Tuy nhiên âm nhạc trong nhà trường THCS với tư cách là một môn học có mức độ nhất định về mục đích và nội dung, song mục đích của việc dạy và học môn âm nhạc trong nhà trường phổ thông l
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
3.1 Học sinh hát và tự kiểm tra lẫn nhau 08 3.2 Khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh 09 3.3 HS phát biểu cảm nhận về bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau 10 3.4 Hướng dẫn học sinh biểu diễn bài hát 10
3.7 Đưa dân ca vào trong các hoạt động ngoại khoá âm nhạc 11 3.8 Nói chuyện về dân ca theo chuyên đề 12
3.10 Phát thanh các bài dân ca trong nhà trường 12
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
Bộ giáo dục và đào tạo BGD&ĐT
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1.1 Lý do khách quan:
- Căn cứ: Chỉ thị số 2337/CT-BGDĐT ngày 27/7/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2012-2013; văn bản số 5289/BGDĐT- GDTrH ngày 16/08/2012 của Bộ GD&ĐT về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2012-2013; Sở GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2012-2013 như sau :
A CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
+ Tập trung đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, tạo sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học
+ Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành gắn với việc đổi mới giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị
+ Đổi mới công tác quản lý giáo dục trung học theo hướng tăng cường phân cấp quản lý
+ Tích cực triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên; chú trọng bồi dưỡng năng lực đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm đánh giá, năng lực giáo dục đạo đức kĩ năng sống
+ Tổng kết 10 năm thực hiện phổ cập giáo dục THCS
B CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ.
Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua.
+ Đối với các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh" và “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”:
+ Các trường THCS, THPT tiếp tục tổ chức tốt hoạt động “Tuần
sinh hoạt tập thể” đầu năm học theo các nội dung tại hướng dẫn số
173/SGD&ĐT-GDTrH ngày 10/8/2012 về tổ chức tuần sinh hoạt tập thể
+ Tăng cường đổi mới nội dung, phương thức hoạt động giáo dục theo chủ điểm, giáo dục truyền thống, giáo dục ngoài giờ lên lớp
+ Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian
và các hội thi năng khiếu văn nghệ vv
1.2 Lý do chủ quan.
Như chúng ta đã biết Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh Với học sinh THCS môn âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất
để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ (Đức – Trí - Thể - Mỹ) cho HS nhằm
góp phần giáo dục toàn diện cho HS theo mục tiêu đào tạo và tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới Việt Nam
Trang 3Ngày nay trong quá trình hội nhập với thế giới, văn hoá nghệ thuật mang bản sắc dân tộc và truyền thống văn hoá là những giá trị không thể thiếu trong hành trang của con người Việt Nam hiện đại Do vậy nội dung giáo dục âm nhạc ở trường học nói chung và THCS nói riêng cũng góp phần làm nhiệm vụ đó Tuy nhiên âm nhạc trong nhà trường THCS với tư cách là một môn học có mức độ nhất định về mục đích và nội dung, song mục đích của việc dạy và học môn âm nhạc trong nhà trường phổ thông là giáo dục văn hoá âm nhạc cho HS nhằm trang bị cho các em những kiến thức cơ bản các kỹ năng nhằm tạo điều kiện cho khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy ở các
em những khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, củng cố thêm về tình cảm đạo đức, về niềm tin thị hiếu nghệ thuật và nhu cầu âm nhạc
Thông qua những phương tiện của nghệ thuật âm nhạc mỗi bài hát mỗi bản nhạc đều gợi mở bao điều mới lạ dẫn dắt các em tới sự tưởng tượng phong phú, làm giàu tâm hồn của các em và để bồi dưỡng khả năng nhận thức, phát triển tư duy, óc sáng tạo góp phần cùng các môn học khác phát triển năng lực trí tuệ cho
HS, bồi dưỡng những năng khiếu nghệ thuật, đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng làm cho không khí của nhà trường thêm vui tươi lành mạnh
Qua các giờ học hát, học tập đọc nhạc, âm nhạc thường thức đã mang đến cho các em tính lạc quan, tích cực, sự hoạt bát, lanh lợi, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể và đặc biệt thông qua yếu tố cơ bản của ngôn ngữ âm nhạc như:
“giai điệu, tiết tấu, cường độ âm sắc ”
Hiện nay trong chương trình âm nhạc phổ thông môn âm nhạc đã được BGD biên soạn một chương trình đầy đủ gồm 3 phân môn:
+ Học hát
+ Tập đọc nhạc – Nhạc lý
+ Âm nhạc thường thức
Nhưng còn rất ít các làn điệu dân ca 3 miền, dân ca các dân tộc thiểu số Đây cũng là nội dung cần được quan tâm tới
Đất nước Việt Nam với hơn bốn ngàn năm lịch sử đã hình thành nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Trong đó: Âm nhạc dân gian nói chung, dân ca nói riêng là tinh hoa văn hóa đặc sắc, là linh hồn của dân tộc Một nhà văn hoá đó đã ví dân ca “… Như dòng sông mênh mông tình đất, tình người, chắt lọc từ mạch nguồn cuộc sống, chảy qua nhiều thời đại, phản ánh tâm tư tình cảm, ước mơ khát vọng của con người trên mảnh đất quê hương của mình…”.Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, dân ca vẫn có sức sống bền chặt trong lũng mỗi người dân Việt Nam, là nhịp cầu thời gian để ta trở về với cội nguồn của ông cha, dân tộc
Sau hơn 20 năm đổi mới, bộ mặt đất nước ta có nhiều thay đổi đáng kể Kinh
tế phát triển kéo theo sự phát triển của văn hoá, xã hội… bên cạnh những giá trị tích cực do nền kinh tế thị trường mang lại thì những hạn chế tiêu cực vẫn tồn tại và len lỏi mọi ngóc nghách của đời sống Tình trạng xuống cấp về mặt đạo đức ở một số bộ phận thanh, thiếu niên đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, bên cạnh đó hầu hết con trẻ hiện nay gần như quên hẳn các trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca vốn rất phong phú và đa dạng mà ông cha ta đã để lại Trong đó hiện tượng lớp trẻ đang có xu hướng lãng quên các trò chơi dân gian,
Trang 4các làn điệu dân ca, bởi lẽ, các em được tiếp xúc nhiều với luồng văn hóa ngoại lai, nhất là luồng văn hóa phương Tây Thực tế cho thấy, đa phần lớp trẻ ngày nay thích nghe và thích hát những bài hát trẻ trung, sôi động, nhạc ngoại hơn
là thưởng thức những làn điệu dân ca, thậm chí không mấy mặn mà với các bài dân ca, và cũng có quan niệm rằng: nghe dân ca là không sành điệu, lỗi thời… Điều đó đặt ra một yêu cầu cấp thiết là đưa dân ca đến gần với thanh, thiếu niên trong đó biện pháp hữu hiệu và phổ biến nhất là đưa dân ca trở thành một trong những nội dung giáo dục trong nhà trường Điều đó sẽ giúp cho lớp trẻ hôm nay nhận ra được những giá trị tinh thần vô cùng to lớn kết tinh trong các làn điệu dân ca, từ chỗ hiểu được các giá trị, các em biết trân trọng, yêu quý các giá trị những làn điệu dân ca này và có ý thức, trách nhiệm giữ gìn và bảo tồn những di sản tinh thần to lớn đó Để học sinh yêu thích và hiểu được giá trị to lớn của dân ca Việt Nam không phải một sớm một chiều mà phải cả một quá trình học tập, sưu tầm tìm tòi khám phá và phải thựờng xuyên được tiếp cận qua các tiết học chính khoá Chính vì lẽ đó đưa dân ca vào trường học là vấn đề hết sức quan trọng đối với thế hệ trẻ hiện nay
1.3 Lựa chọn đề tài:
Xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan nêu trên tôi mạnh dạn chọn đề tài:
“ Giúp học sinh THCS tiếp cận gần hơn với dân ca ”
Đề tài này tôi nghiên cứu tầm quan trọng của việc đưa dân ca trường THCS hướng tới trường học thân thiện, học sinh tích cực
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Mục tiêu nhằm góp phần bảo tồn và phát huy dân ca các vùng miền và các dân tộc thiểu số của Việt Nam; giúp cho học sinh biết hát một số làn điệu dân ca tiêu biểu, tiếp cận với các hình thức biểu diễn dân ca và có những hiểu biết nhất định về dân ca các vùng miền của đất nước; xây dựng và phát triển khả năng âm nhạc cho học sinh; giáo dục tình cảm đạo đức trong sáng lành mạnh; hướng cho học sinh biết cảm thụ và có thị hiếu âm nhạc tốt để các em thêm yêu quê hương đất nước, yêu âm nhạc; tạo cho học sinh có một trình độ văn hoá âm nhạc nhất định góp phần phát triển toàn diện, hài hoà nhân cách của học sinh; hỗ trợ và tăng cường hiệu quả việc giảng dạy bộ môn âm nhạc trong các giờ chính khoá
và ngoại khoá
3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Hướng dẫn học hát dân ca cho học sinh trong trường THCS nơi giảng dạy
4 GIỚI HẠN PHẠM VI NÔI DUNG NGHIÊN CỨU:
- Đưa dân ca vào trường học đặc biệt ở trường THCS nơi công tác
- Tầm quan trọng của việc đưa dân ca vào trường học
- Hình thức tiến hành
- Phương pháp giảng dạy
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Hệ thống lại một số phương pháp dạy hát dân ca, sưu tầm những làn điệu dân ca 3 miền và dân ca dân tộc ít người
Trang 5- Truyền tải được toàn bộ vấn đề đã nghiên cứu đến với đối tượng HS HS phải lĩnh hội hết tất cả và vận dụng phát huy một cách chủ động, sáng tạo trong cách trình bày và biểu diễn một bài hát dân ca
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Nghiên cứu qua nội dung tài liệu tham khảo của “Dự án phát triển THCS II” của Bộ giáo dục và đào tạo
- Nghiên cứu qua nội dung tài liệu bồi dưỡng giáo viên THCS môn Âm nhạc
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tế:
- Nghiên cứu qua việc giảng dạy thực tế ở trường THCS
- Qua dự giờ của các giáo viên giảng dạy Âm nhạc THCS
- Qua việc đánh giá kết quả học tập của học sinh
* Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ:
- Xem đĩa dạy mẫu của Bộ Giáo dục
- Tập huấn hát dân ca trong dịp hè năm học 2011 – 2012
7 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.
- Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu từ tháng 08 năm học 2012 – 2013 đến nay
PHẦN NỘI DUNG
CÁC BIỆN PHÁP.
1.1 Cơ sở lý luận.
- Căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu của bộ môn
- Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa
- Với tư cách là nhà giáo, một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy cần phải nghiên cứu kỹ cơ sở lý luận và nắm vững các kiến thức và phương pháp giảng dạy bộ môn nhằm đưa dân ca vào trường THCS đạt được hiệu quả cao nhất
1.2 Cơ sở pháp lý.
- Căn cứ: Chỉ thị số 2337/CT-BGDĐT ngày 27/7/2012 của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT, về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2012-2013; văn bản số 5289/BGDĐT- GDTrH ngày 16/08/2012 của Bộ GD&ĐT về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2012-2013; Sở GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2012-2013
- Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2012 – 2013 của trường nơi tôi đang công tác
- Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường và thực tế HS ở trường THCS hiện nay
2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ LỰA CHỌN NGHIÊN CỨU:
2.1 Đặc điểm chung:
* Thực trạng trong việc đưa dân ca vào trường học THCS.
Trang 6Dân ca là một bộ phận cơ bản trong nền văn hoá âm nhạc dân gian Âm nhạc dân gian lại là một phần hết sức quan trọng trong nền âm nhạc của một quốc gia Vì thế, bảo tồn và phổ biến dân ca cho các thế hệ trẻ là một việc làm thiết thực nhằm bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc
Quán triệt tinh thần đó, trong chương trình giáo dục âm nhạc ở trường THCS trong những năm qua đã có sự chú ý thích đáng đến việc lựa chọn dân ca các vùng miền đưa vào sách giáo khoa âm nhạc dạy cho HS Tuy nhiên do thời lượng môn âm nhạc ở trường THCS rất ít (chỉ có 1 tiết/tuần) nên số lượng các bài dân ca được dạy trong chính khoá ở trường còn rất khiêm tốn
Nhìn vào sách giáo khoa âm nhạc THCS ta thấy:
- Lớp 6 có 2 bài dân ca (Vui bước trên đường xa- theo điệu lí con sáo gò công, dân ca Nam Bộ; Đi cấy – dân ca Thanh Hoá).
- Lớp 7 có 2 bài dân ca (Lí cây đa – dân ca quan họ Bắc Ninh; Đi cắt lúa
– dân ca Tây Nguyên)
- Lớp 8 có 2 bài dân ca (Lí dĩa bánh bò – dân ca Nam Bộ; Hò ba lí – dân
ca Quảng Nam)
- Lớp 9 có 1 bài ( Lí kéo chài – dân Nam Bộ).
Như vậy tổng số các bài được dạy ở THCS là 28 bài, trong đó dân ca có 7 bài, chiếm 25%
Trong sách giáo khoa âm nhạc THCS có một số nội dung thuộc phân môn
Âm nhạc thường thức có đề cập đến dân ca Đó là bài - Sơ lược về dân ca Việt Nam, bài - Vài nét về dân ca các dân tộc thiểu số, bài - Những bài hát mang âm hưởng dân ca
Ngoài các bài chính thức trong phần phụ lục của mỗi cuốn sách giáo khoa cũng có chọn thêm một số bài dân ca, như âm nhạc 6 phần phụ lục só 2 bài
Chim bay (theo điệu Lí thương nhau – dân ca Trung Bộ) và bài Mưa rơi - dân
ca Xá- Tây Bắc Âm nhạc 7 phần phụ lục có 2 bài Khi vui xuân sang theo điệu
Tứ Quý) và Cách cú (hát chèo).
Qua thực tế cho ta thấy trong quá trình làm chương trình và sách giáo khoa, nhà biên soạn cũng đã quan tâm đúng mức tới việc giảng dạy dân ca cho HS nhưng cũng khó có thể tô đậm hơn, bởi thời lượng của nội khoá dành cho môn học là rất ít, trong khi nội dung giáo dục giảng dạy âm nhạc cho THCS không chỉ dừng lại ở vấn đề dạy hát dân ca
Để khắc phục vấn đề trên, nhằm tô đậm thêm nữa nội dung giáo dục văn hoá
âm nhạc dân gian Tôi đã nghiên cứu đề tài “ Giúp học sinh THCS tiếp cận hơn với dân ca ”
- Là một trường chưa được đầy đủ cơ sở vật chất, các tư liệu liên quan tới dân ca còn hạn chế và chưa đựơc cấp tư liệu về dân ca
- Việc sưu tầm tư liệu, phong trào hát dân ca chưa được chú trọng, vận động phong trào sưu tầm những bài hát dân ca chưa được cao
2.2 Một số thuận lợi, khó khăn:
2.2.1 Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của BGH nhà trường, chi bộ, các tổ chức trong trường nên việc thi đua phong trào sưu tầm tìm hiểu về các bài hát dân ca đạt kết quả cao
Trang 7- Trường có một số hạt nhân văn nghệ là giáo viên nhiệt tình say mê hưởng ứng và sưu tầm được nhiều thể loại dân ca
- Học sinh luôn muốn khám phá tìm tòi những cái hay cái đẹp trong những làn điệu dân ca của các miền
2.2.2 Khó khăn:
- Đây là một nội dung khó bởi thuộc về năng khiếu bẩm sinh Thực tế cho thấy, đa phần lớp trẻ ngày nay thích nghe và thích hát những bài hát trẻ trung, sôi động, nhạc ngoại hơn là thưởng thức những làn điệu dân ca, thậm chí không mấy mặn mà với các bài hát dân ca, và cũng cứ quan niệm rằng: nghe dân
ca là không sành điệu, lỗi thời…
- Từ đó dẫn đến khó khăn trong quá trình tìm hiểu và đưa dân ca vào trường học Cộng với việc tuyên truyền và tìm hiểu, hát dân ca chưa thường xuyên, ít tổ chức được các sân chơi hay cuộc thi hát dân ca
3 NHỮNG BIỆN PHÁP - GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN:
Dân ca là một thể loại ca hát dân gian, chủ yếu phát xuất từ môi trường nông ngư nghiệp ở thôn làng, rất có thể bắt đầu từ một cá nhân có năng khiếu dệt nhạc vào một bài ca dao (thơ dân gian), rồi được truyền miệng và nhào luyện, uốn nắn, gọt dũa qua nhiều người trong tập thể, từ làng này đến làng khác, từ thời này qua thời khác, có thể sinh ra nhiều dị bản khác nhau, thường khó xác định được gốc phát xuất, nói chi đến tên tác giả hoặc tập thể đầu tiên phác họa ra làn điệu gốc của bài dân ca
Cũng như các môn học khác, môn học hát dân ca nhằm trang bị cho lớp trẻ một trình độ văn hoá âm nhạc dân gian trong một tổng thể của chương trình giáo dục toàn diện Nội dung môn học hát dân ca sẽ phải bao gồm một số kỹ năng tối thiểu về ca hát, những vấn đề về lí thuyết âm nhạc cơ bản, hướng dẫn nghe hát dân ca, tìm hiểu về các làn điệu dân ca giúp các em nâng cao năng lực cảm thụ
và yêu thích môn học này
Quan niệm và cảm xúc của mỗi người trước cái đẹp luôn khác nhau, từ quan niệm đó nảy sinh nhiều ý tưởng và trường phái khác nhau trong nghệ thuật nói chung và dân ca nói riêng Trong quá trình giảng dạy âm nhạc ở trường THCS
và đưa dân ca vào trường học , GV cần tạo mọi điều kiện để HS phát huy được những cảm xúc nghệ thuật, những sáng tạo trong học tập, cảm thụ được nét đẹp truyền thống, nhằm góp phần bảo tồn và phát huy dân ca các vùng miền và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Muốn làm được điều đó HS cần có quá trình rèn luyện không chỉ ở môn âm nhạc Sáng tạo giúp HS phát huy được những suy nghĩ
tư tưởng và hành động của mình, nâng cao kết quả học tập và hình thành những năng lực riêng biệt của các em
Học hát dân ca thực chất là quá trình bắt chước của HS để hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát Sự bắt chước này gồm hoạt động nghe giáo viên hát mẫu, hoặc đánh đàn rồi tái hiện lại Với sự bắt chước đó thì chưa thể coi là sáng tạo, vậy muốn có sự sáng tạo GV cần phải làm như thế nào?
* Một số lưu ý khi dạy hát dân ca:
- Nếu nhìn khái quát dạy hát dân ca cũng tương tự như việc dạy hát bài hát thiếu nhi hoặc bài hát nhạc nước ngoài Tuy nhiên đi sâu vào kĩ thuật thì có một
số khác biệt nhỏ:
Trang 8- Việc chia các câu hát trong bài hát dân ca phải hết sức linh hoạt, có thể có câu hát dài, có câu hát ngắn vì các bài dân ca thường được xây dựng từ thơ lục bát, có thêm tiếng đệm bằng những hư từ
Ví dụ: chia câu hát trong bài “Đi cấy”
Lên chùa bẻ một cành sen
Lên chùa bẻ một cành sen ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng
Ba bốn cô có hẹn cùng chăng có bạn cùng chăng
Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm
Chơi trăng ngoài thềm ý rằng cầu cho
Cầu cho trong ấm êm, êm lại ngoài êm
Lời ca trên được phổ từ các câu thơ lục bát sau đây:
Lên chùa bẻ một cành sen
Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng
Ba cô có bạn cùng chăng
Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm
Cầu cho trong ấm ngoài êm
- GV nên dùng bản đồ thế giới để học sinh nhận biết vị trí địa lí, dùng tranh ảnh để giới thiệu về phong cảnh hoặc đời sống của nhân dân các vùng miền
- Nếu có điều kiện, GV nên cho HS nghe và xem băng đĩa hình, để các em biết về trang phục và động tác múa hát đặc trưng của từng vùng miền
- GV nên dùng thang âm của các bài dân ca cho HS khởi động giọng, qua
đó các em biết sơ lược về âm hưởng của bài dân ca GV không nên dùng gam trưởng hoặc thứ để khởi động giọng
Ví dụ: Dùng chuỗi âm dưới đây để khởi động giọng cho
Bài – “Lí cây đa”
Bài – “Lí con sáo gò công”
Bài – “Bài ca hạnh phúc” – dân ca Xá
- Khi tập hát từng câu, GV nên hạn chế dùng đàn mà cần phải hát mẫu nhiều hơn để giúp HS hát đúng những chỗ khó, tiếng luyến láy, ngân nghỉ, cũng như thể hiện được sắc thái đặc trưng của bài dân ca
- Ngoài cách dạy hát theo các bước cơ bản, để phát huy tính sáng tạo của học sinh, GV có thể đảo các bước và sử dụng những phương pháp sau:
Trong quá trình học hát dân ca, các em hát đúng về lời ca, giai điệu, để các
em thuộc bài nhanh và nhớ giai điệu bài hát, giáo viên có thể chia nhóm để các
em tự ôn tập và kiểm tra lẫn nhau
*Ví dụ: Bài hát “Trống cơm”
Trang 9Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm Lần lượt từng nhóm trình bày, sau đó
GV gọi từng nhóm nhận xét các bạn hát
Hoặc GV chia nhóm và vận dụng hình thức hát đối đáp:
Nhóm 1 hát câu 1 đoạn 1, câu 1 đoạn 2
Nhóm 2 hát câu 2 đoạn 1 và câu 2 đoạn 2
GV có thể chia thành nhiều nhóm nhỏ để các em hát và lựa chọn hình thức trình bày bài hát phù hợp như:
1 HS nam hát lĩnh xướng câu 1 đoạn 1, 1 HS nữ hát câu 2 đoạn 1, đoạn 2
HS hát tập thể
Với phương pháp này học sinh có thể tự kiểm tra lẫn nhau và chủ động trong cách trình bày bài hát
3.2 Khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh:
Để học sinh không bị thụ động trong cách lựa chọn tiết tấu cho bài hát,
GV khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh bằng cách như sau:
GV thay đổi tiết tấu, tốc độ hay dịch giọng bản nhạc để học sinh nhận biết và thực hành
*Ví dụ 1: Bài hát “Lý kéo chài”
Dân ca: Nam Bộ
GV đàn cho HS hát với nhịp Rumba Rồi lần lượt chuyển nhịp Rook yêu cầu học sinh nghe và hát theo nhịp đàn
? Các em hãy cho biết sự thay đổi tiết tấu như thầy và các em vừa trình bày có phù hợp với bài hát không?
HS nêu ý kiến dựa vào kỹ năng nghe của bản thân
*Ví dụ 2: Bài hát “Lí cây đa”
Dân ca: Quan họ Bắc Ninh
GV thay đổi tốc độ của bài hát: Từ tempo 115 xuống 90
? Em có nhận xét gì nếu thay đổi tốc độ bài hát như thầy vừa trình bày?
Trang 10HS trả lời và đưa ra nhận xét của mình.
*Ví dụ 3: Bài hát “Đi cắt lúa”
Dân ca:(Hê-Rê)- Tây Nguyên
GV dịch giọng bài hát xuống một quãng 2, GV bắt nhịp HS trình bày bài hát
? Em có nhận xét gì khi dịch giọng bản nhạc xuống một quãng 2?
HS trả lời: Khi dịch giọng bản nhạc xuống một quãng 2 có phù hợp không? Vì sao?
3.3 Học sinh phát biểu cảm nhận về bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau.
Trong học tập, so với bắt trước và tìm tòi sáng tạo là hình thức cao nhất thể hiện tính tích cực học tập của HS, hãy bắt đầu khuyến khích các em mạnh dạn nói lên những cảm nhận của mình về môn học, về bài hát HS có thể không ủng hộ ý kiến của GV, của bạn bè, có thể trình bày những ý kiến, tư tưởng của mình Đó là cơ sở để có kĩ năng sáng tạo lớn hơn GV cần tạo điều kiện để HS
tự nhận xét, tự đánh giá, tự cảm nhận để có thể điều chỉnh cách học theo hướng tích cực
Bằng cách:
- Học xong bài hát, GV chia lớp thành 2 nhóm Lần lượt từng nhóm viết lời giới thiệu cho bài hát GV nhận xét, chấm điểm
3.4 Hướng dẫn học sinh biểu diễn bài hát.
Thông thường mỗi bài hát giáo viên đều hướng dẫn học sinh hát kết hợp vận động giúp cho các em tự nhiên khi hát Tuy nhiên, ở một số bài GV có thể dạy HS một vài động tác tay hoặc múa đơn giản, phù hợp để các em có thêm những lựa chọn khi biểu diễn bài hát
*Ví dụ 1:
Với bài hát “Đi cắt lúa” GV hướng dẫn một số động tác múa Tây
Nguyên sẽ không chỉ giúp cho cách trình bày bài hát thêm sinh động mà các em còn được tìm hiểu về những điệu múa của dân tộc Tây Nguyên rất cuốn hút và đặc sắc
3.5 Chơi trò chơi.
- Sau khi học sinh hát đúng giai điệu của bài hát GV hướng dẫn học sinh chơi
trò chơi: GV làm kí hiệu tay theo các chữ cái A, U, I Khi GV đưa tay theo kí hiệu,
học sinh hát giai điệu chỉ với 3 chữ cái theo đúng kí hiệu GV hướng dẫn trước lớp
*Ví dụ:
Bài hát “Đi cấy”.
Câu 1 đoạn 1, GV đưa tay kí hiệu chữ A, HS hát "A" theo giai điệu của câu 1 Câu 2 đoạn 1, GV đưa tay kí hiệu chữ I, HS hát "I" theo giai điệu của câu 2
GV tiếp tục thay đổi các kí hiệu khác cho đến hết bài hát
Trò chơi này giúp các em thay đổi không khí học tập, đồng thời để kiểm tra việc ghi nhớ giai điệu của HS
3.6 Sáng tác lời ca mới.
Đây là một hoạt động sáng tạo và đòi hỏi rất nhiều kỹ năng của học sinh Phần lớn nội dung này là bài tập nâng cao giành cho những học sinh khá giỏi và
có năng khiếu Âm nhạc Sau khi HS được học xong bài hát và trình bày ở mức
độ hoàn chỉnh, GV cho các em tự sáng tác lời mới GV phải sử dụng sản phẩm