Ở Viêt Nam, vấn đề đầu tư công và nợ công hiện đang làm nóng các kỳ họp của Quốc hội cũng như làm sôi động dư luận xã hội bởi nó không chỉ liên quan đến lòng tin của của người dân đối vớ
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời gian gần đây, vấn đề đầu tư công và nợ công đang là tâm điểm chú ý của hầu hết các quốc gia trên thế giới Nợ công vượt quá cao so với mức
an toàn ở những nền kinh tế phát triển, đang trở thành chủ đề nóng hiện nay bởi
đó là yếu tố có nguy cơ đe dọa những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, làm người ta lo ngại tới viễn cảnh nền kinh tế một lần nữa lại rơi vào tình trạng suy giảm
Ở Viêt Nam, vấn đề đầu tư công và nợ công hiện đang làm nóng các kỳ họp của Quốc hội cũng như làm sôi động dư luận xã hội bởi nó không chỉ liên quan đến lòng tin của của người dân đối với Nhà nước về việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công mà còn có tác động đến cuộc chiến chống tham nhũng, lãng phí, đồng thời ảnh hưởng tới cuộc sống của thế hệ tương lai Vì vậy, vấn đề nợ công cần được xem xét đầy đủ trong mối quan hệ mật thiết với đầu tư công Nợ công sẽ không quá nặng nề khi đầu tư công được cắt giảm hợp lý và có hiệu quả
Xuất phát từ tính thời sự của vấn đề, nhóm em xin nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam” Đề
tài trước hết nghiên cứu một số lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công, sau đó đưa lý thuyết ứng dụng vào nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 – 2011 nhằm phân tích, đánh giá, nhìn nhận từ đó định hướng chính sách và rút ra một số bài học kinh nghiệm để làm tăng hiệu quả đầu tư công và giảm gánh nặng nợ công của Việt Nam trong thời gian tới
Đề tài bao gồm có 3 chương:
•Chương I: Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công: Những lý luận chung
•Chương II: Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công ở Việt Nam
•Chương III: Một số bài học kinh nghiệm và định hướng chính sách về mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công ở Việt Nam
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đầu tư công, nợ công cũng như mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới Việc nghiên cứu, tìm hiểu mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công có ý nghĩa quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh
tế của mỗi quốc gia Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tập thể nhóm em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy PGS.TS.Phạm Văn Hùng đã giúp đỡ nhóm em hoàn thành để tài Đề tài nghiên cứu có thể còn nhiều thiếu sót, nhóm em rất mong muốn nhận được sự góp ý và bổ sung của thầy và các
bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Trang 4- Khái niệm “đầu tư công” còn được hiểu là việc sử dụng nguồn vốn Nhà nước để đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội không nhằm mục đích kinh doanh Cách hiểu này hiện chưa phổ biến, nhưng đang được Dự thảo Luật đầu tư công của Việt Nam đề nghị áp dụng.
- Hiện tại đầu tư công vẫn được quan niệm một cách đơn giản hơn Đó là đầu
tư công là tất cả các khoản đầu tư do chính phủ và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước tiến hành Cụ thể, đầu tư công là đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành, bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý
2 Phân loại
2.1 Theo nguồn vốn đầu tư
- Đầu tư từ ngân sách (phân cho các Bộ ngành Trung ương và phân cho các địa phương)
- Đầu tư theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu (thường là các chương trình mục tiêu trung và dài hạn) cũng được thông qua trong kế hoạch ngân sách hàng năm, nhưng về chủ trương lại thường được quyết định cho thời kỳ dài hơn
1 năm, ví dụ 3-5 năm
- Tín dụng đầu tư (vốn cho vay) của Nhà nước có mức độ ưu đãi nhất định
Trang 5- Đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước, mà phần vốn quan trọng của doanh nghiệp có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.
2.2 Theo hình thức đầu tư
- Đầu tư trực tiếp của Chính phủ nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng như đường
sá, cầu cống, hệ thống thủy lợi, đê điều, điện nước, trường học, bệnh viện
- Đầu tư gián tiếp của Chính phủ qua việc cấp vốn, vay nợ thay cho những công ty, tập đoàn quốc doanh
3 Đặc điểm
3.1 Nguồn vốn tài trợ đầu tư công
- Ngân sách hàng năm của Nhà nước từ thu thuế để lại để đầu tư
- Phần Chính phủ đi vay để đầu tư Ở Việt Nam, hiện tại Quốc hội đã đưa ra hạn mức nguồn vốn Chính phủ được đi vay từ việc phát hành trái phiếu là 45.000 tỷ đồng/ năm
- Nguồn các chính quyền địa phương được vay.Ví dụ, ở Việt Nam, thành phố Hà Nội được vay tỷ lệ 1:1, các địa phương tỉnh nhỏ khác được vay 30% so với mức đầu tư của ngân sách hằng năm
- Chính phủ bảo lãnh cho các tổ chức kinh tế vay Tất cả các nguồn vay đã được định sẵn và bố trí rõ ràng, đặc biệt là nguồn phát hành trái phiếu Chính phủ Ngoài ra, các hình thức hợp tác công tư PPP hoặc BOT trong hạ tầng cũng
sẽ bổ sung một nguồn vốn để đầu tư đáng kể
3.2 Đầu tư công kém hiệu quả gây ra lạm phát
Hiệu quả đầu tư công thể hiện qua hệ số ICOR (ICOR là hệ số tiêu chuẩn phản ánh hiệu quả của vốn đầu tư bằng cách đo lường để biết muốn tạo thêm được một đồng sản phẩm thì cần đưa thêm vào sử dụng bao nhiêu đồng vốn) ICOR càng cao đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư công càng thấp Khi đó sẽ làm mất cân đối giá trị giữa tiền và hàng, từ đó dẫn đến lạm phát
Đầu tư công kém hiệu quả làm nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu,,thiết bị, công nghệ tăng, cung nguyên liệu cho ngành xây dựng trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu làm giá tăng cao Chính sự kém hiệu quả đó mà đầu tư công trở thành một trong những tác nhân chính gây ra lạm phát
4 Vai trò của đầu tư công đối với nền kinh tế - xã hội
Vai trò của đầu tư công vốn rất quan trọng do đóng góp lớn vào tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm; định vị và củng cố nền kinh tế của đất nước trong mối quan hệ của khu vực và quốc tế Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì đầu tư công càng nổi bật vai trò duy trì động
Trang 6lực tăng trưởng kinh tế và góp phần bảo đảm việc làm và an sinh xã hội thông qua các gói kích cầu của Chính phủ Vai trò của đầu tư công được thể hiện trên các khía cạnh quan trọng sau:
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên việc đầu tư cho các công trình hạ tầng, tạo ra cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt cho sự phát triển của đất nước Đây cũng đồng thời tạo những điều kiện thiết yếu cho các thành phần kinh
tế ngoài nhà nước đầu tư và phát triển
Ngoài ra, đầu tư công tạo điều kiện, định hướng và “mồi” vốn đầu tư xã hội vào những lĩnh vực cần khuyến khích phát triển, góp phần tái cơ cấu đầu tư xã hội, giúp Trung ương có thể điều tiết được một cách hợp lý các nguồn đầu tư, tránh tình trạng cục bộ, địa phương, nơi thừa nơi thiếu
- Góp phần làm giảm khoảng cách giàu nghèo, giảm bất bình đằng, bất công trong xã hội bằng các chương trình, dự án kinh tế hỗ trợ các vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, các dân tộc thiểu số, nâng cao và ổn định đời sống người dân
- Đảm bảo ổn định và không ngừng tăng cường quốc phòng, an ninh
II Nợ công
1 Khái niệm
Khái niệm nợ công là một khái niệm tương đối phức tạp Tuy nhiên, hầu hết những cách tiếp cận hiện nay đều cho rằng, nợ công là khoản nợ mà Chính phủ của một quốc gia phải chịu trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó
Chính vì vậy, thuật ngữ nợ công thường được sử dụng cùng nghĩa với các thuật
ngữ như nợ Nhà nước hay nợ Chính phủ Tuy nhiên, nợ công hoàn toàn khác với nợ quốc gia Nợ quốc gia là toàn bộ khoản nợ phải trả của một quốc gia, bao
gồm hai bộ phận là nợ của Nhà nước và nợ của tư nhân (doanh nghiệp, tổ chức,
cá nhân) Như vậy, nợ công chỉ là một bộ phận của nợ quốc gia mà thôi
Theo cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới, nợ công được hiểu là nghĩa vụ
nợ của bốn nhóm chủ thể bao gồm: nợ của Chính phủ trung ương và các Bộ, ban, ngành trung ương; nợ của các cấp chính quyền địa phương; nợ của Ngân hàng Trung ương; và nợ của các tổ chức độc lập mà Chính phủ sở hữu trên 50% vốn, hoặc việc quyết lập ngân sách phải được sự phê duyệt của Chính phủ hoặc Chính phủ là người chịu trách nhiệm trả nợ trong trường hợp tổ chức đó vỡ nợ.Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nợ công được hiểu bao gồm ba nhóm là nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa
Trang 7phương Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước
ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật Nợ Chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời
kỳ Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành
2 Phân loại
2.1 Theo nguồn gốc
-Nợ trong nước: các khoản vay từ người cho vay trong nước
-Nợ nước ngoài: các khoản vay từ người cho vay ngoài nước
2.2 Theo hình thức vay nợ
- Phát hành trái phiếu ( trong nước và ngoài nước)
- Vay trực tiếp ( vay thương mại )
- Vốn ODA
2.3 Theo thời gian
- Nợ ngắn hạn: từ 1 năm trở xuống
- Nợ trung hạn: từ trên 1 năm đến 10 năm
- Nợ dài hạn: trên 10 năm
3 Đặc điểm
3.1 Nợ công là khoản nợ ràng buộc trách nhiệm trả nợ của Nhà nước
Khác với các khoản nợ thông thường, nợ công được xác định là một khoản
nợ mà Nhà nước (bao gồm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) có trách nhiệm trả khoản nợ ấy Trách nhiệm trả nợ của Nhà nước được thể hiện dưới hai góc
độ trực tiếp và gián tiếp Trực tiếp được hiểu là cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ là người vay và do đó, cơ quan nhà nước ấy sẽ chịu trách nhiệm trả nợ khoản vay (ví dụ: Chính phủ Việt Nam hoặc chính quyền địa phương) Gián tiếp
là trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đứng ra bảo lãnh để một chủ thể trong nước vay nợ, trong trường hợp bên vay không trả được nợ thì trách nhiệm trả nợ sẽ thuộc về cơ quan đứng ra bảo lãnh (ví dụ: Chính phủ bảo lãnh
để Ngân hàng Phát triển Việt Nam vay vốn nước ngoài)
3.2 Nợ công được quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Trang 8Việc quản lý nợ công đòi hỏi quy trình chặt chẽ nhằm đảm bảo hai mục đích: một là, đảm bảo khả năng trả nợ của đơn vị sử dụng vốn vay và cao hơn nữa là đảm bảo cán cân thanh toán vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia; hai là, để đạt được những mục tiêu của quá trình sử dụng vốn Bên cạnh đó, việc quản lý
nợ công một cách chặt chẽ còn có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị và xã hội Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nguyên tắc quản lý nợ công là Nhà nước quản lý thống nhất, toàn diện nợ công từ việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay đến việc trả nợ để đảm bảo hai mục tiêu cơ bản như đã nêu trên
3.3 Mục tiêu cao nhất trong việc huy động và sử dụng nợ công là phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích chung
Nợ công được huy động và sử dụng không phải để thỏa mãn những lợi ích riêng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, mà vì lợi ích chung của đất nước Xuất phát từ bản chất của Nhà nước là thiết chế để phục vụ lợi ích chung của xã hội, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân nên đương nhiên các khoản nợ công được quyết định phải dựa trên lợi ích của nhân dân, mà cụ thể là để phát triển kinh
tế – xã hội của đất nước và phải coi đó là điều kiện quan trọng nhất
3.4 Đánh giá tính ổn định của nợ công
3.4.1 Đánh giá nợ nước ngoài
- Tỷ lệ nợ nước ngoài / xuất khẩu (NPV/X): Đo lường giá trị hiện tại ròng của nợ nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia lấy từ nguồn thu xuất khẩu Ngưỡng an toàn của tỷ lệ này là 150%
- Tỷ lệ nợ nước ngoài / thu ngân sách Nhà nước (NPV/DBR): Đo lường giá trị hiện tại ròng của nợ nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia lấy từ nguồn thu ngân sách Nhà nước Ngưỡng an toàn của tỷ lệ này là 250%
- Theo mức ngưỡng của HIPCs, chỉ tiêu NPV/DBR chỉ được sử dụng nếu như đáp ứng hai điều kiện: Tỷ lệ xuất khẩu/GDP (X/GDP) phải lớn hơn hoặc bằng 30%; tỷ lệ thu ngân sách Nhà nước/GDP (DBR/GDP) phải lớn hơn 15%
3.4.2 Đánh giá nợ trong nước
Nợ trong nước được đánh giá qua hai chỉ số là nợ trong nước/GDP và nợ trong nước/DBR thông qua bảng dưới đây
Ngưỡng nợ trong nước theo tiêu chuẩn của HIPCs
Trang 9Nợ trong nước/GDP 20% - 25%
Nguồn: Ngân hàng thế giới (2005)
4 Vai trò, tác động của nợ công
4.1 Nợ công là nguồn vốn bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nước (NSNN) quan trọng
Để bù đắp thâm hụt NSNN và mở rộng đầu tư phát triển kinh tế, nhiều nước trên thế giới đã có chính sách huy động vốn trong nước và vay nợ nước ngoài một cách triệt để và có hiệu quả Khi hoạch định chính sách vay nợ, các nước đều chú ý đến những vấn đề sau:
-Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch ngân sách nhà nước hằng năm, nhu cầu chi tiêu và đầu tư của nhà nước, yêu cầu và nhiệm vụ của nhà nước trong từng thời kỳ
-Nhà nước dự kiến mức huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn hướng vào các đối tượng ở trong và ngoài nước bằng những hình thức huy động vốn thích hợp và có chính sách lãi suất căn cứ vào mặt bằng lãi suất thị trường -Chính sách vay nợ của nhà nước phải lành mạnh hóa nền tài chính tiền tệ quốc gia, góp phần ổn định giá trị đồng nội tệ; mở rộng các hoạt động đầu tư theo định hướng của nhà nước và nâng cao hiệu quả đầu tư; góp phần kiến tạo một thị trường tài chính năng động
4.2 Trong dài hạn một khoản nợ chính phủ lớn (tỷ lệ của nó so với GDP cao) làm cho sự tăng trưởng của sản lượng tiềm năng chậm lại
Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng trong dài hạn một khoản nợ chính phủ lớn (tỷ lệ của nó so với GDP cao) làm cho sự tăng trưởng của sản lượng tiềm năng chậm lại vì những lý do sau:
-Nếu một quốc gia có nợ nước ngoài lớn thì quốc gia đó buộc phải tăng cường xuất khẩu để trả nợ nước ngoài và khi đó khả năng tiêu dùng giảm sút
- Một khoản nợ công cộng lớn gây ra hiệu ứng thế chỗ cho vốn tư nhân: thay vì sở hữu nhiều cổ phiếu, trái phiếu công ty, dân chúng sở hữu nợ chính phủ (trái phiếu chính phủ) Điều này làm cho cung về vốn cạn kiệt dẫn đến lãi suất tăng và các doanh nghiệp hạn chế đầu tư
- Nợ trong nước tuy được coi la ít tác động hơn vì trên góc độ nền kinh tế là một tổng thể thì chính phủ chỉ nợ công dân của chính nước mình, tuy vậy nếu nợ
Trang 10trong nước lớn thì chính phủ buộc phải tăng thuế để trả lãi nợ vay Thuế làm méo mó nền kinh tế, và gây ra tổn thất vô ích về phúc lợi xã hội
4.3 Khi nợ công liên tục tăng cao, nền kinh tế bị hạ bậc tín nhiệm
Theo báo cáo của các tổ chức chuyên đi đánh giá tín nhiệm các công ty và quốc gia khác, niềm tin của người dân và giới đầu tư bị lung lay, khi đó nền kinh
tế dễ trở thành mục tiêu tấn công của các thế lực đầu cơ quốc tế
III/ Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công
1 Nợ công là nguồn tài chính quan trọng để tài trợ đầu tư công
Nợ công là khoản nợ mà Chính phủ của một quốc gia phải chịu trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó bao gồm nợ trong nước và nợ nước ngoài, còn đầu tư công hiểu đơn giản là tất cả các khoản đầu tư do chính phủ tiến hành để thực hiện chức năng của mình và có thể nói ở đây nợ công chính là nguồnvốn tài trợ quan trọng cho đâù tư công Nợ công là một phần quan trọng và không thể thiếu trong tài chính mỗi quốc gia
Từ những quốc gia đang phát triển đến những cường quốc giàu có với trình
độ phát triển cao thì đều phải đi vay để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu và sử dụng của chính phủ nhằm các mục đích khác Khi một chính phủ thực hiện chức năng của mình cho mục tiêu đầu tư phát triển thì việc thâm hụt ngân sách được coi là chuyện bình thường,khi thu vượt chi,nguồn lực ngân sách không đủ để đầu tư từ đó chính phủ phải huy động các nguồn vốn để tài trợ cho chi tiêu,từ đó xuất hiện các khoản nợ công,đó là việc chính phủ đi vay nợ để bù đắp thâm hụt
Nợ công 1 phần sẽ được để chi đầu tư phát triển - hay chính là đầu tư công Đầu
tư công có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, thực hiên vai trò dẫn dắt nền kinh tế, nguồn vốn đầu tư công được sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư công công,hay đầu tư vào những khu vực mà tư nhân không sẵn sàng đầu tư Với vai trò quan trọng như vậy, nguồn vốn vay nợ công là không thể thiếu, nó đáp ứng cho mục tiêu đầu tư Đặc biệt ở những nước đang phát triển, nhu cầu về vốn đầu tư để phát triển kinh tế là rất lớn bởi ở khu vực này có nhiều hạn chế về nguồn lực, lao động trình độ thấp,khoa học công nghệ chưa phát triển, chưa có khả năng tăng trưởng theo chiều sâu thì vốn được coi là
Trang 11nhân tố quan trọng nhất để tăng trưởng kinh tế Với nguồn thu ngân sách còn thấp thì để bù đắp chi tiêu,đầu tư công, thực hiện vai trò đi đầu trong nền kinh
tế, nguồn vốn nợ công được coi là hữu hiệu nhất. Nợ công làm gia tăng nguồn lực cho Nhà nước, từ đó tăng cường nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng và tăng khả năng đầu tư đồng bộ của Nhà nước Với chính sách huy động nợ công hợp lý, nhu cầu về vốn sẽ từng bước được giải quyết để đầu tư cơ sở hạ tầng,
từ đó gia tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế, đem lại hiệu quả kinh tế cho
cả khu vực công lẫn khu vực tư
2 Hiệu quả đầu tư công tác động mạnh mẽ đến nợ công
Vay nợ công để thực hiện đầu tư công là một việc bình thường vì nợ công
là một nguồn vốn quan trọng để tai trợ đầu tư công Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vay nợ để tài trợ đầu tư công, không phải lúc nào con số nợ công cũng
tỉ lệ thuận với đầu tư công Vay nợ công để đầu tư công có thể gia tăng tài sản
xã hội, tăng năng lực của một quốc gia cũng như tạo đà tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên có thể có những tác động ngược lại như gia tăng gánh nặng nợ nần, tạo áp lực lạm phát, gây bất ổn vĩ mô, ngân sách nhà nước vì thế mà gặp nhiều khó khăn Câu trả lời ở đây chính là mối quan hệ mật thiết giữa đầu tư công và nợ công, mối quan hệ này được thể hiện rõ ràng thông qua tác động của hiệu quả đầu tư công đến nợ công
Đa số các quốc gia đều sử dụng nợ công để đầu tư ngoài việc chi cho an sinh xã hội - yếu tố không tạo ra hay gia tăng trực tiếp năng lực sản xuất của một quốc gia Đầu tư thế nào để thu lại được vốn, chi trả được các khoản nợ, chính là việc đầu tư có hiệu quả Và hiệu quả đầu tư công có thể tác động đến nợ công theo nhiều xu hướng, tăng hoặc giảm, đồng thời nó cũng tác động đến tính chất của nợ công - làm tăng tính rủi ro và cũng có thể giảm áp lực nợ công, tính thanh khoản của các khoản nợ
Hiệu quả đầu tư công được đánh giá bằng nhiều cách trong đó có cách đo lường thông qua hệ số ICOR như đã nêu ở phần lí thuyết.Với các yếu tố khác
Trang 12không thay đổi thì hệ số ICOR càng cao, đầu tư càng không hiệu quả.Đầu tư không hiệu quả khiến số vốn bỏ ra nhiều nhưng lợi ích về tài chính mang lại không là bao nhiêu hay nguồn thu lại tư hoạt động đầu tư công thấp.Biểu hiện của đầu tư không hiệu quả có thể là đầu tư không đúng trọng điểm,lãng phí nguồn lực,tăng chi phí sử dụng vốn,quản lí –giám sát đầu tư lỏng lẻo,yếu kém…
2.1 Đầu tư công hiệu quả tác động tốt đến nợ công
Gỉa sử loại bỏ tác động của các yếu tố khác đến nợ công, thì khi đầu tư có hiệu quả sẽ tác động tốt đến nợ công Khi đầu tư công có hiệu quả đơn giản có thể hiểu là khi nhà nước bỏ vốn nợ công 1 đồng thì sẽ thu lại được gần 1 đồng, chi phí vốn để tăng trưởng ở mức thấp, khi đầu tư có hiệu quả tất yếu sẽ tạo ra tăng trưởng cao, gia tăng tài sản (có thể là tài sản vật chất,tài sản trí tuệ, tài sản
vô hình) từ đó tăng nguồn thu cho ngân sách, đặc biệt là sẽ có thêm một lượng
dự trữ ngoại hối từ hoạt động xuất khẩu Không những vậy đầu tư công có hiệu quả còn tạo động lực cho các thành phần khác như thành phần kinh tế ngoài nhà nước phát triển (đặc biệt là đối với những nước đang phát triển), từ đó tác động tích cực đến toàn bộ nền kinh tế Ngân sách tăng cao dẫn tới khả năng trả nợ các khoản nợ công tăng, tính thanh khoản của nợ công cũng vì thế mà không có gì lo ngại Ở đây rủi ro về nợ công sẽ được giaỉ quyết Tuy nhiên ở đây sẽ xảy ra 2 xu hướng khi đầu tư công có hiệu quả tác động đến nợ công Đầu tư công có hiệu quả sẽ làm giảm nợ công, do số vốn tạo ra được dùng để trả nợ, như vậy các khoản nợ công sẽ giảm dần nếu nhu cầu vay nợ công không tăng lên
Ở xu hướng khác, do đầu tư có hiệu quả nên khả năng trả nợ của chính phủ
là hoàn toàn có thể và hoàn toàn không phải lo về gánh nặng nợ nần cũng như lạm phát Để thúc đẩy tăng trưởng và sử dụng ngân sách cho những mục tiêu khác nhằm nâng cao năng lực quốc gia, chính phủ lại tiếp tục để thâm hụt ngân sách hay dùng nợ công để bù đắp bội chi Và cứ như thế nợ công có thể gia tăng,tăng nợ đồng thời với tăng đầu tư công và tăng khả năng trả nợ Ở đây có thể coi nợ công là động lực cho toàn xã hội Và vấn đề tăng nợ công không hề quan trọng vì nợ công sẽ được trả do đầu tư có hiệu quả Có thể nói đầu tư công
có hiệu quả sẽ là tăng hoặc giảm nợ công nhưng đều dưới góc độ tích cực và
Trang 13hiển nhiên sẽ làm giảm rủi ro của nợ công cũng như độ an toàn cuả nợ công là điều không đáng lo ngại Như vậy nếu đầu tư có hiệu quả thì càng cần phải khuyến khích vay nợ thêm để chính phủ có thể tạo ra nhiều tài sản và lợi ích cho
xã hội hơn, đồng thời số tiền thu được từ nguồn lợi đầu tư của Chính phủ có thể trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn trong tương lai
2.2 Đầu tư công không hiệu quả làm gia tăng nợ công,tăng rủi ro nợ công
Đầu tư công có thể coi là căn nguyên của nợ công vì đơn giản không phải chính phủ nào cũng có mức ngân sách cân bằng Vấn đề ở đây mức thâm hụt ở mức nào, mức vay nợ ở mức nào Và có thể nói đầu tư công không hiệu quả chính là nguyên nhân chủ yếu làm tăng gánh nặng nợ công, mức nợ công liên tục gia tăng, từ đó làm tăng rủi ro nợ công Nợ công được tính bao gồm cả nợ chính phủ và nợ doanh nghiệp nhà nước theo thông lệ quốc tế, chính vì thế, hoạt động đầu tư không có hiệu quả càng tác động mạnh mẽ đến nợ công
Rủi ro nợ công có thể xét theo nhiều khía cạnh,bao gồm rủi ro về khả năng thanh toán nợ, được đánh giá qua các chỉ tiêu:quy mô khoản nợ so với GDP, quy
mô khoản nợ so với tổng thu NSNN, quy mô khoản nợ so với tổng giá trị xuất khẩu Rủi ro thứ hai là rủi ro về tỉ giá, được đánh giá qua sự mất giá của đồng nội tệ so với đồng tiền vay nợ Rủi ro thứ ba là rủi ro về tính thanh khoản của nợ công, đánh giá khả năng thanh toán nợ nội địa, nợ nước ngoài trong ngắn, trung
và dài hạn
Đầu tư công được sử dụng như một công cụ kích cầu Đầu tư công không hiệu quả sẽ dẫn tới ra tăng chi phí đầu tư, kéo dài thời gian, do đó kéo theo khả năng lạm phát tăng cao Khi lạm phát tăng cao sẽ dẫn tới đồng nội tệ mất giá từ
đó gia tăng chi phí trả nợ, cũng như nợ công vì thế mà tăng nhanh chóng
Ở các nước đang phát triển, trong điều kiện khu vực kinh tế tư nhân còn nhỏ, không đủ năng lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thì kinh tế nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng thông qua việc sử dụng chính sách tài khóa mở rộng
và ở đây chủ yếu thông qua đầu tư công Quy mô đầu tư công ở những nước này thường rất lớn, nếu đầu tư không tốt tức sử dụng nguồn vốn vay không hợp lí tất yếu, trong thời gian dài sẽ làm gánh nặng nợ lớn dần lên Trong trường hợp tốc
độ tăng thu ngân sách không theo kịp với tốc độ tăng của các nghĩa vụ trả nợ, chính phủ buộc phải sử dụng biện pháp vay mới để trả nợ cũ Tình trạng này kéo
Trang 14dài sẽ dẫn tới nguy cơ mất khả năng trả nợ của chính phủ, nếu tổng số nghĩa vụ
nợ phải trả vượt quá khả năng thu của ngân sách Hệ lụy tiếp theo có thể là hạn chế việc tiếp cận nguồn vốn của đầu tư tư nhân và đất đai cho khu vực này và cuối cùng là hạn chế việc phát huy nguồn lực đang còn rất dồi dào của kinh tế tư nhân cho phát triển đất nước Nếu nợ công tăng cao mà không có khả năng trả
nợ thì có thể dẫn đến vỡ nợ Nếu không trả được nợ công,sẽ dẫn đến lệ thuộc nước ngoài, lệ thuộc các quốc gia hay những tổ chức tài chính nào đó, bởi mình không có quyền kiểm soát mà phải nghe theo họ Thậm chí phải chấp nhận những việc mà bình thường một quốc gia không thể chấp nhận được
Đầu tư công chiếm tỷ trọng quá lớn trong ngân sách tất yếu dẫn đến hạn chế chi tiêu cho dịch vụ công, sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế; đây là một vấn
đề lớn trong cơ cấu thu, chi ngân sách nhà nước cần được phân tích một cách nghiêm túc.Trong lúc ngân sách có hạn, để bảo đảm chi tiêu, lại phải phát hành trái phiếu và vay bên ngoài, thế nhưng lãi suất trái phiếu phải đủ sức thu hút người mua, còn vay nước ngoài cũng sẽ khó khăn hơn Bội chi ngân sách cũng không phải là không có giới hạn Bội chi ngân sách quá lớn và nợ công quá nhiều sẽ dẫn đến những hệ quả xấu cho nền kinh tế, để lại nợ nần khó trả cho thế
hệ sau Nợ công ở các nước đang phát triển chủ yếu dựa trên khả năng chịu đựng rủi ro tài chính hạn chế của người dân và cùng đó là năng suất lao động thấp, tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên và thâm dụng lao động, vốn Bởi vậy, điều này không thể đảm bảo một tương lai sáng sủa khi nợ công sẽ chạm ngưỡng an toàn và ngày càng tăng mạnh mà ở đây đầu tư công quá lớn và kém hiệu quả đang là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến gia tăng áp lực nợ công.Khi đầu tư công không hiệu quả,rủi ro nợ công tăng cao,hệ quả là người tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ công đó vừa phải trả một giá cao hơn, vừa phải trả thuế nhiều hơn Nói cách khác, chính người dân trong nước phải trả tiền cho
sự kém hiệu quả của đầu tư công,nhất là các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời phải trả thuế để trả nợ công
Nợ công nhiều, đầu tư công cao nhất là nguồn vốn cấp cho doanh nghiệp nhà nước càng lớn, càng làm cho tính kém hiệu quả của nền kinh tế tăng lên, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế càng xuống thấp
Trang 15Nếu nợ công không được Chính phủ đầu tư hiệu quả và bị thất thoát thì nó
sẽ trở thành "quả bom hẹn giờ" luôn treo lơ lửng bên cạnh nền kinh tế, nó sẵn sàng bị nổ phá nát nền kinh tế bất cứ lúc nào
Tóm lại đầu tư công nói chung và hiệu quả đầu tư công nói riêng có quan
hệ mật thiết với nợ công Đầu tư công ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn nợ công Tính chất của đầu tư công và nợ công sẽ tác động nhiều mặt đến nền kinh tế, thay đổi tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu cũng như ảnh hưởng đến năng lực kinh tế của 1 quốc gia
CHƯƠNG 2 KIỂM CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG VÀ
NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2011
Trong giai đoạn 2001-2011, bối cảnh kinh tế trong nước và ngoài nước có nhiều biến động Và theo đó vấn đề nợ công và đầu tư công trở nên “nóng” hơn bao giờ hết Mối quan hệ giữa nợ công và đầu tư công được kiểm chứng ở Việt Nam như thế nào? Vai trò của đầu tư công và nợ công với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam?
Phần tiếp theo của bài tiểu luận xin được trình bày mối quan hệ giữa nợ công và đầu công kiểm chứng ở Việt Nam giai đoạn 2001-2011
I Khái quát về thực trạng đầu tư công và nợ công ở Việt Nam 10 năm trở lại đây-giai đoạn 2001-2011
1 Quy mô đầu tư công ngày một lớn
Đầu tư công hiện nay ở nước ta bao gồm bốn nguồn chính: ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, tín dụng đầu tư của Nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước
Giai đoạn 2001-2011, tổng vốn đầu tư xã hội và đầu tư công liên tục tăng Tính theo giá so sánh năm 1994, tổng vốn đầu tư tăng từ khoảng 115 nghìn tỉ đồng năm 2001 lên 400 nghìn tỉ đồng năm 2010, gấp 3.4 lần, bình quân mỗi
Trang 16năm tăng hơn 13% Trong đó khu vực đầu tư công vẫn chiếm tỉ lệ lớn trong tổng vốn đầu tư xã hội mặc dù tỉ trọng khu vực này có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây Theo thống kê trong giai đoạn 2001-2005, tổng lượng vốn dành cho đầu tư công của Việt Nam vào khoảng 286.000 tỷ đồng, chiếm 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội Giai đoạn 2006-2010 con số này tăng lên 739.000
tỷ đồng, chiếm trên 24% tổng vốn đầu tư toàn xã hội Tính theo giá thực tế, vốn đầu tư khu vực công tăng từ 101.9 nghìn tỉ đồng năm 2001 lên tới 287.5 nghìn tỉ đồng năm 2009, bình quân mỗi năm tăng 13.8% So sánh tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư và tốc độ tăng GDP tính bình quân hằng năm trong giai đoạn này có thể thấy tốc độ tăng vốn đầu tư trong khu vực công đều cao hơn so với tốc độ tăng GDP ( khoảng 2 lần)
2 Nợ công ngày một tăng
Không chỉ đầu tư công mà nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2001-2011 cũng tăng với 1 tốc độ khá nhanh
Ở Việt Nam, Luật Quản lý nợ công năm 2009 quy định, nợ công bao gồm
nợ chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành
Theo tạp chí The Economist tính tới thời điểm 8h10’ ngày 1/9/2011 theo giờ Việt Nam, có các số liệu sau:
- Tổng nợ công của Việt Nam: 44,795 tỷ USD (2009), 50,294 tỷ USD (2010), 56,061 tỷ USD (2011)
- Nợ công tính trên bình quân mỗi người Việt Nam: 516,62 USD (2009), 574,28 USD (2010) và 633,95 USD (2011)
- Nợ công/GDP: 50,7% (2009), 51,7% (2010) và 50,9% GDP (2011)
Trang 17Tỷ lệ nợ so với GDP của Việt Nam
Như vậy, trong vòng 10 năm từ 2001 đến nay, quy mô nợ công đã tăng gấp gần 5 lần với tốc độ tăng trưởng nợ trên 15% mỗi năm Và hiện tại Việt Nam đang ở trong nhóm nước có mức nợ công trên trung bình, nếu tiếp tục với tốc độ này thì chỉ trong vòng 5 năm nữa, đến năm 2016, nợ công của Việt Nam sẽ vượt quá 100% GDP như hai nước thành viên EU mới lâm vào khủng hoảng nợ công gần đây là Hy Lạp (133,6%), Ailen (129,2%) Nợ công đạt trên 100% GDP là một con số không nhỏ đối với một nền kinh tế đang phát triển và quy mô nhỏ, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp thô và công nghiệp nhẹ như Việt Nam
II Kiểm chứng mối quan hệ giữa nợ công và đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2001-2011
Có thể nhận thấy rõ mối quan hệ thuận giữa nợ công và đầu tư công ở Việt Nam trong giai đoạn 2001-2011(trừ năm 2008, 2011), hai biến số này đều tăng với tốc độ không nhỏ mặc dù mức độ tăng khác nhau Đây là 1 điều hợp lí với 1 nước đang phát triển như nước ta và thực tế đã cho thấy nợ công và đầu tư công
có quan hệ khá mật thiết
1 Nợ công ở Việt Nam chính là nguồn vốn quan trọng để tài trợ đầu tư công
Trong những năm qua Việt Nam theo đuổi mô hình tăng trưởng dựa vào vốn đầu tư, với tỉ lệ vốn đầu tư xã hội trên GDP vào loại cao nhất khu vực Đông
Á và Đông Nam Á Tỉ trọng đóng góp của nhân tố vôn đầu tư cho tăng trưởng
Trang 18kinh tế Việt Nam luôn ở mức cao, ở mức hơn 50% Trong đó đầu tư công vẫn là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Với nhu cầu đầu tư phát triển lớn như vậy việc Việt Nam đi vay nguồn vốn nợ công là một điều dễ hiểu vì thực tế tỷ lệ tiết kiệm nội địa của nước ta những năm gần đây chỉ khoảng 27% GDP Tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế chiếm trong vốn đầu tư liên tục giảm (từ 87,4% năm 2006 đến năm 2009 còn 68%), trong khi nhu cầu đầu tư toàn xã hội mỗi năm khoảng 40% GDP Nợ công trở thành một nguồn tài chính quan trọng bù đắp thâm hụt ngân sách để chi đầu tư cho các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
Về cơ cấu nợ công, nợ công ở nước ta gồm 2 nguồn là nợ trong nước và
nợ nước ngoài, vốn nợ công nước ngoài chiếm tỉ trọng khá cao, trung bình khoảng 24-25%GDP Trong đó phải kể đến vốn ODA, chiếm khoảng 85% tổng vốn vay nợ công nước ngoài ODA cũng chính là nguồn vốn quan trọng dành cho đầu tư công để phát triển cơ sở hạ tầng Số liệu do Bộ Tài chính công bố cho thấy rằng giai đoạn 2005-2011 trên 70% nguồn vốn ODA được sử dụng cho đầu
tư công và cung ứng vốn thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế nhà nước
Bảng : Cơ cấu nợ công của Việt Nam năm 2006 – 2010
Trang 19Nợ nước
ngoài của
chính phủ
% Nợchính phủ
2.1 Đầu tư công là căn nguyên làm phát sinh nợ công ở Việt Nam
Chính sách tài khóa Việt Nam cho phép thâm hụt ngân sách vì mục tiêu đầu
tư phát triển Trong những năm qua, thâm hụt ngân sách hằng năm là trên 5% và
có năm lên mức 8%GDP So sánh với nhiều nước đang phát triển khác, đây là một mức thâm hụt khá cao Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách tài khoá liên tục tăng thu để bù đắp cho chi tiêu công không ngừng tăng lên Thu ngân sách đã tăng từ khoảng 21% so với GDP năm 2001 trên 28% trong những năm
2006 – 2008 Chi ngân sách cũng đã tăng tương ứng từ 25% năm 2001 lên trên 31% từ năm 2005, và đạt tới mức gần 35% năm 2007 thâm hụt ngân sách là căn bệnh kinh niên nhiều năm nay, trong bối cảnh của khủng hoảng tài chính toàn cầu lại trở trên trầm trọng hơn Điều đáng lo ngại là việc chấp nhận thâm hụt ngân sách dường như đã trở thành nếp nghĩ của những cơ quan có thẩm quyền ra quyết định về ngân sách
Trang 20Thâm hụt ngân sách ở 1 số nước
Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Natixis, UB Ngân sách QH Mỹ (2010)
Phần thâm hụt ngân sách dành cho đầu tư phát triển được bù đắp bằng vay
nợ Ngoài chi đầu tư trong cân đối ngân sách, đầu tư công còn được lấy từ các nguồn vay trong và ngòai nước khác Các khoản vay này tạo thành nợ công của chính phủ
Mối quan hệ cơ bản giữa nợ công và đầu tư công ở Việt Nam, đó là nợ công là nguồn vốn quan trọng để tài trợ đầu tư công và ngược lại đầu tư công là căn nguyên phát sinh nợ công Tuy nhiên điều này chưa thể nói hết được những con số về nợ công và đầu tư công trong những năm gần đây Nợ công là một điều bình thường ở bất kì một quốc gia nào ngay cả ở Mỹ, Nhật với tỉ lệ nợ công chiếm tỉ lệ hơn 100%GDP Nhưng ở Việt Nam con số nợ công chỉ chiếm khoảng 40-50% lại có tính chất hòan toàn khác, thực tế nợ công ở nước ta đang
kề cận ngưỡng an toàn và nguy cơ vỡ nợ có thể xảy ra bất kì lúc nào Vấn đề chính là việc sử dụng nguồn vốn vay như thế nào để đảm bảo khả năng trả nợ Đầu tư công, hoạt động chủ yếu sử dụng vốn vay nợ công chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất của nợ công.Với Việt Nam có thể nói hiệu quả đầu
tư công tác động mạnh mẽ đến nợ công
Như trên đã đề cập, đầu tư công ở Việt Nam liên tục tăng trong giai đoạn 2001-2011, đặc biệt là giai đoạn 2004-2007, lí giải cho điều này một phần là do kết quả tăng trưởng ấn tượng gần 9% năm 2007, cùng sự kiện nước ta gia nhập
Trang 21WTO, thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn phát triển, cơ hội hội nhập của nước ta hoàn toàn mở rộng, chính vì thế chính sách tăng trưởng nhờ vốn đầu
tư tiếp tục được sử dụng Nhu cầu đầu tư tăng kéo theo đầu tư công tăng, hệ quả
là các dự án đầu tư liên tiếp được phê duyệt Tuy nhiên kết quả đầu tư công lại
là một câu chuyện khác, thực tế tỉ lệ đầu tư công chiếm khoảng 20-25%GDP nhưng tỉ lệ tăng trưởng những năm gần đây có xu hướng giảm dần Giai đoạn 2004-2007 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 8.04%/năm thì đến giai đoạn sau tốc độ tăng trưởng của nước ta bình quân chỉ từ 5-7%,năm 2010 là 6.78%,2011 chỉ dừng lại ở con số khoảng 5.9%
Tại sao với tỉ lệ vồn đầu tư trên GDP thuộc loại cao nhất khu vực mà tỉ lệ tăng trưởng ở nước ta lại không ở mức cao tương đương với số vốn bỏ ra như vậy? Nguyên nhân chủ yếu chính là do từ hiệu quả đầu tư công Mà ở đây hiệu quả đầu tư công tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng và kéo theo là gánh nặng nợ của Việt Nam, làm gia tăng nợ công Nói cách khác hiệu quả đầu tư công là 1 trong những nguyên nhân làm tăng rủi ro nợ công
2.2 Hiệu quả đầu tư công làm tăng rủi ro nợ công
2.1.1 Dẫn chứng về hiệu quả đầu tư công tác động đến nợ công ở Việt Nam
Giai đoạn 2001-2009 hệ số ICOR của khu vực ngoài nhà nuớc trung bình là 4.3 trong khi khu vực nhà nước con số lớn hơn 8 Điều này có nghĩa trong giai đoạn này 1 đồng vốn bỏ ra của khu vực nhà nước nhưng chỉ thu được 0.125 đồng doanh thu trong khi ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1 đồng vốn bỏ ra thu được tương ứng khoảng 0.8 đồng doanh thu Các số liệu thống kê chính thức cho biết rằng khu vực kinh tế nhà nước chiếm 70% tổng vốn đầu tư quốc gia nhưng chỉ đóng góp khoảng 30% vào tổng sản lượng quốc gia Các khu vực tư