DAI HOC QUOC GIA HA NOI KHOA LUAT
DUONG THI KHUYEN
XAC DINH TRI GIA HAI QUAN THEO NGUYEN TAC CUA HIEP DINH TRI GIA GATT 1994, CO HOI VA THACH THUC DOI VOI
VIET NAM
CHUYEN NGANH: LUAT QUOC TE
MA SO: 60 38 60
LUAN VAN THAC SY LUAT HOC
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC: TS NGUYEN HONG THAG
V.L0 #327
HA NOI - NAM 2007
Trang 2LOI CAM DOAN
Foi xin cam doau day la cing teinh aghién atu ena viéng tot Cae 56 điệu cược trich dan thee nhaug nguéu da coug bô Ket qua néu trong ladu van la teang thue va chua tang duce cong b6 trong bat ky céug teinh nao khae
Trang 3TRANG VIẾT TẮT
ACVG: Hướng dân xác định trị giá hải quan ASEAN ASEAN: Hiệp hội các quôc gia đông nam á
APEC: Diễn đạn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương AFTA: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
BDV: định nghĩa brussels về xác định trị giá
CEPT: Hiép dinh uu đãi thuế quan có hiệu lực chung CIF: Bao gồm giá, cước phí vận chuyển, phí bảo hiểm CHTT: Toà án thương mại quốc tế Canada
9 DAF: Gia ghi trén hợp đồng đồng
10.FOB: Giá (không bao gồm phí vận chuyển va phi bao hiểm) 11.FTA: Hiép định tư do hoá thương mại
12.GATT: Hiép định chung về thuế quan và thương mại 13.ITC: Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ
14.L/C: Thư tín dụng 15.MFN: Tối huệ quốc
16.VAT: Thué gia tri gia tang
17.WTO: Tổ chức thương mại thế giới I8.WCO: Tổ chức hải quan thế giới
+
2
—
Trang 4tN — b9 2 LẺ» 1.2.4 1.2.5 1.2.6 : là la No —= 1.3.3 2-1 NO — NNN _—_ —m— m—— WN MUC LUC
LOI CAM DOAN TRANG VIET TAT MUC LUC
MO DAU |
CHUONG | LY LUAN VE TRI GIA HAI QUAN 7
Khái niệm trị giá hải quan 7
Khai niém
Vai tro cua tri gid hai quan
Mot so cach xac dinh gia tinh thué nhap khau da 4p dung trén 15
the gidi
Giá thị trường trong nước hiện hành (CDV) Giá thị trường hợp lý
Hệ thống giá bán của Mỹ
Phương pháp dùng giá tối thiểu
Phương pháp xác định trị giá theo giá thực tế tại nước nhập khẩu
Dinh nghia Brussels vé tri gid (BDV)
Tong quan vé hiép dinh tri gia GATT 1994 18
Qúa trình hình thành và phát triển của Hiệp định trị giá GATT 1994
Nội dung Điều VII Hiép định chung về thuế quan và thương mại
cua WTO
Mục đích và nguyên tác xây dựng Hiệp dinh tri gid GATT 1994
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ PHÁP LÝ XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN 24
Các quy định vẻ xác định trị giá hải quan của Hiệp định trị giá +4
GATT
Quan ly tri gia hai quan
Tính minh bạch trong công tác quản lý trị giá hải quan Nghĩa vụ và quyền lợi của người nhập khẩu
Các phương pháp xác định trị gia hai quan của Hiệp định trị giá GATT 1994
Trang 5kee 3.1, Ì: 3.1.2 3.1.3 3.1.4 3.2 S2 2) _— hải quan
Quá trình hình thành và phát triển pháp luật trong lĩnh vực thuế, hải quan ở Việt Nam
Cơ sở pháp lý và nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam về trị giá hải quan hiện hành
CHƯƠNG 3 ÁP DỤNG XAC DINH TRI GIA HAI QUAN ee : , 6 THEO NGUYEN TAC CỦA HIỆP ĐỊNH TRỊ GIÁ GATT TẠI í
VIỆT NAM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
Thực tiên công tác xác định trị giá hải quan tại Việt Nam 67
Xác định trị giá hải quan giai đoạn từ trước năm 1998 Xác định trị giá hải quan giai đoạn từ 1998 đến 2002
Xác định trị giá hải quan bước đầu tuân thủ các nguyên tắc của Hiép dinh tri gia GATT 1994
Xác định trị giá hải quan giai đoạn hiện nay
Những tác động của việc xác định trị giá hải quan theo nguyên +7
tac cua Hiép dinh tri gia GATT
Tac dong cua viéc ap dung Hiép dinh tri gid GATT tới nguồn thu
ngân sách (thuế liên quan tới hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu)
Tác động của việc áp dụng Hiệp định trị giá GATTT tới tình hình vị phạm pháp luật hải quan
Tác động của việc áp dụng Hiệp định trị giá GATT tới việc xây
dựng và thực thi luật quốc gia |
Tác động của việc áp dụng Hiệp định trị giá GATT tới cơ cấu tổ
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tinh cap thiết của luận văn
Theo Luật Hải quan năm 2001 được sửa đổi, bố sung một số điều nam 2005 thì Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá phương tiện vận tải: phòng chống buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới: tô chức thực hiện pháp luật vẻ thuế đối với hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu: thống ké
hàng hoá xuất khâu nhập khẩu; kiến nghị chủ trương biện pháp quản lý nhà nước về
hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và
chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Hải quan là thu thuế liên
quan tới hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, số tiền thu được từ thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trung bình những năm gần đây chiếm khoảng 20-25% GDP
(trong đó thuế nhập khẩu chiếm khoảng 9% GDP) Để thực hiện nhiệm vụ này ngành Hai quan phải làm tốt công tác xác định trị giá hải quan, một trong những khâu quan trọng nhưng dé có gian lận, làm giảm số thuế phải nộp, tăng số thuế được hoàn Nói tới công tác giá thuế thì chuẩn mực được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi nhất là Hiệp định thực hiện Điều VỊ của GATTF 1994 bát đầu có hiệu lực đối với các nước thành viên WTO từ năm 1995 Khi chưa là thành viên của WTO Việt Nam đã thực hiện xác định trị piá hải quan theo quy định của Hiệp dinh tri gid GATT 1994
Khi bát đầu thực hiện Hiệp dinh này nhất là từ thời điểm chính thức trở thành thành viên của WTO vào ngày 11/01/2007, chúng ta đã xét tới những thuận lợi, khó khăn qua kinh nghiệm của một số quốc gia thực hiện trước Thuận lợi lớn nhất khi thực hiện Hiệp định này là đảm bảo cho Việt Nam được hưởng lợi ích từ việc lưu chuyển hàng hoá tự do trên khäp thế giới hay còn gọi là “tạo thuận lợi cho thương mại” trong điều kiện thương mại quốc tế ngày càng phát triển như một xu thế tất yếu Bên cạnh đó những khó khăn đặt ra như: thay đổi nguồn thu ngân sách, thay đổi về vi phạm hải quan, sửa đổi Luật quốc gia để phù hợp với Hiệp định, một số khó khăn khác liên quan tới năng lực của cơ quan Hải quan và cơ câu tổ chức của ngành Hải quan Khi thực hiện Hiệp định
Trang 7la tác động đến nguồn thu ngân sách cụ thể là nguồn thu thuế xuất khâu thuế nhập khẩu Theo kinh nghiệm một số nước thì sau khi thực hiện Hiệp định nguồn thu ngân sách bị giảm nhưng một số nước thì nguồn thu ngân sách lại tăng và một số nước
nguồn thu ngân sách không có sự thay đổi lớn Những thay đổi hay không thay đối về
nguồn thu ngân sách ở các quốc gia này có nhiều nguyên nhân khác nhau mà không phải tất cả đều do việc thực hiện Hiệp định trị giá GATTT 1994 Vì vậy, Việt Nam cần phải tổng kết, phân tích nguồn thu ngân sách sau khi thực hiện Hiện định trị giá GATT 1994 da thay đổi theo chiều hướng nào, qua đó làm rõ nguyên nhân thay đổi
nguồn thu ngân sách có phải do việc thực hiện Hiệp định này khong?
Chúng ta cũng cần có tổng kết thực tiền là tình hình ví phạm, gian lận trong quá trình làm thủ tục hải quan tại Việt Nam Ở một số nước đã đưa ra kết luận việc áp
dụng Hiệp định trị giá GATTF 1994 là nguyên nhân dẫn đến làm tăng số vụ vị phạm
pháp luật Hải quan Bên cạnh đó trị giá các vụ vị phạm lại có chiều hướng tăng Vì vậy, cần xác định nó từ khi thực hiện Hiệp định trị giá GATTF 1994 đến nay tình hình vị phạm luật hải quan tại Việt Nam đã diễn ra như thé nào về số vụ vi phạm, về trị giá của vụ vĩ phạm và có những phát sinh mới các hành vi gây thiệt hại cho xã hội không
để có giải pháp thích hợp
Việc sửa đổi Luật quốc gia cho phù hợp với Hiệp định đã tiến hành từng bước, bạn đầu cần xác định những khó khăn mới phát sinh trong quá trình thực hiện so với
thực tiên quốc tế Đặt ra hướng hoàn thiện hơn nữa đối với hệ thống Luật quốc gia trước những khó khăn, vướng mắc đó
Ve nang luc cua co quan Hai quan, cơ câu ngành Hải quan đã có nhieu thay đổi lớn trong quá trình đáp ứng yêu cầu để thực hiện Hiệp định này Tuy nhiên, chúng ta cần xem xét việc đáp ứng đây đủ và kịp thời những yêu cầu đặt ra, định
hướng trong thời gian tới đối với năng lực và cơ cấu ngành Hải quan
Ngoài những vấn đề chịu ảnh hưởng lớn kể trên thì ngoài ra còn có những vấn
đề khác cũng cần được đặt ra cần giải quyết Nhưng trong khuôn khổ của một luận văn cao học luật, với thời gian và khả năng nghiên cứu còn hạn chế của bản thân,
người viết luận văn xin chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu một số vấn đẻ có tính lý luận về trị giá hải quan, thực trạng của hoạt động trị giá hải quan và một số giải
Trang 8pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động xác định trị giá ở nước ta hiện nay 2 Tình hình nghiên cứu
Tại Việt Nam cho đến nay, các công trình nghiên cứu đây đủ và toàn diện về linh vực trị giá hải quan hầu như chưa có ngoại trừ một số tài liệu biên soạn làm giáo
trình giảng day cua Trung tam dao tạo cán bộ, công chức Hải quan có đề cập đến lĩnh
vực trị giá hải quan Những tài liệu này tính lý luận chưa cao mới chỉ dừng lại ở việc hướng dàn công chức hải quan thực hiện việc xác định trị giá Có một số bài báo có đẻ cập đến trị giá hải quan nhưng chủ yếu là những vụ việc mang tính cá biệt hoặc những bài mang tính giới thiệu những văn bản mới của nhà nước về vấn đề trị giá hải
quan Những bài báo mang tính nghiên cứu chuyên sâu về trị giá hải quan hầu như không có Trong thời gian qua, nhất là từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng đã có nhiều công trình của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân nghiên cứu về vấn đề hoàn thiện chính sách thuế nói chung cũng như hoàn thiện thuế nhập khẩu nói riêng Trong các đề tài nghiên cứu về thuế nhập khẩu đã có đề cập đến việc hoàn thiện các quy định về trị giá tính thuế hàng nhập khẩu như: đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ
“Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2001-2010” của tác giả Trần Xuân Thăng, luận văn thạc sỹ Luật học “D6i mới và hoàn thiện pháp luật thuế ở Việt Nam” của tác giả Trần Trung Nhân; chuyên đẻ "Xác định lộ trình thí hành Hiệp định trị giá GATT/WTO và các giải pháp thực hiện” do nhóm nghiên cứu về Hiệp định trị giá GATT cua Tong cục Hải quan thực hiện; luận văn thạc sỹ Luật học “Hoàn thiện pháp
luật về trị giá tính thuế hàng nhập khẩu trong điều kiện hội nhập quốc tế” của tác giả
Đỏ Hương Sen năm 2004 Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chủ yếu đề cập
đến trị giá tính thuế ở phạm vi chung nhất, chưa có điều kiện thực tiễn nghiên cứu sâu
về qua trình thực hiện và những tác động của Hiệp định trị GATT 1994
Đây cũng là một trong những trở ngại về nguồn tài liệu tham khảo đối với
người viết luận văn bên cạnh một số trở ngại khác về thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu
Có thể khảng định rang đề tài “Xác định trị giá Hải quan theo nguyên tắc
Trang 9cứu
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Luận văn có mục đích làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiên về hoạt động xác định trị giá hải quan Qua nghiên cứu tổng kết, đánh giá những tác động của việc thực hiện Hiệp định trị giá GATT 1994 tại Việt Nam từ đó đề xuất những giải pháp nham hạn chế những mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực tiến tới thực hiện Hiệp định tri gia GATT 1994 mot cach day đủ và hiệu quả cao
Để thực hiện được những mục đích đó luận văn có nhiệm vu sau day:
- Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận của hoạt động xác định trị giá hải quan và một số vấn đề cơ bản của thực trạng hoạt động xác định trị giá hải quan hiện nay Trong quá trình nghiên cứu người viết luận văn cố găng liên hệ, so sánh pháp luật Việt Nam với Hiệp định trị giá GATT 1994 và đưa ra các khuyến nghị về vấn đề này
- Trình bày có tính hệ thống quá trình hình thành và phát triển của việc xác
định trị giá hải quan trong lịch sử nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng; đánh giá thực trạng pháp luật, thực tế thi hành và áp dụng pháp luật về xác định trị giá hải quan hiện hành từ đó đưa ra những nhận xét mang tính khái quát về tồn tại trong hệ
thống pháp luật và thực thi pháp luật về vấn đề trị giá hải quan ở nước ta
- Đề xuất những phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về trị giá hải quan trên cơ sở thực thi Hiệp định trị giá GATT 1994
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vị của một luận văn cao học và với tất ca kha nang cho phép, người viết luận văn cố găng nghiên cứu một cách tổng quát về những van dé co ban liên quan tới hoạt động trị giá hải quan được quy định trong Luật hải quan, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dân dưới góc độ lý luận và thực tiễn
thi hành trong những năm qua ở Việt Nam
Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định của Hiệp dinh tri gia GATT va tác động trong thực tiền áp dụng Hiệp định này tại Việt Nam trên các phương diện
sau:
Trang 10- Tĩnh hình vị phạm hai quan: - Nói luật hoá:
- Yêu câu về năng lực của công chức hải quan và cơ câu của ngành Hải quan
5 Phuong pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác - xít: tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng; pháp luật của
Nhà nước; chính sách của nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của triết hoc Mac — Lé nin va các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể khác như thống kê, phân tích, tổng hợp so sánh đối chiếu, phương pháp logic phương pháp lịch sử, trao đối chuyên gia
6 Những điểm mới của luận văn
Đây là công trình nghiên cứu một cách hệ thống các quy định của Hiệp định
tri gid GATT 1994 cting nhu quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề xác định trị
giá tính thuế Về mặt lý luận, luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu tương đối
đầy đủ, toàn diện về các nội dung cơ bản liên quan tới hoạt động trị giá hải quan trong đó có đưa ra một số khái niệm, đặc điểm về trị giá hải quan Về mặt thực tiễn, luận văn sẽ có được những tổng kết thực tiên của Việt Nam trong quá trình thực hiện Hiệp định này, từ đó đưa ra những phân tích, những luận điểm cụ thể để có những giải pháp cho những vấn đẻ đã phát sinh chưa thể giải quyết và những vấn đề có thể phát sinh tiếp theo trong tương lai gần
Vì vậy, với kết quả đạt được luận văn này sẽ góp phần hoàn thiện về phương điện lý luận về công tác xác định trị giá hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Trên cơ sở đó, luận văn góp phần vào hoạt động thực tiên nâng cao chất lượng và hiệu quả trong tô chức, hoạt động xác định trị giá tính thuế ở Việt Nam
7 Bố cục của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu 03 chương, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo
Chương 1: Lý luận về trị giá hải quan
Trang 11Chương 2: Cơ sở pháp lý xác định trị giá hài quan
Chương 3: Thực tiên xác định trị giá hái quan tại Việt Nam và những giải pháp hoàn thiện
Trang 12CHUONG |
LÝ LUẬN VỀ TRỊ GIÁ HÃI QUAN
1.1 Khái niêm trị gia hai quan 1.1.1 Khai niem
Để có thể hiểu được hoạt động xác định trị giá hải quan thì chúng ta phải đi từ sự xuât hiện của hoạt động hải quan trong lịch sử thế giới và bản chất của hải quan
C Mác, Ph Ảng - ghen, V.L Lê nin trong các tác phẩm khi phân tích nguồn gốc của sở hữu tư nhân của nhà nước, về sự hình thành và phát triển của các quan hệ
sản xuất chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư bản chủ nghĩa, đã chỉ ra các điều kiện
phát sinh và hoàn thiện chính sách hải quan của các chế độ bóc lột Theo các nhà kinh điển, hoạt động hải quan, chính sách cũng như các quy phạm pháp luật về hải
quan xuất hiện cùng với sự xuất hiện của sản xuất hàng hoá
Tiền đề kinh tế của việc xuất hiện các luật thuế hải quan cũng như các cơ quan thu thuế, là sự phát sinh ra sản xuất hàng hoá - sản xuất ra các sản phẩm với mục đích để trao đổi Cùng với nền sản xuất hàng hoá đã xuất hiện thương nghiệp và sau đó là
sự xuất hiện của những người chỉ làm công việc trao đổi hàng hoá, đó chính là thương
gia Sự xuất hiện của tầng lớp các thương gia đã tạo ra các quan hệ thương mại vượt
ra khỏi phạm vị của các địa bàn gần nhất mà việc thực hiện nó phụ thuộc vào các phương tiện giao thông hiện có, vào tình trạng an toàn xã hội và vào các nhu cầu ít hay nhiều tuỳ thuộc vào mức độ phát triển tại các vùng mà các quan hệ đó có thể tới được Thương mại dân vượt ra khỏi giới hạn một vùng, quốc gia và châu lục
Việc di chuyền của các thương đồn thường là khơng an toàn, do vậy duy trì một đội ngũ bảo vệ đát tiền đối với thương nhân là một gánh nặng và không phải khi
nào cũng có hiệu quả, vì vậy thay vào đó người ta đã chỉ một loại thuế đặc biệt - tiền thân của thuế hải quan Thuế hải quan phát sinh từ các khoản thu mà các lãnh chúa
phong kiến thu của các thương nhân đi qua lãnh địa của họ, để bằng cách đó họ được
đảm bảo an tồn thốt khỏi việc bị cướp bóc, các khoản thu này về sau cũng được
Trang 13Các điều kiện chính trị của việc xuất hiện chính sách hải quan là xã hội phân chia thành các giải cấp và hình thành các quốc gia độc lập Bên cạnh các thuế và thu khác, thuế hải quan cũng đóng góp quan trọng vào việc củng cô địa vị thống trị của giai cấp bóc lột từ xã hội chiếm hữu nô lệ đến xã hội tư bản, do mục đích chính của
các loại thuế này là vân đề tài chính, tức là tiên thu về cho ngân kho
Có thể nói hoạt động hai quan ban đầu phát triển nhất là ở Hy Lạp cổ đại một phần do đặc điểm của đất nước này không có nhiều đất đai màu mỡ, hơn nữa lại bị bao bọc bởi biển cả nên đa số dân chúng sống nhờ vào buôn bán Từ đầu thế kỷ VI
trước công nguyên, người A-ten đã nhập lúa mì từ A cập, Xi-xII và sau đó là vùng Hac hai Ngay từ thời đó Hy Lạp cố đại đã áp dụng chính sách ưu đãi thuế quan đối với các thuộc địa của mình ở ven bờ Hác hải, tại đây suốt một thời kỳ dài không đánh
thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hoá xuất đi hoặc nhập về từ Hy lạp
Hoạt động hải quan cũng diễn ra sôi động ở nhiều nước khác Ở Ai cập cổ đại thế kỷ IV trước công nguyên, chính quyền đã quy định nghiêm ngặt việc chờ lương thực đến Alecsandria và xuất đi các sản phẩm của các thợ thủ công Ai cập Việc thu thuế hải quan dược tiến hành tại các trạm hải quan ở Alecscandria, Peluxi tham chi
có cả một tram hai quan trong nội địa, tại Her-mo-pol
Việc các quốc gia Châu Âu và Châu Á chuyển từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang
chế độ phong kiến diễn ra trong một quá trình lâu dài, không giống nhau và không
đồng thời nên quá trình phát triển chính sách thuế quan vào thời kỳ trung cổ cũng rất phức tạp và mâu thuẫn Mặc dù vẫn là một phương tiện quan trọng để tăng thu cho
ngân khô, thuế hải quan đã trở thành một công cụ mềm dẻo để điều chỉnh thương mại
cũng như khuyến khích hàng hoá để bán
Luật lệ hải quan thời kỳ này phản ánh xu hướng chính quyền các thành phố trung cổ ngày càng tìm cách dùng biện pháp thuế quan để ngăn chan su tran ngập của
hàng hoá nước ngoài Quy chế thành pho Parma nam 1211 quy định tất cả đồ len dạ vải vóc trở vào thành phố sẽ bị tịch thu và đốt hết
Xu hướng mở rộng các quan hệ kinh tế giữa các thành phố và các quốc gia bát dau xuất hiện từ thế kỷ XII và XI Trong chính sách thuế quan củng cố xu hướng
Trang 14nhien qua trình thống nhất hoá luật lệ hải quan ở các quốc gia diện ra trong một thời
gian khá dài Trong thời kỳ này các quốc gia can thiệp rất tích cực vào ngoại thương, đạt ra các luật lệ thúc đẩy việc tích luỹ tiền tệ cho ngân khố Hàng hoá chỉ được đi qua một điểm nhất định Theo quy chế Henry IV thế kỷ XV ở nước Anh, các nhân viên hai quan phải theo dõi nghiêm ngặt để không cho người nước ngoài mang tiền ra
khỏi lãnh thổ
Nói chung luật lệ hải quan thời kỳ này hầu như chỉ mang tính chất tài chính và thuế được đánh cả vào hàng nhập cũng như hàng xuất Ở nước Pháp luật thuế quan năm 1664 gồm 700 điều quy định đối với việc nhập khẩu hàng hoá và 900 điều đối với việc xuất khẩu hàng cho thấy luật lệ hải quan thời kỳ này đã được quy định chỉ
tiết như thế nào
Từ cuối thế kỷ XVII xuất hiện chủ nghĩa bảo hộ, nhiều đạo luật được thông qua để hạn chế việc nhập khẩu hàng hoá của các nước khác và khuyến khích xuất
hàng hoá nội địa Năm 1650 nước Anh ban hành luật cấm người nước ngồi bn bán tại các thuộc địa của Anh nếu không được chính phủ Anh cho phép
Hoạt động hải quan như vậy đã xuất hiện từ lâu đời, từ khi có sự phân công lao
động sản xuất và xuất hiện hàng hoá, hoạt động hai quan gan liền với sự xuất hiện nhu cầu trao đổi hàng hoá Để bảo vệ lợi ích của mình môi cộng đồng đã tự quy định những biện pháp có lợi ích nhất cho mình trong việc kiểm soát trao đổi hàng hoá để
bảo vệ sản xuất, đồng thời thu được lợi nhiều nhất trong quan hệ với các cộng đồng
khác, đó cũng chính là bản chất của hoạt động hải quan Có thể nói không có trao đổi
hàng hoá giữa các cộng đồng dân cư, và ngày nay là giữa các quốc gia, thì cũng không có hoạt động hải quan Qua việc xem xét quá trình hình thành phát triển của
hoạt động hải quan trên thế giới, có thể thấy chính sách hải quan của các nhà nước,
lãnh thô được đặt ra rất sớm nhằm phục vụ các yêu cầu bảo vệ lợi ích quốc gia, cộng dong và sự xuất hiện của hiện tượng vị phạm các chính sách này cũng như việc xử phạt chúng cũng đã được đặt ra từ rât sớm
Hiện nay, các cơ quan Hải quan nói chung của các nước, bên cạnh chức năng truyền thống như kiểm tra hàng hoá, thu thuế, đấu tranh chống buôn lậu còn có
Trang 15hàng hoá xuât, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh như các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các luật lệ về tài chính hạn ngạch xuất nhập khẩu: bảo vệ an ninh nội địa chống khủng bố, bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn về kỹ thuật, vệ sinh, môi trường
Chẳng hạn hải quan Mỹ có nhiệm vụ: tính và thu thuế hải quan các loại phí và lệ phí các loại tiền phạt đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu: thực hiện việc kiểm tra các phương tiện vận tái, kiểm tra người và hành lý nhập vào Mỹ; hợp tác với các cơ quan liên bang khác trong việc ngăn chặn vận chuyển bất hợp pháp ma tuý và các hàng hoá
khác bị cấm, bảo đảm việc tuân thủ các quy định về bản quyền tác gia, nhan mac hàng hoá bao vệ lợi ích của người tiêu dùng Mỹ và theo dõi xem hàng hoá nhập
vào Mỹ có phù hợp hay không với các tiêu chuẩn và quy chế của luật pháp quốc gia đối với an tồn ơtơ, các chất cháy, kiểm dịch động vật, thực vật, mức độ phóng xạ của
các sản phẩm điện tử Hải quan Mỹ còn có nhiệm vụ thi hành luật kiểm soát xuất
khẩu mà mục tiêu là ngăn chặn việc xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang các nước thù địch
Ở Việt Nam hiện nay cơ quan Hải quan, thông qua việc làm thủ tục hải quan và thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan, cũng có nghĩa vụ đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, quá cảnh theo đúng các quy định của Nhà nước: các chế độ về giấy phép và hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; các chế độ về thuế và nghĩa vụ tài chính khác; chế độ xuất khẩu, nhập khẩu tiền Việt Nam; các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định
về tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường, an toàn thực phẩm, sức khoẻ người tiêu dùng ;
các quy định về xuất xứ hàng hoá, về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Như vậy, lịch sử hình thành của hoạt động hải quan là gán liên với việc thu thuế một nguồn thu không thể thiếu với ngân sách nhà nước Để thu thuế người ta
phải đặt ra các nguyên tác tính thuế sao cho phù hợp, ban đầu nó chỉ mang tính cục
bộ đối với từng vùng từng quốc gia dân dân do nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế nó được cộng đồng các quốc gia xây dựng những quy tác, chuân mực chung được thừa
nhận rộng rãi
Trang 16Điều 5Š Luật hải quan nước Cong hoa nhân dân Trung hoa quy định: Giá tính
thuẻ đối với hàng hóa xuất khâu, nhập khẩu do Hải quan kiểm tra, xác định trên cơ sở giá hợp đồng của hàng hóa đó Khi giá hợp đồng không thể xác định được thì giá tính
thuế do hải quan xác định theo quy định Giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu bao
gồm giá hàng hóa, các phí có liên quan đến vận chuyển hàng hóa và phí bảo hiểm:
giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm giá hàng hóa, những phí có liên quan đến vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát trong nội địa đến cửa khẩu xuất và
phí bảo hiểm nhưng nếu trong đó bao gồm cả mức thuế xuất khẩu thì phải được khấu
trừ Giá tính thuế đối với vật phẩm xuất nhập khẩu do hải quan xác minh theo quy
định của pháp luật
Luật Hải quan nước Cộng hòa Inđônêxia năm 1995 quy định chương TII về thuế suất và trị giá hải quan, trong đó trị giá hải quan được quy định cụ thể tại Điều 15 Phần II chương này Nội dung này hoàn toàn hướng dẫn thứ tự áp dụng các biện pháp xác định trị giá hải quan như quy định của Hiệp định trị giá GATT 1994 cụ thể
như sau: 1) Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu là trị giá giao dịch; 2) Nếu trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu không xác định được theo quy định của khoản 1, thì trị giá hải quan là trị giá giao dịch của hàng hóa cùng loại; 3) Nếu trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu không xác định được theo quy định của khoản I và 2,
thì trị giá hải quan là trị giá giao dịch của hàng hóa tương tự; 4) Nếu trị giá hải quan
của hàng hóa nhập khẩu không xác định được theo quy định của khoản 1, 2 và 3, thì
trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định dựa theo phương pháp suy đoán: 5) Nếu trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu không xác định được theo quy
định của khoản 1, 2, 3 va 4, thi trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định dựa theo phương pháp tính toán; 6) Nếu trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu không xác định được theo quy định của các khoản từ I đến 5, thì trị giá hải quan của
hàng hóa nhập khẩu được xác định dựa theo các biện pháp hợp lý phù hợp với các
nguyên tác và các quy định đã nêu tại các khoản từ 1 đến Š trên cơ sở các dữ liệu hiện
có trên lãnh thổ hải quan và chịu những hạn chế nhất định; 7) Các quy định về trị giá hải quan đối với việc tính thuế nhập khẩu sẽ do Bộ trưởng hướng dẫn chỉ tiết thí hành
Điều 71 Luật Hải quan năm 2001 và Luật sửa đối, bổ sung một số điều của
Luât Hải quan năm 2005 của Việt Nam quy định trí giá hai quan duoc str dung lam ! q : quy di LỆ q : "ng
Trang 17cơ sở cho việc tính thuế và thống kẻ hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu Trị giá hải quan đói với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được xác định theo quy định của Luật thuế xuát khẩu thuế nhập khẩu năm 2005 Theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì trị giá hải quan để phục vụ hai mục đích là tính
thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và thống kê đối với hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu và hướng dân cụ thể về hai vấn đề này
Từ những phân tích ở trên có thể đưa ra khái niệm trị giá hải quan: Trị giá hải quan là trị giá của hàng hoá xuất khẩu nhập khâu được xác định theo mục đích quản ly hat quan Hay trị giá hái quan còn được gọi là trị giá tính thuế của hàng hoá xuất
khâu nhập khẩu là cơ sở để cơ quan Hải quan tính và thu thuế một cách chính xác
Trị giá hải quan được hiểu với nghĩa rộng hơn trị giá hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu Trị giá hải quan được xác định không chỉ để tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu mà còn phục vụ mục đích thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hay còn gọi là trị giá thống kê được xác định theo nguyên tắc sau: đối với hàng hoá thuộc đối tượng chịu
thuế, trị giá thống kê được xác định dựa trên trị giá tính thuế đã được xác định theo
các nguyên tắc và phương pháp được pháp luật quy định; Đối với hàng hố khơng
thuộc đối tượng chịu thuế, xét miễn thuế hoặc không xác định được trị giá tính thuế
theo quy định tại Điều 4 Nghị định 40/2007/NĐ-CP thì trị giá thống kê là trị giá do
người khai hải quan khai báo theo nguyên tác sau: Đối với hàng hoá nhập khẩu, trị
giá thống kê là giá bán tại cửa khẩu nhập đầu tiên (giá CIF); Đối với hàng hoá xuất
khẩu, trị giá thống kê là giá bán tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF) Bộ Tài chính
quy định cụ thể việc thu thập, xử lý, sử dụng và lưu trữ trị giá thống kê 1.1.2 Vai trò của trị giá hải quan
Trong hệ thống thuế quan hiện đại ngày nay đa số các nước trên thế giới đều
áp dụng hình thức đánh thuế theo giá trị hàng hoá khi nhập khẩu vào quốc gia họ hay còn gọi là hình thức tòng giá
Từ đó dân đến hoạt động xác định trị giá hai quan của hàng hố khi nhập khâu
tại mơi quốc gia không chỉ liên quan trực tiếp đến nguồn thu bổ sung ngân sách (thuế
xuất khẩu nhập khẩu) liên quan tới chính sách kinh tế, bảo vệ sản xuất nội địa mà
Trang 18còn có vai trò to lớn anh hường trực tiếp tới mối quan hệ thương mại, ngoại giao gutta các quốc gia với nhau
Xét điều kiện thực tế nên Kinh tế của Việt Nam hiện nay, một nên kinh tế mở đang phát triển, đang từng bước hoà nhập vào hệ thống kinh tế phát triển của thế giới
buộc chúng ta phải làm quen với các tập quán thương mại, các quy luật vận động của nen kinh tế thị trường, các luật lệ giao thương giữa các nước trong hệ thống toàn câu và như vậy trong vô số luật lệ quan trọng cần thiết đó thì việc xác định trị giá hải quan cực kỳ quan trọng, là điểm kết nối cho hoạt động giao thương giữa Việt Nam và các nước, đẻ cộng đồng quốc tế thấy rõ các chính sách cải cách, đổi mới và
mong muốn phát triên của Chính phủ Việt Nam
Vai trò của trị giá hải quan quan trọng nhất vân là mục đích thu thuê liên quan
đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và thể hiện được vai trò của nó thông qua vai trò của các loại thuế này (chủ yếu trong đó là thuế xuất khẩu, nhập khẩu) Thuế xuất
khẩu, nhập khẩu có tên gọi chung mà các nước thường dùng là thuế quan (Custom duty) là một biện pháp tài chính mà các nước dùng để huy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và can thiệp vào quá trình hoạt động ngoại thương, buôn bán, trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các quốc gia theo những mục đích nhất định Thuế xuất, nhập khẩu là bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại gắn liền với cơ chế quản lý xuất nhập khẩu của một quốc gia Các nước phát triển đều nhấn mạnh đến công cụ thuê quan trong điều chính hoạt động ngoại thương Công cụ ngoại thương của các nước này được sử dụng nhằm hai mục đích chính: động viên nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà nước va bao ho nén san xuất trong nước Thuế quan muốn phát huy được vai trò của mình thì phụ thuộc nhiều vào hoạt động xác định trị giá hải quan vì các trường hợp gian lận vẻ thuê chủ yếu là thông qua gian lận trị giá
Thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hố từ nước ngồi nhập
khẩu vào môi quốc gia hoặc từ khu chế xuất vào thị trường thuộc lãnh thổ quốc gia
đó Thuế xuất khẩu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất khẩu ra khỏi biên
giới quốc gia hoặc vào các khu chế xuất Bản chất của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu, đánh vào hàng hoá xuất (nhập) khẩu làm tăng chỉ phí của
Trang 19nước mà thuê quan giữ vị trí khác nhau trong việc tạo lập nguồn thu cho ngân sách Đối với các nước phát triển, số thu từ thuế chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong tổng thu ngân sách (chỉ từ 1-Š%) Còn ở các nước đang phát triển thì thuế xuất, nhập khẩu luôn đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ góp phần bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu Lịch sử phát triển kinh tế xã hội thế giới đã chứng minh rằng: cho đến nay, không một quốc gia nào không sử dụng công cụ thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước Vấn đẻ là bảo hộ rất khác nhau giữa các nước Ở
các nước phát triển, người ta hạ thấp hoạc xoá bỏ hàng rào thuế xuất khẩu, nhập
khẩu.Việc giảm thuế xuất khẩu, nhập khẩu được thực thi một cách nhanh chóng đối với hàng hố cơng nghiệp Thuế nhập khẩu thường chỉ được sử dụng trong một số
trường hợp cần thiết để bảo hộ cho các sản phẩm nông nghiệp Đối với các nước đang
phát triển, thuế nhập khẩu được sử dụng như một hàng rào đắc lực nhất che chắn cho sản xuất trong nước phát triển, chống lại sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu từ nước ngoài Bên cạnh việc sử dụng thuế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước, các
nước còn sử dụng thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu để khuyến khích xuất khẩu thông
qua việc không thu thuế hoặc áp dụng thuế suất bằng 0%; hạ thấp, không thu, miễn
thuế, hoàn thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu dùng để gia công xuất khẩu hoặc sản xuất xuất khẩu
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ để kiểm soát hoạt động ngoại
thương Thông qua thuế, Nhà nước thực hiện điều chỉnh cơ cấu xuất khẩu, cơ cấu nhập khẩu theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của mình trong từng giai đoạn
phát triển Nhà nước sử dụng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để điều tiết hoạt động
xuất nhập khẩu, cân bằng cán cân thương mại quốc tế, tăng dự trữ ngoại tệ cho đất nước, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại
Trang 20theo quy định tại Quyết định 09/2006/QĐ-BTC, Theo biểu cam kết gia nhập WTO Việt Nam cũng sẽ cat giam thuế với khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35.5% số dòng của biếu thuế) Nhưng tự do hóa thương mại làm cho lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khâu và kim ngạch tăng mạnh, do đó thuế nhập khẩu trên lộ trình cát giảm của Việt Nam văn là nguồn thu quan trong cho ngân sách nhà nước Từ việc xác định được vị trí và vai trò của thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu trong nền kinh tế đất nước là bảo hộ sản xuất trong nước, tăng thu cho ngân sách, góp phân tạo môi trường cạnh tranh bình đảng cho các doanh nghiệp Nhưng nếu hoạt động trị giá không phát huy được vai trò của nó khi mà hàng hóa nhập khẩu bị gian lận trị giá còn rất thấp thì việc bảo hộ sản xuất trong nước và tăng thu cho ngân sách khó đạt được mục tiêu đề ra
1.2 Một số cách xác định giá tính thuế nhập khẩu đã áp dụng trên thế
giới
Vì tầm quan trọng của chính sách thuế xuất khẩu nhập khẩu việc nghiên cứu xây dựng các phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu mang tính
chuẩn mực, thống nhất trên phạm vi quốc tế đã được đông đảo quốc gia đặc biệt quan
tâm Dưới đây người viết luận văn xin được đề cập tới một số cách xác định trị giá tính thuế đã được áp dụng trên thế giới trong quá trình hình thành các phương pháp xác định trị giá theo Hiệp định trị giá GATT/WTO được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi hiện nay
1.2.1 Giá thị trường trong nước hiện hành (CV)
Đây là một phương pháp do Anh đưa ra vào đầu thế kỷ XX và được coi là để
bao hộ hàng hóa được sản xuất tại Anh và bán tại các nước thuộc địa Trị giá tính thuế dựa trên giá buôn bán tại thị trường nước xuất khẩu Hải quan New Zealand áp dụng phương pháp này đến trước khi hiệp định trị gia WTO duoc ap dung Hé thong xác định trị giá này được các nước thuộc đế quốc Anh áp dụng bao gồm Canada, Úc, Nam Phi cùng thời điểm với New Zealand Hiện nay, phương pháp này không còn
được áp dụng vì sự bất bình đảng và không phù hợp với yêu cầu của cộng đồng quốc tế Các nước Anh, Úc, Canada và Nam phi đều đã trở thành thành viên của WTO từ
Trang 211.2.2 Gia thị trường hợp lý
Phương pháp này tương tự phương pháp giá thị trường trong nước hiện hành (CI2V) nhưng được coi là có tính lĩnh hoạt hơn, trong việc xác định giá nào được colI là giá thị trường hợp lý và quy định về việc tính trị giá đó trong cơ quan Hải quan có thấm quyền đáng kể Nước được coi là cuối cùng trong việc thực hiện phương pháp này ở khu vực Thái Bình Duong 1a Philipine Philipine là thành viên WTO từ 01/01/1995 và là một trong những thành viên sáng lập ASEAN vào năm 1967, vì vậy
kinh nghiệm thực tiên của Philipin về trị giá hải quan đã trải qua một quá trình khá
đài so với một số nước trong khu vực Đông Nam á
1.2.3 Hệ thống giá bán của Mỹ
Đây là một phương pháp xác định trị giá được áp dụng đối với một số lượng hạn chế các loại hàng hóa nhập khẩu Trị giá hải quan dựa trên giá sản phẩm cạnh tranh tại Mỹ Nhà sản xuất trong nước gián tiếp kiểm soát trị giá được áp dụng cho
hàng hóa của đối thủ cạnh tranh của mình 1.2.4 Phương pháp dùng giá tối thiểu
Theo phương pháp này, cơ quan Hải quan đưa ra giá tối thiểu cho tất cả các loại hàng hóa nhập khẩu mà có thể không phản ánh giá thực tế của hàng hóa đó
Phương pháp này rất phổ biến ở các nước kém phát triển vì nó dễ thực hiện và thu
được nhiều thuế
Trước đây Việt Nam cũng sử dụng phương pháp này để xác định giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo một
bảng giá có sẵn, trong đó hàng nhập khẩu thuộc danh mục Nhà nước quản lý giá có sẵn mức giá cứng để tính thuế, những mặt hàng còn lại nếu giá quá thấp hoặc không đủ điều kiện cũng bị tính thuế theo Bang giá kiểm tra Bát đầu từ khi Thông tư
87/2004/TT-BTC ngày 31-8-2004 của Bộ Tài chính có hiệu lực thì giá tính thuê hàng
nhập khẩu được xác định theo giá giao dịch thực tế thay vì dựa vào Bảng giá tối thiểu, Bảng giá kiểm tra
Việc cải cách về công tác trị giá cũng đã được chuẩn bị dần từng bước, từ cuối năm 2003, hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một số nước đã được xác định trị giá
Trang 22dựa trên giá mua bán theo nguyên tác của Hiệp định trị gid GATT/WTO
Dù không có bảng giá để “ap” vao hang hoa nhap song tính thuế theo GATT cùng Không phải dựa hoàn toàn vào giá khai báo của doanh nghiệp trên hợp đồng
hoạc hóa đơn thương mại Hải quan không chỉ phải có trình độ để nhận biết giá khai
bao có đúng với giao dịch thực tế hay không, mà quan trọng nhất là có đủ thông tin từ nhiều nguồn để đối chiếu, so sánh Việc xác định trị giá theo GATT đến nay đã đạt
được những kết quả tốt nhưng vàn còn nhiều hạn chế, khó khăn nhất là hệ thống
thông tin chưa phong phú, thiếu cập nhật, thời gian tới sẽ được khác phục
1.2.5 Phương pháp xác định tri giá theo giá thực tế tại nước nhập khẩu
Phương pháp này được áp dụng ở một số nước kém phát triển ở Châu Á Trị
giá tính thuế dựa trên giá buôn của hàng hóa nhập khẩu khi được bán ở nước nhập khẩu trừ đi 15% Điều này có nghĩa là thuế được tính theo trị giá được xác lập tại nước nhập khẩu sau khi hàng hóa đã được nhập khẩu Việc này gây khó khăn cho cơ
quan Hải quan, khi một bộ hồ sơ về những giá đã được chấp nhận trước đó đang được
lưu giữ cho phép nhà nhập khẩu khai báo giá thực tế Thuế hải quan được tính trên trị
giá đã bao gồm cả các khoản phí hải quan và được tính vào giá buôn
1.2.6 Dinh nghia Brussel vé tri gia (BDV)
Với mục tiêu tạo ra một hệ thống xác định trị giá hải quan công bằng, ổn định
và trung lập, năm 1947 các nước thuộc Liên minh Châu Âu đã thành lập nhóm
Nghiên cứu trị giá hải quan Nhiệm vụ cụ thể của nhóm này là dự thảo một định
nghĩa về trị miá hải quan dựa trên cơ sở các nguyên tác của Điều VI Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATTT) và nghiên cứu các phương pháp xác định trị giá Trên cơ sở các nghiên cứu của nhóm, ngày 15/12/1950, các nước tham gia Hội nghị quốc tế về trị gid hai quan hop tai Brussels (thủ đô vương quốc Bì) đã ký kết Hiệp
định về Trị giá hàng hóa theo mục đích hải quan (thường được gọi là Định nghĩa
Brussels về xác định trị giá (Bruxells Definition of Value) viết tắt là BDV) Ngày
28/7/1953, BDV bát đầu có hiệu lực và tính đến năm 1970 (thời kỳ được xem là
"hoàng Kim” nhất của BDV) đã có 33 nước tham gia ký kết và khoảng 70 nước công nhận áp dụng chính thức BDV làm hệ thống xác định trị giá hải quan của quốc gia mình trong đó phổ biến nhất là tại các nước Tây Âu như Anh, Pháp Đức, ý, Bỉ Tây
|7
Trang 23Ban Nha, Bo Dao Nha
Theo Định nghĩa Brussels, tri gia hai quan la mức giá thông thường mà hàng hóa sẽ được bán được xem xét trong điệu kiện cạnh tranh đầy đủ có xét đến thời gian bán hàng địa điểm bán hàng và số lượng, cấp độ thương mại của giao dịch bán hàng
So với Dieu VII cua GATT thi BDV có nhiều ưu điểm hơn do đã có các hướng
dan áp dụng cụ thể, chỉ tiết hơn, đặc biệt là đã đẻ cập đến các yếu tố có quan hệ trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa như thời gian, địa điểm, số lượng cấp độ thương mại, các chị phí khác có liên quan và các thông lệ thương mại quốc tế khác
Tuy nhiên, bước vào những năm 70 của thế kỷ 20, trong điều kiện nền kinh tế thế
giới phát triển theo hướng quốc tế hóa ngày càng mạnh mẽ, hoạt động thương mại quốc tế phát triển ngày càng cao thì BDV đã bộc lộ những nhược điểm lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn Nhược điểm lớn nhất của BDV xuất phát ngay từ bản thân khái niệm về trị giá hải quan của hàng nhập khẩu: là mức giá thông thường mà hàng hóa ®sể được bán”-một quy định khá trừu tượng và được xác định ngay cả trong trường hợp trên thực tế không diễn ra giao dịch bán hàng Chính từ khái niệm trừu tượng,
chưa rõ ràng đó đã dần đến một số quy định liên quan cũng thiếu cụ thể và thiếu
chuẩn xác Bên cạnh đó, BDV đã chưa bao quát hết các chỉ phí khác có liên quan đến
trị giá tính thuế cũng như đã không dự liệu trước để loại trừ các yếu tố "gây nhiều” đến độ chính xác của giá cả khi người nhập khẩu và người xuất khẩu có ý định thông
đồng với nhau để trục lợi Do những tồn tại trên mà việc xác định trị giá Hải quan
theo BDV đã dẫn đến khó khăn, bất đồng giữa các nước và thường phát sinh nhiều
tranh chấp phức tạp từ đó nhiều quốc gia áp dụng BDV trước đây đã chuyển sang áp dụng Hiệp định trị giá GA TT 1994
1.3 Tông quan về hiệp định trị giá GATT 1994
1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển của Hiệp định trị giá GATT 1994
Bước vào kỷ nguyên công nghiệp, khi sự giao lưu quốc tế trong thương mại giữa các quốc gia được xem như yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát
triển của nền kinh tế từng nước người ta nhận ra được tầm quan trọng của hệ thống
Trang 24thong thuế tính trên giá trị hàng hoá Để giải quyết thông nhất tình trang trên, các nhóm nước có nền kinh tế phát triển đã nghiên cứu áp dụng có hiệu quả hệ thống xác định trị giá quốc tế thay thế cho hệ thống xác định trị giá không ốn định trước đó; và
nam 1947 tai Gionevo, lan đầu tiên các nguyên tác cơ bản về xác định trị giá hải
quan đã ra đời được thể hiện trong Điều VỊT của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATTT) tại Hội nghị của Liên Hợp quốc về vấn đề thương mại và việc
làm
Hiệp định thực hiện Điều VII (trị giá hải quan) của Hiệp định chung về thuế
quan và thương mại 1994 là một trong số chùm hiệp định thương mại cụ thể cấu tạo nên Hiệp định tổng thể WTO Hiệp định WTO bắt nguồn từ GATT Mục tiêu ban đầu của WTO là giám sát và khuyến khích các quốc gia thành viên cắt giảm thuế quan trong xu hướng tảng cường thương mại quốc tế Từ những ngày đầu thành lập GATT vấn đề này đã trở thành mục đích chính của các vòng đàm phán Trong thời gian diễn ra vòng đàm phán Uruguay các quy tác về thương mại đã được mở rộng sang cả lĩnh
vực dịch vụ như ngân hàng và các thiết chế tài chính tương tự, công ty bảo hiểm các
hàng tư vấn quản lý và kế toán Các quy tắc mới này cũng là một phần của cơ cấu
WTO Hiệp định GATTT là một thỏa thuận giữa các quốc gia tham dự vào thương mại thế giới, đồng ý thiết lập các hệ quy tắc cụ thể và được mọi thành viên phê chuẩn Bởi
vì WTO (và GATT trước đó) được thành lập đã thừa hưởng các quy tắc về thuế quan
và thương mại, tổ chức này ủy nhiệm cho cơ quan Hải quan các nước, thông thường
đóng vai trò chính trong việc kiểm soát cơ cấu thuế quan và thực thi kiểm soát việc di chuyển hàng hóa và người Các quy tác WTO bao hàm rất nhiều lĩnh vực và được nêu
cụ thể trong Hiệp định tổng quát dưới nhiều điều khoản và phụ lục như: một số quy tác đề cập trực tiếp đến thương mại hàng hóa đặc biệt; một số quy tác về thực tiên
thương mại cụ thể ví dụ như chống bán phá giá, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; một số
quy tắc về điều chỉnh các vấn đề thuế quan như trigiá, xuất xứ
Dieu VII Hiép dinh tri gid GATT da dé ra được những nguyên tac chung trong
việc xác định trị giá hải quan cụ thể như sau:
Trang 25- Nguyen tác 2: Xác định trị giá hai quan không được căn cứ vào trị gia của hàng hoá được sản xuất tại nước nhập hoặc trị giá hư câu, áp đặt
- Nguyên tác 3: trị giá hải quan phải là giá mà với mức giá hàng hoá đó hoặc hàng hoá tương tự được bán trong kỳ kinh doanh bình thường, với điều kiện cạnh tranh không hạn chế
Đến giữa nam 1949, văn bản về định nghĩa trị giá hải quan đã được hoàn thành dựa trên các nguyên tắc của Điều VII GATT
Ngày 15/12/1950, các nước tham gia hội nghị quốc tế về trị giá hải quan họp tại Brussels đã nhất trí chấp nhận các định nghĩa về trị giá do liên mình hải quan Châu Âu đề xuất - người ta gọi đó là *các định nghĩa Brussels vẻ xác định trị giá” và thời hạn thực hiện là 28/7/1953
Dinh nghia Brussels (BDV) được xây dựng dựa trên khái niệm khái niệm coi trị giá Hải quan của hàng hoá là giá của hàng hoá nhập khẩu sẽ bán được, các nhân tố chủ yếu của định nghĩa này là giá bán, thời gian, địa điểm, số lượng và cấp độ thương mại
Trải qua nhiều năm áp dụng, các nước tham gia không ngừng tăng lên và đạt đến số thành viên là 33 nước vào cuối năm 1970 Giai đoạn từ 1973-1979, kinh tế thế giới phát triển nhanh làm xuất hiện nhiều hình thái trao đổi mua bán khá phức tạp, có
thể thấy rõ BDV trong thời kỳ này đã bộc lộ những nhược điểm không thể khác phục vì không còn phù hợp với tình hình thương mại quốc tế Đây là thời kỳ quan trọng điền ra nhiều cuộc hội đàm thương mại đa phương về GATTT đã diễn ra tại Gionevo
1993 Két qua dat được của vòng đàm phán này đã tạo thành một trong những sự kiện thương mại quan trọng nhất của thời đại, trong hàng loạt các sự thoả thuận đạt được Mục tiêu tổng thể của WTO là đảm bảo cho mọi quốc gia thành viên được hưởng lợi
ích từ việc lưu chuyển hàng hóa tự do trên khắp thế giới hay còn gọi là "tạo thuận lợi cho thương mại” Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATTT trong đó có Diéu VII dé cập đến trị giá hải quan được thành lập trên các nguyên tắc đã được xác
nhận Trải qua nhiều vòng đàm phán đến vòng đàm phán Tokyo (1973-1979) đã xếp
trị giá hải quan vào nhóm các rao can phí thuế quan vì mỗi quốc gia đều có thực tiên
Trang 26quan Hai quan phar bao dam ap dụng hệ thông xác định thuê tính theo trị giá, tránh phân biệt đối xử giữa các nhà nhập khâu khác nhau Vì vậy, tất yếu phải xây dựng một hệ thông xác định trị giá mới, kết quá là Hiệp định thực hiện Điều VỊI của GATT ra đời hay còn gọi là Hiệp định trị giá GATTF (Hiệp định này có hiệu lực từ năm 1981) Hiệp định trị giá GATT dựa trên nguyên tác công bằng trung lập và đối xử
thống nhất, được thiết kế trên các tiêu chí đơn giản và hợp lý nhằm mục đích tạo
thuận lợi cho thương mại Với nội dung bao gồm 4 chương, 33 điều khoản được các nước tham gia ký kết vào ngày 12/4/1979 tại Giơnevơ Thuy Sĩ thì Hiệp định về thực
hiện Điều VỊI của GATTT thiết lập nên một hệ thống xác định trị giá Hải quan tiên
tiên đưa trên giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán của hàng hoá nhập khẩu
Den ngay 15/4/1994 tai Marrakesh Hiệp định này đã được bổ sung sửa đổi thành "Hiệp dinh tri gid GATT 1994” voi nội dung gồm 4 Chương và 24 Điều khoản
1.3.2 Noi dung Điều VII Hiệp định chung về thuế quan và thương mại của WTO
Kết cấu chung của Hiệp định gồm giới thiệu chung, lời nói đầu, 4 phần, 3 phụ
lục và Nghị định thư
Phần I: Từ Điều | - Điều 17: Những quy tác xác định trị giá hải quan Phần II: Từ Điều 18- Điều 19: Thị hành, tham vấn và giải quyết tranh chấp Phân III: Điệu 20: Xử lý đặc biệt và xử lý khác biệt
Phần IV: Điều 21- Điều 24 các điều khoản cuối cùng
Phụ lục I: Các chú giải
Phục lục II: Ủy ban kỹ thuật về xác định trị giá hải quan Phu lục HI: Quyền bảo lưu
Toàn bộ sự thỏa thuận giữa các nước thành viên tham gia GATTT về vấn đẻ xác
định trị giá hải quan được thể hiện trọn vẹn trong Điều VỊI của GATTF Điều này quy
Trang 27khong được lay giá trong nước nhập khâu hoặc giá phỏng đoán, giá hư cấu để làm căn cứ tính thuế Cá ca thực tế của hàng hóa là gia bán của chính hàng hóa đó hoặc hàng hóa giống hệt (cùng loại) trong điệu kiện bình thường có cạnh tranh tại thời gian và địa điểm nào đó do luật pháp nước nhập khẩu quy định: cùng trong điều kiện này quy định khi xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu không được
tính tất cả mọi sắc thuế mà nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu áp dụng đối với sản
phẩm sản xuất trong nước xuất khẩu áp dụng đối với sản phẩm sản xuất trong nước
nhưng miễn đối với hàng hóa đang cần xác định trị giá (sản phẩm xuất khẩu của nước đó), hoặc sắc thuế đã hay sẽ được hoàn thuế
Trong vấn đẻ quy đổi tỷ giá khi xác định trị giá Hải quan phải quy đổi ngoại tệ thành đồng tiền nước mình với tỷ giá quy đối phù hợp với quy định trong Hiệp định của Quỹ tiền tệ quốc tế, hoặc căn cứ và tỷ giá mà Quỹ tiền tệ quốc tế thừa nhận, hoặc
dựa vào quy định trong Hiệp định ngoại hối Nếu không có tỷ giá đã quy định hoặc được chấp nhận thì tỷ giá quy đổi phải phán ánh đúng giá trị hiện hành của đồng tiền
ấy trong giao dịch thương mại
Khi sử dụng giá trị hàng hóa làm căn cứ thu thuế và thu các phụ phí khác hoạc
thực hiện hạn chế thì căn cứ của phương pháp xác định trị giá phải ổn định và phải
công bố rộng rãi để các nhà doanh nghiệp biết có thể dự đoán trị giá hải qua một
cách hợp lý
1.3.3 Mục dích và nguyên tắc xây dựng Hiệp định trị giá GATT 1994 Trong phần mở đầu của Hiệp định đã cho các thành viên hiểu rõ những hướng
dân chung rộng rãi giúp cho việc nhận thức của họ về các quy tác trong Hiệp định,
giới thiệu các nguyên tác cơ bản và mục đích của Hiệp định trị giá GATT 1994: - Hiệp định trị gid GATT 1994 la thanh quả của nhiều cuộc đàm phán thương
mại đa phương trước đó
- Hiệp định là một bộ phận quan trọng nhằm tạo ra một hệ thống trị giá Hải
quan đồng nhất để thúc đẩy thương mại quốc tế
- Hiệp định còn thể hiện ý đồ nhằm cải tiến các phương pháp xác định trị giá
đẻ hòa hợp với việc xử lý hàng hóa xuất khẩu công bang hon
Trang 28- Nor dung Dieu VIE cua GATT 1994 co tinh chat chung nhat va tao cho moi nước một hành lang rộng nhằm bảo hộ nền công nghiệp trong nước nhập khẩu Chính quan điểm này đã biến trị giá hải quan thành hàng rào phi thuế quan trong thương mại Mục đích chính được đề ra trong vòng đàm phán Tokvo là đẩy mạnh giao dịch ngoại thương, loại bỏ những hàng rào phi thuế quan
- Hiệp định còn nhãn mạnh việc xem xét tôn trọng mối quan hệ giao dịch giữa người mua và người bán, đồng thời sử dung tri gid giao dich làm cơ sở cho việc xác định trị giá hải quan khi trị giá đó phù hợp, trong trường hợp phương pháp trị giá giao dịch không sử dụng được thì việc tính trị giá hải quan bằng phương pháp khác cũng phải tuân theo các thông lệ thương mại
- Hiệp định còn thể hiện một cách khách quan trong hoạt động xác định trị giá
thông qua việc các nước thành viên phải áp dụng các điều khoản một cách đồng đều trên tất cả các quốc gia, không có sự phân biệt giữa các nguồn cung cấp
- Hiệp định yêu cầu các nước thành viên không thực hiện hành vi tăng thuế nhập khẩu thông qua việc xác định trị giá hàng nhập khẩu do giá giao dịch đó quá
thấp mà phải áp dụng luật chống bán phá giá nếu cho rang đã xảy ra việc bán phá
giá
Như vậy, trị giá hải quan với tư cách là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu được xác định theo mục đích quản lý hải quan Hiện nay, trị giá hải quan chủ
yếu đóng vai trò thúc đẩy tự do thương mại, quy định về xác định trị giá hải quan ở mỗi quốc gia thể hiện chính sách hội nhập kinh tế của nước đó đồng thời cũng đóng HIỘt Vai trò quan trọng trong việc bao ve san xuất nội địa Trên thế giới đã từng tôn tại nhiều cách xác định trị giá khác nhau, tuy nhiên những phương pháp đó ngày càng
bộc lộ những nhược điểm và nhường chỗ cho các phương pháp tối ưu hơn Các phương pháp xác định trị gia hai quan cua GATT duoc sự đồng thuận của nhiều quốc gia do nó được xây dựng trên cơ sở bình đảng, vì lợi ích chung, nội dung thể hiện tính
minh bạch, rõ ràng và dễ áp dụng Chương tiếp theo sẽ đi vào nghiên cứu cụ thể những vấn đề mang tính nội dung sau hơn về các phương pháp này
Trang 29CHUONG 2
CO SO PHAP LY XAC DINH TRI GIA HAI QUAN
2.1 Các quy định về xác định trị giá hải quan của Hiệp định trị giá GATT
2.1.1 Quan lý trị giá hai quan
Đặc điểm để phân biệt hệ thống xác định trị giá hải quan WTO và các hệ thông xác định trị giá khác là Hiệp định trị giá WTO đòi hỏi Chính phủ phải phê
chuẩn các quy định quản lý để đạt được những mục đích cao hơn nữa về tạo thuận lợi cho thương mại Đối với nhiều quốc gia các phương pháp xác định trị giá không phải là vấn đề khó giải quyết, mà vấn đề là ở chỗ những thay đổi song hành với việc áp dụng một hệ thống trị giá mới, trong các thủ tục quản lý cần thiết cho hiện đại hóa
hai quan, phi: hop với các cam kết quốc tế
2.1.1.1 Hệ thống tự tính thuế
Một trong những điểm can ban quan trọng nhất trong quản lý hải quan hiện đại là việc chia sẻ trách nhiệm về thủ tục khai báo và tính thuế Nhằm tăng cường khả
năng hoạt động của mình, cơ quan Hải quan phải chia sẻ gánh nặng quản lý đối với
mọi nhà nhập khẩu trong cộng đồng doanh nghiệp
Hệ thống tự tính thuế là vô cùng quan trọng đối với việc khai báo trực tiếp, thông tin này chuyển đến hệ thống mạng của Hải quan cho phép phân tích cụ thể hơn
về tình trạng nhập khẩu, đồng thời nó giải phóng công chức hải quan khỏi các hoạt
động kiểm tra phức tạp Nó cũng quy định trách nhiệm cho người khai hải quan về
tính chính xác của thông tin được cung cấp
Hệ thống tự tính thuế là một thủ tục cần thiết đối với hoạt động thực tiền của hệ một hệ thống quản lý hải quan hiện đại
2.1.1.2 Các nguyên tác kế toán được chấp nhận chung
Dé bo sung cho hệ thống tự tính thuế thì một trong những nguyên tắc cơ bản của mọi thông tin cần thiết phục vụ cho việc xác định trị giá đều phải sẵn có ở nước
nhập khẩu Bất cứ thông tin tài chính nào được sử dụng để xác định trị giá hải quan
Trang 30phải được chuẩn bị và xác nhận phù hợp với các nguyên tác kế tốn được cơng nhận tai nước nhập khẩu
2.1.1.3 Các dữ liệu khách quan và có thể định lượng được
Sử dụng dữ liệu khách quan và định lượng được tạo nên sự khác biệt giữa hệ thông xác định tri gia theo Hiệp định trị giá GATTT 1994 và các hệ thống xác định trị
giá khác Mọi khai báo hải quan đều phải dựa trên các bàng chứng cụ thể để xác
định, nếu không cung cấp được các bảng chứng cụ thể thì trị giá khai báo sẽ bị bác
bỏ Người nhập khẩu phải khai báo một khoản tiền cụ thể và phải cung cấp hóa đơn
thương mại hoặc chứng từ khác chứng tỏ rằng khoản tiền đó đã được tính và đã được thanh toán
2.1.1.4 Các văn kiện của Ủy ban kỹ thuật về trị giá hải quan thuộc WCO Các văn kiện của Ủy ban kỹ thuật vẻ trị giá hải quan thuộc WCO gồm: ý kiến
tư vấn, bình luận, chú giải, tình huống nghiên cứu có chức năng giải thích các thông lệ , nhằm đảm bảo áp dụng thống nhất trong hệ thống pháp luật quốc gia Các hướng
dan này bản thân nó không có giá trị pháp lý bát buộc nhưng nó rất hữu ích vì nó được đúc rút từ những kinh nghiệm trong lĩnh vực trị giá, là sự giải thích thống nhất,
tổng hợp tránh tình trạng có sự hiểu khác nhau giữa doanh nghiệp và hải quan
2.1.2 Tinh minh bach trong cong tac quan ly tri gia hai quan
WTO yêu cầu để thực hiện Hiệp định trị giá các quốc gia thành viên phải đưa các quy định của Hiệp định vào thực tiên quản lý nhằm tạo thuận lợi cho thương mại
liên quan đến công tác xác định trị giá Vấn để mình bạch cũng là một vấn đề cơ bản
của công tác quản lý trị giá hải quan theo Hiệp định trị giá GATT 1994 Trên thực tế ta đã thấy hệ thống BDV không được công nhận rộng rãi do bản thân nó thiếu tính
mình bạch
Về mặt nguyên tác, mình bạch trong việc xác định trị giá hải quan có ý nghĩa là trị giá của hàng nhập khẩu phải được xác định dựa trên các nguyên tắc rõ ràng
chính xác và tuân thủ các quy tác Trị giá luôn có cơ sở thực tế và được luật quy định
dựa trên các bằng chứng cụ thể
Theo định nghĩa Brussels, trị giá vẫn được coi là ước chừng thường dựa trên sự
Trang 31đánh giá chủ quan dựa vào hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoạc tương tự, hệ thống nay đã bộc lộ rất nhiều điểm yếu Để tìm ra hàng hóa nhập khẩu giống hệt và tương
tự là rất khó khăn Vì vậy, BDV dựa trên suy đoán nhiều hơn là thực tế, điều này tất
yeu dan đến sự bất đồng giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp trong việc đưa ra kết quả xác định trị giá cuối cùng Để khác phục những van đề đó và nhằm loại bỏ những
vân đề tồn tại trong thương mại có liên quan đến việc xác định trị giá hai quan như
một rào cản phì thuê quan thì Hiệp định trị giá GATT 1994 ra đời
Đưa ra một hệ thống phương pháp xác định trị giá mình bạch là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng Sự minh bạch ở đây sẽ thúc đẩy tính để đoán trước, chắc chăn và hợp lý Hệ thống pháp luật, quyết định hành chính cá biệt có liên quan đến việc áp dụng Hiệp định trị giá GATT 1994 phải được bàn hành phù hợp với Điều 10 của Hiệp
định và đạt đến sự thống nhất, công bang va hợp lý Các phương pháp tạo thuận lợi
cho thương mại theo quy định của GATTT 1994 bao gồm:
2.1.2.1 Chuyển đổi tiền tệ
Điều 9 Hiệp định trị giá quy định việc công bố tỷ giá hối đoái được sử dụng để chuyển đổi các đồng tiền khác ngoài đồng tiền của nước nhập khẩu Thời điểm chuyển đổi tiền tệ là thời điểm nhập khẩu Thời điểm nhập khẩu ở một số quốc gia có cách hiểu khác nhau, ở một vài nước coi thời điểm nhập khẩu là thời điểm hàng hóa đi vào lãnh thổ quốc gia, ở một số nước khác thời điểm này được xác nhận là thời điểm khai báo hải quan
2.1.2.2 Ban hành các quy định của pháp luật
Điều I Hiệp định quy định Chính phủ phải ban hành và công bố luật, các quy định, hướng dan thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến trị giá hải quan Về vấn đề này Việt Nam đã thực hiện tốt, ngay từ khi soạn thảo các van
bản pháp luật thì việc lấy ý kiến doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đã được
thực hiện Hải quan Việt Nam có sự hồ trợ cho doanh nghiệp các thông tn về chính sách giá qua nhiều kênh thông tin, dẻ tiếp cận nhanh chóng
2.1.2.3 Giải thích bàng van bản
Trang 32minh bạch trong các quyết định, quy tắc liên quan đến nhập khẩu bao gồm cả những quyết định về xác định trị giá hái quan Điều 16 Hiệp định quy định khi có van ban
yêu cầu của người nhập khẩu thì cơ quan Hải quan phải có văn bản giải thích về việc xác định trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu Văn ban giải thích phải ghi rõ về
cách thức mà hải quan đã dùng để xác định trị giá Qua việc giải thích này thì nhận
thức về quy tác xác định trị giá của doanh nghiệp sẽ được nâng cao Việc giải thích bang van ban này có thể được sử dụng làm chứng cứ trước tòa Vì vậy, cơ quan Hải quan phải nâng cao khả năng tự bảo vệ mình bằng việc tuân thủ các điều khoản của
Hiệp định và pháp luật quốc gia Một hệ thống thông báo chung cho các doanh nghiệp về nghĩa vụ của họ khi thực hiện xác định trị giá hải quan sẽ giúp cơ quan Hải quan thực hiện mục tiêu tạo thuận lợi và đảm bảo việc tuân thủ của doanh nghiệp Thông qua việc công bố các quy định pháp luật thì doanh nghiệp có thể tự nhận thức được các quy tắc xác định trị giá hải quan Việc công bố công khai đó là một quá
trình liên tục không ngưng nghỉ, nó không chỉ giúp nâng cao nhận thức của doanh
nghiệp mà còn là tài liệu bồi dưỡng hữu ích nâng cao nghiệp vụ trong nội bộ ngành
Hải quan
2.1.2.4 Khai báo trị gia
Việc sử dụng tờ khai trị giá cũng là một biện pháp tăng cường tính minh bach
Tờ khai trị giá là phần khai báo có liên quan đến hàng nhập khẩu, thông tin trên tờ khai trị giá cho phép hải quan có được cái nhìn tổng thể và toàn diện về các điều kiện
bán hàng đối với hàng hóa nhập khẩu Các khai báo này cung cấp những thông tin quan trọng cho cơ quan Hải quan nhằm xác định trị giá hàng hóa như thông tin về
bản chất giao dịch, điều khoản thanh toán, các điều khoản điều chỉnh và các điều khoản loại trừ khỏi trị giá
2.1.2.5 Tư vấn xác định trị giá
Một phương pháp khác đóng vai trò quan trọng trong sự minh bạch hóa của quá trình quản lý trị giá và tạo thuận lợi cho thương mại là thực tiễn xác định trị giá do cơ quan Hải quan cung cấp, tư vấn cho người nhập khẩu trước khi lô hàng được
nhập khẩu chính thức và các quyết định trị giá sau khi hàng được nhập khẩu và nộp
Trang 33Về tư vân xác định trị giá trong giải đoạn tự tính thuế người nhập khâu có thể không tự mình xác định được trị giá hàng hóa do chưa có kinh nghiệm hoặc thiếu thông tin trong việc khai báo trị giá Vì thế người nhập khẩu lúc này có nhu cầu tư vận xác định trị giá Tư vân xác định trị giá không phải là việc xác định trị giá hải
quan trước khi nhập khẩu mà chỉ là việc giải thích các vấn đề cụ thể về xác định trị
giá hải quan mà người nhập khẩu gặp phải Người nhập khẩu vẫn được quyền tự do quyết định việc khai báo vì các kết luận tư vấn không mang tính bát buộc Có thể thấy tư vấn trị giá là được xem như là một yếu tố bổ sung cho quá trình tự tính thuế, hoạt động này diễn ra khi lô hàng chưa chính thức nhập khẩu
2.1.3 Nghia vu và quyền lợi của người nháp khau
Hiệp định trị giá quy định nghĩa vụ và quyền cho cả cơ quan Hải quan và người nhập khẩu, với tư cách là các bên liên quan đến giao dịch nhập khẩu Bản chất
của việc này là quy định cụ thể các câu hỏi liên quan đến vấn đề minh bạch của quy trình xác định trị giá hải quan do cơ quan Hải quan điều chỉnh
Ngoài ra còn có những yêu cầu khác, nhằm đảm bảo quyền lợi cụ thể của người nhập khẩu nội dung này đề cập đến những quyền cụ thể đó Điều 11 Hiệp định
quy định rằng một nhà nhập khẩu hoặc bất cứ một người nào khác chịu trách nhiệm
nộp thuế phải có quyền khiếu nại, khởi kiện mà không bị xử phạt lên cấp có thẩm
quyền của cơ quan Hải quan hoặc cơ quan tư pháp độc lập Mọi quốc gia áp dụng hệ
thống WTO phải nội luật hóa quyền khiếu nại, khởi kiện của người nhập khẩu Phải
quy định rõ, nếu người nhập khẩu không đồng ý với quyết định hành chính của cơ quan Hi quan, người đó có quyền đưa vụ việc ra tòa án hành chính
Vấn đề là các tòa án như vậy không chuyên môn sâu thực tiến thương mại trong các vụ tranh chấp liên quan Nhiều nước thiết lập những tòa án đặc biệt có đầy đủ quyền tư pháp, do những người có đầy đủ kinh nghiệm cần thiết trong lĩnh vực hải quan nói chung và trị giá hải quan nói riêng điều hành Ví dụ: Tòa thương mại hành chính Australia, Tòa thương mại quốc tế Canada (CLTT), Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (TTC) Quyền khiếu nại, khởi kiện của người nhập khẩu đối với các quyết định của cơ quan Hải quan trong Điều TT của Hiệp định để cập đến vấn đẻ xác định trị giá hải quan Các trường hợp liên quan đến vị phạm trong lĩnh vực hải quan như
Trang 34gian lận, cô š khai báo trị piá thấp không năm trong phạm vi điệu chính của Điều này, Khi tiến hành khieu nại, khởi kiện, theo quy định của pháp luật Việt Nam cơ quan Hải quan có quyền yêu cầu doanh nghiệp nộp day đủ các khoản thuế cứng như xư phạt có liên quan
Đối tượng khiêu nại, khởi kiện là bất kỳ quyết định nào do cơ quan Hải quan
bạn hành Ví dụ như các vấn đề về phân loại biểu thuế quan, xác định trị giá, xử phạt,
kết luận kiểm tra sau thông quan đều có thể là đối tượng kháng nghị khi người nhập
khâu cho răng cơ quan Hải quan đã áp dụng cách xử lý không đúng với quy định của pháp luật Về thời hiệu khiếu nại, khởi kiện đã được quy định rõ trong Luật khiếu nại,
tó cáo và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính Cơ quan Hải quan phải giải quyết khiếu nại quyết định hành chính trong thời hạn do pháp luật quy định Nếu
việc khiếu nại bị từ chối thì doanh nghiệp được thông báo về quyền tiếp tục khiếu nại
của mình
Sau khi nhận được đơn khởi kiện cơ quan Hải quan phải thông báo thụ lý giải
quyết Sau đó cơ quan Hải quan quyết định xử lý phải có giải trình chỉ tiết về cách
thức xác định trị giá Nếu vấn đề không được giải quyết do vượt quá thẩm quyền, vụ việc sẽ được chuyển đến cấp cơ quan Hải quan có thẩm quyền để giải quyết Cơ quan
Hải quan cấp trên có thẩm quyền kiểm tra chỉ tiết việc xác định trị giá của cơ quan
Hải quan cấp dưới Để có được một quyết định giải quyết khiếu nại công bằng, khách
quan cơ quan thụ lý khiếu nại sẽ phải rà soát lại toàn bộ quá trình xác định trị giá của
cơ quan Hải quan cấp dưới Một quyết định giải quyết khiếu nại thường được thể hiện
bằng một quyết định xác định trị giá thông báo trị giá, được gửi đến người nhập khẩu
và có thể được áp dụng cho các lô hàng nhập khẩu tiếp theo cùng điều kiện Quyết định giải quyết khiếu nại được sử dụng để tham khảo trong các trường hợp tương tự Quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan Hải quan và quyết định của Tòa án hành
chính thường được sử dụng để xây dựng chính sách giá quốc gia Tổ chức thương mại thế giới quy định rằng trường hợp phát sinh tranh chấp không thể giải quyết bằng con đường hành chính phải đưa ra Tòa án hành chính
Một trong những điểm thuyết phục nhất về tạo thuận lợi cho thương mại của
Hiệp định trị giá GATT 1994 được quy định tại Điều 13 Hiệp định, cho phép người nhập khâu nhận hàng (thông quan) trước khi quá trình xác định trị giá hoàn tất Tuy
Trang 35nhiên, việc giải phóng hàng trước cũng có thể gây nên một số tình huống như: giá thực thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán khong thê xác định được: không có giao dịch bán hàng: người nhập khâu không áp dụng phương pháp trị giá giao dịch; không
co thong tin vé các khoản điều chính theo Điều 8 Hiệp định tại thời điểm nhập khẩu;
hoàn cảnh đặc biệt, ví dụ như giá hàng từng phân, trượt giá : hàng ủy thác; người
khai hải quan xuất trình giá kiểm tra thử
Cơ quan hải quan được yêu cầu thông quan chừng nào người nhập khẩu hoặc
đại điện nộp đủ bảo lãnh cho số thuế sẽ được tính toán phải nộp Trong thực tế sẽ xảy
ra trường hợp trị giá hải quan không thể được xác định bởi cơ quan hải quan hay
người nhập khẩu vào thời điểm nhập khẩu Có thể những khoản thanh toán chậm sau khi nhập khẩu phải được cộng vào giá thực thanh toán, các quan hệ, điều kiện, trị giá được xác định bằng phương pháp khấu trừ kéo dài đến 180 ngày để xác định giá bán nội địa Khi hàng hóa được thông quan theo điều kiện này, người nhập khẩu có thể hưởng lợi từ việc toàn quyền sử dụng hàng hóa, có thể bán lại, đưa vào sản xuất, xuất
khẩu Yêu cầu duy nhất là phải cung cấp đầy đủ các chứng từ, tài liệu cần thiết phục
vụ việc xác định trị giá chính xác
Một số vấn đề cần lưu ý khi áp dụng hệ thống bảo lãnh nhận hàng: cơ quan
Hải quan phải năm rõ những thông tin về người nhập khẩu với tư cách là một pháp nhân (tên, địa chỉ, mã số thuế, tiếp cận được số sách tài chính của doanh nghiệp, tên tuổi nhân viên và nhà quản lý), thực tế hiện tại hải quan Việt Nam mới chỉ dừng lại Ở
những thông tin như tên, địa chỉ, mã số thuế của pháp nhân; cơ quan Hai quan phải
có khả năng thu đòi thuế; cơ quan Hải quan phải có khả năng kiểm tra tài liệu phục
vụ thông quan; cơ quan Hải quan phải duy trì một hệ thống xử lý kết quả cho phép xử lý trọn vẹn quá trình thông quan hoặc thu hồi thuế dựa trên khoản bảo lãnh
Việc bảo lãnh nhận hàng có thể có nhiều hình thức như: bảo lãnh do ngân
hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác thực hiện: bảo lãnh bằng tiền mặt; có thể chấp nhận bảo lãnh cá nhân dựa trên quá trình hoạt động của người nhập khẩu một số biện pháp khác như kiểm soát bản lược khai hàng hóa (manmifest), kế hoạch thanh toán trước hay thanh toán nợ cho Chính phủ
Việc bảo lãnh phải giới hạn trong những khoản tiền đủ để bao hàm hết các
Trang 36nghĩa vụ vẻ thuế và lệ phí hái quan, các khoản phạt mà người nhập khẩu có thể phải chịu trách nhiệm Để có những khoản báo lãnh như vậy, người nhập khẩu phải trả ngàn hàng hoặc công ty tài chính một khoản phí bồi hoàn những rủi ro có thể có
Khoản tiền bao lãnh được xác định dựa trên sự tính toán ước chừng số thue, lệ phí và mức phạt Để xác định được những thông số này, trị giá hải quan ước chừng cũng sẽ được xác định Thông thường sẽ có thông tin để xác định trị giá như trường hợp phí bản quyền được thêm vào giá thực thanh toán nhưng vào thời điểm nhập khẩu khoản phí này không thể xác định được Vì vậy con số ước chừng sẽ được tính toán dựa trên hợp đồng bản quyền hoặc hợp đồng tương tự hoặc các tài liệu tương tự khác cung cấp thông tin có liên quan Yêu cầu áp dụng biện pháp bao lãnh nhận hàng là một trong những phương thức tạo thuận lợi cho thương mại do WTO áp đặt phân biệt rõ hệ thống xác định trị giá của WTO với các hệ thống khác
Điều 1Ø Hiệp định quy định các thông tin thương mại do cơ quan Hải quan thu
thập trong quá trình xác định trị giá hải quan phải được giữ bí mật trừ khi nó cần thiết
cho các thủ tục tố tụng tại Tòa Có một số vấn đề liên quan đến trị giá yêu cầu hải quan phải bảo mật thông tin như: Có thể gây trở ngại đến việc sử dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng giống hệt và tương tự Trường hợp này được hiểu cụ thể là một người nhập khẩu vì bất cứ lý do gì không được chấp nhận áp dụng phương pháp
trị gid giao dịch mà phải sử dụng các phương pháp tiếp theo và việc đó yêu cầu cơ
quan hải quan dựa trên những giao dịch của người nhập khẩu khác, trong thực tế đó
la tri gid Khai báo của chính đối thủ cạnh tranh
Theo Điều 16 người nhập khẩu không được chấp nhận trị giá giao dịch sẽ được thông báo bằng văn bản cách xác định trị giá Trong một thị trường lớn nơi có nhiều cạnh tranh, việc trị giá hải quan được xác định theo phương pháp trị giá giao
dịch của hàng hóa tương tự là đủ Trong thị trường nhỏ các thông tin như vậy có thể
lam ton hại đến những dữ liệu mật Một vài phương pháp xác định trị giá yêu cầu các
đữ liệu sản xuất, có thể gây ra những vấn đề trong nền kinh tế thị trường nhỏ Nói chung vấn đề này mặc dù được xem là một cách ứng xử tiêu chuẩn truyền thống đối
Trang 37thường chia sẻ những thông tin với các nước khác nhằm táng cường khả năng phát hiện vị phạm trong lĩnh vực hải quan
Điều 17 quy định thẩm quyền của cơ quan Hải quan tiến hành rà soát và thẩm định các chứng từ, tài liệu, tờ khai hải quan Trong thời gian điện ra vòng đàm phán Uruguay các nhà đàm phán đã nhân mạnh thêm vào nội dung Điều 17 bảng cách đưa ra thảo luận việc quy định rõ trách nhiệm cúng cấp thông tin chứng minh giao dich đã được khai báo Cơ quan hải quan phải xác định được lý do nghĩ ngờ tính chính xác và trung thực của trị giá khai báo thông qua các chứng từ cụ thể, một trong những lý do nghĩ ngờ là kết quả so sánh của các giao dịch nhập khẩu đã được tiến hành, các
thông số khác có thể sử dụng để mở rộng điều tra
2.1.4 Các phương pháp xác định trì gia hai quan của Hiệp định trị giá GATT 1994
2.1.4.1 Phuong phap I: Tri gia giao dich
Nguyên tác đầu tiên và co bản của việc xác định trị giá hải quan là trị gia giao
dịch Trị giá giao dịch là giá thực thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa
được bán để xuất khẩu đến nước nhập khẩu và đã được điều chỉnh theo quy định tai Điều 8
Hướng dân chung của Hiệp định thực hiện Điều VỊI của GATTF 1994 chỉ ra
ràng cơ sở của trị giá hàng hóa cho mục đích hải quan là trị giá giao dịch Ở hầu hết
các nước bao gồm cả các nước ASEAN đã có kinh nghiệm trong việc áp dụng Hiệp định trị giá của WTO thì trị giá hải quan được xác định bằng trị giá giao dịch với trên
90% giao địch nhập khẩu
Nội dung của phương pháp giao dịch gồm: xác định giao dịch bán hàng để
nhập khẩu: xác định giá phải trả hoặc sẽ phải trả; xác định các khoản được phép khấu
trừ; xác định các khoản được phép cộng thêm và quy đổi tiền tệ
Các khoản được phép khấu trừ gỏm: các chỉ phí tài chính có thể được khấu trừ: chị phí đại diện, xây dựng, bảo trì hoặc các chỉ phí trợ giúp kỹ thuật phát sinh sau khi
nhập khẩu Chỉ phí vận tải bảo hiểm trong nội địa nước nhập khẩu: chi phi quan ly hành chính: chi phí, phí, lệ phí được trả cho người mua, tính vào tài khoản của người
Trang 38mua,
Cúc khoản được phép cộng thêm: tiền hoa hồng ngoại trừ hoa hong mua hang; chỉ phí bao bì, đóng gói và phí xúc tiên xuất khâu: chỉ phí hỗ trợ sản xuât; phí bản quyền giấy phép: phí vận tải, bảo hiểm, ngoại thương: thu nhập từ việc sử dụng bán lại và thanh lý hàng hóa
Khoản I Điều I Hiệp định quy định: "Trị giá hải quan của hàng hóa nhập
khẩu phải là trị giá giao dịch, đó là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán
cho hàng hóa khi hàng hóa được bán để xuất khẩu đến nước nhập khẩu, được điều
chính theo các quy định của Điều 8 với điều kiện là:
(a) người mua không bị hạn chế về chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóa, ngoại trừ các hạn chế sau:
(1) do luật pháp hay các cơ quan có thẩm quyền tại nước nhập khẩu áp đặt, hoặc yêu cầu;
(11) giới hạn về khu vực địa lý tại đó hàng hóa có thể được bán lại: hoặc
(i1) không ảnh hưởng đáng kể đến trị giá của hàng hóa;
(b) hoạt động bán hàng, hay giá cả, không phụ thuộc vào một số điều kiện ma
từ đó người ta không thể xác định được trị giá của những hàng hóa cần được xác định
tri gia;
(c) sau khi tiếp tục bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng nhập khẩu, người nhập khẩu không phải chuyển bất cứ một khoản tiền nào từ doanh thu đạt được, dù trực tiếp hay gián tiếp, cho người bán, trừ khi khoản điều chỉnh phù hợp với các quy định của Điều 8; và
(đ) người mua và người bán không có quan hệ đặc biệt với nhau, hoặc trong trường hợp người mua và người bán có quan hệ đặc biệt thì trị giá giao dịch được
chấp nhận là trị giá hải quan theo các quy định tại Khoản 2 Điều này.”
Bốn điều kiện phải thoả mãn để trị giá giao dịch được chấp nhận là trị giá hải quan được hiểu cụ thể như sau:
Thứ nhất là, không có một sự hạn chế nào trong việc sử dụng hàng hóa đối với
3
Trang 39người mua, ngoại trừ các hạn chế sau: Việc mua, bán, sử dụng hàng hóa phải tuân theo quy định của pháp luật ở nước nhập khâu: các giới hạn về địa lý trong việc bán lại hàng hóa: những hạn chế khác không là ảnh hưởng đến trị giá hàng hóa Việc mua
bán sử dụng hàng hóa phải tuân theo quy dịnh của nước nhập khẩu thường là yêu cầu
vẻ giấy phép hàng hóa được bán ra hoặc một số yêu cầu về hình thức kiểm tra dé được nhận hàng Về giới hạn địa lý nơi hàng hóa có thể bán lại người bán áp dụng hạn chế về lãnh thổ do mối quan hệ phân phối tại khu vực, hàng hóa chỉ được phép bán lại tại một khu vực địa lý nhất định Điểm thứ ba là những hạn chế không làm
anh hương đến giá trị hàng hóa như trường hợp người bán yêu cầu người mua không
được bán hoặc trưng bày trước thời điểm nhà sản xuất yêu cầu đưa ra mẫu mới hoặc hàng hóa nhập khẩu phải được bán theo hình thức giao hàng tận nơi
Thứ hai, việc bán hàng hay gia ca hàng hóa không phụ thuộc vào một số điều
kiện dẫn tới không xác định được trị giá của hàng hóa Trường hợp này có thể kể đến
các tình huống như: người bán xây dựng giá của hàng hóa nhập khẩu với điều kiện người mua cũng sẽ mua một lượng nhất định hàng hóa khác; giá hàng hóa nhập khẩu phụ thuộc vào giá cả mà người mua hàng nhập khẩu bán hàng hóa khác cho người bán hàng nhập khẩu; giá được xây dựng trên cơ sở một hình thức thanh tốn khơng
liên quan đến hàng hóa nhập khẩu như hàng nhập khẩu là hàng bán thành phẩm do
người bán cung cấp với điều kiện người bán sẽ nhận được thành phẩm với lượng nhất định
Thứ ba, sau khi bán lại, chuyển nhượng, sử dụng hàng hóa, người mua không
phải trả thêm bất cứ một khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt, sử dụng hàng hóa nhập khẩu mang lại, không kể khoản phải cộng thêm theo quy định ở Điều 8.1.đ
Thứ tư, người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có
thì trị giá giao dịch vẫn có thể được chấp nhận làm trị giá hải quan nếu thỏa mãn điều kiện là quan hệ không ảnh hưởng tới trị giá hàng hóa nhập khẩu Các bên có quan hệ đặc biệt gồm: cùng là nhân viên hoặc giám đốc của một doanh nghiệp khác; cùng là đối tác trong một công ty; quan hệ chủ và người làm công trong một công ty; là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu, điều khiển hoặc năm giữ từ 5% cổ phần có quyền bỏ
phiếu: một bên có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp điều khiển bên kia: cùng bị bên thứ
Trang 40ba điều khiến trực tiếp hoặc gián tiếp: là thành viên của một gia đình Để xác định người mua và người bán có môi quan hệ đạc biệt nhưng không ảnh hưởng tới trị giá hàng hóa nhập khẩu ta phải xem xét hoàn cảnh giao dịch: so sánh với ba giá kiểm tra sau: trị gia giao dịch trong quan hệ mua bán giữa những người không có quan hệ đạc
biệt của hàng hóa tương tự hoặc giống hệt, trị giá hải quan của hàng hóa tương tự hoạc giống hệt được xác định bảng phương pháp trị giá khấu trừ, trị giá hải quan của
hàng hóa tương tự hoặc giống hệt được xác định bang phương pháp trị giá tính toán Những trường hợp sau trị giá giao dịch không thể sử dụng để xác định trị giá
hải quan: hàng hóa nhập khẩu không được bán để xuất khẩu vào lãnh thổ hải quan
của người nhập khẩu; trị giá giao dịch không phù hợp bốn điều kiện cơ bản để xác
định và chấp nhận trị giá hải quan; các khoản điều chỉnh và giá thực thanh tốn khơng được hỗ trợ bởi hệ thống dữ liệu; cơ quan Hải quan có đầy đủ lý do để nghỉ
ngờ sự chính xác và đúng đắn của việc khai báo trị giá giao dịch
2.1.4.2 Phương pháp II: Phương pháp tri giá giao dịch của hàng giống hệt Phương pháp tiếp theo này được sử dụng khi có một trong những lý do không thể sử dụng phương pháp I nhu sau: hàng hóa không phải được bán; việc bán hàng
phụ thuộc vào một số điều kiện cho sử dụng hàng hóa; việc bán hàng phụ thuộc vào
một số hạn chế hoặc điều kiện mà theo đó không thể xác định được trị giá; không đủ
thông tin để thực hiện điều chỉnh đối với các khoản phải cộng vào giá thực thanh toán
hay sẽ phải thanh toán; việc bán hàng xảy ra giữa các bên có quan hệ đặc biệt nếu
mối quan hệ liên kết đó ảnh hưởng đến giá cả và không đáp ứng được các yêu cầu về trị giá kiểm tra
Hàng hóa giống hệt với hàng hóa nhập khẩu đang được xác định trị giá phải đáp ứng các điểm sau đây: hàng hóa phải gống hệt với hàng hóa nhập khẩu; hàng hóa đó được sản xuất ở cùng một nước với hàng hóa đang xác định trị giá ; những hàng
hóa này phải được xuất khẩu vào cùng thời điểm hoặc cùng kỳ với hàng hóa đang được xác định trị giá (cùng kỳ là khoảng thời gian gàn với ngày xuất khẩu nhất, trong thời gian dó các thông lệ thương mại và điều kiện thị trường tác động đến giá cả không đối Trên thực tế, cùng kỳ xuất khẩu được xác định là 30 ngày trước và sau