Tuyên truyền và giáo dục nâng cao ý thức pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật thương mại hàng hoá Hoa Kỳ - cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi giao lưu thương mại hàng hoá với Hoa Kỳ (Trang 80)

Có thể nói Việt Nam cần thiết phải tiến hành một cuộc cách mạng về thông tin tuyên truyền để phổ biến pháp luật tới ngƣời dân trong khắp cả nƣớc, sao cho từ bản thân mỗi ngƣời dân tham gia vào quá trình sản xuất hoặc chế biến hàng xuất khẩu cũng nhƣ tiêu dùng trong nƣớc đều phải có đƣợc sự nhận thức càng sâu càng tốt về những quy định pháp luật chống bán phá giá hay về những quy định pháp luật cạnh tranh… Sự hiểu biết về pháp luật giúp họ ý thức đƣợc những khó khăn mà họ sẽ phải đối mặt và cả những thời cơ mà họ có đƣợc khi Việt Nam thực hiện tự do hóa mậu dịch với Hoa Kỳ.

Thiếu hiểu biết về những quy định pháp luật rất có thể sẽ đẩy ngƣời Việt Nam vào những tình huống vi phạm pháp luật một cách vô thức. Sự kiện

4 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam bị Hoa Kỳ khởi tố hành vi gian lận thƣơng mại, trong đó có việc phó giám đốc Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang (Afiex) Bửu Huy bị câu lƣu tại Bỉ theo yêu cầu của Hoa Kỳ vì ông này có liên quan đến vụ việc đã khiến dƣ luận xôn xao, các quan chức Việt Nam lúng túng và các doanh nghiệp chế biến thủy sản thì hoang mang. Nguyên nhân dẫn đến vụ việc này lại quá ƣ ấu trĩ: không nắm rõ quy định của pháp luật. Nội dung khái quát sự việc nhƣ sau:

Từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 5 năm 2006 diễn ra Hội chợ thƣơng mại tại Brussels- Bỉ, có rất nhiều doanh nghiệp nƣớc ngoài cùng tham gia hội chợ, trong đó có một số doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đang diễn ra hội chợ, có 4 doanh nghiệp Việt Nam là Afiex, Mekong Fish, Cafatex và Coseafe cùng một số công ty nƣớc ngoài khác bị Hoa Kỳ khởi tố vì hành vi gian lận thƣơng mại. Hoa Kỳ cáo buộc các doanh nghiệp này vi phạm Luật thƣơng mại Hoa Kỳ khi sử dụng nhãn hiệu, bao bì khác để bán cá da trơn vào Hoa Kỳ và Canađa và để trốn thuế. Ông Bửu Huy đƣợc xem là ngƣời trực tiếp thực hiện giao dịch thƣơng mại đã bị cảnh sát bắt giữ ngay tại hội chợ. Liên quan đến vụ việc có tới hơn 450 tấn sản phẩm cá da trơn nhập vào Hoa Kỳ dƣới tên gọi Cá Mú, Cá Lóc, Cá Vƣợc… đã bị hải quan Hoa Kỳ tịch thu. Kết quả điều tra từ phía Việt Nam cho thấy các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam thƣờng chỉ quan tâm tới việc sản xuất và chế biến theo đơn đặt hàng của đối tác chứ không quá chú trọng tới tên gọi của sản phẩm. Việc thay tên gọi cho sản phẩm cá da trơn có vẻ nhƣ bắt đầu xuất hiện từ sau khi bùng phát vụ kiện bán phá giá sản phẩm này tại Hoa Kỳ và do các đối tác Việt Kiều làm ăn tại Hoa Kỳ đề xuất1. Các đối tác này lý giải rằng ngƣời tiêu dùng Hoa Kỳ sẽ không quan tâm đến tên gọi cụ thể của sản phẩm phi lê cá da trơn là phi

1 Nên biết rằng chính những đối tác này cũng hƣởng lợi từ việc thay tên cá để trốn thuế, bởi vì khi nhập khẩu cá vào Hoa Kỳ thì chính họ là những ngƣời có nghĩa vụ nộp thuế cho Hoa Kỳ chứ không phải các doanh

lê cá tra hay phi lê cá basa, họ chỉ cần biết cá ăn có ngon hay không và giá bán có rẻ hay không. Một nhà xuất khẩu cá ở An Giang cho biết, hàng nông sản của Việt Nam xƣa nay chỉ xuất thô, bên nhập khẩu muốn gán thƣơng hiệu gì là việc của họ. Nhƣ vậy các doanh nghiệp Việt Nam đã rất cả tin theo lời đối tác, lại không có một chút am hiểu gì về luật thƣơng mại của Hoa Kỳ nên đã không lƣờng trƣớc đƣợc hậu quả của việc đổi tên nhãn mác cho sản phẩm. Đƣợc biết Hiệp hội nghề nuôi cá và chế biến thủy sản tỉnh An Giang đã từng khuyến cáo sau khi thấy dƣ luận râm ran về việc thay tên gọi cho cá nhƣng các doanh nghiệp vẫn không hiểu đƣợc vấn đề [33]. Nhƣ vậy cần đặt ra những câu hỏi sau: Tại sao đã có khuyến cáo mà các doanh nghiệp vẫn cứ làm? Phải chăng các doanh nghiệp không hiểu biết về pháp luật thƣơng mại của Hoa Kỳ, ham cái lợi trƣớc mắt và không lƣờng trƣớc đƣợc hậu quả nên đã đồng ý làm nhƣ vậy? Hay là sự cảnh báo của Hiệp hội nghề nuôi cá và chế biến thủy sản tỉnh An Giang chƣa đủ mạnh để ngăn chặn những hành vi đó? Hay chính Hiệp hội này cũng chƣa nhận thức đƣợc mức độ nghiêm trọng của vấn đề? Cho dù kết luận thế nào đi chăng nữa, chúng ta cần nhìn nhận với nhau rằng: sự nhận thức về pháp luật của ngƣời dân Việt Nam nói chung còn quá ít ỏi.

Quan hệ thƣơng mại với Hoa Kỳ tất yếu cần phải am hiểu ít nhiều luật lệ thƣơng mại của nƣớc này. Việc giáo dục và tuyên truyền phổ biến pháp luật cho quần chúng nhân dân là một trong những nhiệm vụ mang tính chất vĩ mô mà Nhà nƣớc Việt Nam cần phải quan tâm hơn nữa. Sự phát triển của công nghệ thông tin chính là công cụ rất hữu hiệu bên cạnh các phƣơng tiện thông tin đại chúng khác để truyền bá pháp luật. Nên chăng Việt Nam cũng cần đƣa thêm nhiều nội dung về pháp luật thƣơng mại hơn nữa vào chƣơng trình giảng dạy đại học. Vấn đề này hết sức gần gũi với thực tiễn, và giống nhƣ một nhu cầu thiết yếu đối với các ngành học liên quan đến kinh tế, ngoại thƣơng, hay luật quốc tế. Chúng ta cũng nên học hỏi Hoa Kỳ về chính sách giáo dục và

đào tạo, ngƣời ta dạy cho học sinh Hoa Kỳ về vai trò của pháp luật trong cạnh tranh thƣơng mại. Đƣợc biết ở nƣớc này, hầu hết các trƣờng dạy về kinh doanh đều yêu cầu học sinh học thạc sỹ quản trị kinh doanh (MBA) phải học môn học bắt buộc là quan hệ giữa chính phủ và doanh nghiệp. Học sinh đƣợc dạy các tình huống cho thấy các thủ tục pháp lý có thể đƣợc sử dụng làm vũ khí cạnh tranh nhƣ thế nào – kể cả đối với các trƣờng hợp là bồi thƣờng thƣơng mại. Trong các công ty của Hoa Kỳ, đứng đầu bộ phận pháp lý trong công ty (General Counsel) là một chức vụ rất quan trọng, ngƣời nắm giữ chức vụ này rất dễ đƣợc đề bạt lên làm tổng giám đốc điều hành. Qua đó có thể so sánh mức độ đƣợc coi trọng của pháp luật ở Hoa Kỳ và ở Việt Nam là hoàn toàn khác nhau.

Một phần của tài liệu Pháp luật thương mại hàng hoá Hoa Kỳ - cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi giao lưu thương mại hàng hoá với Hoa Kỳ (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)