Vì chƣa có tuyến vận tải biển và hàng không trực tiếp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ nên thời gian vận chuyển hàng hóa sẽ mất nhiều hơn, cƣớc phí vận
chuyển hàng hóa cũng cao hơn so với việc vận chuyển từ các nƣớc khác (bao gồm cả những nƣớc lân cận Việt Nam) đến Hoa Kỳ. Thƣờng thì cƣớc phí vận tải biển từ Việt Nam sang Hoa Kỳ cao hơn từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ khoảng 15% đến 20%. Thời gian vận tải từ Việt Nam sang Bờ Tây Hoa Kỳ trung bình khoảng 30-45 ngày, còn nếu từ Trung Quốc là khoảng 12-18 ngày. Cƣớc phí cao và thời gian vận chuyển thấp rõ ràng là sự bất lợi rất khó khắc phục đối với các mặt hàng cồng kềnh hoặc/và trị giá thấp nhƣ đồ gỗ đã lắp ráp thành phẩm, hàng làm từ mây, tre, lá hoặc các loại hàng rau quả tƣơi sống…
Quan hệ giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các bạn hàng Hoa Kỳ mới đƣợc thiết lập chƣa lâu, cho nên các công ty xuất khẩu Việt Nam thƣờng lựa chọn phƣơng thức thanh toán an toàn là phƣơng thức L/C at sight không hủy ngang. Trong khi đó, các doanh nghiệp Hoa Kỳ lại muốn lựa chọn những phƣơng thức khác tiện lợi, ít tốn kém và ít rủi ro hơn cho họ. Với L/C at sight, ngƣời nhập khẩu thƣờng phải thanh toán tiền hàng trƣớc khi hàng đến, trong khi đó, hàng thực phẩm phải đƣợc Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và dƣợc phẩm Hoa Kỳ (FDA) kiểm tra trƣớc khi cho phép nhập vào thị trƣờng. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ e ngại về việc áp dụng phƣơng thức thanh toán L/C không hủy ngang là vì họ sợ không đòi đƣợc tiền hàng trong trƣờng hợp hàng không đƣợc FDA cho phép nhập khẩu. Nhƣ vậy có thể thấy, phƣơng thức thanh toán cũng là một cản trở để doanh nghiệp hai nƣớc hợp tác đƣợc với nhau.