1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quy tắc xuất xứ hàng dệt may trong hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên thái bình dương (TPP) cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu dệt may của việt nam

81 144 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 2,21 MB

Nội dung

Nếu đáp ứng được các quy định về quy tắc xuất xứ chặt chẽ của Hiệp định này, Việt Nam sẽ được hưởng thuế quan ưu đãi cho mặt hàng dệt may; từ đó có thể tăng xuất khẩu, tận dụng nhiều lợi

Trang 1

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-*** -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG DỆT MAY TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ CHIẾN LƯỢC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DỆT

MAY CỦA VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Mai Anh

Trang 2

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG HIỆP ĐỊNH TPP 4

1.1 Hiệp định TPP 4

1.1.1 Quá trình hình thành 4

1.1.2 Tiến trình đàm phán Hiệp định TPP 5

1.1.3 Những vấn đề cơ bản trong Hiệp định TPP 6

1.2 Những vấn đề cơ bản về quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định thương mại tự do FTA 8

1.2.1 Hiệp định khu vực thương mại tự do (FTA) 8

1.2.2 Quy tắc xuất xứ ưu đãi 9

1.3 Quy tắc xuất xứ về hàng dệt may đang được đàm phán trong TPP 16

1.3.1 Cam kết mở cửa thị trường hàng dệt may trong TPP 16

1.3.2 Đàm phán nội dung quy tắc xuất xứ hàng dệt may 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA VIỆT NAM 24

2.1 Khái quát về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 24

2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu 24

2.1.2 Lợi nhuận thu được 27

2.1.3 Giá trị gia tăng 34

2.1.4 Sản phẩm chính 35

2.1.5 Thị trường xuất khẩu 37

2.2 Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các nước TPP 40

2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu 40

2.2.2 Sản phẩm chính 42

2.2.3 Thị trường 44

2.3 Quy tắc xuất xứ hàng dệt may trong TPP và xuất xứ hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam 46

Trang 3

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

DỆT MAY CỦA VIỆT NAM KHI THỰC HIỆN QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG

DỆT MAY CỦA TPP 50

3.1 Cơ hội: 50

3.1.1 Tăng xuất khẩu 51

3.1.2 Tận dụng nguyên liệu nhập khẩu với chí phí thấp 54

3.1.3 Tận dụng chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may 55

3.1.4 Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ 56

3.1.5 Khả năng thu hút đầu tư trong ngành công nghiệp dệt may và may mặc Việt Nam, đặc biệt là trong dệt/đan và nhuộm, hoàn tất 57

3.2 Thách thức 57

3.2.1 Không tận dụng được lợi thế ưu đãi trong khối về quy tắc sản phẩm cụ thể 58

3.2.2 Quy tắc xuất xứ phức tạp khó thực hiện 59

3.2.3 Đánh đổi nhằm đạt được thỏa thuận về quy tắc xuất xứ có lợi cho Việt Nam 60 3.3 Giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam nhằm tối ưu hóa cơ hội và hạn chế, vượt qua thách thức 63

3.3.1.Giải pháp từ phía Chính phủ 63

3.3.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 66

KẾT LUẬN 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

Trang 4

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

APEC Asia – Pacific Economic

Cooperation Asia

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

CMT Cut – Make – Trim Hình thức gia công thuần túy

CTC Change in tariff classification Tiêu chí chuyển đổi mã hàng hóa CTH Change in tariff heading Tiêu chí chuyển đổi cụ thể

FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA Free Trade Area Hiệp định khu vực Thương mại tự

do NAFTA North American Free Trade

Agreement

Hiệp định Thương mại Tự do Bắc

Mỹ PSR Product – Specific Rules of

Origin

Quy tắc sản phẩm cụ thể

RVC Regional value content Tiêu chí chuyển đổi khu vực

TAAT Textile and Apparel Alliance

for TPP

Tổ chức như Liên minh dệt may TPP

TPP

Trans – Pacific Partnership

Hiệp định đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương VINATEX

The Vietnam National Textile and Garment Group

Tập đoàn Dệt may Việt Nam

VITAS

Vietnam Textile and Apparel Association

Hiệp hội dệt may Việt Nam

WTO World Trade Organization Tổ chức Kinh tế thế giới

Trang 5

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 2.1: Trị giá xuất khẩu 5 nhóm hàng lớn nhất năm 2014 (Đơn vị: tỷ USD)

Bảng 2.4: Tỷ lệ % kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu của Việt Nam với các

nước trong khối TPP 33

Bảng 2.5: Chủng loại hàng dệt may xuất khẩu 36 Bảng 2.6: Nhóm 10 nước có kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam

cao nhất năm 2009 (Đơn vị: tỷ USD) 38

Bảng2.7: Nhóm 4 nước có kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam cao

nhất năm 2011-2014 (Đơn vị: tỷ USD) 39

Bảng 2.8: Xuất khẩu từ Việt nam sang TPP năm 2013 (Đơn vị: triệu USD) 40 Bảng 2.9: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường

các nước thành viên TPP (Đơn vị: Triệu USD) 41

Bảng 2.10: Những mặt hàng dệt may chính Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ

(theo HS 4 số) (Đơn vị: tỷ USD) 43

Bảng 2.11: Chủng loại hàng dệt may xuất khẩu sang Nhật Bản trong quý

I/2012 và quý I/2013 (Đơn vị: Triệu USD) 44

Bảng 2.12: Tỷ lệ % kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may từ Việt Nam sang các

nước trong khối TPP 45

Bảng 3.1: Thị phần dệt may của Việt Nam trong Hoa Kỳ 54

Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu và tỷ lệ tăng trưởng ngành dệt may Việt Nam

từ 2009-2014 (Đơn vị: tỷ USD và %) 25

Hình 2.2: Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất 12 tháng năm 2013 so với

12 tháng năm 2012 (Đơn vị: tỷ USD) 25

Hình 2.3: Cơ cấu doanh thu, vốn và nhân công ngành dệt may Việt Nam năm

2012 (Đơn vị: %) 27

Trang 6

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hình 2.10: Nhóm 10 nước có kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam

cao nhất năm 2010 (Đơn vị: tỷ USD) 39

Hình 3.1: Dự báo xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa

Kỳ 52

Hình 3.2: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ

đến năm 2025 (Đơn vị: Tỷ USD) 52

Hình 3.3: Dự báo kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ

đến năm 2025 (Đơn vị: Tỷ USD) 53

Hình 3.4: Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong

nước 62

Trang 7

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Xuất xứ hàng hóa là quốc tịch hàng hóa Việc xác định xuất xứ hàng hóa là khá phức tạp và không phải lúc nào cũng thống nhất, vì mỗi nước đưa ra các tiêu chí cụ thể để xác định xuất xứ hàng hóa đảm bảo mục tiêu kinh tế thương mại cho quốc gia mình Vì vậy, nhằm tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, các nước đã tiến hành các vòng đàm phán song phương và đa phương để tạo ra sự thống nhất, hài hòa về quy tắc xuất xứ; thúc đẩy thương mại sâu rộng cho các quốc gia Về vai trò, quy tắc xuất xứ được sử dụng để quản lý chính sách thương mại quốc gia, kiểm soát quyền tiếp cận vào các thị trường trong nước của các nhà xuất khẩu nước ngoài Đồng thời được áp dụng nhằm thực hiện các biện pháp môi trường hoặc vệ sinh, ngăn chặn việc nhập khẩu hàng hóa không phù hợp, nguy hại và cuối cùng đảm bảo

an ninh quốc gia hoặc chính sách chính trị ví dụ như kiểm soát buôn bán vũ khí hoặc các sản phẩm cụ thể bị cấm vận khác

Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là Hiệp định thương mại tự do giữa 12 nước hai bờ Thái Bình Dương, bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Việt Nam, Brunei, Singapore, Malaysia, Chile, Australia, New Zealand, Peru, Mexico và Canada đến nay đã trải qua 20 vòng đàm phán.Hiệp định này khởi nguồn là Hiệp định Đối tác kinh tế do nguyên thủ 3 nước Chile, New Zealand và Singapore phát động đàm phán nhân dịp Hội nghị Cấp cao APEC 2002 tổ chức tại Mexico Theo đánh giá các nhà chuyên gia, đây là một thỏa thuận thương mại tự do khu vực có phạm vi điều chỉnh toàn diện; sẽ bao gồm hầu hết các lĩnh vực có liên quan tới thương mại, trong đó có nhiều lĩnh vực mới như môi trường, lao động, các vấn đề xuyên suốt liên quan đến thương mại như chuỗi cung ứng, doanh nghiệp vừa

và nhỏ…TPP được khởi xướng với mục đích thúc đẩy các nền kinh tế trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương bước sang giai đoạn hợp tác và hội nhập mới, giúp tăng cường luân chuyển hàng hóa giữa các nước dễ dàng hơn nhờ việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu và các biện pháp ưu đãi hàng nội địa

Việt Nam cùng các nước đối tác TPP đã tiến hành nhiều vòng đàm phán về nhiều vấn đề trong đó có quy tắc xuất xứ với hàng dệt may Là quốc gia đang phát

Trang 8

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

triển, có lợi thế về công nghiệp dệt may, đồng thời chịu thuế suất cao khi nhập khẩu hàng hóa vào thị trường nước ngoài; các chuyên gia kinh tế dự báo Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP Nếu đáp ứng được các quy định về quy tắc xuất

xứ chặt chẽ của Hiệp định này, Việt Nam sẽ được hưởng thuế quan ưu đãi cho mặt hàng dệt may; từ đó có thể tăng xuất khẩu, tận dụng nhiều lợi thế về nguyên vật liệu, chuỗi giá trị toàn cầu cũng như đầu tư Tuy nhiên, các quy định dự kiến về quy tắc xuất xứ trong TPP, cụ thể từ sợi trở đi hay tỷ lệ hàm lượng giá trị khu vực cao…

là những rào cản mà ngành công nghiệp dệt may Việt Nam phải đối mặt Với đặc trưng ngành là nhập khẩu lượng lớn nguyên phụ liệu từ ngoài cũng như gia công xuất khẩu là phương thức hoạt động chủ yếu của đa số doanh nghiệp dệt may, liệu Việt Nam có thể đổi mới, cải tiến kịp thời để đáp ứng yêu cầu khắt khe về quy tắc xuất xứ hàng dệt may

Những phân tích trên dẫn đến việc nghiên cứu đề tài “Quy tắc xuất xứ hàng dệt may trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP): Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam”

Mong rằng khóa luận sẽ phần nào làm rõ cơ hội và thách thức mà Việt Nam cũng như các doanh nghiệp dệt may trong nước gặp phải khi tham gia TPP

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy tắc xuất xứ hàng dệt may trong Hiệp định TPP cũng như hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ra thị trường nước ngoài

Phạm vi nghiên cứu: đề tài sẽ giới hạn nghiên cứu trong giai đoạn

2009-2011, và hướng tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may nói chung của các doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp thực sự sản xuất và doanh nghiệp thương mại)

3 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả trên cơ sở dữ liệu, thông tinliên quan đến quy tắc xuất xứ dự kiến quy định trong TPP Nguồn thông tin, dữ liệu được thu thập chủ yếu là thông tin thứ cấp Người viết dùng các công cụ như diễn giải/quy nạp, so sánh và thống kêđể đưa ra các nhận định và kết luận có giá trị khoa học

Trang 9

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Ngoài ra còn sử dụng một số công cụ phổ biến như phân tích và tổng hợp số liệu, so sánh đối chiếu và suy luận đối với các tài liệu trong và ngoài nước

Phân tích và tổng hợp số liệu về tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam; so sánh đối chiếu sự thay đổi các biến số qua từng năm kết hợp với việc phân tích nội dung quy tắc xuất xứ dự kiến của TPP để đưa ra đánh giá, nhận xét về thuận lợi và khó khăn cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may

4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu: nhận định những cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam khi thực hiện quy tắc xuất xứ trong TPP

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về quy tắc xuất xứ hàng dệt may trong TPP

- Làm rõ thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các nước thành viên và không thành viên của TPP

- Nghiên cứu và làm rõ những cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp Việt nam sẽ gặp phải khi áp dụng quy tắc xuất xứ dự kiến của TPP vào hoạt động xuất khẩu hàng dệt may

- Đề xuất giải pháp tối đa hóa lợi ích từ cơ hội và cắt giảm tác động tiêu cực của thách thức

5, Kết cấu đề tài:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quy tắc xuất xứ hàng dệt may trong Hiệp định TPP

Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam

Chương 3: Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam khi thực hiện quy tắc xuất xứ hàng dệt may TPP

Trang 10

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY

TẮC XUẤT XỨ TRONG HIỆP ĐỊNH TPP

1.1 Hiệp định TPP

Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (“Trans – Pacific Strategic Economic Partnership Agreement”, viết tắt là “TPP”) là một thỏa thuận thương mại tự do khu vực có phạm vi điều chỉnh khá toàn diện TTP được khởi xướng với mục đích thúc đẩy các nền kinh tế trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương bước sang giai đoạn hợp tác và hội nhập mới, giúp tăng cường luân chuyển hàng hóa giữa các nước dễ dàng hơn nhờ việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu và các biện pháp ưu đãi hàng nội địa TPP còn bao gồm các nguyên tắc thống nhất giữa các nước thành viên về một số vấn đề mới như: quyền của người lao động, bảo vệ môi trường, chi tiêu của chính phủ, tính minh bạch, doanh nghiệp Nhà nước và liên kết chuỗi cung ứng

1.1.1 Quá trình hình thành

Hiệp định Đối tác kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương trước đây được biết đến như là P3-CEP (Pacific Three Closer Economic Partnership), các cuộc đàm phán đưa ra bên lề Hội nghị các nhà Lãnh đạo APEC 2002 tại Los Cabos, Mexico, bởi Thủ tướng Helen Clark của New Zealand, Goh Chok Tong của Singapore và Tổng thống Chile Ricardo Lagos Vào tháng 4/2005 thêm Bruneitham gia trong vòng thứ năm của cuộc đàm phán; vì vậyHiệp định được gọi là P4.Ngày 3/6/2005 Brunei, Chile, New Zealand và Singapore đã đạt được thỏa thuận đầu tiên

và có hiệu lực vào ngày 28/5/2006 cho New Zealand và Singapore, ngày 12/7/2006 cho Brunei, và ngày 08/11/2006 cho Chile Đây là một thỏa thuận toàn diện, ảnh hưởng đến thương mại hàng hoá, quy tắc xuất xứ, biện pháp khắc phục thương mại, các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ và chính sách cạnh tranh Ngoài ra, thỏa thuận này sẽ giảm 90% thuế giữa các nước thành viên vào ngày 1/1/2006, và giảm tất cả các loại thuế quan thương mại về 0% vào năm 2015

Vào tháng 1/2008, Hoa Kỳ đã đồng ý tham gia vào các cuộc đàm phán vớiP4các vấn đề liên quan đến tự do hóa thương mại dịch vụ tài chính và bắt đầu

Trang 11

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

vòng đàm phán đầu tiên vào đầu năm 2009.Trong tháng 11/2008, Australia, Việt Nam, và Peru thông báo sẽ tham gia đàm phán với P4; tiếp sau đó trong tháng 10/2010, có thêm Malaysia vàđến tháng 6/2012, Canada và Mexico cũng tuyên bố tham gia đàm phán Nhật Bản là thành viên thứ 12, chính thức tham gia đàm phán TPP vào ngày 23/7/2013

Tính đến năm 2014, mười hai quốc gia trên khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã tham gia đàm phán về TPP: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ, và Việt Nam Các thỏa thuận ban đầu được diễn ra đầu tiên vào năm 2005; các nước tham gia dự kiến hoàn thành thỏa thuận vào năm 2012, nhưng các vấn đề gây tranh cãi như nông nghiệp,

sở hữu trí tuệ, và các dịch vụ và đầu tư đã khiến cho các cuộc đàm phán để tiếp tục đến hiện tại

1.1.2 Tiến trình đàm phán Hiệp định TPP

Các cuộc đàm phán đầu tiên diễn ra vào năm 2002, ban đầu bao gồm ba nước (Chile, New Zealand và Singapore) và có tên Pacific Three Closer Economic Partnership (P3 CEP) Brunei sau đó gia nhập vào năm 2005; vì vậy thỏa thuận này

đã được đổi tên thành Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - TPSEP Các thỏa thuận TPSEP gốc, được ký vào tháng 7 và 8 năm 2005, có một điều khoản gia nhập cho thành viên mới và các khẳng định "cam kết để khuyến khích việc gia nhập của các nền kinh tế khác vào Hiệp định này "

Từ năm 2010 đến 2015, TPP đã trải qua 20 vòng đám phán chính thức và nhiều vòng đàm phán giữa kỳ giữa các trưởng đoàn đàm phán và các bộ trưởng thương mại Vòng đàm phán chính thức đầu tiên vào tháng 3/2012 tại Melbourne, Australia về hàng công nghiệp, nông nghiệp, tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch thực vật, viễn thông, dịch vụ tài chính, hải quan, quy tắc xuất xứ, mua sắm chính phủ, môi trường và xây dựng năng lực thương mại Đến vòng đàm phán thứ 4 tại New Zealand bắt đầu làm việc về thương mại hàng hóa, dịch vụ tài chính, hải quan, lao động và sở hữu trí tuệ Các vòng đàm phán tiếp theo được xây dựng dựa trên tiến bộ đạt được trong các vòng trước và hướng tới mục tiêu đạt những kết quả mới trong tương lai Vòng đàm phán thứ 19 đã diễn ra tại Brunei từ ngày 24 đến ngày 30/8/2013 với hy vọng sẽ kết thúc thoả thuận đúng dự kiến để chuẩn bị cho hội nghị

Trang 12

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

thượng đỉnh vào tháng 10/2013 của lãnh đạo các nước thuộc Diễn đàn Hợp tác Kinh

tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Bali, Indonesia Vòng đàm phán này cũng đặt kỳ vọng giải quyết một số vấn đề như quy tắc xuất xứ hàng may mặc, hay thuế quan đối với giày dép Tuy nhiên, kết thúc đàm phán tuyên bố chung cho thấy không có tiến triển quan trọng nào để đi đến thoả thuận trong vòng đàm phán lần thứ 19 này

1.1.3 Những vấn đề cơ bản trong Hiệp định TPP

TPP được xem là một hiệp định thế kỷ 21, một hiệp định khu vực toàn diện,

tự do hoá thương mại và đầu tư nhằm giải quyết các vấn đề thương mại mới và truyền thống

Về nội dung: TPP có phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm cả hàng hóa, dịch

vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm, rào cản kỹ thuật, chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ và minh bạch hóa Ngoài ra, còn có một chương về hợp tác

và các văn kiện đi kèm về Hợp tác Môi trường và Hợp tác Lao động; các văn kiện quan trọng về đầu tư và dịch vụ tài chính

Điểm nổi bật nhất của TPP là tự do hóa rất mạnh về hàng hóa Thuế nhập khẩu được xóa bỏ hoàn toàn và phần lớn là xóa bỏ ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực Về dịch vụ, thực hiện tự do hóa mạnh theo phương thức chọn-bỏ Theo đó, tất

cả các ngành dịch vụ đều được mở, trừ những ngành nằm trong danh mục loại trừ

Nét mới nữa trong đàm phán Hiệp định TPP so với các FTA truyền thống trước đây là sự tham gia của các đối tượng liên quan như doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức xã hội Ngoài các nội dung đàm phán mang tính truyền thống trong các FTA, các quốc gia thành viên còn tập trung thảo luận nhiềuđề xuất vàbiện pháp để thúcđẩy hợp tác trong các vấn đề liên quan tới hoạch định chính sách, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phát triển chuỗi cung cấp và sản xuất giữa các nước thành viên, nâng cao sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào quá trình lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia thành viên TPP…

Để đạt được tiêu chuẩn là Hiệp định của thế kỷ 21, TPP cũng đang đàm phán vấn đề chung như hội nhập khu vực, gắn kết quản lý, năng lực cạnh tranh, phát triển, doanh nghiệp vừa và nhỏ Đây là những vấn đề hiện tại mà phản ánh cách

Trang 13

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

doanh nghiệp hoạt động và người lao động tương tác trong thế kỷ 21; là một kết quả của việc hội nhập khu vực

Theo các đại diện thương mại Hoa Kỳ, 5 yếu tố quan trọng của Hiệp định là:

Thứ nhất, mở cửa thị trường toàn diện: loại bỏ rào cản thuế quan và phi thuế

quan để tạo ra những cơ hội mới cho người lao động, các doanh nghiệp và lợi ích trước mắt cho người tiêu dùng

Thứ hai, hiệp địnhkhu vực:tạo điều kiện cho sự phát triển của dây chuyền sản

xuất và cung cấp cho các thành viên TPP, cải thiện đời sống và phúc lợi xã hội, thúc đẩy tăng trưởng bền vững giữa các nước thành viên

Thứ ba, những vấn đề thương mại xuyên suốt:xây dựng trên các thỏa thuận

đang được thực hiện trong khuôn khổ APEC và các diễn đàn khác bằng cách kết hợp bốn vấn đề xuyên suốt mới trong TPP Những vấn đề này là:

+ Sự gắn kết quy định: cam kết cải thiện các thực tiễn xây dựng chính sách

và khuyến khích sự gắn kết môi trường chính sách, bao gồm áp dụng các biện pháp nâng cao tính minh bạch và thực thi quy trình xây dựng chính sách theo hướng thuận lợi hơn cho thương mại

+ Khả năng cạnh tranh và kinh doanh thuận lợi: cam kết sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh trong nước và khu vực của nền kinh tế mỗi nước thành viên

và thúc đẩy hội nhập kinh tế và việc làm trong khu vực

+ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ: cam kết sẽ đảm bảo rằng các doanh nghiệp này (vốn tạo ra nhiều việc làm ở nhiều nước thành viên) có thể tận dụng đầy

đủ các lợi ích do Hiệp định TPP mang lại

+ Phát triển: cam kết tự do hóa thị trường toàn diện và mạnh mẽ, cải tiến trong lĩnh vực thương mại và tăng cường đầu tư, và các cam kết khác sẽ phục

vụ để tăng cường cơ sở quan trọng cho phát triển kinh tế và quản trị và do đó góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy các ưu tiên phát triển kinh tế của từng nước TPP

Thứ tư, các vấn đề thương mại mới: thúc đẩy thương mại và đầu tư trong các

sản phẩm và dịch vụ sáng tạo, bao gồm cả các nền kinh tế kỹ thuật số và công nghệ xanh, và để đảm bảo một môi trường kinh doanh cạnh tranh trên toàn khu vực TPP

Trang 14

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Thứ năm, hiệp định mở: thỏa thuận bằng cách cho phép các cập nhật của

thỏa thuận khi cần thiết để giải quyết các vấn đề thương mại hóa trong tương lai cũng như các vấn đề mới nảy sinh với sự mở rộng của thỏa thuận này bao gồm các quốc gia mới

1.2 Những vấn đề cơ bản về quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định thương mại tựdo FTA

1.2.1 Hiệp định khu vực thương mại tự do (FTA)

Quan niệm truyền thống: Theo GATT 1947 trong điều XXIV – Điểm 8b, khu vực thương mại tự do là một nhóm gồm hai hoặc nhiều các lãnh thổ thuế quan trong đó thuế và các quy định thương mại khác sẽ bị dỡ bỏ đối với phần lớn các mặt hàng có xuất xứ từ các lãnh thổ đó và được trao đổi thương mại giữa các lãnh thổ thuế quan đó

Quan niệm hiện đại: Theo OECD, khu vực thương mại tự do là khu vực của nhóm các quốc gia mà các rào cản thuế quan và phi thuế quan giữa các thành viên thường được xóa bỏ

Trong đó, thuế quan là tên gọi chung chỉ các loại thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; ra đời với 2 mục đích chính là góp phần đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và bảo hộ sản xuất trong nước Hàng rào phi thuế quan được hiểu là các cách thức ngăn chặn hoặc gây trở ngại cho hàng hóa nhập khẩu nhưng không phải là đánh thuế nhập khẩu; có 2 nhóm chính là hàng rào hành chính

và rào cản kỹ thuật Hàng rào hành chính bao gồm các quy định pháp luật về cấm nhập, cấm xuất, giấy phép, hạn ngạch (quota), hạn chế xuất khẩu tự nguyện, tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc Rào cản kỹ thuật là những quy chuẩn kỹ thuật do một quốc gia quy định đối với hàng hóa Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nó lại được sử dụng như là một cách thức để cản trở hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nội địa Trong một khu vực mà các rào cản về thuế quan và phi thuế quan được dỡ bỏ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nước tăng cường trao đổi hàng hóa, thúc đẩy tự do hóa thương mại

Hiệp định khu vực thương mại tự do là hiệp định thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ

Trang 15

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do

Dựa vào quy mô, số lượng các thành viên tham gia, có thể phân ra FTA song phương (chỉ có 2 nước), FTA khu vực (có từ 3 thành viên trở lên, thường là các nước gần nhau), FTA hỗn hợp (là loại FTA được ký kết giữa FTA khu vực với một nước hoặc một số nước hoặc 1 FTA khu vực khác) Loại FTA cuối cùng đang phát triển và tăng lên nhanh chóng, ví dụ một số FTA lớn: AFTA – Trung Quốc (ACFTA), AFTA – Hàn Quốc, EC – Mexico,…

1.2.2 Quy tắc xuất xứ ưu đãi

ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong các FTA Dưới đây là định nghĩa về xuất xứ hàng hóa, quy tắc xuất xứ ưu đãi trong các FTA

Về xuất xứ hàng hóa:

Theo định nghĩa của WTO: Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia

vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó Điều 3(b) Hiệp định về quy tắc xuất xứ của

WTO, “một nước được xác định là nước xuất xứ của một hàng hóa cụ thể nếu như

hàng hóa được hoàn toàn sản xuất ra ở nước đó hoặc khi nhiều nước cùng tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó, thì nước xuất xứ hàng hóa là nước thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng.”

Về quy tắc xuất xứ ưu đãi:

Chương 1, Phụ lục K Công ước Kyoto về đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ

tục hải quan (sửa đổi năm 1999) nêu rõ khái niệm về quy tắc xuất xứ Theo đó, “quy

Trang 16

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

tắc xuất xứ là các quy định được pháp luật quốc gia hoặc các điều ước quốc tế xây dựng, được một quốc gia áp dụng để xác định xuất xứ của hàng hóa.”

Hiệp định 214/WTO/ Văn bản về Quy tắc xuất xứ (Điều 1) định nghĩa: Quy

tắc xuất xứ được định nghĩa là những luật, quyđịnh, quyết định hành chính chung

do các thành viên áp dụng để xác định nước xuất xứ của hàng hóa với điều kiện là qui tắc xuất xứ này không liên quan đến thoả thuận thương mại hoặc chế độ thương mại tự chủ có áp dụng ưu đãi thuế quan ngoài phạm vi điều chỉnh của khoản 1 Điều

I của GATT 1994

Hiệp định về Quy tắc xuất xứ của WTO (Phụ lục 2) định nghĩa:Quy tắc xuất

xứ ưu đãi được định nghĩa là các luật, qui định, quyết định hành chính mà thành viên áp dụng để xác định hàng hóa có đủ tiêu chuẩn được hưởng đối xử ưu đãi theo chế độ thương mại dành ưu đãi lẫn nhau hay một chiều dẫn tới áp dụng ưu đãi thuế vượt ngoài phạm vi áp dụng của khoản 1- Điều I – GATT 1994

1.2.2.2 Các quy tắc chính trong quy tắc xuất xứ ưu đãi trong các FTA

 Xuất xứ thuần túy

Nhóm sản phẩm đương nhiên có xuất xứ nếu:

- Đáp ứng tiêu chí xuất xứ nội địa hoàn toàn, đó là những hàng hóa được chế tác hoặc tạo ra hoàn toàn trên lãnh thổ của một hay các nước thành viên FTA đó

- Đáp ứng tiêu chí xuất xử nội vùng (trong nội bộ các nước thành viên của FTA) Đó là những hàng hóa được sản xuất hoàn toàn trên lãnh thổ của một hoặc nhiều bên bằng các nguyên liệu “có xuất xứ” từ một hoặc nhiều bên cùng là thành viên của FTA đó

Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước thành viên, thường bao gồm các loại sau:

- Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng

- Động vật sống

- Sản phẩm thu được từ động vật sống

- Sản phẩm thu được từ săn bắn, nuôi trồng, thu lượm

- Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên

- Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm từ biển

- Sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất ngay trên tàu

Trang 17

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

- Sản phẩm khai thác từ đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

- Phế thải và phế liệu có nguồn gốc từ quá trình sản xuất và tiêu dùng

- Sản phẩm thu được hoặc được sản xuất từ các loại hàng hóa kể trên

 Xuất xứ không thuần túy

Hàng hoá có xuất xứ không thuần túy được coi là có xuất xứ khi đáp ứng các tiêu chí: Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực, tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hoá hoặc tiêu chí mặt hàng cụ thể Các nhà xuất khẩu hàng hoá được quyền lựa chọn sử dụng một trong các tiêu chí này để xác định xuất xứ hàng hoá, cụ thể:

- Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (RVC)

Tùy từng hiệp định FTA sẽ quy định tỷ lệ hàm lượng giá trị khu vực khác nhau, tỷ lệ này được tính theo một trong hai phương pháp sau:

Trong đó:

- Chi phí nguyên liệu có xuất xứ: trị giá nguyên liệu, phụ tùng hoặc hàng hóa

có xuất xứ do nhà sản xuất mua hoặc tự sản xuất

- Chi phí nhân công: gồm lương, thù lao và các khoản phúc lợi khác

- Chi phí sản xuất: toàn bộ các chi phí chung được phân bổ trong quá trình sản xuất

- Chi phí khác: chi phí phát sinh trong quá trình vận tải để xuất khẩu (chẳng hạn chi phí vận tải nội địa, chi phí lưu kho, bốc dỡ hàng tại cảng, phí mô giới, phí dịch vụ…)

Trang 18

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

- FOB: Trị giá của hàng hóa sau khi được giao qua lan can tàu, bao gồm cả chi phí vận tải hàng hóa tới cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến

- Chi phí nguyên vật liệu không có xuất xứ: (i) Giá CIF tại thời điểm nhập khẩu của hàng hoá hoặc thời điểm nhập khẩu được chứng minh; hoặc (ii) Giá xác định ban đầu trả cho hàng hoá không xác định được xuất xứ tại lãnh thổ của quốc gia thành viên nơi diễn ra hoạt động sản xuất hoặc chế biến

Ví dụ FTA Hoa Kỳ và Chile, một quy tắc xuất xứ quy định: “Chuyển đổi sang các tiểu mục từ 9403.10 đến 9403.80 từ bất kỳ mục nào khác; hoặc Chuyển đổi sang các tiểu mục từ 9403.10 đến 9403.80 từ bất kỳ tiểu mục nào khác, với điều kiện hàm lượng trị giá nội địa không thấp hơn:

(a) 35% nếu sử dụng phương pháp trực tiếp tính hàm lượng;hoặc

(b) 45% nếu sử dụng phương pháp gián tiếp tính hàm lượng

Với quy tắc này, hàng hóa có mã HS từ 9403.10 đến 9403.80 được xem là

“có xuất xứ” nếu hàng hóa đó:

(a) được sản xuất từ nguyên liệu có mã HS nằm ngoài mục 9403; hoặc

(b) được sản xuất từ nguyên liệu có mã HS nằm trong mục 9403 nhưng ngoài khoảng 9403.10 đến 9403.80 và thỏa mãn điều kiện trị giá nội địa/vùng không thấp hơn:35% nếu sử dụng phương pháp trực tiếp, 45% nếu sử dụng phương pháp gián tiếp

Giả thiết: Hàng hóa xuất khẩu từ Chile sang Hoa Kỳ là đồ gỗ nội thất A (có

mã HS 9403.50) với nguyên liệu (mã HS 9403.90) nhập khẩu từ Mexicovà một số nguyên liệu khác từ Chile và Singapore Trị giá (giá FOB) của đồ gỗ đó là 1000$ và phần gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ Mexico phục vụ cho việc sản xuất ra đồ gỗ đó là 700$; gỗ trong nước là 100$; sơn phủ nhập khẩu từ Singapore là 150$ Áp dụng: Khi đó hàng đồ gỗ A xuất vào Hoa Kỳ sẽ được xem là “không có xuất xứ” (originating) và được không hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA Hoa Kỳ và Chilevì:

Thứ nhất, mặt hàng A không đáp ứng được điều kiện “có xuất xứ” do nguyên liệu và thành phẩm thuộc cùng mục 9403 (và vì vậy không có sự chuyển đổi dòng thuế như quy định);

Trang 19

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Thứ hai, mặt hàng A dù đáp ứng được điều kiện chuyển đổi dòng thuế (chuyển đổi từ một tiểu mục khác nằm trong nhóm) nhưng không đáp ứng được yêu cầu về hàm lượng trị giá nội địa:

+Theo phương pháp trực tiếp:

RVC = (100+150)x100%/1000 = 25% < 35%

+ Theo phương pháp gián tiếp:

RVC= (1000-700)x100%/1000 = 30% < 45%

- Tiêu chí chuyển đổi mã hàng hóa (Change in tariff heading – CTH)

Tiêu chí CTH chỉ áp dụng đối với nguyên liệu không có xuất xứ Để đáp ứng tiêu chí này, nguyên liệu hoặc phụ tùng không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa phải khác mã số hàng hóa (mã HS) của sản phẩm cuối cùng Hệ thống phân loại HS sử dụng từ 6 đến 10 con số để xác định hàng hóa Sáu con số đầu tiên của một số HS được quy định hài hòa cho hầu hết tất cả các nước trên thế giới, trong đó hai số đầu tiên là tên chương HS (chapter), bốn số đầu tiên được gọi là mục (heading), ví dụ 1905, và sáu số đầu tiên được gọi là tiểu mục (sub-heading) ví dụ: 1905.90 Khi chuyển đổi mã số HS theo chương (2 chữ số), thường được gọi tắt là CTC hoặc CC – Change to chapter; chuyển đổi theo mục, hoặc nhóm (4 chữ số), là CTH – Change to heading; chuyển đổi theo tiểu mục, hoặc phân nhóm (6 chữ số) là CTSH – Change to subheading.Tiêu chí CTH được đưa ra nhằm đảm bảo các nguyên liệu không có xuất xứ trải qua công đoạn chuyển đổi trên lãnh thổ FTA để chứng minh hàng hóa được sản xuất trong lãnh thổ FTA

Ví dụ: Quy tắc xuất xứ trong FTA ASEAN nêu: “Chuyển đổi sang các mục

từ 19.02 đến 19.05 từ bất kỳ Chương nào” ("A change to heading 19.02 through 19.05 from any other chapter.") Với quy tắc này, hàng hóa có mã HS từ 19.02 đến 19.05 được xem là “có xuất xứ” nếu được sản xuất từ nguyên liệu có mã HS nằm ngoài Chương 19 Hàng xuất khẩu đi Hoa Kỳ là bánh bích quy (có mã HS 1905.90) được sản xuất tại Việt Nam từ bột mỳ của Trung Quốc (bột mỳ có mã HS thuộc Chương 11), tất cả các nguyên liệu còn lại đều là nguyên liệu trong nước (xuất xứ Việt Nam) Bánh bích quy xuất khẩu vào Hoa Kỳ sẽ được xem là “có xuất xứ” và được hưởng ưu đãi thuế quan theo TPP Lý do là theo quy tắc xuất xứ ở trên thì đối với tất cả các sản phẩm nằm trong mã HS 19.05, để được xem là “có xuất xứ” và

Trang 20

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

hưởng ưu đãi thuế quan theo TPP thì tất cả các nguyên liệu phải nằm trong một Chương HS khác không phải là Chương 19 Bột mỳ thuộc Chương 11, tức là nằm ngoài Chương 19, và do đó đáp ứng yêu cầu về xuất xứ theo quy định nói trên Trong trường hợp bánh bích quy xuất khẩu sang Hoa Kỳ, sản xuất ở Việt Nam từ bột trộn Trung Quốc có mã HS ở chương 19, tất cả các nguyên liệu còn lại đều là nguyên liệu trong nước (xuất xứ Việt Nam) Khi đó bánh bích quy xuất khẩu vào Hoa Kỳ sẽ được xem là “không có xuất xứ” và không được hưởng ưu đãi thuế quan theo TPP

- Tiêu chí mặt hàng cụ thể (PSR)

Tùy vào từng hiệp định FTA sẽ quy định về quy tắc xuất xứ cụ thể cho một

số mặt hàng nhất định Các quy tắc này quy định một quy trình hàng hóa cần phải trải qua để được coi là có xuất xứ

Ví dụ: Quy tắc 5 của FTA ASEAN – Hàn Quốc(AKFTA) quy định hàng hóa thỏa mãn quy tắc mặt hàng cụ thể quy định tại Phụ lục 2sẽ được coi là có xuất xứ tại lãnh thổ của bên nơi diễn ra quá trình gia công chế biến hàng hóa Quy tắc này được hiểu là quy tắc duy nhất dùng để xác định xuất xứ của hàng hóa nằm trong Phụ lục

2 bởi bản thân Quy tắc 4 (hàng hóa có xuất xứ thuần túy) đã loại trừ những hàng hóa nêu tại Quy tắc 5 trong Phụ lục 2 này

Mặt hàng cua chế biến (16.05.10) nằm trong danh mục PSR (của AKFTA)

có quy tắc xuất xứ là RVC 35% tính theo trị giá FOB (sau đây, mọi phần trăm đều được hiểu là tính theo trị giá FOB) Như vậy, để có được xuất xứ của khu vực AKFTA, mặt hàng cua chế biến chỉ cần đạt hàm lượng giá trị khu vực ít nhất là 35% hoặc phải trải qua chuyển đổi CTH Hay ví dụ mặt hàng cà phê đã được loại

bỏ chất ca-phê-in (09.01.12) có RVC 45%; đặc biệt, agar-agar (13.02.31) đòi hỏi giá trị RVC phải đạt ít nhất 70%

 Cộng gộp

Nguyên tắc cộng gộp cho phép các nước thành viên trong FTA tính gộp cả những nguyên liệu đến từ những nước không phải thảnh viên FTA vào hàng hóa cuối cùng và vẫn được coi là sản phẩm nội vùng, bao gồm cả trường hợp hàng hóa đến từ một nước thành viên được gia công thêm hoặc bổ sung thêm giá trị gia tăng

ở một nước thứ hai Trừ khi có quy định khác tại Phụ lục, sản phẩm có xuất xứ của

Trang 21

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

một nước, được sử dụng làm nguyên vật liệu cho thành phẩm được hưởng ưu đãi về thuế quan tại một nước khác, sẽ được xem là nguyên vật liệu có xuất xứ của nước nơi thực hiện công đoạn gia công, chế biến cuối cùng

Ví dụ: FTA ASEAN – Hàn Quốc: Nếu RVC của nguyên vật liệu ít hơn 40%, hàm lượng này sẽ được cộng gộp theo đúng tỉ lệ thực tế vào hàm lượng nội địa với điều kiện RVC đó bằng hoặc lớn hơn 20%

Lấy ví dụ cụ thể máy thu thanh được sản xuất tại Philipin xuất sang Hàn Quốc, giá xuất xưởng trên một sản phẩm là $100 Mạch tích hợp và diot sản xuất tại Nhật Bản, trị giá tính trên một máy thu thanh là $55; và loa được sản xuất tại Singapore, trị giá trên một máy thu thanh là $15.Trong trường hợp này RVC máy thu thanh ít hơn 40%; mạch tích hợp và diot là nguyên liệu nhập khẩu ngoài khu vực FTA chiếm khoảng 55% giá xuất xưởng Nếu mạch tích hợp và diot được sản xuất tại Việt Nam (nước thành viên khu vực ASEAN) thì sẽ được tính là nguyên vật liệu có xuất xứ, và máy thu thanh này đủ điều kiện trở thành sản phẩm có xuất xứ

 De minis

Phương pháp “mức tối thiểu” (de minimis): Dù không đáp ứng tiêu chí “có xuất xứ” theo bất kỳ phương pháp nào, hàng hóa vẫn có thể được xem là “có xuất xứ” nếu tổng trị giá nguyên liệu “không xuất xứ” chiếm không quá một tỷ lệ nhất định

Ví dụ FTA ASEAN và Hàn Quốc: Quy tắc de minimis được áp dụng cho mọi hàng hóa áp dụng tiêu chí xuất xứ chuyển đổi mã số HS Theo đó, một sản phẩm không đạt được sự chuyển đổi mã số HS (ví dụ như có sự trùng mã HS giữa nguyên liệu không có xuất xứ và sản phẩm) sẽ vẫn được coi là có xuất xứ nếu giá trị của tất cả các nguyên vật liệu không có xuất xứ dùng để sản xuất ra sản phẩm đó không vượt quá 10 % của tổng giá trị hàng hoá đó tính theo giá FOB Đối với hàng dệt may từ chương 50 đến chương 63, ngưỡng tối đa cho nguyên vật liệu phi xuất

xứ cũng là 10% nhưng tính theo trọng lượng sản phẩm" Quy định này được các nước tham gia đàm phán đưa vào nhằm làm giảm bớt sự khó khăn cho việc đạt tiêu chí xuất xứ, hoặc để giải quyết khi hàng hóa có “sự cố” không đạt được xuất xứ ví

dụ như khi hàng hóa mà chỉ trùng mã HS với nguyên liệu không có xuất xứ ở một tỉ

lệ rất nhỏ

Trang 22

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Lấy một ví dụ cụ thể: một doanh nghiệp Việt Nam sản xuất mặt hàng cầu chì tổng hợp (85.36.10) để xuất khẩu sang Hàn Quốc Doanh nghiệp này nhập khẩu nguyên liệu từ Đài Loan bao gồm vỏ và một số thiết bị khác trong đó sử dụng cầu chì thủy tinh (85.36.10) và cầu chì nhiệt (85.36.10) để lắp vào trong một cầu chì tổng (85.36.10) Các nguyên vật liệu khác được sản xuất tại Việt Nam để lắp ráp vào sản phẩm Do doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu về để lắp ráp nên RVC chỉ đạt 40% nên không thỏa mãn quy tắc RVC 45% Xét đến quy tắc CTH, có

sự trùng về nhóm 6 số giữa nguyên liệu không có xuất xứ (nhập khẩu từ Đài Loan)

và sản phẩm (đều có mã HS 6 số là 85.36.10) và tỷ lệ trùng này chỉ là 5,6% tính theo giá trị FOB Theo quy tắc De-minimis, nếu tỷ lệ trùng nhỏ hơn 10% theo giá trị FOB thì hàng hóa vẫn xem là có xuất xứ trong khu vực AKFTA Như vậy, mặt hàng cầu chì tổng hợp được công nhận là có xuất xứ khu vực AKFTA

1.3 Quy tắc xuất xứ về hàng dệt may đang được đàm phán trong TPP

1.3.1 Cam kết mở cửa thị trường hàng dệt may trong TPP

Một trong những nội dung quan trọng của các FTA là cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của cácnước thành viên FTAcho nhau Cụ thể, mỗi bên trong FTA

sẽ phải cam kết loại bỏ phần lớn thuế quan (thuế nhập khẩu) cho hàng hóa của bên kia Loại hàng hóa và thời gian loại bỏ thuế tùy thuộc vào kết quả đàm phán

Trong đàm phán TPP – một FTA lớn giữa 9 nước hai bờ Đại Tây Dương, các

Bộ trưởng và 12 đoàn đàm phán TPP tập trung vào mục tiêu đạt được gói cam kết

mở cửa thị trường tham vọng và tiêu chuẩn cao, đảm bảo việc tiếp cận thị trường hàng hóa giữa các nước TPP một cách toàn diện, thực chất và hoàn toàn miễn thuế Việc loại bỏ thuế quan với hàng hóalà lợi ích được kỳ vọng nhất của các nước tham gia đàm phán TPP, trong đó có Việt Nam

Ngành dệt may được xem là ngành công nghiệp chủ đạo của Việt Nam được

dự báo sẽ có những lợi ích đáng kể từ TPP nếu quy tắc xuất xứ trong Hiệp định này

đi đến một thỏa thuận hợp lý cuối cùng Việt Nam hiện đang xuất khẩu khoảng 1.000 dòng sản phẩm may mặc sang thị trường các nước TPP với thuế suất trung bình khá cao Cụ thể đối với Hoa Kỳ (thành viên đứng đầu trong kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam), thuế nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam từ 5-20% Nếu Việt Nam và các nước thành viên đáp ứng được quy tắc xuất xứ về hàng

Trang 23

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

dệt may của TPP thì trong tương lai thuế nhập khẩu mặt hàng này sẽ giảm về 0%.TPPđặt ra yêu cầu rất cao là xóa toàn bộ thuế nhập khẩu ngay từ khi Hiệp định

có hiệu lực (trừ nhóm các mặt hàng có lộ trình từ 3-5 năm, một số ít có lộ trình 10 năm) vì vậy sẽ rất có lợi cho các nước thành viên khi biết tận dụng được cơ hội mà TPP mang lại Theo các chuyên gia kinh tế, riêng về thương mại hàng hóa, khi Hiệp định này có hiệu lực, 90% dòng thuế sẽ được giảm về 0% Các mặt hàng như dệt may, da giày, đồ gỗ, nông sản của Việt Nam có khả năng mở rộng thị trường, gia tăng xuất khẩu do thuế suất giảm sâu

Đối với những nước có nền kinh tế hướng tới xuất khẩu như Việt Nam, lợi ích chủ yếu và trực tiếp mà Việt Nam có thể hy vọng từ việc ký các FTA với các đối tác là ở việc các đối tác FTA loại bỏ thuế quan cho hàng xuất khẩu Việt Nam khi xuất sang thị trường đối tác Bên cạnh đó, cũng sẽ có một số lợi ích từ việc giảm thuế hàng nhập khẩu từ các nước TPP như người tiêu dùng và các ngành sản xuất sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ các nước này làm nguyên liệu đầu vào sẽ được hưởng lợi từ hàng hóa, nguyên liệu giá rẻ, giúp giảm chi phí sinh hoạt và sản xuất,

từ đó có thể giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của những ngành này…Tuy nhiên,

để có được cơ hội này, ngành dệt may Việt Nam phải đối diện với nhiều thách thức, cạnh tranh với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, các yêu cầu khắc nghiệt về chất lượng giao hàng và hàng rào kỹ thuật, khả năng làm chủ thị trường nội địa, tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu để đảm bảo điều kiện thụ hưởng thuế suất ưu đãi…

1.3.2 Đàm phán nội dung quy tắc xuất xứ hàng dệt may

Trước đây theo Điều 4.2 của Hiệp định P4 ban đầu (gồm 4 nước Chile, New Zealand, Singapore và Brunei), hàng hóa được coi làcó nguồn gốc từ các thành viên nếu một trong các điều kiện sau đây được thoả mãn:

a) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ trong lãnh thổ (được định nghĩa ở điều 4.1 của Hiệp đinh P4) của một quốc gia thành viên;

b) Hàng hóa được sản xuất toàn bộ trong lãnh thổ của một hay nhiều quốc gia thành viên, chỉ những hàng hóa có nguyên vật liệu có nguồn gốc tuân theo quy định của chương này;

c) Hàng hóa được sản xuất toàn bộ trong lãnh thổ của một hay nhiều quốc gia thành viên, sử dụng nguyên vật liệu không có nguồn gốc tuân theo quy định nhưng được

Trang 24

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

chuyển đổi theo mã hàng hóa, hàm lượng giá trị khu vực, hoặc những quy tắc khác quy định ở phụ lục II, và hàng hóa đáp ứng các quy định khác của chương này

Trong ba tiêu chí, hai tiêu chí đầu tiên là khá đơn giản vì chỉ liên quan đến các bên tham gia Hiệp định Các bên dễ dàng nhất trí với nhau về quy định hàng

hóa có xuất xứ thuần túy, vì vậy khi sản phẩm dệt may đáp ứng tiêu chí nội địa hoàn

toàn hoặc tiêu chí nội vùng thì sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu vào thị trường các nước TPP

Tuy nhiên với tiêu chí thứ 3 phức tạp hơn và Phụ lục II liệt kê các quy tắc chi tiết mà mỗisản phẩm phải đáp ứng để được coi là hàng hoá có xuất xứ từ các thành viên.Trong các tiêu chí chuyển đổi mà các bên đàm phán thì tiêu chí về hàm lượng giá trị khu vực và tiêu chí mặt hàng cụ thể là quan trọng nhất Theo đàm phán trước đây của P4 thì

 Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực RVCcủa sản phẩm dệt may là 50% Trong khi RVC cao có thể đảm bảo rằng chỉ có hàng hóa thực sự có nguồn gốc từ các thành viên có đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế, nó cũng cản trở lợi ích thương mại từ các nước không thành viên và đôi khi thậm chí có thể phủ nhận những lợi ích hàng hóa yêu cầu RVC thấp hơn nhưng thực chất không đạt yêu cầu

về quy tắc xuất xứ

 Tiêu chí mặt hàng cụ thể PSR

Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong TPP từ sợi trở đi đã gây ra nhiều tranh cãi và bàn luận Hoa Kỳ, nước nhập khẩu dệt may lớn nhất thế giới, có ngành sản xuất nội địa tương đối nhỏ nhưng lại có tiếng nói vận động rất lớn, đã đưa ra đề xuất áp dụng quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” (yarn-forward) đối với hàng dệt may trong TPP (tức

là một sản phẩm dệt may muốn được hưởng ưu đãi thuế quan theo TPP thì tất cả các nguyên liệu, bắt đầu từ sợi trở đi, phải được sản xuất tại các nước TPP) Quy tắc này yêu cầu các nhà sản xuất hàng dệt may phải sử dụng sợi được sản xuất từ các nước thành viên TPP trong các công đoạn hình thành sản phẩm may mặc Quy tắc

dự kiến này nhằm làm cho sản phẩm có sợi làm từ Trung Quốc hoặc từ bất kỳ quốc gia nào không phải thành viên TPP không thể hưởng lợi từ ưu đãi thuế quan

Trang 25

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Sau đây là sơ đồ các bước sản xuất của hàng dệt may và chi tiết về quy tắc xuất xứ

Quy tắc xuất xứ có thể thường quy định sản phẩm có tỉ lệ nội vùng như thế nào thì được hưởng những lợi ích thương mại Từ sơ đồ ta có thể thấy những quy định có thể là:

1 Từ nguyên liệu trở đi (Fiber forward) - Nguyên liệu phải được hình thành trên lãnh thổ của thành viên trong khu vực TPP Nguyên liệu tự nhiên như len hoặc bông phải được trồng ở các nước nội khối TPP Nguyên liệu nhân tạo phải được sản xuất trong các khu vực kinh doanh

2 Từ sợi trở đi (Yarn Forward) - Nguyên vật liệu có thể được sản xuất trong khu vực bất kỳ, nhưng mỗi bước bắt đầu với sợi được sử dụng để làm cho hàng dệt may phải được thực hiện trong khu vực TPP

3 Từ vải trở đi (Fabric Forward) - Nguyên vật liệu và các loại sợi có thể được hình thành trong khu vực bất kỳ, nhưng vải phải được dệt kim hoặc dệt thoi trong khu vực TPP

4 Cắt và may (Cut and Sew) - Chỉ cắt và may các sản phẩm cuối cùng phải được thực hiện trong khu vực TPP

Việt Nam khi tham gia đàm phán về quy tắc xuất xứ hàng dệt may lại đề xuất

từ khâu Cắt và may; thay vì đề xuất từ khâu từ sợi trở đi Về khâu cắt may, sản phẩm có thể được may bằng vải từ bất kỳ quốc gia nào, miễn là sản phẩm cuối cùng

Trang 26

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

được cắt may ở các nước thành viên TPP Đề xuất này cho phép Việt Nam tiếp tục

sử dụng vải nhập từ Trung Quốc và vẫn nhận được ưu đãi thuế quan từ TPP

Theo nhiều nguồn tin, đề xuất này của Hoa Kỳ đã gặp phải sự phản đối mạnh

mẽ của tất cả các nước TPP trừ Mexico và Peru Peru ủng hộ “yarn-forward” vì nước này có ngành dệt kim sản xuất trong nước hoàn toàn Còn Mexico, trong khi Chính phủ có vẻ ủng hộ quy tắc “yarn-forward” để bảo vệ ngành sản xuất đã gây dựng dựa trên NAFTA, các nhà sản xuất trong nướcvẫn còn những quan điểm trái chiều Bên cạnh đó với sự tham gia của Nhật Bản trong thời gian tới, Hoa Kỳ có thể

có thêm một đồng minh về vấn đề “yarn-forward” bởi Nhật Bản cũng có một khu vực dệt may nhỏ và đã được xây dựng nhằm đáp ứng các quy tắc xuất xứ trong các FTA đã ký của nước này (các quy tắc này lỏng hơn “yarn-forward” nhưng chặt hơn

“fabric-forward”)

Việt Nam, với dệt may là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực nhưng nguyên liệu lại chủ yếu được nhập từ các nước ngoài TPP (như Trung Quốc, Hàn Quốc…), là nước phản đối mạnh mẽ nhất đề xuất trên của Hoa Kỳ Việt Nam mong muốn áp dụng quy tắc xuất xứ “cắt và may” (“cut and sew”) trong TPP để cho phép hàng dệt may của Việt Nam có thể sử dụng các nguyên liệu từ những nước ngoài TPP mà vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan theo TPP Theo thông tin bên

lề các vòng đàm phán vừa qua, Việt Nam được cho là khá kiên quyết trong vấn đề này, và nếu Hoa Kỳ không nhượng bộ về vấn đề xuất xứ hàng dệt may, Việt Nam cũng sẽ không mở cửa cho Hoa Kỳ đối với nhiều loại hàng hóa khác Điều này khiến cho ngành nông nghiệp của Hoa Kỳ lo lắng bởi trong số các nước TPP, Việt Nam là thị trường triển vọng nhất đối với nông sản của Hoa Kỳ

Việt Nam đã bày tỏ mong muốn của mình để kết hợp quy tắc xuất xứ “Cắt và May” trong hiệp định TPP Điều này sẽ cho phép Việt Nam được miễn thuế vào thị trường Mỹ trong khi sử dụng nguyên liệu từ Trung Quốc hay các quốc gia không phải là thành viên TPP Rõ ràng, quy định này sẽ gây thiệt hại cho ngành công nghiệp dệt may của Mỹ trong khi lợi các nhà bán lẻ Mỹ và các nhà nhập khẩu hàng dệt may lớn Mặt khác, Hoa Kỳ, thường xuyên áp dụng quy tắc “Từ sợi trở đi - Yarn Forward” để dệt và may mặc trong các FTA khác Điều này sẽ hạn chế Việt Nam sử dụng hàng nhập khẩu của Trung Quốc và khuyến khích việc sử dụng

Trang 27

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

nguyên liệu nhập khẩu của Mỹ Thực tế là chưa có quy tắc rõ ràng nào sẽ được áp dụng cho các thỏa thuận TPP do các cuộc đàm phán của TPP vẫn chưa hoàn thiện

và chưa công khai.Đồng quan điểm với Việt Nam, Úc cũng phản đối đề xuất trên của Hoa Kỳ do nước này có một khu vực dệt may nhỏ và dựa vào sợi nhập khẩu là chủ yếu nên muốn bảo vệ Canada thì coi TPP là cơ hội để cải thiện quy tắc “yarn-forward” trong NAFTA vốn được coi là cản trở sự phát triển của ngành dệt may nước này

Theo các nguồn tin, tại vòng đàm phán thứ 15, Hoa Kỳ đã đưa ra đề xuất mới linh hoạt hơn đối với quy tắc “yarn-forward” Theo đó, bên cạnh nguyên tắc chung

là “yarn-forward”, sẽ có các ngoại lệ nằm trong 02 danh mục bổ sung (danh mục các loại hàng dệt may không áp dụng quy tắc này), hay còn được gọi là danh mục nguồn cung ngắn hạn thiếu hụt (short-supply) Có hai loại danh mục nguồn cung ngắn hạn là Danh mục thường xuyên và Danh mục tạm thời

+ Danh mục thường xuyên-permanent: Bao gồm các sản phẩm không được sản xuất toàn bộ trong TPP và không hy vọng được sản xuất trong TPP trong tương lai (trong các FTA trước của Hoa Kỳ đã từng có điều khoản loại này)

+ Danh mục tạm thời – temporary: Bao gồm các sản phẩm hiện không được sản xuất toàn bộ trong TPP nhưng có thể có tương lai và vì thế danh mục sẽ chấm dứt hiệu lực sau một thời gian (khoảng 3 năm), sau đó thì các sản phẩm này sẽ áp dụng quy tắc yarn-forward như bình thường

Các sản phẩm thuộc hai danh mục này sẽ áp dụng quy tắc may”(“cut-and-sew”), có nghĩa là nhà sản xuất trong TPP có thể sử dụng vải nguyên liệu mua từ bất kỳ nơi nào để sản xuất ra sản phẩm may mặc mà vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan theo TPP

“cắt-và-Một quy tắc khác trong quy tắc xuất xứ hàng dệt may mà P4 trước đây có đề

cập là quy tắc cộng gộp, cho phép các thành viên sử dụng nguyên vật liệu từ nước

khác mà vẫn được hưởng ưu đãi thuế cho sản phẩm cuối cùng Quy tắc xuất xứ chặt chẽ có xu hướng chỉ bao gồm khả năng cộng gộp đầy đủ, ví dụ chỉ sản phẩm hoặc nguyên liệu xuất xứ từ nước thành viên mới được xem xét để xác định nguồn gốc của sản phẩm cuối cùng Quy tắc xuất xứ tự do sẽ bao gồm thêm cả cộng gộp mở rộng khi mà nguyên liệu từ các nước không phải thành viên cũng có thể được xem

Trang 28

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

xét để xác định nguồn gốc của sản phẩm cuối cùng Hiệp định P4 quy định về quy tắc cộng gộp đầy đủ ở Điều 4.5 và không quy định về cộng gộp mở rộng nhưng có quy định ngoại lệ ở Điều 4.12; cho phép sản phẩm được sản xuất ở quốc gia không phải thành viên trước khâu sản xuất cuối cùng ở nước thành viên TPP và sản phẩm

đó được xem là có xuất xứ với điều kiện tổng số giá trị của nguyên vật liệu không

có xuất xứ không vượt quá 55% giá trị hải quan của sản phẩm cuối cùng Tuy nhiên, ngoại lệ này chỉ có tác động nhỏ vì nó chỉ áp dụng cho một tập hợp nhỏ các sản phẩm được liệt kê trong Phụ lục 4.B, trong đó bao gồm chủ yếu là máy móc thiết bịsản phẩm

Quy tắc cuối cùng trong các quy tắc xuất xứ ưu đãi dự kiến TPP là quy tắc de

minimis, cho phép hàng hóa mà không theo quy tắc CTC được coi là có xuất xứ nếu

giá trị của nguyên vật liệu không có xuất xứ không vượt quá một tỷ lệ phần trăm tối

đa tronggiá trị của các sản phẩm cuối cùng Điều 4.6 của Hiệp định P4 quy định tỷ

lệ này là 10%; tỷ lệ này cao hơn so với quy định trong hầu hết các FTA khác và làkhá tự do

Ở đây, nếu TPP được ký kết với qui tắc xuất xứ nội khối như trên thì các DNVN muốn hưởng các ưu đãi trong TPP chỉ có thể chọn 2 hướng đi sau:

1, Những ngành gia công chế biến như dệt may, da giày, điện tử, gỗ… hiện nay đang nhập khẩu từ các nước thứ 3 ngoài TPP cần được rà soát lại, tăng cường sử dụng các nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu các nguyên liệu của các nước trong TPP

2, Những ngành sản xuất hiện nay ở trong nước cũng cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh với các hàng hóa từ các nước TPP, sẽ được hưởng những ưu đãi rất lớn khi nhập khẩu vào VN

Về hai danh mục nguồn cung ngắn hạn hiện tại Hoa Kỳ vẫn đang tiếp tục lấy

ý kiến nội bộ về các loại sản phẩm dệt may sẽ đưa vào các danh mục này và hi vọng

sẽ đưa ra tại vòng đàm phán tới tại Peru Phe cứng rắn phía Hoa Kỳ vẫn một mực cho rằng việc đưa nhiều loại sản phẩm vào các danh mục này hoặc thời hạn áp dụng danh mục tạm thời dài sẽ khiến hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và các nước TPP có đủ thời gian để “triệt tiêu” ngành sản xuất tại Hoa Kỳ

Trang 29

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Có thể nói Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – TPP) là một trong những chủ đề kinh tế đang được rất quan tâm Việt Nam cùng các nước đối tác đang trong quá trình nỗ lực đàm phán để tìm được tiếng nói chung trong các vấn đề thương mại xuyên suốt Về quy tắc xuất xứ dự kiến, phải chăng được quy định quá chặt chẽ và hạn chế Liệu với thực trạng xuất khẩu hàng dệt may hiện nay thì Việt Nam có thể đáp ứng được yêu cầu đó hay không hay phải có một phương án đàm phán nào khác để giảm bớt mức độ hạn chế của quy tắc xuất xứ này Chương 2 sẽ làm rõ thực trạng xuất khẩu hàng dệt may giai đoạn 2009-2011, đồng thời nhận định mức độ thực hiện quy tắc xuất xứ dự kiến TPP của Việt Nam

Trang 30

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

DỆT MAY CỦA VIỆT NAM

2.1 Khái quát về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

Dệt may là ngành công nghiệp phát triển hàng đầu tại Việt Nam, với hơn

6000 công ty và quy mô doanh nghiệp chủ yếu vừa và nhỏ Theo VITAS, về cơ cấu công ty theo hình thức sở hữu, công ty tư nhân chiếm 84%, công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 15% và cuối cùng 1% công ty thuộc sở hữu Nhà nước Về cơ cấu công ty theo hình thức hoạt động: công ty may chiếm tỷ trọng lớn 70%, còn lại 30%

là các công ty xe sợi, dệt/đan, nhuộm và công nghiệp phụ trợ Đây là ngành công nghiệp xuất khẩu tiên phong, mang lại nhiều giá trị kinh tế Tuy nhiên trong ngành vẫn đang còn tồn tại một số vấn đề, sau đây sẽ là phân tích về thực trạng ngành dệt

may Việt Nam giai đoạn 2009-2014

2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu

Cùng với điện thoại và linh kiện, dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm qua Năm 2013, sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu đến hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu đạt 17,9 tỷ USD; chiếm 13,6% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam và 10,5% GDP cả nước Tốc độ tăng trưởng dệt may trong giai đoạn 2009-2014 đạt 14,5%/năm đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may nhanh nhất thế giới.Trong khoảng thời gian 6 năm, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam liên tục tăng từ 9,07 tỷ USD năm 2009 lên gần 21 tỷ USD năm

2014 (gấp 2,3 lần)

Về tỷ lệ tăng trưởng, giai đoạn 2009 – 2011 mức tăng trên 20% nhưng đến

năm 2012, kim ngạch tăng 1046,73 triệu USD, tương đương 7,45% so với năm

2011 (giảm đi rất nhiều so với 2 năm trước đó) Đến năm 2013, tình hình xuất khẩu

có tín hiệu khả quan hơn, thông qua tỷ lệ tăng trưởng lên đến 18,84 %, nhưng đến năm 2014 mức tăng lại giảm còn 16,82%

Trang 31

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu và tỷ lệ tăng trưởng ngành dệt may Việt Nam từ

2009-2014 (Đơn vị: tỷ USD và %)

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam)

Về cơ cấu trong tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường nước ngoài, tỷ trọng ngành dệt may chiếm tỷ trọng lớn, là mặt hàng có kim ngạch

xuất khẩu cao nhất Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu dệt may đã chiếm gần 16% tương đương 1/6 trong cơ cấu hàng xuất khẩu Tỷ lệ này duy trì trong năm tiếp theo sau đó bắt đầu giảm nhẹ từ năm 2011-2014 còn 13.95%

Hình 2.2: Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất 12 tháng năm 2013 so với 12

tháng năm 2012 (Đơn vị: tỷ USD)

Trang 32

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Năm 2012 xuất khẩu dệt may thu về 15,09 tỷ USD – cao nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu (cao hơn mặt hàng xếp thứ 2 là điện thoại, các loại linh kiện 2,37 tỷ USD; gấp hơn 4 lần mặt hàng gạo (3,67 tỷ USD)) Sang năm 2013, điện thoại và các loại linh kiện điện thoại tăng lên vị trí thứ nhất với 21,24 tỷ USD; theo sau xếp thứ 2 là hàng dệt may với 17,95 tỷ USD (tăng 18,95% so với năm 2013)

Bảng 2.1: Trị giá xuất khẩu 5 nhóm hàng lớn nhất năm 2014 (Đơn vị: tỷ USD)

Xét về cơ cấu doanh thu, vốn và nhân công theo tính toán của Điều tra doanh

nghiệp năm 2012, may chiếm ưu thế trong cả doanh thu với vốn đầu tư, thâm dụng lao động sau đó đến sợi lớn thứ hai, vốn đầu tư lớn và với doanh nghiệp quy mô lớn hơn Cuối cùng là dệt và nhuộm chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong doanh thu, cũng như nhân công và vốn vì đặc điểm của công đoạn dệt nhuộm yêu cầu công nghệ cao, nhiều vốn và công nhân lành nghề mà Việt Nam hiện chưa đáp ứng được những yêu cầu đó

Trang 33

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hình 2.3: Cơ cấu doanh thu, vốn và nhân công ngành dệt may Việt Nam năm 2012

(Đơn vị: %)

2.1.2 Lợi nhuận thu được

Ngành dệt may Việt Nam còn có đặc điểm là giá trị gia tăng thấp Với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường các nước cao, và có xu hướng tăng mạnh trong tương lai nhưng đồng thời kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài để sản xuất hàng may mặc (bông, xơ và sợi các loại, vải các loại và nguyên phụ liệu khác) cũng chiếm khối lượng lớn Vì vậy sau khi tính chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ra nước ngoài với kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thì thực chất ngành dệt may Việt Nam không mang lại quá nhiều giá trị gia tăng như chúng

ta mong đợi

Về việc nhập khẩu nguyên liệu: Quá trình sản xuất cho hàng dệt may phức

tạp bởi sự đa dạng của sản phẩm cũng như nguyên liệu đầu vào cho sản xuất Bông, len và lụa là những sản phẩm tự nhiên có thể kéo thành sợi, và từ sợi mà chúng ta

có thể dệt kim hoặc dệt thành vải.Vải các loại sau đó có thể được cắt và khâu may thành quần áo hoặc sử dụng để làm đồ dệt gia dụng như khăn tắm, khăn trải giường

và rèm cửa Việt Nam sản xuất lụa nhưng với bông, len thì sản xuất với số lượng không đáng kể Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi ngành dệt may Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu với khối lượng lớn từ các thị trường nước ngoài Liên quan

Trang 34

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

đến TPP, nguồn nguyên liệu đầu vào trong nước thường không đủ về số lượng hoặc chất lượng cho sản xuất xuất khẩu, và các ngành phụ thuộc vào nguyên liệu Theo

dữ liệu GTAP, Việt Nam có thể tự túc sản xuất dệt may khoản 54%; còn lại phải phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên liệu dệt may từ thị trường nước ngoài mà nhất là Trung Quốc – quốc gia cung cấp một tỷ lệ đáng kể nguyên liệu đầu vào cho Việt Nam

Bảng 2.2: Tình hình nhập khẩu nguyên liệu may mặc của Việt Nam (Đơn vị: triệu

(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)

Xét về kim ngạch nhập khẩu, tất cả 4 nhóm nguyên liệu đều tăng trong vòng

6 năm kể từ năm 2009, cụ thể: bông các loại tăng từ 392,27 triệu USD lên 1443,3 triệu USD (tăng 3,7 lần); xơ, sợi dệt các loại và vải các loại tăng khoảng 2 lần; và

Trang 35

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

còn lại nguyên phụ liệu năm 2014 nhập khẩu với kim ngạch gấp 2,4 lần so với năm

2009

Hình 2.4: Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu của Việt Nam (Đơn vị: triệu USD)

(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)

Như vậy qua 6 năm khảo sát, Việt Nam có xu hướng nhập khẩu nhiều bông

và nguyên phụ liệu dệt may hơn là nhập khẩu vải và xơ, sợi các loại Cùng với sự tăng trưởng mạnh của ngành dệt may trong vòng 6 năm nhưng nhu cầu về vải và

xơ, sợi lại có xu hướng tăng ít còn bông và nguyên phụ liệu tăng nhanh hơn; chứng

tỏ Việt Nam đã phần nào tự chủ hơn về nguyên liệu vải, xơ, sợi dệt; hướng đến việc

tự cung tự cấp hơn là nhập khẩu từ thị trường nước ngoài

Xét về cơ cấu, trong 6 năm liền, mặc dù có xu hướng giảm nhẹ nhưng vải các loại vẫn là mặt hàng chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu (chiếm hơn ½ tổng kim ngạch nguyên liệu nhập khẩu); xếp thứ 2 là nguyên phụ liệu dệt may, da giày (chiếm khoảng 27,41% năm 2014); xơ, sợi dệt xếp thứ 3 với tỷ lệ 11,01% năm 2009

và 9,10% năm 2014; bông các loại chiếm tỷ trọng thấp nhất trong 4 mặt hàng (chỉ 8,43%) nhưng đang có xu hướng tăng về kim ngạch cũng như tăng về cơ cấu

Trang 36

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hình 2.5: Nhập khẩu xơ và sợi theo nguồn (% của giá trị nhập khẩu xơ và sợi)

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Sản xuất trong nước của các nguyên liệu đầu vào để sản xuất hàng may mặc tại Việt Nam vẫn còn thấp Hàng năm sản xuất trong nước của sợi là 500-600 nghìn tấn, nhưng chủ yếu là từ chất lượng thấp đến trung bình.Việt Nam cũng đã xuất khẩu các loại sợi nhưng chất lượng thấp trong khi nhập khẩu các loại sợi chất lượng cao Việc nhập khẩu sợi và chỉ từ thành viên TPP chiếm tỷ trọng nhỏ, chỉ 5% so với

nguồn chính là Đài Loan, tiếp theo là Trung Quốc và Hàn Quốc

Hình 2.6: Nhập khẩu sợi theo nguồn (% giá trị nhập khẩu sợi)

Trang 37

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Sản xuất hàng dệt may trong nước được đặc trưng bởi công nghệ và thiết bị lạc hậu, và sự phụ thuộc cao vào các hợp đồng với các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực này Do đó, đầu tư nước ngoài là cần thiết nếu Việt Nam là phải có đủ sản xuất thượng nguồn để đáp ứng các yêu cầu RoO dự kiến trong TPP

Về các quốc gia nhập khẩu: Ngành dệt may Việt Nam vẫn cònphụ thuộc lớn

vào nguyên phụ liệunhập khẩu (khoảng 70%), chủ yếutừ thị trường Trung Quốc, Đài Loan,Hàn Quốc Tuy nhiên, liên tiếp hai năm trở lại đây, lần đầu tiên Việt Nam

xuất khẩu phụ liệu dệt may, khẳng định bước đầu cho sự tự chủ

Bảng 2.3: Tình hình nhập khẩu nguyên phụ liệu may mặc của Việt Nam (Đơn vị:

Hồng Kông 414,09 538,6 594,23 576,57 579,1 484,99 Indonesia 94,74 143,75 160,58 162,21 163,53 194,72

(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)

Trang 38

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Nhật Bản là những quốc gia đứng đầu trong việc cung cấp nguyên liệu may mặc cho Việt Nam Trong các nước được liệt kê, Trung Quốc đã chiếm hơn 1/5 tổng lượng nguyên liệu nhập khẩu vào năm 2009 (2091,48 triệu USD), đến năm 2014 đã chiếm hơn 40% với kim ngạch tăng lên 6777,17 tỷ USD Điều này chứng tỏ quốc gia này đang đóng vai tròrất quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm đầu vào cho ngành dệt may Việt Nam.Hàn Quốc, Đài Loan cũng là những quốc gia xuất khẩu lượng lớn nguyên liệu sang Việt nam Năm 2009, trong cơ cấu các nước mà Việt Nam nhập khẩu, Hàn Quốc chiếm 20,31% với 1437,21 tỷ USD và Đài Loan chiếm 20,78% với 1471 tỷ USD Đến năm 2014, kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc và Đài Loan tăng lên gần 2lần nhưng tỷ lệ % của 2 nước trong tất cả các nước cung cấp nguyên liệu lại bị giảm Cụ thể Hàn Quốc giảm đi 2,86% còn 17,45% và Đài Loan giảm đi 6,87% còn 13,91% trong cơ cấu Như vậy trái với sự tăng mạnh trong tỷ trọng của Trung Quốc

so với các nước xuất khẩu nguyên liệu, Việt Nam có xu hướng giảm nhập khẩu nguyên liệu từ Hàn Quốc và Đài Loan và một số nước như Nhật Bản, Thái Lan, Hồng Kông

Xét với các nước trong khối TPP, trong 24 nước mà Việt Nam nhập khẩu

nguyên phụ liệu có 7 nước là thành viên của TPP: Canada, Nhật Bản, Hoa Kỳ,

Malaysia, New Zealand, Australia và Singapore; Nhật Bản là nước đứng đầu trong

7 nước về xuất khẩu nguyên liệu sang nước ta (nhưng cũng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tương quan tất cả các nước xuất khẩu nguyên phụ liệu – 5%); tiếp đến là Hoa

Kỳ với 285,12 triệu USD năm 2009 (chiếm 4,03%) và 763,58 triệu USD năm 2014 (chiếm 4,69%) Các quốc gia còn lại như Singapore, Malaysia, New Zealand, Australia và Canada có xuất khẩu nguyên liệu may mặc sang Việt Nam nhưng chiếm tỷ trọng không đáng kể, thường là dưới 1%

Trang 39

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 2.4: Tỷ lệ % kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu của Việt Nam với các nước

(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)

So sánh việc nhập khẩu nguyên liệu dệt may của Việt Nam từ thành viên các nước TPP và các nước ngoài khối thì việc nhập khẩu từ ngoài khối luôn cao hơn từ năm 2009-2014 Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc là những quốc gia không phải thành viên TPP nhưng lại chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào của Việt Nam Liệu yêu cầu xuất xứ hàng hóa “nội khối TPP” có được Việt Nam đáp ứng khi mà đa số nguyên phụ liệu lại được nhập khẩu “ngoài khối TPP” Đây có lẽ là một bài toán khó cho Việt Nam và yêu cầu các doanh nghiệp may mặc trong nước cũng như doanh nghiệp FDI phải tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng để đi đến quyết định có chấp nhận một quy tắc xuất xứ hạn chế tương lai của TPP hay không

Sau khi tổng hợp những số liệu thu được ở mục 2.1.1 và những số liệu vừa phân tích ở mục 2.1.2, giá trị gia tăng ngành dệt may Việt Nam được tổng kết lại ở hình sau

Trang 40

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hình2.7: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và nhập khẩu nguyên vật liệu (Đơn vị:

tỷ USD)

(Nguồn: Tổng Cục Hải Quan)

Tuy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lên đến chục tỷ đồng nhưng theo đó kim ngạch nhập khẩu nguyên vật liệu cũng cao không kém Năm 2009 và 2010, giá trị gia tăng của ngành dệt may dưới 2 tỷ USD; đến 2013-2014 giá trị gia tăng chỉ ở mức 3,1-3,8 tỷ USD Số liệu qua các năm đã chứng tỏ rằng dệt may là ngành công nghiệp chủ đạo của Việt nam, là ngành “tiên phong” trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra thị trường thế giới, thu về cho đất nướclượng lớn ngoại tệ lớn Vì vậy việc tập trung chú trọng phát triển, đầu tư, khuyến khích để đẩy mạnh sản xuất hàng dệt may chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế

2.1.3 Giá trị gia tăng

Tuy ngành dệt may là một trong những ngành xuất khẩu đi đầu của Việt Nam, nhưng nếu xét về chuỗi giá trị của ngành thì vẫn còn nhiều hạn chế Chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may bao gồm các khâu: Sản xuất nguyên liệu; sản xuất sản phẩm cuối cùng, nghiên cứu thiết kế, marketing và phân phối, trong đó khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng là khâu tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất (chỉ chiếm 5 – 10%

tỷ suất lợi nhuận) Nhưng hiện nay theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) ngành dệt may trong nước có đến 70% doanh nghiệp sản xuất theo hình thức gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài, tức là chỉ tham gia vào khâu sản xuất

Ngày đăng: 18/05/2020, 08:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Brock R. Williams, Ian F. Fergusson, Coordinator, Mark A. McMinimy ,2013, Trans-Pacific Partnership (TPP) Countries: Comparative Trade and Economic Analysis,Congressional Research Service, Washinton DC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trans-Pacific Partnership (TPP) Countries: Comparative Trade and Economic Analysis
2. David Vanzetti and Pham Lan Huong, 20/6/2014, Rules of origin, labour standards and the TPP, 17th Annual Conference on Global Economic Analysis June 18-20, 2014 Dakar Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rules of origin, labour standards and the TPP
3. Deborah Elms, 2012, Getting from Here to There: Stitching Together Goods Agreements in the Trans-Pacific Partnership (TPP) Agreement, S.Rajaratnam School of International Studies Singapore Sách, tạp chí
Tiêu đề: Getting from Here to There: Stitching Together Goods Agreements in the Trans-Pacific Partnership (TPP) Agreement
4. Henry S. Gao, 2013, From the P4 to the TPP: Transplantation or Transformation, Singapore Management University Sách, tạp chí
Tiêu đề: From the P4 to the TPP: Transplantation or Transformation
5. Ian F. Fergusson, Mark A. McMinimy, Brock R. Williams, 2015, “The Trans-Pacific Partnership (TPP) Negotiations and Issues for Congress”, Congressional research service Sách, tạp chí
Tiêu đề: “The Trans-Pacific Partnership (TPP) Negotiations and Issues for Congress”
6. Michaela D. Platzer, 2014, U.S. Textile Manufacturing and the Trans-Pacific Partnership Negotiations, Congressional Research Service Sách, tạp chí
Tiêu đề: U.S. Textile Manufacturing and the Trans-Pacific Partnership Negotiations
7. Petri, Michael G. Plummer and Fan Zhai, 2011,The Trans-Pacific Partnetship and Asia – Pacific Integration: A Quantiative Assessment, East – West Center, Hawai Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Trans-Pacific Partnetship and Asia – Pacific Integration: A Quantiative Assessment
8. Peterson Institiute for International Economics, 2012, The Trans-Pacific Partnership and Asia-Pacific Integration: Policy Implications, number PB12-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Trans-Pacific Partnership and Asia-Pacific Integration: Policy Implications
9. William H. Cooper, 2014, Free Trade Agreements: Impact on U.S. Trade and Implications for U.S. Trade Policy, Federal Publications Sách, tạp chí
Tiêu đề: Free Trade Agreements: Impact on U.S. Trade and Implications for U.S. Trade Policy
11. Phạm Minh Đức, 8/2014, “Ngành Dệt may Việt Nam trong bối cảnh Thực hiện Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)”, Hội thảo VCCI tại Hà Nội TP HCM và Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ngành Dệt may Việt Nam trong bối cảnh Thực hiện Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)”
12. Vũ Xuân Hưng, 11/2013, Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong một số FTAs Hoa Kỳ đã ký kết, dự đoán xu thế quy tắc xuất xứ hàng hóa trong TPP, VCCI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong một số FTAs Hoa Kỳ đã ký kết, dự đoán xu thế quy tắc xuất xứ hàng hóa trong TPP
13. Nguyễn Thị Cẩm Loan, 11/2013, Chuẩn bị của ngành dệt may Việt Nam trước thềm TPP, Tạp chí khoa học Trường đại học An Giang ISSN 0866 - 8060 – quyển 2, trang 72-78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn bị của ngành dệt may Việt Nam trước thềm TPP
14. Stefano Inama, Ho Quang Trung, Tran Ba Cuong, Phan Sinh, 2011, Báo cáo đánh giá tác động của quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam, Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên Giai đoạn III (EU-Việt Nam MUTRAP III) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá tác động của quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam
16. Nguyễn Thị Thanh, 2014, VIETNAM in the TPP negotiations and challenges it may face, University of Barcelona Sách, tạp chí
Tiêu đề: VIETNAM in the TPP negotiations and challenges it may face
17. Bộ Công Thương, 2011, Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN và Hàn Quốc (AKFTA), NXB Công Thương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN và Hàn Quốc (AKFTA)
Nhà XB: NXB Công Thương
18. Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 3/2013, “TPP: Cơ hội và thách thức cho ngành dệt may Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “TPP: Cơ hội và thách thức cho ngành dệt may Việt Nam
19. Hồ Tuấn, 2008, Chất lượng tăng trưởng dệt may Việt Nam từ cách tiếp cận chuỗi giá trị, Tạp chí Công nghiệp, Số 9/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng tăng trưởng dệt may Việt Nam từ cách tiếp cận chuỗi giá trị
20. Lê Xuân Trường, 2014, Xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan: xu thế tất yếu của quá trình hội nhập, tạp chí tài chính số 6 (596)/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan: xu thế tất yếu của quá trình hội nhập
21. Phạm Thị Hồng Yến, 2/2014,Một số nội dung về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định TPP, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại số 55, Trường Đại học Ngoại Thương 22. Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI), 2011, Khuyến nghị lầnthứ 2 về phương án đàm phán cụ thể trong TPP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nội dung về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định TPP", Tạp chí Kinh tế Đối ngoại số 55, Trường Đại học Ngoại Thương 22. Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI), 2011, "Khuyến nghị lần "thứ 2 về phương án đàm phán cụ thể trong TPP
23. Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI), 2011, Khuyến nghị Phương án đàm phán Hiệp định TPP lần thứ nhất, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khuyến nghị Phương án đàm phán Hiệp định TPP lần thứ nhất

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w