiện bán phá giá tại thị trƣờng này.

Các doanh nghiệp Việt Nam khi quan hệ với các đối tác nƣớc ngoài ít nhiều cũng đã có những kinh nghiệm về tranh chấp hợp đồng thƣơng mại. Nhƣng đó chỉ là những tranh chấp về các hợp đồng buôn bán cụ thể chứ không phải là những tranh chấp thƣơng mại liên quan đến toàn bộ ngành sản xuất nhƣ vụ kiện bán phá giá phi lê cá basa và cá tra năm 2002, hay vụ kiện bán phá giá tôm hồi đầu năm 2004. Khi phải đối mặt với những vụ kiện bán phá giá chính là đối mặt với những tổn thất to lớn về kinh tế. Trƣờng hợp thắng kiện thì Việt Nam cũng phải chi trả đến nửa triệu USD để thuê luật sƣ Hoa Kỳ làm việc trả lƣơng theo giờ. Nhƣng thắng kiện lại là một vấn đề không hề đơn giản, khi mà vụ việc đƣợc xét xử theo luật pháp Hoa Kỳ, bởi những cơ quan tài phán Hoa Kỳ, dƣới sức ép của ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ.

Kể từ khi hiệp định BTA có hiệu lực năm 2001 đến nay, Việt Nam đã bị hai vụ kiện bán phá giá tại thị trƣờng Hoa Kỳ. Đó là vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa hồi tháng 6 năm 2002, và vụ kiện bán phá giá tôm hồi tháng 12 năm 2003. Chúng ta có thể tìm hiểu về sự thách thức trƣớc những vụ tranh chấp thƣơng mại với Hoa Kỳ qua hai vụ việc nói trên:

 Vụ kiện Việt Nam bán phá giá cá tra và cá basa tại thị trƣờng Hoa Kỳ Ngày 28 tháng 6 năm 2002, Hiệp hội các chủ trại cá nheo Hoa Kỳ (CFA) đã chính thức nộp đơn khởi kiện về việc các doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) bán phá giá cá tra, cá basa sang thị trƣờng Hoa Kỳ. Đây là vụ kiện đầu tiên kể từ khi hiệp định thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực.

Ngày 27 tháng 1 năm 2003, Bộ thƣơng mại Hoa Kỳ đã đƣa ra kết luận sơ bộ về biên độ bán phá giá cá tra và cá basa của Việt Nam vào thị trƣờng Hoa Kỳ. DOC bỏ ngoài tai những lý lẽ mà Việt Nam nỗ lực chứng minh về tính cạnh tranh của sản phẩm có đƣợc là do lợi thế về đặc điểm giá nhân công, thời tiết, khí hậu và thiên nhiên ƣu đãi, mùa vụ và quy trình sản xuất khép kín đối với mặt hàng phi lê cá tra và cá ba sa của Việt Nam. Bộ thƣơng mại Việt Nam nhiều lần khẳng định Việt Nam không bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trƣờng Hoa Kỳ, đồng thời cũng lên tiếng phản đối và cho rằng quyết định của Bộ thƣơng mại Hoa Kỳ là đi trái với tinh thần của Hiệp định thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ vừa mới có hiệu lực đƣợc hơn 1 năm. Tuy nhiên, theo quyết định sơ bộ của Bộ thƣơng mại Hoa Kỳ thì mặt hàng phi lê cá da trơn của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ sẽ phải chịu mức thuế trung bình từ 38% đến 60%.

Ngày 23 tháng 7 năm 2003, Uỷ ban thƣơng mại quốc tế Hoa Kỳ đƣa ra quyết định cuối cùng cho rằng ngành sản xuất cá da trơn của bản quốc đã bị thiệt hại do việc bán phá giá một số sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam

vào Hoa Kỳ. Quyết định này đã bị làn sóng dƣ luận tại Hoa Kỳ phản đối, tờ thời báo New York ngày 25 tháng 7 cũng đăng bài xã luận nhan đề “Kìm hãm thƣơng mại tự do” với nội dung chỉ trích mạnh mẽ quyết định mang nặng chủ trƣơng bảo hộ của USITC trong vụ kiện cá basa Việt Nam.

Cái cớ mà Hoa Kỳ vin vào để kết luận là nền kinh tế Việt Nam không phải là nền kinh tế thị trƣờng, giá bán tại thị trƣờng Việt Nam sẽ không phản ánh đúng quy luật cung cầu của thị trƣờng. Trong số 5 nƣớc đƣợc coi là có nền kinh tế thị trƣờng mà DOC đƣa ra (Bangladesh, Ấn Độ, Guinea, Kenya và Pakistan), Việt Nam quyết định chọn Bangladesh, vì Bangladesh gần với Việt Nam nhất ở một số điểm: mức thu nhập quốc dân tính theo đầu ngƣời (380USD/ngƣời), cùng nằm ở châu thổ các dòng sông lớn – thuận tiện cho việc nuôi cá nƣớc ngọt, có loại cá rất giống cá basa. Bộ thƣơng mại Hoa Kỳ sử dụng đến các yếu tố sản xuất của các nhà sản xuất Việt Nam nhƣ số lƣợng nguyên liệu và lao động trực tiếp, và định giá các yếu tố này bằng giá từ Bangladesh. DOC nói rằng họ không tìm thấy ở Bangladesh một cơ sở sản xuất nào có quy trình sản xuất khép kín từ khâu ƣơm giống, nuôi cá, chế biến, đến xuất khẩu nhƣ Việt Nam nói cả. Vụ kiện kết thúc vào tháng 7 năm 2003, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này vào Hoa Kỳ sẽ bị áp thuế bán phá giá từ 36,84% đến 63,88% [32].

Nghịch lý là ở chỗ, ngày 5 tháng 8 năm 2003, các chủ trại nuôi cá nheo Hoa Kỳ (CFA) đã đƣợc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chính thức công bố trợ cấp 34 triệu USD hỗ trợ khắc phục thiên tai trong các năm 2001 -2002 với lí do “bị thiệt hại do thời tiết không thuận lợi và thiên tai”. Sự việc này càng chứng tỏ quyết định của USITC và DOC là mang nặng tính bảo hộ sản xuất trong nƣớc, trái với tinh thần tự do thƣơng mại và cạnh tranh bình đẳng.

Ngày 31 tháng 12 năm 2003, Liên minh tôm miền Nam Hoa Kỳ (SSA) đã nộp đơn khởi kiện chống bán phá giá một số sản phẩm tôm nhập khẩu từ nhiều nƣớc, trong đó có Việt Nam.

Ngày 18 tháng 2 năm 2004, Uỷ ban thƣơng mại quốc tế Hoa Kỳ đã bỏ phiếu kết luận sơ bộ có bằng chứng chứng tỏ việc nhập khẩu một số sản phẩm tôm đông lạnh và đóng hộp từ Thái Lan, Trung Quốc, Braxin, ấn Độ, Êcuađo và Việt Nam đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho ngành sản xuất tôm của Hoa Kỳ. VASEP cho rằng đây là một vụ kiện phi lý, và lấy làm tiếc khi USITC không đình chỉ cuộc điều tra mà lại tiếp tục chuyển việc điều tra sang DOC. Cũng tƣơng tự nhƣ vụ kiện bán phá giá cá da trơn, VASEP khẳng định các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam hoàn toàn không bán phá giá tôm vào thị trƣờng Hoa Kỳ.

Ngày 24 tháng 8 năm 2004, DOC kết luận các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá các sản phẩm tôm vào Hoa Kỳ, biên độ phá giá theo quyết định sơ bộ để áp thuế cho các mặt hàng này từ 12,1% đến 93,13%. Quyết định này sẽ làm ảnh hƣởng đến đời sống của hàng triệu ngƣời lao động Việt Nam trong hai ngành nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến sản phẩm tôm do mất công ăn việc làm. Đồng thời cũng làm thiệt hại tới lợi ích của hàng triệu ngƣời tiêu dùng Hoa Kỳ. Các nhà kinh tế học Hoa Kỳ cho rằng, luật chống phá giá của Hoa Kỳ và cách thức DOC thực thi luật này chỉ là hình thức ngụy trang của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch mà thôi.

Ngày 31 tháng 11 năm 2004, DOC ra quyết định cuối cùng, theo đó, mức thuế phá giá mà từng doanh nghiệp Việt Nam phải chịu cho các sản phẩm tôm xuất khẩu là từ 4,13% đến 25,76%. Liên minh tôm Miền Nam Hoa Kỳ cũng phản ứng ngay lập tức, họ cho rằng mức thuế áp nhƣ vậy là quá thấp. Hai vụ kiện bán phá giá cá da trơn và tôm cho thấy, luật thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ là một vũ khí vô cùng lợi hại, đƣợc dùng để tự vệ cho các

ngành sản xuất nội địa khi họ không đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Các quyết định của chính quyền Hoa Kỳ trong những vụ kiện bán phá giá tại nƣớc họ hầu hết đều dựa trên ý kiến chủ quan, mang tính áp đặt, cho dù những quyết định ấy có thể gây tổn hại lớn đến quan hệ ngoại giao giữa hai nhà nƣớc. Ngoài ra còn phải nhấn mạnh lại rằng các công ty Hoa Kỳ quen với việc sử dụng pháp luật của họ để thực hiện mục tiêu kinh doanh. Trong các vụ kiện bán phá giá, nếu thắng kiện thì họ sẽ đƣợc nhận khoản tiền bồi thƣờng rất lớn thu đƣợc từ khoản thuế bán phá giá mà các công ty nƣớc ngoài bị kết luận là bán phá giá phải nộp cho Hải quan Hoa Kỳ. Lợi ích mà các công ty này đạt đƣợc sau những lần thắng kiện là rất lớn, vừa đƣợc bồi thƣờng lại vừa loại đƣợc đối thủ cạnh tranh lớn. Chính bởi thế mà số lƣợng các vụ kiện tụng tƣơng tự đang ngày càng gia tăng tại Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Pháp luật thương mại hàng hoá Hoa Kỳ - cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi giao lưu thương mại hàng hoá với Hoa Kỳ (Trang 68)