giới thiệu những vấn đề chung, cơ bản về TPP, phân tích, bình luận những tác động tiềm tàng của TPP cũng như cơ hội và thách thức đối với các nước đối tác nói chung và Việt Nam nói riêng, quan điểm của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề này và các thông tin liên quan khác.
Trang 1TIỂU LUẬN KINH TẾ QUỐC TẾ 2
HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC THƯƠNG MẠI XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Hà Nội, 04/2014
Trang 2MỞ ĐẦU 3
I, Giới thiệu về TPP 4
1, TPP là gì? 4
2, Lịch sử hình thành 4
3, Một số chỉ tiêu chủ yếu về TPP 5
4, Nội dung đàm phán 7
II Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia TPP 14
1 Cơ hội 14
2 Thách thức 17
III Giải pháp để phát huy các mặt tích cực và hạn chế những tác động của TPP đến nền kinh tế Việt Nam 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 3MỞ ĐẦU
Nếu như việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 được xem như là bước hội nhập theo chiều rộng của Việt Nam vào kinh tế thế giới, thì việc ký kết các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam với các đối tác là hình thức hội nhập theo chiều sâu với các cam kết mạnh mẽ hơn, ở nhiều lĩnh vực hơn và do đó mức độtác động tới tương lai của nền kinh tế, cũng như của mỗi ngành cũng lớn hơn và phức tạp hơn Chính vì vậy, việc đàm phán để gia nhập Hiệp định Hợp tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Việt Nam trong thời gian qua là vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân TPP được đánh giá là Hiệp định mẫu mực cho thế kỷ XXI, không chỉ vì nó là Hiệp định lớn
mà còn ở tầm vóc và sức ảnh hưởng của nó
Bài viết này sẽ giới thiệu những vấn đề chung, cơ bản về TPP, phân tích, bình luận những tác động tiềm tàng của TPP cũng như cơ hội và thách thức đối với các nước đối tácnói chung và Việt Nam nói riêng, quan điểm của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề này và các thông tin liên quan khác
Do trình độ và năng lực hạn chế, bài viết của nhóm em khó tránh khỏi thiếu sót, mong thầy cô giáo thông cảm Chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, góp ý của thầy cô trong thời gian nhóm thực hiện đề tài này!
Trang 4I, Giới thiệu về TPP
1, TPP là gì?
Hiệp định Đối tác xuyên Thái BÌnh Dương (TPP - Trans-Pacific Partnership) là một hiệp định thỏa thuận thương mại tự do giữa 1 nước hai bờ Thái Bình Dương, bao gồm Việt Nam, Brunei, Malaysia, Chile, Úc, New Zealand, Peru, Mexico, Canada và Mỹ - đến nay
đã trải qua 19 vòng đàm phán
2, Lịch sử hình thành
- Đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái BÌnh Dương (TPP) hiện nay có nguồn gốc
từ Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương ( Trans-pacific Strategic Partnership Agreement – còn gọi là P4) – một Hiệp định thương mại tự
do được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước Singapore, Chile, New Zealand và Brunei
- Năm 2007, các nước thành viên P4 quyết định mở rộng phạm vi đàm phán của Hiệp định này ra các vấn đề dịch vụ tài chính và đầu tư và trao đổi với Mỹ về khả năng nước này tham gia vào đàm phán mở rộng của P4 Phía Mỹ cũng bắt đầu tiến hành nghiên cứu vấn đề, tham vấn nội bộ với các nhóm lợi ích và Nghị viện về vấn đề này
- Tháng 9/2008, USTR thông báo quyết định của Mỹ tham gia đàm phán P4 mở rộng và chính thức tham gia một số cuộc thảo luận về mở cửa thị trường dịch vụ tàichính với các nước P4 Tháng 11/2008, các nước Úc, Peru và Việt Nam cũng bày
tỏ sự quan tâm và tham gia đàm phán TPP, nâng tổng số thành viên tham gia lên 8 nước ( trừ Việt Nam đến 13/11/2010 mới tuyên bố tham gia đàm phán với tư cách thành viên đầy đủ, các nước khác quyết định tham gia chính thức ngay từ đầu)
Trang 5Cũng từ thời điểm này, đàm phán mở rộng P4 được đặt tên lại là đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
- Tuy nhiên đàm phán TPP mới đã bị trì hoãn đến tận cuối 2009 do phải chờ đợi Mỹ hoàn thành kỳ bầu cử Tổng thống và Chính quyền mới của Tổng thống Obama tham vấn và xem xét lại việc tham gia đàm phán TPP Tháng 12/2009 USTR mới thông báo quyết định của Tổng thống Obama về việc Mỹ tiếp tục tham gia TPP Chỉ lúc này đàm phán TPP mới được chính thức khởi động
GDP2011(nghìn tỷUSD)
XK (tỷUSD)
NK(tỷUSD)
Trang 6Trong 12 thành viên TPP, Việt Nam đứng thứ 8 về diện tích, thứ 4 về dân số, thứ 11 vềGDP, thứ 8 về xuất khẩu, thứ 8 về nhập khẩu Trong 12 nước, có 4 nước nhập siêu, lớnnhất là Mỹ; có 8 nước xuất siêu, trong đó có Việt Nam.
Việt Nam chiếm 0,5% về GDP, chiếm 2,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, chiếm gần 2%tổng kim ngạch nhập khẩu của TPP
Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam vào TPP năm 2010 chiếm 43,3%, năm 2013 chiếm39% Nhập khẩu của Việt Nam năm 2013 từ TPP chiếm 22,8% tổng kim ngạch nhập khẩucủa Việt Nam
Xuất khẩu của Việt Nam vào TPP chiếm khoảng 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của cácnước thành viên TPP Điều đó chứng tỏ TPP là thị trường tiềm năng của Việt Nam
Trong quan hệ buôn bán giữa Việt Nam với các thành viên còn lại của TPP, Việt Nam ở
vị thế xuất siêu khá lớn (năm 2013 đạt 21,4 tỷ USD, bằng 41,5% kim ngạch xuất khẩu).Trong 11 nước, Việt Nam xuất siêu với 6 nước, lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản, Australia,Canada…; nhập siêu với 5 nước, lớn nhất là Singapore
Đầu tư trực tiếp của các thành viên TPP vào Việt Nam (tính từ 1988 đến hết 2013) nhưsau: Nhật Bản 30 tỷ USD, đứng thứ 1; Singapore 27,89 tỷ USD, đứng thứ 3; Mỹ 10,56
tỷ USD, đứng thứ 7; Malaysia 10,20 tỷ USD, đứng thứ 8; Australia 1,38 tỷ USD, đứng
Trang 7thứ 15 Chỉ với 5 đối tác này tổng lượng vốn FDI đăng ký đã đạt trên 80 tỷ USD, chiếmkhoảng 30% tổng lượng vốn FDI ở Việt Nam.
4, Nội dung đàm phán
Hiện hơn 20 nhóm đàm phán đã bước vào giai đoạn thảo luận thực chất trên cơ sở các
đề xuất và văn bản thể hiện quan điểm của mỗi quốc gia thành viên trong từng lĩnh vực
cụ thể thuộc phạm vi của Hiệp định Một số nhóm đã đạt được những tiến bộ nhất định trong việc thu hẹp khoảng cách về quan điểm trong các lĩnh vực như mở cửa thị trường đối với hàng công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, đầu tư,v.v
Ngoài các nội dung đàm phán mang tính truyền thống trong các FTA trên, các quốc gia thành viên còn tập trung thảo luận nhiều đề xuất và biện pháp để thúc đẩy hợp tác trong các vấn đề liên quan tới hoạch định chính sách, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phát triển chuỗi cung cấp và sản xuất giữa các nước thành viên, nâng cao sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào quá trình lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia thành viên TPP, cũng như thúc đẩy sự phát triển chung của các quốc gia thành viên
Với mục tiêu duy trì tính “mở” của Hiệp định TPP, tức là có cơ chế kết nạp thêm thànhviên mới trong tương lai và các bên có thể tiếp tục đàm phán những vấn đề phát sinh saukhi Hiệp định có hiệu lực, các nhóm đàm phán cũng đang nỗ lực đưa ra nhiều đề xuất vàbiện pháp liên quan để bảo đảm Hiệp định sẽ mang lại lợi ích nhiều nhất cho tất cả nhữngnước đang và sẽ tham gia Hiệp định
Bảng tóm tắt các lĩnh vực và định hướng đàm phán tương ứng
1 Cạnh tranh Tạo lập và duy trì pháp luật và các cơ quan cạnh tranh, đảm
Trang 8bảo công bằng trong thủ tục thực thi luật cạnh tranh, minh bạch, bảo về người tiêu dùng và quyền hành động của khu vực tư nhân
nhanh chóng và thuận lợi cho hoạt động thương mại (hướng tới việc liên kết các doanh nghiệp TPP trong chuỗi cung cấp và sản xuất khu vực)
- Hợp tác hải quan
tử
- Hướng tới nền kinh tế “số:
- Hướng tới các vấn đề về thuế quan trong môi trường
số, chứng thực giao dịch điện tử và bảo vệ người tiêu dùng
- Nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường và cơ chế giám sátviệc thực thi cũng như hợp tác hỗ trợ
Đang thảo luận về một số vấn đề mới như:
- Đánh cá trên biển
- Bảo tồn đa dạng sinh học
- Chống sinh vật ngoại lai
- Biến đổi khí hậu
- Các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ môi trường
7 Dịch vụ tài chính - Minh bạch, không phân biệt đối xử
- Đối xử công bằng đối với các dịch vụ tài chính mới
- Bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp
Trang 9- Đảm bảo chủ quyền của các nước, đặc biệt trong trường hợp có khủng hoảng tài chính
- Không phân biệt đối xử
9 Sở hữu trí tuệ - Dựa trên và phát triển tử TRIPS
- Phản ánh các cam kết đã nêu trong Tuyên bố Doha về TRIPS và Y tế cộng đồng
- Không phân biệt đối xử
- Chuẩn đối xử tối thiểu
- Quy tắc về tịch thu tài sản
- Các quy định cấm các yêu cầu cụ thể về hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư
- Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước-nhà đầu
tư nhanh chóng, hiệu quả và minh bạch
- Quyền của nhà nước nhận đầu tư trong việc bảo vệ lợi ích công cộng
- Bảo vệ các quyền của người lao động
- Cơ chế đảm bảo hợp tác, phối hợp và đối thoại về các vấn đề lao động
12 Các vấn đề pháp
lý
Các nguyên tắc đảm bảo thực thi Hiệp định:
- Quy tắc giải quyết tranh chấp
- Các ngoại lệ về vấn đề minh bạch trong quá trình ban hành pháp luật nội địa
Trang 10WTO ( phát triển theo hướng minh bạch hơn và hợp tác hơn)
- Dệt may: một loạt các quy định liên quan, bao gồm cơ chết hợp tác hải quan, thủ tục thực thi, quy tắc xuất xứ,
*** TBT(Technical Barriers to Trade): Hàng rào kỹ thuật đối với Thương Mại
SPS ( Sanitary and Phytosanitary Measures): Biện pháp kiểm dịch động thực vật
Trang 11Quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước TPP
Bảng A1 và hình A1 cho thấy trong năm 2010, giá trị thương mại với các nước TPP chiếm khoảng 22.2% tổng kim ngạch thương mại hàng hóa toàn cầu của Việt Nam, trong
đó xuất khẩu chiếm 30%, nhập khẩu chiếm 16% Tuy nhiên, cường độ thương mại của Việt nam với các nước TPP không giống nhau Đối tác thương mại chủ yếu của Việt nam trong số các nước TPP là Hoa Kỳ, Úc và hai đối tác truyền thống trong ASEAN là
Singapore và Malaysia Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với các nước này năm 2010 chiếm đến 97% tổng kim ngạch với các nước TPP
Bảng A1 Trị giá xuất nhập khẩu củaViệt Nam với các nước TPP, 2010
Đơn vị: Trị giá 1.000 USD; Tỷ lệ: %
Trị giá
Tỷ lệ so với tổngtrị giá XNK vớithế giới
Trị giá
Tỷ lệ so với tổngtrị giá XNK vớithế giới
Xét riêng về xuất khẩu (Hình A2), Hoa Kỳ đóng vai trò quan trọng nhất trong số
các bạn hàng TPP của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chiếm 66.6% tổng kim ngạch xuất khẩu củaViệt Nam với các nước TPP Đây là thuận
Trang 12lợi thương mại có được khi tham gia TPP sẽ giúp gia tăng xuất khẩu vào Hoa Kỳ Các sảnphẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang các thị trường này vẫn là các mặt hàng truyềnthống như giày dép, dệt may, hàng thủy sản, dầu thô và đồ gỗ.
Tiếp sau Hoa Kỳ, các thị trường TPP tiêu thụ đáng kể hàng xuất khẩu của Việt Nam
là Úc (kim ngạch chiếm 12.6% tổng kim ngạch xuất khẩu sang TPP), Singapore (9,92%)
0 2000000
Về nhập khẩu (hình A3), các nước TPP cũng là thị trường nhập khẩu quan trọng
của Việt Nam Năm 2010, trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ TPP, nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore chiếm 30,5%, từ Hoa Kỳ chiếm 28%, từ Malaysia chiếm 25,3% và từ
Úc chiếm 10,7% Những mặt hàng chủ yếu được nhập khẩu là máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, bông, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, sữa và các sản phẩm sữa…
Hình A2 Việt Nam xuất khẩu sang các nước TPP (%)
Trang 13Hình A3 Việt Nam nhập khẩu từ các nước TPP (%)
Trang 14II Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia TPP
TPP là Hiệp định thương mại tự do nhiều bên, được ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương Đây
là tiền đề và cơ hội lớn để Việt Nam tạo ra bước ngoặt quan trọng, có thể giúp đất nước biến chuyển sang thời kỳ tăng trưởng cao về chất và lượng Nhưng bên cạnh đó cũng có không ít những khó khăn, thách thức mà chúng ta sẽ gặp phải trên con đường này
1 Cơ hội
Quy mô GDP của TPP có thể ước tính lên đến 26.000 tỷ USD - chiếm khoảng 40% GDP của toàn thế giới Với dân số khoảng 792 triệu người cùng các tỷ lệ giao thương, tiêu thụ hàng hóa sản phẩm dịch vụ rất lớn (khoảng 1/3 kim ngạch thương mại toàn cầu) nên TPP có vai trò khá quan trọng trong khối APEC và trên thế giới
Xuất khẩu tăng trưởng
Ký kết một FTA (hiệp định thương mại tự do) đồng nghĩa với việc chấp thuận mở rộngthị trường của mình cho hàng hóa dịch vụ nước ngoài cũng như xác lập quyền tiếp cận ưutiên của hàng hóa dịch vụ nước mình tại thị trường đối tác
Với cách hiểu thông thường này, lợi ích trong TPP của Việt Nam chủ yếu nằm ở khả năng hàng hóa dịch vụ của chúng ta sẽ thuận lợi hơn khi tiếp cận thị trường các nước đối tác thông qua việc đối tác cắt giảm thuế quan, bãi bỏ các điều kiện đối với đầu tư dịch vụ
Cụ thể ở đây, với các ưu đãi về cắt giảm thuế quan và về rào cản phi thuế quan, thị trườngxuất khẩu của Việt Nam sẽ được mở rộng Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ gia tăng tính cạnh tranh với các nước, (đặc biệt là Trung Quốc) do những ưu đãi thuế quan dành cho các quốc gia thành viên Nhìn tổng thể khi Việt Nam đã tham gia khu vực thương mại
tự do, phần lớn hàng xuất khẩu đã và sẽ được hưởng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi, thậm chítới 0%, mang lại lợi thế cạnh tranh lớn và triển vọng sáng sủa cho nhiều ngành hàng, đặc
Trang 15biệt là dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ là các ngành xuất khẩu quan trọng hiện nằm trong nhóm 10 sản phẩm xuất khẩu chủ lực.
Ví dụ, TPP có thể sẽ giúp ngành dệt may Việt Nam tiếp cận thị trường Hoa Kỳ với mứcthuế suất 0% so với mức thuế trên 7% hiện nay và như vậy mức kim ngạch sang thị trường này sẽ không dừng lại ở mức 5,2 tỷ đô như năm 2009; Kim ngạch ngành da giầy
sẽ không phải chỉ là trên 1,3 tỷ đô năm 2009 nếu TPP đạt mức thuế suất là 0% thay vì trên12% như hiện nay Theo nghiên cứu của các tổ chức kinh tế thế giới, việc gia nhập TPP sẽgiúp GDP của Việt Nam tăng 46 tỷ USD, tức khoảng 13,6% Ngoài ra, khi TPP được ký kết, GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm khoảng 26,2 tỷ USD và sẽ tăng lên 37,5 tỷ USD nếuNhật Bản tham gia TPP
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gia tăng
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam của các nước thành viên TPP và các nước khác ngoài TPP sẽ gia tăng để tận dụng cơ hội gia tăng xuất khẩu vào khu vực TPP, nhất là các thị trường lớn, như Mỹ, Nhật Bản, Canada… Nếu Hiệp định TPP được ký, Việt Nam trở thành địa điểm đầu tư rất hấp dẫn Triển vọng thu hút FDI vào Việt Nam vẫn khả quan trước và sau khi Hiệp định TPP được ký kết
Có thể nói rằng, chìa khóa để thành công trong thu hút FDI cho tất cả các nước là tham gia vào các hiệp định thương mại, các hiệp ước khu vực và toàn cầu nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn để phát triển Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn từ TPP, FTA Việt Nam - EU, AEC… và nhiều khả năng TPP sẽ được ký kết và có hiệu lực trong năm nay Hiện nay, Việt Nam đã đón nhận sự dịch chuyển đầu tư mới từ một số nước lân cận.Nếu biết tận dụng thời cơ này, Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn từ làn sóng đầu tư mới, tạo ra nhiều công ăn việc làm, hình thành năng lực sản xuất mới để tận dụng các cơ hội xuất khẩu và tham gia các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu do TPP đem lại Khi FTA, TPP chính thức có hiệu lực, tăng trưởng cân bằng trong FDI của Việt Nam sẽ trở thành hiện thực trong ngắn và trung hạn
Cân bằng được quan hệ thương mại với các khu vực
Trang 16TPP sẽ giúp Việt Nam cân bằng được quan hệ thương mại với các khu vực thị trường trọng điểm, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường nhất định Số liệu thống
kê cho thấy, khu vực Đông Á, bao gồm ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản và Hàn Quốc luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, thường xuyên ở mức trên 60% Ví dụ năm 2013, Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2013 từ Trung Quốc là 36,95 tỷ USD, Hàn Quốc 20,7 tỷ USD, Đài Loan (Trung Quốc) 9,42 tỷ USD, Thái Lan 6,31 tỷ USD, Singapore 5,7 tỷ USD (chỉ với 5 thị trường này đã đạt 79,1 tỷ USD, chiếm 59,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam) Với sự gần gũi về vị trí địa lý, việc Đông Á chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thương mại với Việt Nam là việc khó tránh Tuy nhiên, tỷ trọng trên là quá lớn, có thể tiềm ẩn rủi ro khi kinh tế Đông Á có biến động bất lợi Đàm phán và ký kết FTA với một số thị trường trọng điểm như Mỹ, EU có thể giúp chúng ta khắc phục tình trạng mất cân đối này
Đẩy nhanh công cuộc tái cơ cấu
Tham gia và với tác động của TPP với các cam kết sâu, rộng hơn WTO đòi hỏi Việt Nam đẩy nhanh công cuộc tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng…Chúng ta phải hành động để nâng cao quy mô, chất lượng hàng hóa trong nước; nói cách khác là bắt buộc phải nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong nước ở một sân chơi lớn.TPP bao gồm các cam kết giúp Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế, mà các tiêu chuẩn này sẽ thúcđẩy Việt Nam cải cách doanh nghiệp Nhà nước, những cải cách mang tính chất chuyển đổi nền kinh tế.Điều này Việt Nam làm để phục vụ lợi ích chính bản thân mình, làm cho nền kinh tế có tính cạnh tranh cao hơn
TPP được đánh giá như một “hàng rào” dựng lên để ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc Mỹ và các nước trong TPP không mời Trung Quốc tham gia với hàm ý giảm sự lệ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc khi ưu đãi thuế cho hàng hóa từ các nước khác nhằm khuyến khích gia tăng sản xuất, từ đó “bài trừ “ hàng hóa của Trung Quốc Việt Nam vì thế sẽ nổi lên như là “một ứng cử viên” thay thế cho Trung Quốc trong việc cung cấp hàng hóa cho TPP