Xây dựng nền kinh tế thị trường và gia nhập WTO

Một phần của tài liệu Pháp luật thương mại hàng hoá Hoa Kỳ - cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi giao lưu thương mại hàng hoá với Hoa Kỳ (Trang 78)

Hiện nay Việt Nam đang gấp rút hoàn tất các phiên đàm phán cuối cùng để đƣợc gia nhập vào Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO. Về mặt lý thuyết thì các nƣớc nhỏ khi gia nhập WTO sẽ đƣợc bảo vệ quyền lợi một cách công bằng bằng luật chung của tổ chức này. Khi Việt Nam đã gia nhập vào WTO mà có xảy ra tranh chấp thƣơng mại với bất kỳ thành viên nào của WTO thì vụ việc đó sẽ có thể đƣợc cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức này giải quyết một cách khách quan và Việt Nam sẽ có cơ hội thƣơng lƣợng đƣợc các biện pháp giải quyết ổn thỏa, tránh tình trạng bị các nƣớc lớn nhƣ Hoa Kỳ áp đặt luật pháp của nƣớc họ dẫn đến việc phải chịu thua thiệt trong những vụ kiện cáo thƣơng mại.

Để gia nhập WTO, Chính phủ Việt Nam đã phải cam kết một số nội dung lớn mang tính chất đổi mới về đƣờng lối, chính sách. Chẳng hạn việc cam kết xóa bỏ hoàn toàn trợ cấp xuất khẩu nông phẩm; Nhà nƣớc không can thiệp vào hoạt động của công nghiệp quốc doanh và thƣơng nghiệp quốc doanh dƣới bất kỳ hình thức nào; từ ngày 01/01/2007, các doanh nghiệp nƣớc ngoài hoạt động tại Việt Nam đƣợc quyền kinh doanh các mặt hàng nhƣ doanh nghiệp Việt Nam… Việc thực hiện những cam kết này đối với Việt

Nam không phải là điều dễ dàng, nhất là với một quốc gia có đến gần 80% dân số sống bằng nghề nông. Do vậy Nhà nƣớc Việt Nam cần ban hành rất nhiều chính sách để thực thi những cam kết ấy, có thể ban hành những chính sách khuyến nông, đầu tƣ khoa học để nâng cao giá trị nông phẩm…hoặc những biện pháp hỗ trợ nông nghiệp khác mà WTO không cấm để khắc phục những khó khăn khi phải cam kết gỡ bỏ trợ cấp xuất khẩu cho ngành này.

Bên cạnh việc thƣơng thảo gia nhập WTO, Việt Nam cũng đang chú trọng đến việc đàm phán để Hoa Kỳ thông qua quy chế PNTR với Việt Nam1

. Quy chế quan hệ thƣơng mại bình thƣờng vĩnh viễn đóng vai trò rất quan trọng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Từ năm 2001, Việt Nam mới chỉ đƣợc hƣởng NTR – quy chế thƣơng mại bình thƣờng, và hàng năm đều phải thƣơng lƣợng lại để Hoa Kỳ đồng ý gia hạn quy chế này với những điều kiện nhất định. Khi chƣa đƣợc hƣởng quy chế PNTR, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ còn vấp phải hàng rào thuế quan và phi thuế quan của Hoa Kỳ, các sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam (một ngành có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo công ăn việc làm và ổn định xã hội) sẽ vẫn bị ấn định bởi quy chế hạn ngạch, và các tranh chấp thƣơng mại song phƣơng nhƣ vấn đề bán phá giá sẽ không đƣợc phân xử bởi một cơ chế khách quan hơn trong khuôn khổ quy định của WTO. Hy vọng quốc hội Hoa Kỳ sẽ bỏ phiếu thông qua PNTR cho Việt Nam trƣớc khi Tổng thống Bush sang thăm Việt Nam vào hồi tháng 11 tới.

Nhà nƣớc Việt Nam cần thiết phải tích cực đẩy mạnh đổi mới hơn nữa để có thể xây dựng nền kinh tế thị trƣờng thực sự. Tính đến nay, theo tinh thần của nội dung văn bản thỏa thuận về việc Việt Nam gia nhập WTO mà

1Mối quan hệ giữa PNTR với việc gia nhập WTO: Về nguyên tắc, Việt Nam phải đạt đƣợc thỏa thuận song phƣơng với Hoa Kỳ và phải đƣợc Hoa Kỳ thông qua PNTR mới đủ điều kiện gia nhập WTO. Song trên thực tế vẫn có những trƣờng hợp ngoại lệ cho một số nƣớc (nhƣ Moldova, Mông Cổ, Gruzia, Armania…) đƣợc gia nhập WTO trƣớc khi có PNTR của Hoa Kỳ, với một điều kiện đƣợc phía Hoa Kỳ bật đèn xanh, và thực tế

Việt Nam đã ký kết cùng với Hoa Kỳ ngày 31 tháng 5 năm nay thì Việt Nam sau khi gia nhập WTO sẽ vẫn bị coi là nƣớc có nền kinh tế phi thị trƣờng trong khoảng chục năm. Nhƣ vậy Hoa Kỳ còn tiếp tục áp dụng phƣơng thức “phi thị trƣờng” đối với Việt Nam trong các vụ kiện chống bán phá giá chừng nào Việt Nam vẫn còn là một nƣớc kinh tế phi thị trƣờng. Trƣớc đó Bộ thƣơng mại Hoa Kỳ đã có ghi nhận những kết quả đổi mới vƣợt bậc của Việt Nam, đặc biệt là sự phát triển đáng khích lệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên họ cũng cho rằng mức độ đổi mới còn rất hạn chế trong một số lĩnh vực trọng điểm nhƣ lĩnh vực ngân hàng và công nghiệp, e rằng Chính phủ Việt Nam vẫn nắm giữ quyền kiểm soát đáng kể đối với nền kinh tế và các chức năng của thị trƣờng vẫn chƣa đủ mạnh để thay thế chính quyền trong sự vận hành của nền kinh tế. Khi chƣa đƣợc công nhận là quốc gia có nền kinh tế thị trƣờng thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết các vụ tranh chấp thƣơng mại.

Một phần của tài liệu Pháp luật thương mại hàng hoá Hoa Kỳ - cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi giao lưu thương mại hàng hoá với Hoa Kỳ (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)