Cơ hội về việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động

Một phần của tài liệu Pháp luật thương mại hàng hoá Hoa Kỳ - cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi giao lưu thương mại hàng hoá với Hoa Kỳ (Trang 59)

Nhƣ một hệ quả của việc xuất khẩu gia tăng, khi tìm đƣợc thị trƣờng để xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nƣớc không ngừng mở rộng quy mô sản xuất. Nhờ vậy mà xã hội đã giải quyết đƣợc việc làm cho rất nhiều lao động nhàn rỗi. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực dệt may đã tạo đƣợc khoảng 500.000 việc làm mới ở các doanh nghiệp dệt may và khoảng 2.000.000 chỗ làm trong các doanh nghiệp vệ tinh [31]. Đấy là còn chƣa kể đến cơ hội việc làm trong những ngành nghề khác.

Khi có công ăn việc làm ổn định, chắc chắn thu nhập của ngƣời dân sẽ đƣợc cải thiện, lƣơng cao hơn và ổn định hơn. Chất lƣợng cuộc sống cũng sẽ tốt lên, ngƣời dân bắt đầu có tích lũy, bắt đầu sử dụng nhiều hơn các dịch vụ khác nhƣ giải trí, du lịch hoặc đơn giản chỉ là tiêu dùng nhiều hơn. Đây chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Ngƣời lao động Việt Nam, vẫn biết là có đức tính cần cù chịu khó, nhƣng do tập quán và môi trƣờng lao động trƣớc đây không quá nhiều áp lực nên họ chƣa thật sự có ý thức làm việc nghiêm túc, đôi khi công nhân có thói quen cẩu thả, thiếu trách nhiệm khi làm việc. Tuy nhiên khi sản xuất hàng hóa xuất khẩu vào Hoa Kỳ, nƣớc này vốn luôn đặt ra yêu cầu rất cao về chất lƣợng hàng hóa, họ thuê những doanh nghiệp có chuyên môn nghiệp vụ để kiểm tra chất lƣợng hàng hóa, hàng không đạt có thể bị ách lại bất cứ lúc nào. Chính những đòi hỏi nghiêm khắc của giới tiêu dùng Hoa Kỳ đã gián tiếp rèn luyện cho công nhân Việt Nam đức tính cẩn thận và tác phong công nghiệp. Xin lấy một ví dụ, một xí nghiệp may Việt Nam khi gia công áo theo một đơn hàng của Hoa Kỳ bao giờ cũng có một chiếc áo mẫu do đối tác đặt hàng gửi sang. Trong suốt quá trình gia công đến tận khi ra đƣợc thành phẩm, bao giờ cũng có những ngƣời tổ trƣởng, nhóm kiểm tra chất lƣợng sản phẩm và ngƣời phụ trách kỹ thuật của xí nghiệp trực tiếp kiểm tra chất lƣợng thành phẩm. Khâu cuối cùng sẽ là khâu kiểm tra của bên thứ 3 chuyên cung cấp dịch vụ kiểm tra chất lƣợng hàng hóa cho bên nhập khẩu (Quality Control-QC), họ lấy những thùng hàng đã đóng gói bất kỳ để kiểm tra và tính theo xác suất. Hàng đƣợc biên bản xác nhận của QC mới đƣợc xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Trong trƣờng hợp hàng không đạt thì công nhân sẽ có thể phải tháo ra làm lại, thậm chí làm thêm giờ liên tục để sửa cho kịp tiến độ của hợp đồng. Cũng có lúc hàng lỗi không thể sửa, ảnh hƣởng đến số lƣợng mà đối tác đã đặt hàng… Tóm lại là nếu công nhân làm việc thiếu cẩn thận thì sẽ trực tiếp ảnh hƣởng

đến quyền lợi sát sƣờn của xí nghiệp nói chung và của bản thân họ nói riêng. Do đó những công nhân làm việc trong các xí nghiệp nhƣ vậy sẽ tự hình thành đƣợc ý thức nghiêm túc và tinh thần tự giác rất cao, mặt khác, thông qua thái độ làm việc nghiêm túc họ sẽ nâng cao đƣợc trình độ tay nghề của chính mình. Có thể nói rằng chính việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trƣờng khó tính nhƣ Hoa Kỳ đã góp phần nâng cao chất lƣợng chuyên môn nghiệp vụ của ngƣời lao động Việt Nam trong từng lĩnh vực ngành nghề khác nhau.

Một phần của tài liệu Pháp luật thương mại hàng hoá Hoa Kỳ - cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi giao lưu thương mại hàng hoá với Hoa Kỳ (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)