1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đẩy mạnh hoạt động bán hàng của Công ty cổ phần đầu tư Nam Dương chi nhánh miền Bắc

71 822 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 913,5 KB

Nội dung

Xuất phát từ vai trò, vị trí tầm quan trọng của việc tiêu thụ sản phẩm của công ty, trong thời gian thực tập tại công ty em xin tìm hiểu đề tài: “Đẩy mạnh hoạt động bán hàng của Công ty

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

BỘ MÔN KINH TẾ VÀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Giảng viên hướng dẫn : TS Đinh Lê Hải Hà

Họ và tên sinh viên : Doãn Thị Khanh

Lớp chuyên ngành : QTKD Thương mại 51 A

Thời gian thực tập : Từ 19/01/2013 19/05/2013 (Đợt 1)Đợt 1)

Hà Nội, tháng 5 năm 2013

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và tích lũy kiến thức ở chuyên ngành Quản trịkinh doanh Thương Mại, Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế, Trường Đại họcKinh tế Quốc dân, em đã được học và tiếp thu nhiều kiến thức đại cương cũngnhư chuyên ngành rất bổ ích và cần thiết cho công việc và sự nghiệp của mìnhsau này Dựa trên nền tảng kiến thức này và qua quá trình tìm hiểu ở đơn vị thực

tập, em đã lựa chọn đề tài ”Đẩy mạnh hoạt động bán hàng của Công ty cổ phần đầu tư Nam Dương chi nhánh miền Bắc”.

Em xin gửi lời biết ơn chân thành nhất tới các Thầy Cô đã giảng dạy vàtruyền đạt kiến thức cho em trong suốt 4 năm học đã qua, đặc biệt là TS.Đinh LêHải Hà người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu, lựachọn đề tài, nghiên cứu vấn đề và hoàn thành chuyên đề thực tập này

Cũng qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới, các cô, chú,anh, chị trong Công ty cổ phần đầu tư Nam Dương đã tạo điều kiện cho emthực tập, tiếp cận các công việc thực tế, cũng như cung cấp các thông tin quantrọng về tình hình hoạt động của công ty để em có thể hoàn thành chuyên đềthực tập của mình

Sinh viên

Doãn Thị Khanh

Trang 3

Chuyên đề thực tập GVHD: TS Đinh Lê Hải

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan chuyên đề thực tập “Đẩy mạnh hoạt động bán hàng của Công ty cổ phần đầu tư Nam Dương” là công trình nghiên cứu của em

và đề tài này chưa từng được công bố trước đó Đề tài này được phát triển dựatrên ý tưởng của em, dưới sự hướng dẫn của TS.Đinh Lê Hải Hà, giảng viênViện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Hà nội, ngày 19 tháng 05 năm 2013

Sinh viên

Doãn Thị Khanh

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NAM DƯƠNG CHI NHÁNH MIỀN BẮC 3 1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY 3 1.2.CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 7

SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A

Trang 4

1.2.1.Chức năng 7

1.2.2.Nhiệm vụ 9

1.3.CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 11

1.4.ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 15

1.4.1.Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh 15

1.4.2.Đặc điểm thị trường kinh doanh 16

1.4.3.Đặc điểm nguồn lực nội tại 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NAM DƯƠNG CHI NHÁNH MIỀN BẮC 20

2.1 KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH MIỀN BẮC 20

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CHI NHÁNH MIỀN BẮC CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NAM DƯƠNG 23

2.2.1 Tình hình hoạt động bán hàng theo dòng sản phẩm 23

2.2.1.1 Dòng sản phẩm Imperial XO 23

2.2.1.2 Dòng sản phẩm I AM Mother 31

2.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng của chi nhánh miền Bắc 38

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA CHI NHÁNH MIỀN BẮC CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NAM DƯƠNG 40

2.3.1 Những kết quả đạt được 40

2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 44

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NAM DƯƠNG CHI NHÁNH MIỀN BẮC 45

3.1 MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 45

3.1.1 Mục tiêu hoạt động của công ty

45

3.1.2.Phương hướng kinh doanh của công ty………

51

Trang 5

Chuyên đề thực tập GVHD: TS Đinh Lê Hải

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA

CÔNG TY

48

3.2.1 Nghiên cứu nhu cầu thị trường

48

3.2.2 Phát triển chính sách sản phẩm và chính sách giá cả

49

3.2.3 Phát triển lực lượng bán hàng

50

3.2.4 Tăng cường các hoạt động Marketing

50

3.2.5 Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối

53

3.2.6 Hoàn thiện dịch vụ sau bán

54

KẾT LUẬN

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO………

62

SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Các ngành nghề kinh doanh chính 5

Bảng 1.2: Danh sách cổ đông sáng lập 6

Bảng 1.3: Phân tích quy mô và cơ cấu nguồn vốn năm 2012……… 25

Bảng 1.4: Cơ cấu nhân sự theo trình độ năm 2010-2011-2012……… 27

Biểu đồ 1.1: Tăng trưởng thị trường sữa bột 2006-2012 22

Biểu đồ 1.2: Cơ cấu nhân sự theo giới tính năm 2012……… 27

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần đầu tư Nam Dương (2010 -2015) 11

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư Nam Dương chi nhánh miền Bắc năm 2010 – 2012……… 29

Bảng 2.2: Phân tích biến động doanh thu 2011-2010 và 2012-2011……… 29

Bảng 2.3: Phân tích biến động chi phí 2011- 2010 và 2012 – 2011……… 30

Bảng 2.4: Doanh số XO 2010-2011-2012 theo SKU………32

Bảng 2.5: Doanh thu XO 2010 – 2011 – 2012 theo quý 34

Bảng 2.6: Doanh sô IAM 2010-2011-2012 theo SKU……… 36

Bảng 2.7: Doanh thu Iam Mother 2010 – 2011 – 2012 theo quý 38

Biểu đồ 2.1: Doanh số XO 2010 -2011 – 2012 theo SKU 33

Biểu đồ 2.2: Doanh thu XO 2010 – 2011 – 2012 theo quý 34

Biều đồ 2.3 Tăng trưởng Doanh thu XO theo năm 2010 - 2011 – 2012………… 35

Biểu đồ 2.4: Doanh số IAM 2010 – 2011 – 2012 theo SKU 37

Biểu đồ 2.5: Doanh thu IAM 2010 – 2011 – 2012 theo quý 39

Biểu đồ 2.6: Tăng trưởng doanh thu Iam Mother 2010 – 2011 – 2012 40

Biểu đồ 2.7: Thị phần sữa bột ở Việt Nam năm 2010 theo EIM 44

Trang 7

Chuyên đề thực tập GVHD: TS Đinh Lê Hải

THPT: Trung học phổ thông

TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

SKU: Doanh số tiêu thụ

SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì bất kì một doanh nghiệp nào muốntồn tại trên thị trường thì đều phải tự thân vận động và tự khẳng định mình trênthương trường Việc tìm hiểu kĩ nhu cầu thị trường, tìm cách thỏa mãn tốt nhất nhucầu của khách hàng là con đường duy nhất dẫn đến thành công của doanh nghiệp

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân càng ngày càng được nângcao, vì vậy nhu cầu sử dụng sữa bột và các loại thực phẩm chức năng đang trở thànhthiết yếu Sản phẩm sữa bột trên thị trường có rất nhiều sản phẩm mới với nhãn hiệu

và chất lượng đa dạng Tuy nhiên, với hàng loạt nhãn hiệu sữa đang có mặt trên thịtrường như hiện nay thì việc người tiêu dùng khó có thể lựa chọn cho mình và giađình một loại sữa vừa đảm bảo về công dụng chất lượng cũng như phù hợp về mặtgiá cả

Công ty cổ phần đầu tư Nam Dương tuy là một công ty mới thành lập được 7năm tuy nhiên đã nhanh chóng trở thành một trong những công ty hàng đầu ViệtNam trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối sữa bột Tuy mới thành lập không lâunhưng uy tín của doanh nghiệp đã rất lớn mạnh nhờ vào việc cung cấp các sản phẩmchất lượng tốt giá thành hợp lý cùng những ưu đãi lớn cho khách hàng

Xuất phát từ vai trò, vị trí tầm quan trọng của việc tiêu thụ sản phẩm của

công ty, trong thời gian thực tập tại công ty em xin tìm hiểu đề tài: “Đẩy mạnh hoạt động bán hàng của Công ty cổ phần đầu tư Nam Dương chi nhánh miền Bắc”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và tình hình thực tế khi thực tập tại công tyđưa ra những phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động bán hàng của Công ty cổphần đầu tư Nam Dương chi nhánh miền Bắc, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt độngbán hàng của công ty

Trang 9

Chuyên đề thực tập 2 GVHD: TS Đinh Lê Hải Hà

Phát hiện ra những mặt hạn chế trong hoạt động bán hàng và tìm ra nguyênnhân từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng của công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài này tập trung nghiên cứu đặc điểm thị trường, lĩnh vực kinh doanh,nguồn lực nội tại của công ty, tìm ra những hạn chế còn tồn tại, phát huy nhữngthành tựu đạt được để có những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động bán hàng củacông ty

Trong đề tài này tập trung nghiên cứu 2 dòng sản phẩm chính của công ty cótên Imperial XO, và I am Mother

Phạm vi thời gian nghiên cứu đề tài là các số liệu, tài liệu về công ty giaiđoạn từ năm 2010 – 2012

Phạm vi không gian nghiên cứu đề tài do thực tập tại chi nhánh miền Bắc chonên em lựa chọn nghiên cứu đề tài này trên phạm vi các tỉnh miền Bắc

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài này được nghiên cứu bằng cả phương pháp nghiên cứu định tính vàđịnh lượng

Số liệu, tài liệu được thu thập trong kho dữ liệu của công ty, trong các báocáo tổng kết, trên các website…

Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp phân tích kinh tế phổ biến như:phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, mô hình, nghiên cứu tại bàn, phươngpháp phỏng vấn chuyên gia, phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa…

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kếtcấu làm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần đầu tư Nam Dương chi nhánh miền Bắc

Chương 2: Thực trạng hoạt động bán hàng của Công ty cổ phần đầu tư Nam Dương chi nhánh miền Bắc

SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A

Trang 10

Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng của Công ty cổ phần đầu tư Nam Dương

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

NAM DƯƠNG CHI NHÁNH MIỀN BẮC

1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY

Công ty cổ phần đầu tư Nam Dương được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố

Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh lần đầu vào ngày 13 tháng 6năm 2006 dưới cái tên là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Dương

Trong quá trình hoạt động thì công ty đã đăng kí thay đổi 8 lần, lần gần đâynhất là vào ngày 24 tháng 11 năm 2011 dưới tên mới là Công ty cổ phần đầu tưNam Dương

Tên công ty bằng Tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NAM DƯƠNG.

Tên công ty viết tắt bằng Tiếng Anh: NAM DUONG INVESTMENT CORPORATION.

Địa chỉ trụ sở chính: R4 – 93 Hưng Gia 2, Phú Mỹ Hưng, Phường TânPhong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: 08 5410 4484 Fax: 08 5410 4485

Số cổ phần được quyền chào bán: 0

Người đại diện theo pháp luật của công ty:

Chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản trị

Họ và tên: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG Giới tính: Nữ

Trang 11

Chuyên đề thực tập 4 GVHD: TS Đinh Lê Hải Hà

Sinh ngày: 04/02/1977 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam

SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A

Trang 12

Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú: Số 333/6/14 Lê Văn Sỹ, Phường 1, QuậnTân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Chỗ ở hiện tại: Số 333/6/14 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, Thànhphố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Thông tin về văn phòng đại diện:

-VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NAM DƯƠNG– Tầng 11, Tòa nhà Lilama 10, Đường Lê Văn Lương kéo dài, Từ Liêm, Hà Nội,Việt Nam

ĐT: 04 3556 1588 Fax: 04 3556 1589

-VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NAM DƯƠNGTẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG – 532/Lô 1 Trần Cao Vân, Quận Thanh Khê, Thànhphố Đà Nẵng, Việt Nam

ĐT: 0511 371 5556 Fax: 0511 371 5560

-VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NAM DƯƠNGTẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG – 66 Trần Khánh Dư, Quận Ngô Quyền, Thànhphố Hải Phòng

ĐT: 031 860 3295 Fax: 031 860 3295

-VĂN PHÒNG QUỐC TẾ TẠI HÀN QUỐC – 18 Namdaemoan- Ro1 Ga,Jung-Gu, Seoul, Hàn quốc

ĐT: 82-2-2010-6455 Fax:82-2-722-4623

Thông tin về địa điểm kinh doanh:

-XƯỞNG SẢN XUẤT – 45/5M Ấp Đông Lân, Xã Bà Điểm, Huyện HócMôn, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Trang 13

Chuyên đề thực tập 6 GVHD: TS Đinh Lê Hải Hà

Bảng 1.1 Các ngành nghề kinh doanh chính

ngành

1 Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa

Chi tiết: Sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa

1050

2 Sản xuất bột giấy, giấy và bìa

Chi tiết: Sản xuất vật tư ngành giấy và các sản phẩm từ giấy, nguyên

vật liệu giấy (không sản xuất bột giấy tại trụ sở)

1701

3 Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa

Chi tiết: Sản xuất thùng carton (trừ tái chế phế thải, sản xuất bột giấy,

chế biến gỗ tại trụ sở)

1702

4 Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Sản xuất giấy vệ sinh, khăn ăn, giấy ăn, băng vệ sinh, khăn

lau vệ sinh, tã giấy cho trẻ sơ sinh

1709

5 Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh

Chi tiết: Sản xuất vật liệu nhựa phục vụ ngành nhựa (không sản xuất

7 Sản xuất máy vi tính và thiêt bị ngoại vi của máy vi tính

Chi tiết: Sản xuất máy tính, phần mềm máy tính (không gia công cơ

khí, sơn hàn, xi mạ điện, sản xuất hóa chất tại trụ sở)

2620

8 Sản xuất máy móc và thiết bị văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị

ngoại vi của máy vi tính)

Chi tiết: Sản xuất máy photocopy, máy in, vật tư ngành in (không

hoạt động tại trụ sở)

2817

9 Bán buôn thực phẩm

Chi tiết: Xuất khẩu, nhập khẩu, quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu

sữa, các phụ gia phục vụ sản xuất và các sản phẩm sữa (thực hiện

theo đúng Quyết định 10/2007QĐ-BTM ngày 25/01/2007)

4632

10 (Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm thực hiện thủ tục

đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Pháp luật có liên quan)

Bảng 1.2 Danh sách cổ đông sáng lập

SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A

Trang 14

Số cổ phần

Giá trị cổ phần (Đợt 1) VND)

Tỷ lệ

Cổ phầnphổthông

112.500 11.250.000.000 75

2 Nguyễn Thu

Ngọc

Xóm Đồng, XãPhụng Châu, HuyệnChương Mỹ, Hà Nội,Việt Nam

Cổ phầnphổthông

3.750 375.000.000 2,5

3 Nguyễn Thị

Thu Phương

333/6/14 Lê Văn Sỹ,Phường 1, Quận TânBình, Hồ Chí Minh,Việt Nam

Cổ phầnphổthông

30.000 3.000.000.000 20

4 Nguyễn Thị

Thu Thanh

333/6/14 Lê Văn Sỹ,Phường 1, Quận TânBình, Hồ Chí Minh,Việt Nam

Cổ phầnphổthông

3.750 375.000.000 2,5

Được thành lập vào ngày 13 tháng 06 năm 2006, trải qua hơn 6 năm xâydựng và phát triển tới nay Công ty Nam Dương đã dần trở thành một công ty lớnmạnh, có các đối tác lớn như: Tập đoàn bơ sữa Nam Yang, Tập đoàn Deahan Pulp,Công ty Inkmate, Công ty Nanum CnC, Hãng phim truyền hình MBC ( Hàn Quốc),Công ty CP dược phẩm Traphaco Hiện Nam Dương đang quản lý độc quyền một

số thương hiệu lớn cho toàn khu vực Đông Nam Á như: I am mother, XO, Bosomivới mạng lưới phân phối phủ rộng khắp, lực lượng nhân viên hùng hậu, Công tyNam Dương đang dần trở thành một tập đoàn kinh tế vững mạnh của Việt Nam

Trang 15

Chuyên đề thực tập 8 GVHD: TS Đinh Lê Hải Hà

Có tới 75 đối tác phân phối trên 63 tỉnh thành, trong đó chiếm 80% là nhữngNPP uy tín và có thương hiệu mạnh Sở hữu hệ thống kênh siêu thị và khách hàngtrọng điểm trên toàn quốc Doanh số tăng trưởng 40% năm trong vài năm vừa qua.Với hơn 900 nhân viên được trải khắp trên toàn quốc

Từ năm 2006, Namyang đã chọn Nam Dương là nhà phân phối độc quyềncác sản phẩm của Namyang tại Việt Nam Tính đến nay các sản phẩm sản xuất bởiNamyang do Nam Dương phân phối bao gồm: các sản phẩm sữa bột mang nhãnhiệu XO, I am Mother, Star, sản phẩm bột dinh dưỡng MOA, sản phẩm đặc trị HopeDoctor, Trong thời gian tới, Nam Dương sẽ tiếp tục đưa các sản phẩm khác như

cà phê, nước trái cây của Namyang vào thị trường Việt Nam

Nam Dương phát triển theo định hướng trở thành một tập đoàn kinh doanhtheo mô hình khép kín: Phân phối/bán lẻ, kho vận, truyền thông, sản xuất

Hiện tại hệ thống phân phối của Nam Dương gồm: tổng số nhân viên công ty

ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam là 900 nhân viên; 63 là số tỉnh thành trong hệ thốngphân phối hiện tại; 75 là số nhà phân phối ; 250 là số lượng siêu thị ; 700 là số cửahàng trọng điểm ; 15.000 là số lượng các cửa hàng bán lẻ

Một trong những thế mạnh của Nam Dương là chuyên quản lý cho cácthương hiệu hàng tiêu dùng uy tín Nhờ chính sách này, Nam Dương luôn chủ độngtrong việc áp dụng các chính sách marketing cho sản phẩm Công ty đồng thời cóthể đưa tới người tiêu dùng chính sách chăm sóc khách hàng tận tình nhất, và chịutrách nhiệm tuyệt đối về chất lượng sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng

Tới thời điểm hiện tại, Nam Dương đã trở thành nhà phân phối độc quyền vớicác đối tác sản xuất lớn tại Hàn Quốc như: Namyang, Ink-mate, Deaha Pulp,

1.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY

1.2.1 Chức năng

Là một công ty cổ phần đầu tư kinh doanh theo định hướng trở thành một tậpđoàn kinh doanh theo mô hình khép kín: Phân phối/ bán lẻ, kho vận, truyền thông,sản xuất cho nên chức năng chính là trung gian buôn bán lưu thông hàng hóa trongnước và quốc tế đồng thời tổ chức sản xuất sản phẩm, kinh doanh kho vận cho cácđối tượng bên ngoài

SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A

Trang 16

Chức năng thương mại: công ty phát hiện nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ trêntừng đoạn thị trường và tìm cách đáp ứng nhu cầu đó bằng cách nhập khẩu các sảnphẩm từ các đối tác bên Hàn Quốc sau đó bán cho người tiêu dùng và làm đại lýphân phối sản phẩm độc quyền Hàng hóa được đưa vào lưu thông đem lại giá trịcho công ty và giá trị sử dụng cho người tiêu dùng.

Chức năng tài chính: Chức năng tài chính là chức năng rất quan trọng, ảnhhưởng sâu sắc tới sự phát triển của công ty Các nghiên cứu về tài chính và các mụctiêu chiến lược tổng quát luôn gắn bó mật thiết với nhau vì các kế hoạch và chiếnlược của công ty đều liên quan đến nguồn tài chính

Bộ phận tài chính cung cấp cho tất cả các lĩnh vực khác các thông tin rộng rãithông qua hệ thống kế toán, sổ sách kế toán, sổ sách bán hàng

Cũng như các lĩnh vực khác, bộ phận tài chính có trách nhiệm chính liênquan đến nguồn lực của công ty Trước hết việc tìm kiếm nguồn lực bao gồm cảviệc tìm kiếm nguồn tiền và cả việc kiểm soát chế độ chi tiêu tài chính đều thuộctrách nhiệm của bộ phận tài chính

Chức năng tài chính bao gồm phân tích, lập kế hoạch và kiểm tra việc thựchiện kế hoạch tài chính và tình hình tài chính của công ty như là:

* Khả năng huy động vốn ngắn hạn

* Khả năng huy động vốn dài hạn

* Trị giá trên 1 cổ phiếu

* Chi phí vốn so với toàn ngành và đối thủ cạnh tranh

* Các vấn đề thuế

* Tình hình vay có thế chấp

* Tỷ lệ lãi

* Vốn lưu động: tính linh hoạt của vốn đầu tư

* Quy mô tài chính

* Hệ thống kế toán có hiệu quả phục vụ cho việc lập kế hoạch tài chính vàlợi nhuận

Chức năng tài chính là chức năng vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanhnghiệp thương mại nào Với Công ty cổ phần đầu tư Nam Dương là một công ty cổphần nên chức năng tài chính là thước đo đánh giá hiệu quả kinh doanh Tình hình

Trang 17

Chuyên đề thực tập 10 GVHD: TS Đinh Lê Hải Hà

tài chính của công ty được phân bổ hợp lý hay không, công tác phân bổ vốn vànguồn vốn có hiệu quả hay không tất cả phụ thuộc vào việc chức năng tài chính củacông ty có được thực hiện tốt không Vì thế công ty luôn chú trọng vào việc nângcao trình độ và hiệu quả của bộ phận tài chính trong công ty, trong đó đặc biệt chútrọng là tình hình phân bổ tiền mặt, các khoản phải thu, phải trả một cách có hiệuquả nhằm thúc đẩy phát triển kinh doanh, đảm bảo lợi tức cho các cổ đông

- Tổ chức nghiên cứu thị trường, tìm hiểu và xác định thị trường có nhu cầu

- Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tổ chức kinh doanh trên cáclĩnh vực đăng ký kinh doanh theo pháp luật

- Tổ chức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, không ngừng áp dụng tiến

bộ khoa học công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu ngườitiêu dùng

- Bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo đúng qui định của Nhà nước

- Chấp hành pháp luật của Nhà nước, thực hiện các chế độ chính sách quản lý sửdụng vốn, vật tư, tài sản, bảo toàn vốn phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước

- Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng với các đơn vị, doanh nghiệp trong

và ngoài nước

- Quản lý tốt đội ngũ cán bộ nhân viên, công nhân theo phân cấp của BộThương mại Thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động, pháthuy quyền làm chủ tập thể của người lao động, không ngừng nâng cao bồi dưỡng đàotạo chuyên môn nghiệp vụ, phát triển nguồn nhân lực Phân phối lợi nhuận theo kết quảlao động công bằng hợp lí

- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác theo qui định của pháp luật

Trang 18

- Nam Dương cam kết mỗi cơ hội hợp tác đều là sự hợp tác hiệu quả, chia sẻlợi ích và cùng nhau phát triển.

- Giá trị đích thực của Nam Dương là thành quả của lao động tập thể và mỗinhân viên Nam Dương xứng đáng được hưởng những đãi ngộ tốt nhất

Chìa khóa thành công:

- Định hướng và chiến lược kinh doanh rõ ràng, nhất quán

- Có uy tín và quan hệ phân phối độc quyền với các đối tác Hàn Quốc, Hoa Kỳ

- Chỉ phân phối sản phẩm của những thương hiệu uy tín, cao cấp mang lạihiệu quả kinh doanh cao

- Đội ngũ quản lý tốt, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại, sản xuất

và tài chính

- Hệ thống phân phối lớn và rộng khắp cả nước

Triết lý Kinh doanh

Với tôn chỉ hoạt động: "Kinh doanh không đơn thuần là lợi nhuận" Ngoàiviệc đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh thì công tác từ thiện luôn được cán bộ vànhân viên công ty quan tâm đặc biệt, nhiều năm qua Công ty cổ phần đầu tư NamDương đã tham gia rất nhiều hoạt động cộng đồng mang những ý nghĩa lớn

Trang 19

Chuyên đề thực tập 12 GVHD: TS Đinh Lê Hải Hà

1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần đầu tư Nam Dương

SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A

Phó Tổng Giám Đốc Thương Mại

Phòng Kế

Toán

Phòng Tài Chính

Mua hàng trong nước Nhân sự

Phó phòng Tài chính

Kế toán

Tổng hợp

Phòng QTNS-HC

Phòng GT

Phòng Mua Hàng

Giám đốc Marketing toàn quốc doanh toàn quốcGiám đốc Kinh

Nhân viên kế

toán Nhân viên tài chính Hành chính

Phòng CSKH

Mua hàng nước ngoài

Phòng Marketing

Ban y tế

Ban trường học

Trang 20

Là một công ty cổ phần cho nên bộ máy tổ chức của công ty được tổ chứctheo đúng pháp luật quy định.

Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận

 Chủ tịch hội đồng quản trị là người có quyền và nghĩa vụ sau:

Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; Chuẩn bị hoặc

tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập vàchủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị; Tổ chức việc thông qua quyết định của Hộiđồng quản trị; Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồngquản trị; Chủ tọa họp Đại hội đồng cổ đông; Các quyền và nhiệm vụ khác theo quyđịnh của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty

Tổng giám đốc

Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty vàchịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm

vụ được giao

Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của côngty; Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; Tổ chức thực hiện kếhoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; Kiến nghị phương án bố trí cơcấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức cácchức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm,miễn nhiệm, cách chức; Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người laođộng trong công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Tổnggiám đốc; Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty

và quyết định của Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

- Ban kiểm soát có nhiệm vụ thay mặt Đại hội đồng cổ đông giám sát, đánhgiá công tác điều hành, quản lí của Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc theođúng các qui định trong Điều lệ công ty, các nghị quyết, quyết định của Đại hộiđồng cổ đông;

- Có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc cung cấp mọi hồ sơ vàthông tin cần thiết liên quan đến công tác điều hành quản lí công ty; mọi thông báo,

Trang 21

Chuyên đề thực tập 14 GVHD: TS Đinh Lê Hải Hà

báo cáo, phiếu xin ý kiến đều phải được gửi đến Ban kiểm soát cùng thời điểm gửiđến các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc; thông tin phải trung thực,chính xác và kịp thời theo yêu cầu;

- Kiểm tra, thẩm định tính trung thực, chính xác, hợp lí và sự cẩn trọng từ các

số liệu trong báo cáo tài chính cũng như các báo cáo cần thiết khác

- Khi nhận được kiến nghị của cổ đông Ban kiểm soát có trách nhiệm tiếnhành kiểm tra không chậm hơn 7 ngày làm việc và phải có báo cáo giải trình cácvấn đề kiểm tra ngay sau khi kết thúc kiểm tra cho Hội đồng quản trị, Tổng giámđốc và cổ đông có yêu cầu

Trước ngày dự định kiểm tra tối thiểu là 3 ngày, Ban kiểm soát phải gửichương trình và thời hạn kiểm tra cho bộ phận được kiểm tra, cổ đông có yêu cầu,Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc để phối hợp và theo dõi, việc kiểm tra khôngđược gây cản trở các bộ phận liên quan, không được làm gián đoạn công tác điềuhành quản lí công ty

- Có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị tiến hành họp Đại hội đồng cổ đôngbất thường

.- Có trách nhiệm thực hiện quyền hạn của mình

- Có quyền kiến nghị Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc đưa ra các giải phápphòng ngừa các hậu quả xấu có thể xảy ra

- Ban kiểm soát có quyền yêu cầu Tổng Giám đốc bố trí cán bộ chuyên mônphù hợp để Ban kiểm soát thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình

Có quyền thuê Tư vấn độc lập để thực hiện những quyền được giao

- Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến Hội đồng quản trị trước khi trìnhbáo cáo kiểm soát lên Đại hội đồng cổ đông;

- Có quyền giám sát hiệu quả sử dụng vốn công ty trong đầu tư

- Có quyền yêu cầu được tham dự các cuộc họp Hội đồng quản trị nếu thấycần thiết

- Ban kiểm soát làm việc theo nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực vìlợi ích của cổ đông và vì lợi ích của người lao động trong công ty

- Ban kiểm soát có quyền được thanh toán mọi chi phí ăn, ở, đi lại, tiếpkhách, chi phí thuê tư vấn độc lập và các chi phí hợp lí khác khi thừa hành nhiệm vụcủa công ty

SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A

Trang 22

Phó tổng giám đốc Tài chính chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý phòng Kếtoán, phòng Tài chính và phòng Mua hàng Những thông tin mà Phó tổng giám đốcTài chính có được là từ các phòng ban trực, đây là cơ sở để phó tổng giám đốc raquyết định.

Từ việc phân tích, thống kê, kết hợp với các tác nghiệp nhằm đưa ra nhữngkết quả cuối cùng là Báo cáo tình hình tài chính, hoạch định chiến lược tài chính vàđiều hành thực hiện chiến lược tài chính

 Phó tổng giám đốc Nguồn lực

Phó tổng giám đốc Nguồn lực trực tiếp quản lý phòng Hành chính – Nhân sựtrong công ty

Trách nhiệm của Phó tổng giám đốc Nguồn lực là:

- Dự báo nguồn nhân lực;

- Quản lý các chính sách và chương trình về nguồn nhân lực;

- Tổ chức các cuộc khảo sát thăm dò về sự thỏa mãn của người lao động;

- Tổ chức đánh giá công việc;

- Quản lý phúc lợi lao động;

- Quản lý tiền lương, tiền công;

- Xác lập và tồ chức các biện pháp về an toàn và sức khỏe cho người lao động;

- Dự trù và quản lý kinh phí cho nguồn nhân lực

Phó tổng giám đốc Thương mại

Phó tổng giám đốc Thương mại là một người dẫn dắt giàu kinh nghiệm Đểđạt được các mục tiêu về kinh doanh đề ra bởi Hội đồng quản trị và cũng để thỏamãn đòi hỏi của khách hàng, họ phải tự thúc đẩy doanh số bán hàng

Phó tổng giám đốc Thương mại trực tiếp có mối quan hệ với Giám đốcMarketing toàn quốc và Giám đốc Kinh doanh toàn quốc Phó tổng giám đốc

Trang 23

Chuyên đề thực tập 16 GVHD: TS Đinh Lê Hải Hà

Thương mại thực thi chính sách thương mại cho doanh nghiệp, có tính đến tiềmnăng và môi trường kinh doanh

Tạo điều kiện cho việc tăng cao doanh số, các phân khúc thị trường và lợinhuận, phát triển hiệu suất công việc và kĩ năng của đội ngũ cán bộ thương mại

 Phòng Kế toán

Phòng Kế toán là phòng tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc trong việc tổchức công tác kế toán, bộ máy kế toán đảm bảo đúng các quy định của phápluật về công tác kế toán Thực hiện công tác tổng hợp báo cáo quản trị nội bộ,các báo cáo ra bên ngoài cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo chứcnăng, nhiệm vụ đươc giao Chịu trách nhiệm trước pháp luật, Hội đồng quảntrị, Tổng giám đốc về các hoạt động đó theo quy định của pháp luật và chứcnăng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao

- Thực hiện xây dựng chiến lược, kế hoạch ngân sách hàng năm, kế hoạch công việc của Phòng từng tháng để trình Ban giám đốc phê duyệt

- Tổ chức bộ máy nhân sự, phân công công việc trong Phòng để hoàn thành kế hoạch ngân sách năm, kế hoach công việc của phòng/ban đã được phê duyệt từng thời kỳ

- Thực hiện các báo cáo nội bộ theo quy định của công ty và các báo cáo khác theo yêu cầu của Ban giám đốc

- Xây dựng các quy trình, quy định nghiệp vụ thuộc lĩnh vực của

Phòng; đánh giá hiệu quả các quy trình, quy định này trong thực tế để liên tục cải tiến, giúp nâng cao hoạt động của công ty

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Ban giám đốc phân công

Trong phòng kế toán có kế toán tổng hợp và các nhân viên kế toán làm việctheo đúng chức năng và nhiệm vụ của mình

- Tổ chức điều hòa, phối hợp hoạt động của các Phòng, Ban, đơn vị trong công ty

để thực hiện công việc tài chính, kế toán, kiểm toán nội bộ của Công ty

SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A

Trang 24

- Tham mưu, giúp việc Ban giám đốc trong việc quản lý, điều hành công việcthuộc các lĩnh vực tài chính,kiểm soát nội bộ, thu hồi công nợ, thống kê và thôngtin kinh tế; Kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính trong công ty.

- Thừa lệnh Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc công ty quản lý tập trung toàn bộmọi hoạt động có liên quan theo đúng quy định chi tiết tại chức năng, quyền hạn

và nhiệm vụ

- Đại diện theo ủy quyền Ban giám đốc công ty giao dịch với các cơ quan quản lýnhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực tài chính kế toán

Phòng tài chính có các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu các quy định, chính sách, chế độ tài chính của nhà nước và tổ chứctriển khai theo dõi thực hiện

- Tham gia xây dựng các chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh, phương ánđầu tư dài hạn của công ty, tổ chức theo dõi, giám sát và báo cáo tình hình biếnđộng và kết quả của các khoản đầu tư

- Đề xuất các biện pháp bảo toàn và phát triển vốn

- Nghiên cứu đề xuất thực hiện công tác đầu tư tài chính cho các dự án, chươngtrình hợp tác với các đối tác trong và ngoài công ty cũng như các đối tác nướcngoài

- Tổ chức kiểm tra, giám sát và thực hiện công tác kiểm toán nội bộ về tài chính kếtoán trong toàn công ty

- Kiểm tra và giám sát các hoạt động liên quan đến thu - chi phát sinh trong toàncông ty

- Quản lý đề xuất các biện pháp nhằm phát huy sử dụng vốn, tài sản, và các nguồnlực khác để đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh

- Đảm bảo thực hiện đúng các chế độ, chính sách về quản lý tài chính tuân thủchính xác, trung thực trong việc lập báo cáo tài chính

* Phòng Mua hàng có vai trò rất quan trọng trong công ty chịu sự quản lý trực tiếp

từ Phó tổng giám đốc Tài chính

Để đáp ứng kịp thời trong tiến độ sản xuất và kinh doanh thì phòng mua hàng có trách nhiệm và nhiệm vụ như sau:

- Xem xét nhu cầu từ các bộ phận - phòng ban

- Tìm kiếm và liên hệ nhà cung ứng

- Đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng tốt nhất như về: mặt hàng - chất lượng - sự uy

Trang 25

Chuyên đề thực tập 18 GVHD: TS Đinh Lê Hải Hà

tín - tiến độ - giá cả,

- Báo cáo và đề xuất thông tin Nhà cung ứng với Ban giám đốc

- Lập đơn đặt hàng sau khi được Ban giám đốc duyệt

- Thực hiện mua hàng sau khi được duyệt đơn đặt hàng

- Kiểm tra hàng mua vào (đạt/ không đạt yêu cầu của đơn đặt hàng đưa ra)

- Lưu các thông tin nhà cung ứng

Trong phòng Mua hàng chia ra bộ phận mua hàng trong nước, mua hàng nước ngoài

và kho vận Mỗi một bộ phận có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt

 Phòng quản trị nhân sự - hành chính

Chức năng nhiệm vụ chính: Giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty về: Công tác tổ chức lao động, thực hiện chế độ chính sách của người lao động, thực hiện quy chế quản lý tổ chức, quản lý cán bộ công nhân viên và quản lý tiền lương theo quy định cũng như công tác hành chính văn phòng

Lĩnh vực Nhân sự

- Xây dựng cơ cấu, tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban,

bộ phận để Ban giám đốc trình Hội đồng quản trị phê duyệt

- Xây dựng quy chế tổ chức bộ máy Chi nhánh, Văn phòng đại diện trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Điều lệ Công ty

- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của toàn công ty, ngân sách liên quan đến chi phí lao động Tham gia các chương trình khảo sát lương với các đối tác và thực hiện khảo sát các chi phí lao động trên thị trường để làm cơ sở xây dựng chính sách nhân sự hàng năm Thực hiện khảo sát chính sách nhân sự, mức độ hài lòng hàng năm đối với toàn thể cán bộ, nhân viên

để cải tiến chính sách nhân sự

- Xây dựng kế hoạch nhân sự hàng năm (định biên, cơ cấu chức danh, vị trí công việc, kế hoạch quy hoạch & bổ nhiệm hàng năm, kế hoạch luân chuyển,điều chuyển)

- Tham mưu cho Ban giám đốc về việc sắp xếp, bố trí nhân sự, quy hoạch & phát triển cán bộ thông qua phân tích cơ cấu tổ chức, đánh giá kết quả thực hiện công việc, đánh giá năng lực nhân sự

- Xây dựng quy chế tiền lương để Ban giám đốc trình Hội đồng quản trị phê duyệt

- Xây dựng nội quy lao động; các quy chế làm việc, phân công

SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A

Trang 26

- Xây dựng các quy trình, quy chế trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá đối với người lao động công ty.

- Tổ chức và thực hiện các hoạt động nhân sự theo quy định: xếp lương, nâng bậc lương, tuyển dụng, đánh giá nhân sự, đánh giá thực hiện công việc, đào tạo, thanh toán lương, chế độ phúc lợi…

- Quản lý hồ sơ, thông tin người lao động theo quy định hiện hành

- Cung cấp và quản trị thông tin về cơ cấu tổ chức, chế độ quyền lợi, thông tin tuyển dụng, trên website tuyển dụng và các trang website quảng cáo tuyển dụng để quảng bá hình ảnh công ty

- Thực hiện mua sắm, quản lý và hướng dẫn sử dụng công cụ tài sản dùng chung của Công ty Phối hợp với phòng Kế toán thực hiện các hoạt động kiểm kê tài sản định kỳ/đột xuất và thanh lý tài sản

- Đảm bảo công tác an ninh, an toàn, phòng cháy, chữa cháy trong công ty

- Tổ chức thực hiện hậu cần tổ chức các sự kiện của công ty: các cuộc họp, các

sự kiện của công ty hàng năm (kỳ nghỉ hè, kỳ nghỉ sau hội nghị chiến lược, hội nghị khách hàng, du xuân, tổng kết, sơ kết,…)

- Xây dựng các quy định nâng cao tính tuân thủ của người lao động về việc sử dụng tài sản chung, tiết kiệm chi phí điện, nước, điện thoại và nâng cao hình ảnh vệ sinh văn phòng công ty

 Giám đốc Marketing toàn quốc chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược Marketing, kiểm soát điều hành các chương trình Marketing trên toàn quốc Công việc cụ thể:

- Hoạch định chiến lược marketing của công ty

Trang 27

Chuyên đề thực tập 20 GVHD: TS Đinh Lê Hải Hà

- Thiết lập ngân sách marketing, trình Ban giám đốc duyệt Chịu trách nhiệm trong phạm vi ngân sách được giao, được quyền duyệt thu chi trong phạm vi ngân sách được giao

- Xây dựng kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện các mục tiêu của công ty trong phạm vi marketing

- Giúp Ban giám đốc công ty việc điều hành và quản lý mọi hoạt động

marketing của công ty một cách hiệu quả; bảo đảm các nguồn lực cho kinh doanh

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình nghiên cứu & phát triển, huấnluyện – đào tạo trong hoạt động kinh doanh

- Thực hiện quản lý và duy trì mối quan hệ gắn bó cũng như chăm sóc khách hàng

- Xác định các yêu cầu của khách hàng và đáp ứng các yêu cầu này ; Đồng thời đảm bảo toàn bộ tổ chức nhận thức các yêu cầu mới của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của công ty

- Báo cáo tổng kết hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm với Ban giám đốc

- Phối hợp công tác chặt chẽ cùng với các phòng ban khác để phát huy tối ưu nguồn lực của công ty

- Chịu trách nhiệm mọi hoạt động của phòng marketing, phòng event, phòng chăm sóc khách hàng, ban y tế, ban trường học

 Giám đốc kinh doanh toàn quốc

Giám đốc kinh doanh toàn quốc chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh cho công ty, chịu trách nhiệm quản lý phòng kinh doanh thị trường truyền thống và phòng kinh doanh kênh siêu thị cùng lực lượng điều phối viên

- Tham mưu cho Ban giám đốc trong các quyết định về các chính sách và các chế

Trang 28

- Báo cáo cho Ban giám đốc về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty và tình hình thị trường theo định kỳ và khi có biến động.

- Tham gia vào các chương trình bán hàng của công ty

- Tìm kiếm và phát triển quan hệ với khách hàng và đối tác tìm năng, đàm phán và

ký kết các hợp đồng

- Kinh doanh các mặt hàng của công ty, góp phần nâng cao doanh số

- Chịu trách nhiệm chính về kết quả hoạt động của bộ phận kinh doanh Quản lý chung, kiểm soát mọi hoạt động liên quan đến lĩnh vực kinh doanh

- Tổ chức công tác quản lý và điều hành bộ phận kinh doanh thực hiện các công việc liên quan đến lĩnh vực nghiệp vụ, thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc bộ phận mình

- Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát và giám sát toàn bộ công việc của bộ phận để kịp thời giải quyết các vướng mắc khó khăn, đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ của

bộ phận và mỗi thành viên đạt hiệu quả cao nhất, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện công việc và năng lực làm việc của từng cán bộ nhân viên trong bộ phận để khen thưởng, động viên hoặc kỷ luật kịp thời;

- Đề xuất các phương pháp khen thưởng đối với nhân viên có thành tích vượt trội

- Khuyến khích, khích lệ tinh thần và giúp đỡ nhân viên

- Xây dựng, phát triển đội nhóm kinh doanh

1.4 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

1.4.1 Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh

Nam Dương phát triển theo định hướng trở thành một tập đoàn kinh doanh theo

mô hình khép kín: Phân phối/bán lẻ, kho vận, truyền thông, sản xuất

Lĩnh vực kinh doanh của công ty là phân phối/ bán lẻ các loại sữa bột, thựcphẩm chức năng nhập khẩu từ các đối tác Hàn Quốc

Kinh doanh thực phẩm là một trong số hàng nghìn hình thức kinh doanh, làlĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng, nó có đặc điểm chung giống như trên nhưng cónhững đặc điểm riêng đó là:

- Người tiêu dùng ít hiểu biết về hàng hoá: trên thị trường có tới hàng chụcngàn mặt hàng, dù người ta đã tận dụng được nhiều phương pháp giới thiệu hànghoá, về doanh nghiệp nhưng người tiêu dùng vẫn chưa hiểu rõ hết được về địa chỉsản xuất, chất lượng, đặc tính, công dụng và cách thức sử dụng của tất cả các loạihàng hoá

Trang 29

Chuyên đề thực tập 22 GVHD: TS Đinh Lê Hải Hà

- Sức mua trên thị trường biến đổi lớn, theo thời gian, theo địa phương…người tiêu dùng có thể cân nhắc rất kỹ khi cần mua sắm nhất là vào thời điểm có rấtnhiều hàng tiêu dùng có khả năng thay thế lẫn nhau

- Sự khác biệt về người tiêu dùng rất lớn: giữa tầng lớp dân cư, địa vị, các tậpđoàn khác nhau về nghề nghiệp, dân tộc, giới tính, trình độ văn hóa, độ tuổi, tậpquán sinh hoạt nên sự hiểu biết và tiêu dùng của họ về các loại sản phẩm về thựcphẩm khác biệt nhau

- Nhu cầu tiêu dùng nhưng mỗi lần mua không nhiều, lặt vặt và phân tán vìnhu cầu đời sống rất đa dạng

Ở đây mặt hàng kinh doanh là hàng thực phẩm gắn liền với nhu cầu sinh hoạtcủa con người như sữa bột, các loại thực phẩm chức năng… Nguyên liệu của nó làcác sản phẩm của ngành nông nghiệp, chăn nuôi và một số ngành chế biến khác.Hàng nông sản dùng làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất kinh doanh hàng thựcphẩm nên ta phải hiểu rõ đặc điểm của nó để chủ động khai thác tốt nhất nguồn đầuvào này Kinh doanh hàng thực phẩm có những đặc điểm sau: Tính thời vụ, tínhphân tán, tính khu vực, tính không ổn định

Những sản phẩm sản xuất ra ngoài việc cần giấy phép đăng ký kinh doanh ra cònphải có giấy chứng nhận đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm do bộ y tế cấp

Mặt khác một khi đã chọn một loại sản phẩm sữa, việc chuyển đổi từ mộtloại sữa này sang một loại sữa khác không hề dễ dàng vì có thể gây nên một số phảnứng ở trẻ như trẻ không chịu bú, táo bón, chậm tăng cân… Khảo sát thị trường của

AC Nielsen cũng cho thấy, sữa bột cho trẻ em nằm trong nhóm các mặt hàng có độtrung thành với thương hiệu rất cao và ít chịu ảnh hưởng từ tác động lạm phát

Và đây là những mặt hàng nhập khẩu cho nên nó cần thỏa mãn tất cả yêu cầuđối với hàng nhập khẩu về chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ

1.4.2 Đặc điểm thị trường kinh doanh

 Thị trường ngành: Thị trường sữa bột của Việt Nam hiện có doanh thuvào khoảng 2359 tỷ đồng trong năm 2012, chiếm 1/4 doanh thu toàn thị trường sữa.Đây là một thị trường đang có sự cạnh tranh khốc liệt với mức tăng trưởng trungbình khoảng 7%/năm

SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A

Trang 30

Thị trường ngành sữa nói chung và thị trường sữa bột nói riêng đang là thịtrường thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn vì nó có tiềm năng phát triển rất lớn

và tốc độ tăng trưởng cao Đây là một thị trường đầy hứa hẹn đem lại lợinhuận cao cho các công ty khi gia nhập

Biểu đồ 1.1 Tăng trưởng thị trường sữa bột 2006 - 2012

Đơn vị: tỷ đồng

Nhìn vào biểu đồ 1.1, có thể thấy rằng đây là phân khúc đầy tiềm năng củangành sữa Tuy nhiên, dường như nó chỉ tiềm năng với các hãng sữa ngoại Tìm đếnmột cửa hàng bất kỳ, nhìn lên kệ bán sữa bột là có thể biết ngay sữa nội hay ngoại

đang thống lĩnh thị trường Tràn ngập trên các kệ là các loại sữa bột ngoại với đấy

những tên tuổi lớn như Abbott, MeadJohnson, Nestle, Dumex, XO

Thống kê sơ qua hiện có hơn 300 thương hiệu sữa bột đang cạnh tranh trongthị trường Việt Nam Trong đó các công ty ngoại chiếm đa số Theo báo cáo củaEuromonitor năm 2010, Abbott là công ty đang chiếm ưu thế với khoảng 24% thịphần, tiếp theo sau là Vinamilk, MeadJohnson, FrieslandCampina

Với một thị trường với sự chiếm ưu thế của sữa ngoại nhập thì sản phẩm củacông ty phân phối cũng có lợi thế vì sản phẩm của công ty cũng là một trong nhữngdòng sản phẩm nhập khẩu nổi tiếng

Trang 31

Chuyên đề thực tập 24 GVHD: TS Đinh Lê Hải Hà

dưỡng dành cho bà mẹ và trẻ em được công ty đặc biệt chú trọng và không ngừngnâng cao chất lượng Liên tục trong nhiều năm, các sản phẩm của Namyang đãkhẳng định được vị trí và chiếm 50% thị phần của thị trường Hàn Quốc rộng lớn.Không những thế, sản phẩm của Namyang còn được xuất khẩu đến 12 quốc gia trênthế giới như: Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Inđônêsia, Việt Nam…

Không chỉ cung cấp cho thị trường Việt Nam những dòng sản phẩm thiết thựcvới chất lượng vượt trội như: Sữa bột cao cấp I am mother và Imperial Dream XO,French café, kẹo hồng sâm Hongsamin365, tã giấy Bosomi, chảo không dính HiCookvới công nghệ nano kim cương, thiết bị y tế Boditech… nay Nam Dương một lần nữakhẳng định vị thế của mình khi tiếp tục phân phối các loại nông sản được trồng vàsản xuất theo tiêu chuẩn GAP (Good Agriculture Practices) của Andong dưới sự kiểmsoát chặt chẽ của bộ Nông Nghiệp Hàn Quốc

Cuối năm 2012, công ty Nam Dương đã nhập khẩu và phân phối loại táo caocấp của Andong là Morning Apples tại Việt Nam Được gieo trồng và nuôi dưỡngtrong môi trường đạt tiêu chuẩn tốt nhất về ánh sáng, nhiệt độ, đất và độ ẩm, khôngchỉ sạch, táo Morning còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như:kali, magnesium, canxi, vitamin A, B, C… nên rất hữu ích cho sức khỏe.TáoMorning được trồng ở thành phố Andong (Hàn Quốc) nổi tiếng về độ giòn, ngọt vàhoàn toàn không có chất bảo quản

 Địa bàn hoạt động

Nam Dương có đội ngũ nhân viên tương đối lớn lên tới 900 người trên khắp

3 miền Bắc, Trung, Nam

Có tới 75 đối tác phân phối trên 63 tỉnh thành, trong đó chiếm 80% là nhữngNPP uy tín và có thương hiệu mạnh

Sở hữu hệ thống kênh siêu thị và khách hàng trọng điểm trên toàn quốc Cụthể là: 75 nhà phân phối, 250 siêu thị, 700 cửa hàng trọng điểm, 15.000 cửa hàngbán lẻ

Địa bàn hoạt động của chi nhánh miền Bắc phủ rộng khắp các tỉnh miền bắc,tại tỉnh nào công ty cũng có những đối tác phân phối uy tín

Khách hàng trọng điểm

SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A

Trang 32

Vì sản phẩm của công ty là các sản phẩm : sữa bột, bột dinh dưỡng, cà phê,

đồ uống, nước giải khát có lợi cho sức khỏe…với các thương hiệu nổi tiếng như :Sữa bột cao cấp I am mother và Imperial Dream XO, French café, kẹo hồng sâmHongsamin365, tã giấy Bosomi, chảo không dính HiCook với công nghệ nano kimcương, thiết bị y tế Boditech… thì đối tượng khách hàng trọng điểm là phái nữ Sảnphẩm phục vụ cho phụ nữ mang bầu, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phụ nữ cho con bú, vàcác bà nội trợ, ngoài ra còn có các sản phẩm giành cho người cao tuổi

Dung lượng thị trường miền Bắc là rất lớn vì dân số khu vực này vào khoảngtrên 35 triệu người với mật độ dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ, thu nhập của dân cưngày càng được nâng cao, mức sống cũng tăng theo vì thế lượng khách hàng trọngđiểm và tiềm năng của công ty là một con số lớn

Và một số công ty đối thủ khác phân phối các nhãn hiệu sữa: Nan, Picot, Insulac,

Nutifood, Dutch Lady, Milex, Hipp…

1.4.3 Đặc điểm nguồn lực nội tại

 Vốn: là công ty cổ phần có vốn điều lệ lên tới 120.000.000.000 đồng, giátrị trên mỗi cổ phiếu là 100.000 đồng cho thấy tiềm lực về vốn của công ty là rất lớn

có khả năng đáp ứng tốt cho nhu cầu vốn trong kinh doanh

Mặt khác vốn huy động qua phát hành cổ phiếu không phải trả lãi, khôngphải khoản nợ của công ty cho nên không tạo áp lực lớn cho công ty

Trong quá trình hoạt động và phát triển của công ty thì nguồn vốn khôngngừng được tăng lên do mở rộng sản xuất kinh doanh, do lợi nhuận để lại lớn hoặc

Trang 33

Chuyên đề thực tập 26 GVHD: TS Đinh Lê Hải Hà

do tăng lượng vốn đi vay Dưới đây là số liệu và phân tích về quy mô và cơ cấunguồn vốn năm 2012 của công ty sẽ phản ánh phần nào về tình hình nguồn vốn củacông ty

Bảng 1.3: Phân tích quy mô và cơ cấu nguồn vốn năm 2012

Tỷ lệ (Đợt 1)%)

SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A

Trang 34

Công ty có vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn đầu năm 58,40%, cuối năm62,60% và có xu hướng tăng cuối năm tăng 109.039.248 nghìn đồng so với đầunăm, tương ứng với tốc độ tăng 29,86% cho thấy mức độ độc lập tài chính cao vàngày càng tốt của công ty

Xét riêng nguồn vốn chiếm dụng của công ty, chủ yếu là nợ ngắn hạn chiếm41,60% vào đầu năm, 37,40% vào cuối năm so với tổng số nguồn vốn điều nàychứng tỏ công ty ngày càng bớt phụ thuộc vào bên ngoài, khả năng tài chính củacông ty được cải thiện

Nhìn chung cơ cấu vốn của công ty vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng lớnkhẳng định mức độ độc lập về tài chính, lượng vốn vay chiếm khoảng 30 – 40 %cho thấy công ty có 1 cơ cấu vốn hợp lý Tuy nhiên với khoản vay lớn như vậy thìcông ty cũng phải đối mặt với chi phí về lãi suất biến động là rất lớn

 Nguồn nhân lực: công ty có hơn 900 nhân viên chính thức rải rác khắp cảnước Nhân viên của công ty đa phần là lớp trẻ với lòng nhiệt huyết, tinh thần sángtạo và làm việc hăng say, không ngại khó khăn thử thách, năng nổ trong công việcđặc biệt là công tác tại các tỉnh vùng sâu vùng xa

Trang 35

Chuyên đề thực tập 28 GVHD: TS Đinh Lê Hải Hà

Bảng 1.4: Cơ cấu nhân sự theo trình độ năm 2010-2011-2012

Biểu đồ 1.2: Cơ cấu nhân sự theo giới tính năm 2012

Đơn vị: Người

SV: Doãn Thị Khanh Lớp: QTKD Thương mại 51A

Ngày đăng: 20/04/2015, 00:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Công ty cổ phần đầu tư Nam Dương – Báo cáo kết quả kinh doanh (2010 – 2012) Khác
2. Công ty cổ phần đầu tư Nam Dương - Báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm Imperial XO và Iam Mother (2010 – 2012) Khác
3. Công ty cổ phần đầu tư Nam Dương - Báo cáo đối thủ cạnh tranh của công ty Khác
4. Công ty cổ phần đầu tư Nam Dương - Giấy phép đăng kí kinh doanh Khác
5. Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào - 2008 - Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Khác
6. Micheal T.Bosworth – Giải pháp bán hàng – Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh và Tinh văn Media Khác
7. Trần Minh Đạo – 2008 - Giáo trình Marketing căn bản - Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Khác
8. Robert.J.Calvin – 2008 - Nghệ thuật quản trị bán hàng – Nhà xuất bản Thống kê Khác
9. Zig Ziglar – Nghệ thuật bán hàng cao cấp – Nhà xuất bản Trẻ Khác
10. Các website: namduongcorp.com.vn; Namyangi.vn; Voer.edu.vn Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w