tại Công ty trong 3 năm 2010 – 2012:
a.Cá tra fillet:
Sản phẩm cá tra fillet là sản phẩm chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Cá tra là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, mang lại nguồn thu lớn cho ngƣời nuôi lần ngƣời sản xuất bán.
Biến động giá = ( giá thực tế - giá kế hoạch)* lƣợng thực tế
Biến động lƣợng = ( lƣợng thực tế - lƣợng kế hoạch)* giá kế hoạch Tình hình biến động chi phí sản xuất của sản phẩm này giữa thực tế so với kế hoạch của Công ty qua 3 năm 2010 – 2012.
Bảng 4.3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁ TRA FILLET QUA 3 NĂM 2010 - 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH Phú Thạnh từ năm 2010-2012)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Kế hoạch Thực hiện HT (%) Mức độ Kế hoạch Thực hiện Mức độ HT(%) Kế hoạch Thực hiện Mức độ HT(%)
Chi phí NVLTT 38.110 37.675 98,85 56.925 58.695 103,1 46.000 47.245 102,7
Chi phí NCTT 3.640 3.756 103,1 5.628 5.626,4 99,97 4.410 4.487 101,7
Chi phí SXC 4.900 4.938 100,77 7.600 7.812 102,7 6.000 6.316 105,26
Bảng 4.4: PHÂN TÍCH CHÊNH LỆCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA
. SẢN PHẨM CÁ TRA FILLET QUA 3 NĂM 2010 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
CL giá CL lƣợng CL hiệu quả CL giá CL lƣợng CL hiệu quả CL giá CL lƣợng CL hiệu quả 1 2 3=(1+2) 4 5 6=(4+5) 7 8 9=(7+8) Chi phí NVLTT 182 (617) (435) 1.276 494 1.770 1.005 240 1.245 Chi phí NCTT - 116 116 - (1,6) (1,6) 184 (107) 77 Chi phí SXC - - 38 - - 212 - - 316
Căn cứ vào bảng 4.3 và bảng 4.4. Nhìn chung chi phí sản xuất thực hiện của sản phẩm cá tra fillet qua 3 năm 2010 – 2012 là: chi phí sản xuất thực hiện năm 2010 giảm 0,6%, năm 2011 tăng 2,8% và năm 2012 tăng 2,9%. Để biết rõ hơn tình hình thực hiện chi phí sản xuất nhƣ thế nào ta tiến hành phân tích chênh lệch theo từng chỉ tiêu của 3 năm.
Năm 2010. Chi phí sản xuất thực hiện giảm 0,6% so với kế hoạch. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực hiện giảm 1,15% so với kế hoạch. Mặc dù giá nguyên vật liệu mua vào năm 2010 tăng 100 đồng/kg tăng 0,48% so với kế hoạch, việc tăng giá ảnh hƣởng đến chi phí đầu vào tăng 182 triệu đồng, tuy nhiên do Công ty mua đƣợc nguồn nguyên liệu chất lƣợng cao nên mức hao phí giảm 617 triệu đồng so với kế hoạch. Qua phân tích ta thấy rằng chi phí nguyên vật liệu chịu tác động lớn về mặt lƣợng, mặc dù mặt giá tăng so với kế hoạch, nhƣng do lƣợng nguyên vật liệu giảm so với kế hoạch và ta tổng hợp chênh lệch giá và lƣợng đƣợc kết quả là chi phí nguyên vật liệu giảm 435 triệu đồng so với kế hoạch. Công ty nên tìm kiếm những vùng nuôi cá ít nhiễm khuẩn, cá thịt trắng từ đó lƣợng hao phí ổn định giảm bớt chi phí trong quá trình sản xuất.
- Chi phí nhân công trực tiếp: chi phí thực hiện tăng 3,1% so với kế hoạch đề ra, giá nhân công không tăng nhƣng thời gian định mức tăng làm cho chi phí nhân công tăng 116 triệu đồng. Chênh lệch này không đƣợc ƣa thích, Công ty cần phải đƣa ra biện pháp khắc phục nhằm nâng cao năng suất lao động của công nhân
- Chi phí sản xuất chung: chi phí thực tế tăng 0,8% so với kế hoạch và tƣơng ứng với số tiền 38 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho chi phí tăng là do biến phí sản xuất chung thực tế cao hơn so với kế hoạch.
Năm 2011. Chi phí sản xuất thực hiện tăng 2,8% so với kế hoạch. - Chi phí nguyên vật liệu đã tăng so với kế hoạch với tỷ lệ 3,1% , nguyên nhân của việc tăng chi phí là giá nguyên liệu tăng 500 đồng/kg đã làm cho chi phí mua nguyên liệu thực tế tăng cao so với kế hoạch là 1.276 triệu đồng. Bên cạnh đó thì lƣợng nguyên liệu thực tế sử dụng cũng cao hơn so với kế hoạch khiến chi phí tăng lên 494 triệu đồng. Tổng chênh lệch tăng thêm là 1.770 triệu đồng.
- Chi phí nhân công năm 2011 giảm 0,03% tƣơng ứng 1,6 triệu đồng tuy mức giảm này không cao nhƣng nó thể hiện dấu hiệu tích cực của việc tăng năng suất lao động thực tế so với kế hoạch mà Công ty đã đề ra.
- Chi phí sản xuất chung đã tăng 2,7% so với kế hoạch tƣơng ứng với số tiền 212 triệu đồng. Mức chênh lệch này tuy không đƣợc ƣa thích nhƣng vẫn có thể chấp nhận đƣợc.
Năm 2012. Chi phí sản xuất thực hiện tăng 2,9% so với kế hoạch. - Chi phí nguyên vật liệu thực tế tăng 2,7%. Nguyên nhân của việc tăng chi phí là do ảnh hƣởng bởi hai yếu tố giá và lƣợng. Cụ thể giá nguyên liệu tăng 500 đồng/kg làm cho chi phí mua nguyên liệu đầu vào tăng 1.005 triệu đồng và định mức hao phí sản xuất tăng làm chi phí tăng 240 triệu đồng. Cho nên nếu Công ty muốn giảm đƣợc chi phí nguyên vật liệu thì cần xem xét cả hai yếu tố trên vì giá cả biến động thƣờng xuyên nên cần nắm bắt cơ hội về tình hình giá cả trong năm mà có chính sách thu mua cá để dự trữ và tìm đƣợc
nguồn nguyên liệu tốt để làm giảm hao phí nguyên liệu đầu vào.
- Chi phí nhân công năm 2012 tăng 1,7% so với kế hoạch tƣơng ứng với số tiền 77 triệu đồng. Nguyên nhân là do Công ty đã tăng lƣơng lên 300 đồng/giờ cho công nhân trực tiếp sản xuất đã làm tăng chi phí công nhân trực tiếp sản xuất lên 184 triệu đồng. Nhƣng bù lại năng suất lao động của công nhân tăng cao, thời gian thực tế sản xuất thấp hơn so với kế hoạch đề ra.
- Chi phí sản xuất chung tăng 5,26% so với kế hoạch tƣơng ƣớng với 316 triệu đồng.
Nhận xét chung qua 3 năm:
- Năm 2011 so với năm 2010. Chi phí sản xuất năm 2010 có mức độ hoàn thành là 99,4% thấp hơn năm 2011 với mức độ hoàn thành là 102,8% ta có thể thấy đƣợc là năm 2010 Công ty đã tiết kiệm đƣợc chi phí sản xuất so với kế hoạch đề ra và năm 2011 là ngƣợc lại. Cụ thể, Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất năm 2010 có chênh lệch hiệu quả giữa thực tế và kế hoạch thấp hơn so với năm 2011( năm 2010 có mức độ hoàn thành thực tế và kế hoạch là 98,85%, năm 2011 có mức độ hoàn thành là 103,1%). Nguyên nhân là do năm 2010 giá cá tra nguyên liệu chỉ tăng lên 100 đồng/kg so với kế hoạch, nhƣng năm 2011 lại tăng lên 500 đồng/kg so với kế hoạch đề ra điều này khiến cho chênh lệch giá của năm 2010 thấp hơn nam 2011. Một nguyên nhân khác là năm 2010 do Công ty mua đƣợc nguồn nguyên liệu chất lƣợng nên mức hao phí giảm 617 triệu đồng, nhƣng năm 2011 thì khác mức hao phí nguyên liệu tăng lên 494 triệu đồng tƣơng ứng 3,1%. Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất năm 2010 lại có mức độ hoàn thành là 103,1% cao hơn so với năm 2011 với mức độ hoàn thành là 99,97%, còn năm 2010 thì thực tế tăng 116 triệu đồng so với kế hoạch. Điều này cho thấy năm 2011 Công ty đã đạt đƣợc kết quả tốt trong việc khuyến khích, đào tạo công nhân phân xƣởng nhằm giảm hao phí lao động trong quá trình sản xuất, tiết kiệm chi phí cho Công ty. Chi phí sản xuất chung năm 2010 và năm 2011 đều có thực hiện cao hơn so với kế hoạch ( năm 2010 mức độ hoàn thành là 100,77%; năm 2011 mức độ hoàn thành là 102,7%) nhƣng mức chênh lệch không cao lắm vẫn có thể chấp nhận đƣợc. Một trong những nguyên nhân là Công ty chƣa thực hiện tốt việc tiết kiệm chi phí (điện, nƣớc, điện thoại, xăng nhiên liệu) tại phân xƣởng, ngoài ra thì số lƣợng sản phẩm sản xuất ra thực tế cũng ảnh hƣởng đến định phí thực tế và kế hoạch. Nếu Công ty không kiểm soát tốt chi phí sản xuất chung tại phân xƣởng về lâu dài sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến giá thành sản phẩm, làm giảm sức cạnh tranh của Công ty trên thị trƣờng.
- Năm 2012 so với năm 2011. Chi phí sản xuất năm 2011 có mức độ hoàn thành so với kế hoạch là 102,8% thấp hơn năm 2012 với mức độ hoàn thành là 102,9%. Cụ thể, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2012 có mức chênh lệch hiệu quả giữa thực hiện so với kế hoạch khá cao 1.245 triệu đồng tƣơng ứng tăng 2,7% nhƣng so với năm 2011 với mức độ chênh lệch là 1.770 triệu đồng tƣơng ứng tăng 3,1% thì mức chênh lệch này vẫn thấp hơn. Do năm 2011 và năm 2012 cùng có giá cá tra nguyên liệu thực hiện tăng 500 đồng/kg nhƣng vì năm 2011 số lƣợng cá tra nguyên liệu thực tế đƣa vào sản xuất cao hơn so với năm 2012 nên chi phí tăng thêm do giá tăng của năm 2011 cao hơn năm 2012. Và năm 2012 có chênh lệch lƣợng giữa thực tế và kế hoạch ít hơn
so với năm 2011 cũng là nguyên nhân khiến cho chi phí tăng thêm do chênh lệch lƣợng và giá giữa thực hiện và kế hoạch năm 2012 thấp hơn năm 2011. Điều này cho thấy năm 2012 Công ty đã mua đƣợc nguồn nguyên liệu cá chất lƣợng hơn năm 2011 nên hao phí ít hơn. Chi phí nhân công trực tiếp năm 2012 có chi phí thực hiện tăng 77 triệu đồng tƣơng ứng tăng 1,7% so với kế hoạch trong khi năm 2011 mức chênh lệch giữa thực hiện và kế hoạch giảm 0.03%. Do năm 2012 Công ty đã tăng lƣơng cho công nhân sản xuất tại phân xƣởng lên 300 đồng/giờ, do đó mà chi phí nhân công trực tiếp năm 2012 lại có mức chênh lệch giữa thực hiện và kế hoạch có hơn so với năm 2011. Nhƣng nhìn chung trong cả 2 năm 2011 và 2012 Công ty đã thực hiện tốt việc nâng cao năng lực sản xuất của công nhân đƣợc thể hiện qua việc thời gian hao phí để sản xuất sản phẩm thực tế giảm so với kế hoạch đề ra. Chi phí sản xuất chung năm 2012 có mức độ hoàn thành là 105,26% so với kế hoạch cao hơn so với năm 2011 với mức độ hoàn thành là 102,7% so với kế hoạch đề ra. Do năm 2012 giá cả chi phí sinh hoạt tăng cao hơn năm 2011 nên các chi phí nhƣ: chi phí nhiên liệu, chi phí khác tại phân xƣởng, chi phí bảo trì máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ tăng khiến cho mức chênh lệch giữa thực hiện năm 2012 cao hơn so với năm 2011
b.Sản phẩm Tôm đông lạnh:
Sản phẩm Tôm đông lạnh là sản phẩm chủ lực đứng thứ hai sau cá tra fillet, góp phần đem lại doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp. Đây là sản phẩm đang có tiềm năng phát triển của nƣớc ta.
Biến động giá = ( giá thực tế - giá kế hoạch)* lƣợng thực tế
Biến động lƣợng = ( lƣợng thực tế - lƣợng kế hoạch)* giá kế hoạch Dƣới đây là bảng tổng hợp chi phí sản xuất của sản phẩm Tôm đông lạnh qua 3 năm 2010 – 2012 theo từng khoản mục chi phí.
Bảng 4.5: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT
. TÔM ĐÔNG LẠNH QUA 3 NĂM 2010 - 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH Phú Thạnh năm 2010 – 2012))
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Kế hoạch Thực hiện Mức độ HT (%) Kế hoạch Thực hiện Mức độ HT(%) Kế hoạch Thực hiện Mức độ HT(%) Chi phí NVLTT 19.885 20.490 103,0 31.185 31.922 102,31 24.922 25.695 103,01 Chi phí NCTT 1.995 2.043 102,4 3.010 3.060 101,64 2.450 2.440 99,6 Chi phí SXC 2.500 2.685 107,0 4.000 4.249 105,9 3.435 3.435 100 Tổng cộng 24.380 25.218 103,4 38.195 39.231 102,7 30.807 31.570 102,47
Bảng 4.6: PHÂN TÍCH CHÊNH LỆCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT .
. SẢN PHẨM TÔM ĐÔNG LẠNH QUA 3 NĂM 2010 - 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
CL giá CL lƣợng CL hiệu quả CL giá CL lƣợng CL hiệu quả CL giá CL lƣợng CL hiệu quả 1 2 3=(1+2) 4 5 6=(4+5) 7 8 9=(7+8) Chi phí NVLTT 209 396 605 319 418 737 773 - 773 Chi phí NCTT - 48 48 - 50 50 100 (110) (10) Chi phí SXC - - 186 - - 249 - - -
Căn cứ vào bảng 4.5 và bảng 4.6 trên nhìn chung chi phí sản xuất thực hiện của sản phẩm Tôm đông lạnh qua 3 năm đều tăng cao hơn so với kế hoạch. Cụ thể năm 2010 chi phí tăng 3,4 % , năm 2011 chi phí 2,7% và năm 2012 chi phí tăng 2,47% so với kế hoạch đề ra. Cụ thể qua từng năm nhƣ sau:
Năm 2010 tình hình thực hiện chi phí sản xuất thực tế tăng 3,4 % so với kế hoạch. Điều này cho thấy chi phí sản xuất tăng do ảnh hƣởng bởi ba nhân tố:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất tăng 3% so với kế hoạch. Do dịch bệnh bùng phát trên tôm, diện tích nuôi bị thu hẹp đẩy giá tôm tăng lên 1.000 đồng/kg làm cho chi phí nguyên liệu đầu vào tăng lên 209 triệu đồng so với kế hoạch. Bên cạnh đó, chất lƣợng nguyên liệu không tốt làm cho mức hao phí trong sản xuất tăng, chi phí tăng 396 triệu đồng. Tổng chênh lệch hiệu quả tăng 605 triệu đồng.
- Chi phí nhân công trực tiếp cũng tăng 48 triệu đồng tƣơng ứng 2,4 % so với kế hoạch đề ra. Mặc dù giá công nhân không tăng nhƣng thòi gian hao phí thực tế cao hơn so với kế hoạch đề ra
- Chi phí sản xuất chung tăng 186 triệu đồng tƣơng ứng 7% so với kế hoạch. Sự tăng lên của giá xăng nhiên liệu, chi phí khác và việc chƣa sử dụng tiết kiệm các chi phí chung tại phân xƣởng là nguyên nhân khiến cho chi phí sản xuất chung thực tế cao hơn so với kế hoạch để ra. Công ty cần phải có biện pháp khắc phục tình trạng này, tránh tính trạng công nhân sử dụng lãng phí, không tiết kiệm làm tăng chi phí sản xuất chung, làm tăng giá thành sản phẩm.
Năm 2011 tình hình thực hiện chi phí sản xuất thực tế tăng 2,7% so với kế hoạch.
- Chi phí nguyên vật liệu thực hiện so với kế hoạch tăng 2,31%. Năm 2011 là năm mà tôm chết nhiều nhất trong những năm gần đây, tôm bị teo gan tụy chết sau khi thả 15 – 40 ngày, diện tích nuôi tôm bị thu hẹp đáng kể và giá tôm lại tăng lên 1.000 đồng/kg so với kế hoạch. Do giá tôm tăng cao và chất lƣợng tôm cũng giảm hơn nên chi phí sản xuất thực tế tăng 737 triệu đồng so với kế hoạch.
- Chi phí nhân công trực tiếp thực hiện tăng 50 triệu đồng tƣơng ứng 1,64% so với kế hoạch. Chi phí tăng là do thời gian thực tế để sản xuất sản phẩm cao hơn so với kế hoạch. Một phần nguyên nhân là do tôm kém chất lƣợng nên công nhân cần nhiều thời gian hơn để chế biến sản phẩm, nguyên nhân khác là năng xuất lao động của công nhân sụt giảm.Công ty cần có biện pháp đẩy mạnh năng xuất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm
- Chi phí sản xuất chung đã tăng 249 triệu đồng tƣơng ứng 5.9%. Tình hình leo thang của chi phí sinh hoạt phần nào ảnh hƣởng đến chi phí sản xuất chung tại phân xƣởng của Công ty, bên cạnh đó thì phân xƣởng chƣa khắc phục đƣợc tình trạng lãng phí chi phí sản xuất chung trong thực tế. Công ty cần điều chỉnh lại mức chi phí sản xuất chung giành cho phân xƣởng để phù hợp với thực tế, đồng thời có chính sách sử dụng tiết kiệm, hiệu quả chi phí sản xuất chung góp phầm làm giảm giá thành sản phẩm.
Năm 2012 tình hình thực hiện chi phí sản xuất thực tế tăng 2,47% so với kế hoạch.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã tăng 773 triệu đồng tƣơng ứng 3,01%. Do giá tôm tăng 3.100 đồng/kg. Nguyên nhân khiến giá tôm đột ngột tăng mạnh là do: Dịch bệnh hội chứng tôm chết sớm (EMS), nhiều hộ treo ao giảm sản lƣợng nuôi, giá thức ăn nuôi tôm tăng. Mặc dù chi phí đầu vòa của