Giáo dục tinh thần yêu hòa bình, chống chiến tranh cho học sinh qua dạy học phần lịch sử thế giới giai đoạn 1914 - 1945 ( lớp 11 - cơ bản) ở trường THPT

21 1.9K 9
Giáo dục tinh thần yêu hòa bình, chống chiến tranh cho học sinh qua dạy học phần lịch sử thế giới giai đoạn 1914 - 1945 ( lớp 11 - cơ bản) ở trường THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TINH THẦN U HỊA BÌNH, CHỐNG CHIẾN TRANH CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1914 -1945 ( LỚP 11 CƠ BẢN- THPT) Người thực hiện: Lê Thị Liễu Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Hà Trung SKKN môn: Lịch Sử THANH HÓA, NĂM 2013 A ĐẶT VẤN ĐỀ I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thế kỉ XX đã qua, nhân loại đã bước sang thế kỉ XXI, khép lại một giai đoạn phát triển đầy biến động của lịch sử xã hội loài người Thế kỉ XXI được xem là thế kỉ của sự hợp tác hữu nghị, cùng giúp đỡ phát triển giữa các dân tộc thế giới nhằm giành bốn mục tiêu lớn: Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Ngoài là sự hợp tác cùng giải quyết những vấn đề nóng bỏng còn tồn động chưa làm được thế kỉ XX: Đó là vấn đề phòng chống bệnh thế kỉ AIDS, vấn đề bài trừ tệ nạn ma tuý hoành hành khắp nơi thế giới, vấn đề chống chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, vấn đề tôn giáo, sắc tộc…Tuy nhiên, vấn đề nóng bỏng cần giải quyết nhất lúc này là chiến tranh và hòa bình, giải quyết những bất đồng, những mâu thuẫn cố hữu giữa các dân tộc để cùng sống hòa bình, hợp tác hữu nghị, cùng phát triển Đây là vấn đề cực kì nan giải, chưa thể giải quyết được một lúc mà đòi hỏi các dân tộc yêu chuộng hòa bình thế giới cùng đoàn kết đấu tranh chống lại các thế lực phản động, hiếu chiến âm mưu gây chiến tranh đe dọa nền hòa bình thế giới Thế hệ trẻ nước ta hiện sinh hoàn cảnh đất nước không có chiến tranh, được hưởng một cuộc sống bình, hạnh phúc, nên các em chưa hiểu hết được tác hại xấu của chiến tranh gây cho người, sự tàn phá khủng khiếp đối với mọi sự sống trái đất Nắm bắt được vấn đề này, chúng ta cần phải giáo dục các emtinh thần yêu hòa bình, chống chiến tranh để có thể nhận thức rõ về bản chất chiến tranh Qua đó các em sẽ thấy được giá trị của cuộc sống hòa bình, không có chiến tranh Việc giáo dục học sinh lòng yêu hòa bình chống chiến tranh nằm phạm trù giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm, hình thành nhân cách cho học sinh chiến lược giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ của đất Môn Lịch sử có ưu thế việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho học sinh Bằng các sự kiện lịch sử chân thực, sinh động, lịch sử gợi dậy các em sự rung cảm mạnh mẽ về quá khứ, kích thích hành động và suy nghĩ của các em về trách nhiệm đối với đất nước Lịch sử giúp các em nhận thức đúng quá khứ, rút những bài học cho hiện tại và tương lai Lịch sử cũng góp phần giúp các em Giáo viên: Lê Thị Liễu - Trường THPT Hà Trung nhận thức đúng quan điểm và đường lối của Đảng để các em có một niềm tin lí tưởng vững chắc vào đường xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn Xuất phát từ lí trên, chọn đề tài “ Giáo dục tinh thần yêu hòa bình, chống chiến tranh cho học sinh qua dạy học phần lịch sử thế giới giai đoạn 1914 1945” ( lớp 11 - bản) ở trường THPT II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 1.Thực trạng Ngày nay, nền Giáo dục nước ta đứng trước những khó khăn, thách thức Chất lượng Giáo dục và Đào tạo là vấn đề được nhiều người quan tâm Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông với nhiệm vụ cung cấp một khối lượng kiến thức tương đối phong phú về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc cần đặt yêu cầu cao mới thực hiện được nhiệm vụ đó, mặt khác đặc trưng của bộ môn Lịch sử nó gây nhiều khó khăn cho quá trình nhận thức của các em Vì đối tượng của lịch sử là quá khứ đã diễn ra, không thể tái hiện, không thể “ trực quan sinh động”, cũng không thể trực tiếp quan sát được Lịch sử được phản ánh qua các nguồn sử liệu, vấn đề đặt là làm để các em nhận thức đượclịch sử một cách chính xác, chân thực nó đã tồn tại Chất lượng dạy học môn Lịch sử hiện đặt vấn đề cần suy nghĩ Số lượng học sinh say mê yêu thích môn Lịch sử là rất ít Có nhiều phụ huynh và học sinh coi môn Lịch sử là môn học “phụ” Nhận thức của các em về lịch sử là sai lệch, các em không nhớ hoặc nhớ không chính xác thời gian, đặc điểm, tính chất của các sự kiện và hiện tượng lịch sử Có nhiều nguyên nhân lí giải vì có sự giảm sút về chất lượng này Xét một cách khách quan, người giáo viên THPT cần phải thấy trách nhiệm của mình vấn đề này Lối dạy học theo kiểu đọc chép, độc thoại vẫn còn phổ biến Giáo viên chưa tạo điều kiện để học sinh phát huy hết lực của mình Hiện ở trường phổ thông việc giáo viên tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử là rất ít, thậm chí là không áp dụng Do đó giờ học khô khan, căng thẳng, không có sức cuốn hút đối với học sinh Để tránh sự đơn điệu việc áp dụng các hình thức tổ chức dạy học lịch sử giáo viên cần chú ý đến việc giáo dục tinh thần yêu hòa bình, chống chiến tranh cho học sinh qua dạy học lịch sử thế giới giai đoạn 1914 Giáo viên: Lê Thị Liễu - Trường THPT Hà Trung -1945 ( Lớp 11- bản) giúp học sinh hứng thú học tập, yêu thích môn học Phải làm để các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử… được trình bày một cách sinh động, gợi cảm Hiện việc dạy và học lịch sử còn nhiều bất cập, nhiều học sinh sau học xong vẫn không thể nhớ và hiểu biết đúng lịch sử.Các em thường có quan niệm sai lầm là học sử chỉ cần học thuộc lòng, ghi nhớ các sự kiện, không cần phải suy luận tư duy, hiểu biết sâu sắc về các sự kiện Tuy nhiên, từ thực tế đã cho thấy rằng việc ghi nhớ các sự kiện lịch sử sẽ không bền vững nếu không hiểu được các sự kiện vì lại diến ra.Nếu chỉ ghi nhớ các sự kiện lịch sử chưa phải là hoàn thành yêu cầu của việc học tập bộ môn.Biết để hiểu và có hiểu thì mới biết một cách sâu sắc và vững chắc Tất cả các nước hiện nay, đặc biệt là các nước phát triển đều phải tiến hành đổi mới giáo dục, coi đổi mới giáo dục là một những chiến lược để phát triển đất nước của mình Trong quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế, vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trở thành một yêu cầu cấp thiết Môn Lịch sử không chỉ cho học sinh thấy được quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, mà còn giáo dục lòng yêu nước, biết ơn tiền nhân, giáo dục hoài bão và ý chí xây dựng đất nước cho thể hệ trẻ Kết quả của thực trạng Để tìm hiểu thực trạng của vấn đề nghiên cứu, đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh ở các lớp 11A, 11B, 11C, 11D của trường THPT Hà Trung năm học 20112012 trước chưa tiến hành giáo dục tinh thần yêu hòa bình, chống chiến tranh cho học sinh phần lịch sử thế giới giai đoạn 1914-1945 Kết quả sau: Lơp ́ 11A 11B 11C 11D Sĩsố 52 50 48 45 Gioi ̉ SL % Khá SL 17 18 15 13 % 33 36 31 29 Trung binh ̀ SL % 29 56 25 50 23 48 26 58 Yêu ́ SL % 17 13 Kem ́ SL % 0 2 0 Những số liệu cho thấy chất lượng học tập môn Lịch sử chưa đáp ứng được mục tiêu đề Do vậy bản thân nhận thấy việc giáo dục tinh thần yêu hoà bình, chống chiến tranh cho học sinh, để nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử thế Giáo viên: Lê Thị Liễu - Trường THPT Hà Trung giới giai đoạn 1914-1945 để tạo sự say mê, hứng thú học tập của học sinh, giáo viên phải vận dụng việc giáo dục tinh thần yêu hòa bình, chống chiến tranh cho học sinh một cách linh hoạt, tránh sự đơn điệu, nhàm chán học tập bộ môn, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo hứng thú cho các em học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử (Lớp 11- bản) ở trường THPT B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I CƠ SỞ LÍ LUẬN Bộ môn Lịch sử với việc giáo dục tinh thần yêu hòa bình, chống chiến tranh cho học sinh 1.1 Thế nào là “Chiến tranh”, “Chiến tranh chính nghĩa”, “Chiến tranh phi nghĩa” Bàn về Chiến tranh, chủ nghĩa Mác- Lê Nin đã viết:“Chiến tranh không bao giờ xuất hiện một cái gì riêng biệt, mà nó là một hiện tượng xã hội cụ thể”.Chodù chiến tranh mang một màu sắc chính trị nào nữa thì nó vẫn là kẻ thù số một của người, bởi nó đe dọa sự sống của loài người Các cuộc chiến tranh lớn nhất, ác liệt nhất, có sức hủy diệt và tàn phá sự sống của loài người nhất là hai cuộc chiến tranh thế giới I ( 1914-1918) và Chiến tranh thế giới II ( 1939- 1945) Nguyên nhân nổ mỗi cuộc chiến tranh là mâu thuẫn chính trị không thể điều hòa được, buộc phải dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn giữa các phe phái cùng một nước hoặc giữa các quốc gia với nhau, giữa liên minh quốc gia này với liên minh quốc gia khác.Sự tiến hành bất kì cuộc chiến tranh nào cũng đều đường lối chính trị của các nước tham chiến quyết định Ví dụ : Đức phát động cuộc Chiến tranh thế giới thứ II với âm mưu bá quyền, thống trị nô dịch các dân tộc khác thế giới Chiến tranh là một hiện tượng xã hội , chính trị được thể hiện ở cuộc đấu tranh vũ trang giữa các nước hoặc giữa liên minh các nước Mọi cuộc chiến tranh xét về bản chất xã hội đều là sự tiếp tục chính trị bằng bạo lực Về mục đích chiến tranh có thể phân thành chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa Giáo viên: Lê Thị Liễu - Trường THPT Hà Trung “Chiến tranh chính nghĩa là cuộc chiến tranh của các dân tộc bị áp bức tiến hành để giải phóng dân tộc thoát khỏi sự thống trị của nước ngoài hoặc chiến tranh chống xâm lược bảo vệ nền độc lập tự do, tiến bộ xã hội” Ví dụ1:Cuộc kháng chiếnchống Pháp và chống Mĩcủa nhân dân Việt Nam Đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa mang tính chất là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và bảo vệ nền độc lập của dân tộc Cuộc kháng chiến thắng lợi đã giải phóng hoàn toàn đất nước ta khỏi ách xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, đất nước ta giành được độc lập hoàn toàn Thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã cổ vũ, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc thế giới phát triển mạnh mẽ, làm suy yếu hoàn toàn chủ nghĩa đế quốc Ví dụ 2: Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức giải phóng loài người khỏi thảm họa diệt vong của chủ nghĩa phát xít, bảo vệ vững chắc nền độc lập của nhân dân Xô viết, làm thành trì, chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng thế giới, thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người “ Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh giai cấp bóc lột gây nhằm đàn áp cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các dân tộc bị áp bức, hòng xâm chiếm đất đai, nô dịch các dân tộc khác”.Chiến tranh phi nghĩa còn là cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc với các nước đế quốc tiến hành nhằm phân chia quyền thống trị thế giới Ví dụ: cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 - 1918) Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, là cuộc chiến tranh giữa đế quốc với đế quốc nhằm phân chia thị trường thế giới Mọi cuộc chiến tranh dù chính nghĩa hay phi nghĩa cũng đều gây đau thương tổn thất cho nhân loại Chiến tranh nó hủy diệt tất cả: Nhà cửa, các công trình văn hóa, các nhà máy xí nghiệp, nó cướp sinh mạng của nhiều người dân vô tội Chiến tranh đã trở thành hiện tượng diễn thường xuyên quá trình phát triển của xã hội loài người còn tồn tại những áp bức bất công, những mâu thuẫn cố hữu giữa các dân tộc nạn phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, nhất là chủ nghĩa bá quyền của các đế quốc lớn, âm mưu áp đặt quyền thống trị nô dịch các dân tộc thế giới, bắt các dân tộc nhỏ hơn, yếu phục tùng mình Giáo viên: Lê Thị Liễu - Trường THPT Hà Trung Như vậy để chấm dứt chiến tranh, để cho thế giới này không còn nghe thấy tiếng bom rơi, đạn nổ, mỗi người chúng ta hãy góp sức mình cùng với nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới đấu tranh chống lại mọi âm mưu gây chiến tranh của các thế lực phản động nhằm bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới Chúng ta cần phải đấu tranh không khoan nhượng bằng bất kì hình thức nào với các thế lực muốn gây chiến tranh, để dập tắt chiến tranh nó chưa bùng phát Để thực hiện được mục đích trên, điều qua trọng là chúng ta cần phải giáo dục cho thế hệ trẻ lòng yêu hòa bình, chống chiến tranh, để các em có một nhận thức đúng về chiến tranh, qua đó các em có ý thức đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới Lòng yêu hòa bình, chống chiến tranh là một giá trị đạo đức cao cả, nó được thể hiện bằng tình yêu quê hương đất nước, tình yêu thương đồng loại, từ đó sức đấu tranh chống lại mọi hành động gây chiến tranh, hủy diệt sự sống loài người của các thế lực phản động, để loài người được sống hòa bình Hòa bình đó là sự thân ái, bao dung, rộng lượng, cùng sống hữu nghị với nhau, cùng giúp đỡ phát triển sở tôn trọng quyền tự của mỗi cá nhân hay quyền tự quyết của mỗi dân tộc 1.2.Vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục tinh thần yêu hòa bình, chống chiến tranh cho học sinh dạy học Lịch sử lớp 11 - Cơ bản ở trường THPT Thế kỉ XX là thế kỉ diễn nhiều cuộc chiến tranh nhất lịch sử nhân loại Có khoảng 200 cuộc chiến tranh lớn nhỏ xảy thế kỉ này Mở đầu bằng cuộc chiến tranh Anh - Bô ( 1902) và kết thúc bằng cuộc chiến tranh chống Nam Tư Mĩ và NATO phát động năm 1988 Ở thời kì này, cuộc sống hòa bình của nhân loại bị đe dọa bởi chiến tranh Phong trào chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình, đấu tranh cho một thế giới “ Không có chiến tranh” của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới diễn sôi nổi, gay go, quyết liệt suốt thế kỉ XX Mặc dù đã bước sang thế kỉ XXI, thế kỉ mà các dân tộc thế giới không phân biệt màu da sắc tộc, xích lại gần nhau, cùng sống chung một mái nhà thế giới, cùng giúp đỡ phát triển thế giới không ngớt chiến tranh Hàng ngày, hàng giờ thế giới vẫn còn tiến bom rơi, đạn nổ, vẫn còn những người phải chết oan uổng Nhân dân ở một số nước thế giới vẫn phải chịu nhiều đau thương mất mát, chưa được hưởng một phút bình yên, đó là cuộc chiến tranh ở Trung Đông giữa Ixrael và Palesxtin, cuộc nội chiến ở Ănggôla, cộng hòa dân chủ Giáo viên: Lê Thị Liễu - Trường THPT Hà Trung Cônggô… Thế hệ trẻ ngày sinh không phải chịu ảnh hưởng của chiến tranh, được sống cảnh đất nước bình, các em chưa hiểu được thế nào là chiến tranh ? Chiến tranh gây hậu quả gì cho người? Và để có được độc lập, tự ngày hôm thế hệ cha anh chúng ta đã phải tốn biết xương máu? Chính vì thế, một bộ phận thiếu niên ngày không chịu học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, chưa thấy trách nhiệm của mình đối với đất nước Giáo dục lòng yêu hòa bình, chống chiến tranh cho học sinh sẽ giúp các em nhận thức rõ khái niệm về chiến tranh Sau nhận thức rõ khái niệm về chiến tranh, các em sẽ hiểu được rằng chiến tranh không đem lại điều gì tốt đẹp cho người mà nó đem lại sự đau khổ, tụt hậu và đói nghèo Chiến tranh chỉ đưa lại cho loài người sự tàn phá và hủy diệt ghê gớm Mỗi một cuộc chiến tranh nổ loài người phải chịu hi sinh, tổn thất to lớn về người và của Việt Nam đã trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt chống Pháp, chống Mĩ kéo dài 30 năm, các em cần phải hiểu được để có sự bình yên, hạnh phúc, để có được độc lập, tự ngày nay, thế hệ cha anh chúng ta đã phải chịu sự hi sinh to lớn, tổn thất về người và cuả Nhận thức được những tác hại của chiến tranh gây cho loài người, các em sẽ có ý thức đấu tranh để bảo vệ hòa bình thế giới, giữ gìn cho trái đất này mãi mãi xanh tươi, các dân tộc toàn thế giới cùng sống gắn bó hữu nghị với nhau, cùng giúp đỡ phát triển vì sự phồn vinh hạnh phúc của nhân loại Giáo dục lòng yêu hòa bình, chống chiến tranh cho học sinh có ý nghĩa khơi dậy các em lòng yêu hòa bình, phản đối chiến tranh Qua học tập các trang sử vẻ vang của dân tộc, tự hào trước truyền thống hào hùng của dân tộc các em sẽ cảm thấy trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước Từ đó các em sẽ có ý chí phấn đấu học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để sau này trở thành công dân tốt phục vụ quê hương đất nước, quyết tâm đưa đất nước lên sánh vai với các cường quốc thế giới Yêu nước, yêu quê hương, các em thấy mình phải có trách nhiệm bảo vệ vững chắc nền độc lập của đất nước, bảo vệ cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân, chống lại mọi âm mưu phá hoại gây chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch Giáo dục học sinh lòng yêu hòa bình, chống chiến tranh làm thức tỉnh ở các em tình yêu đồng loại, yêu thiên nhiên, quý trọng thành quả lao động của người Các em sẽ cảm thấy trách nhiệm, ý thức giữ gìn bảo vệ những thành quả thiên Giáo viên: Lê Thị Liễu - Trường THPT Hà Trung nhiên và người sáng tạo ra, bảo vệ sự sống của loài người trái đất, tránh sự hủy diệt của chiến tranh Giáo dục lòng yêu hòa bình, chống chiến tranh cho học sinh còn góp phần hình thành nhân cách sống cho các em, một nhân cách bao dung, độ lượng, biết thông cảm chia sẻ với những người dân vô tội trước những đau thương mất mát của họ chiến tranh gây ra, biết căm thù, lên án những tội ác dã man, hủy diệt sự sống người của các thế lực phản động hiếu chiến, thủ phạm gây các cuộc chiến tranh đẫm máu, chà đạp người Có những phẩm chất cao quý mà các em sẽ có ý thức đấu tranh cho lẽ phải và công bằng xã hội Tóm lại, tình hình thế giới hiện nay, việc giáo dục tinh thần yêu hòa bình, chống chiến tranh có ý nghĩa thực tiễn lớn lao Nó góp phần vào việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức, hình thành nhân cách cho các em Mặt khác , nó làm thức tỉnh các em ý thức, trách nhiệm đóng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giúp các em ý thức được vấn đề chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới Mọi người cần phải có trách nhiệm đấu tranh chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới II CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.Thực tiễn công tác giáo dục học sinh qua dạy học môn Lịch sử ở trường THPT Bộ môn Lịch sử có ưu thế đối với việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.Lịch sử kết hợp với các môn khoa học khác giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho các em Trong đó lịch sử là những bài học về quá khứ, các em hiểu về quá khứ mới có thể biết được hiện tại và tương lai, mới có thể rèn luyện tu dưỡng đạo đức Nhà chính trị Rôma cổ Xi-rê-rông đã nói: “ Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” Trong những năm gần đây, môn Lịch sử không được coi trọng nữa, coi đó là môn “phụ” chương trình giáo dục phổ thông Nguyên nhân dẫn tới thực trạng này là đâu? Thứ nhất: Các môn khoa học tự nhiên ngày càng được chú trọng chương trình giảng dạy ở trường phổ thông, các môn khoa học xã hội ngày càng bị coi nhẹ Bởi vì chúng ta biết mọi phát minh khoa học đều bắt nguồn từ các môn khoa học bản: Toán, Lí, Hóa, Sinh Để nắm bắt được các phát minh khoa học thì người cần phải hiểu biết các môn khoa học bản Các môn khoa học xã hội nếu không biết cũng không Giáo viên: Lê Thị Liễu - Trường THPT Hà Trung Thư hai: Đất nước ta vừa trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt chống Pháp và chống Mĩ kéo dài Chiến tranh tàn phá của cải, sở vật chất bị tàn phá nghiêm trọng, nhất là sở công nghiệp Chúng ta bước khỏi chiến tranh với tư thế là người chiến thắng Trong chiến tranh phải dốc hết sức người, sức của chi viện cho tiền tuyến miền Nam đặc biệt là đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, nên bước khỏi chiến tranh, bắt tay vào công cuộc xây dựng lại đất nước, chúng ta thiếu hẳn một đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật và công nhân lành nghề , công cuộc tái thiết nước nhà Đây là nhân tố chính, là động lực chính để thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước Thứ ba:Nhiều giáo viên không chịu đầu tư bài giảng trước lên lớp, chưa tâm huyết với nghề Phương pháp giảng dạy chưa có sự đổi mới, nên chất lượng bài học và giờ học giảm sút, không thu hút được học sinh, dẫn đến giờ học khô khan, nhàm chán Thứ tư: Điều kiện sở vật chất còn thiếu cho việc dạy học bộ môn lịch sử đặc biệt là đồ dùng trực quan, phòng học bộ môn Việc dạy học lịch sử còn phổ biến theo kiểu “Thầy đọc - trò ghi”, nhồi nhét kiến thức, không cô đọng lại kiến thức bản cho học sinh, cho học sinh ghi nhiều sự kiện lan man khó nhớ Việc giảng dạy của một số giáo viên còn y nguyên sách giáo khoa, không thoát li được sách giáo khoa, gây tình trạng chây lười học sinh, làm cho các em không chú ý nghe giảng, ỉ lại sách giáo khoa, các em cảm thấy chỉ cần đọc sách giáo khoa là đủ Tất cả những sự việc đã làm cho chất lượng giáo dục lịch sử của các em ở trường trung học phổ thông giảm sút trầm trọng.Chức giáo dục bộ môn lịch sử bị xáo mòn đáng kể Việc giáo dục học sinh tinh thần yêu hòa bình, chống chiến tranh qua dạy học môn lịch sử ở trường THPT không được quan tâm lắm Cần xóa bỏ quan niệm môn chính, môn phụ còn tồn tại ở trường phổ thông Cần phải đưa bộ môn lịch sử trở lại đúng vị trí xứng đáng của nó.Có thế thì việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh phổ thông mới được hoàn thành Những biểu hiện cụ thể của tinh thần yêu hòa bình, chống chiến tranh Thứ nhất: Lòng yêu nước, yêu quê hương, tự hào về những truyền thống vẻ vang của dân tộc Từ tình yêu nước các thế hệ có ý thức học tập, rèn luyện, tu Giáo viên: Lê Thị Liễu - Trường THPT Hà Trung dưỡng phẩm chất đạo đức, sức khỏe để góp phần xây dựng đất nước, bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa Thứ hai: Tinh thần đoàn kết với nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới, quyết tâm phấn đấu cho sự nghiệp đoàn kết các dân tộc tinh thần hữu nghị, hợp tác, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, cùng phát triển sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của Đấu tranh chống lại mọi âm mưu nô dịch các dân tộc của các nước đế quốc nhằm trì một thế giới đa cực hòa bình, thịnh vượng và phát triển Thứ ba:Ýthức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ những thành tựu văn hóa thế giới người sáng tạo ra.Tôn trọng quyền phát triểm của các dân tộc, chống lại sự phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa khủng bố cực đoan, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi… nhằm thực hiện mục tiêu: Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Tất cả những biểu hiện đều góp phần vào việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho học sinh, giúp các em hình thành nhân cách sống của mình để trở thành một người hoàn thiện xã hội hiện đại III CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Vị trí khóa trình lịch sử thế giới (1914-1945) lớp 11-THPT Để thực hiện tốt việc giáo dục tinh thần yêu hòa bình, chống chiến tranh cho học sinh dạy học phần lịch sử thế giới 1914-1945 ( Lớp 11- Cơ bản), theo người giáo viên cần phải có sự đổi mới ở chính mình, cụ thể là đổi mới khâu soạn bài, thiết kế bài giảng, sưu tầm tài liệu, đổi mới phương pháp giảng dạy cho thích hợp với từng bài, giúp học sinh hiểu được nội dung bài học, gây hứng thú học tập Khóa trình lịch sử thế giới giai đoạn 1914-1945 nằm sách giáo khoa lịch sử lớp 11(cơ bản ) trường THPT Các em bắt đầu làm quen và tìm hiểu về lịch sử thế giới giai đoạn 1914-1945 Mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh là: Các em không chủ ghi nhớ các sự kiện mà còn biết khái quát các sự kiện, rút kết luận, nêu quy luật và bài học lịch sử Từ năm 1914-1945 chiếm một vị trí quan trọng , bởi vì giai đoạn này diễn hai cuộc chiến tranh lớn nhất lịch sử nhân loại: Chiến tranh thế giới I (19141918), Chiến tranh thế giới II ( 1939-1945 ) Cuộc chiến tranh thế giới I cùng với sự thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga (1917) đã chấm dứt thời kì cận Giáo viên: Lê Thị Liễu - Trường THPT Hà Trung 10 đại, mở thời kì mới- thời kì lịch sử thế giới hiện đại Thời kì này cũng chứng kiến sự hình thành và phát triển bước đầu của chế độ xã hội chủ nghĩa, sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới, những thay đổi lớn lao của chủ nghĩa tư bản 2.Các sự kiện lịch sử cần chú ý khai thác khóa trình lịch sử thế giới (1914-1945) để giáo dục tinh thần yêu hòa bình, chống chiến tranh: Thứ 1: Sự kiện 28/6/1914 Hoàng thân thừa kế vua Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xecbi.Sự kiện này đã trở thành cái cớ cho Đức-Áo-Hung phát động cuộc chiến tranh thế giới, nhằm phân chia thị trường thế giới.Áo-Hung đánh chiếm Xec châm ngòi cho chiến tranh thế giới I bùng nổ Thứ 2:Sự kiện tháng 2/1916 Đức tấn công vào pháo đài Vec đooong một vị trí phòng thủ của quân Pháp Cuộc tấn công của Đức đã biến Vecđoong thành một trận chiến ác liệt nhất chiến tranh thế giới I Tổng số thương vong của hai phía trận này là 900 ngàn người Pháo đài Vecđoong được mệnh danh là “ Cỗ máy xay thịt”.Đây là một minh chứng cho sự tàn phá hủy diệt ghê gớm của chiến tranh Thứ 3:Sự kiện cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi năm 1917 dẫn đến sự đời của nhà nước vô sản đầu tiên thế giới Đây là thành quả của cuộc chiến tranh không biết mệt mỏi của nhân dân lao động Nga Lê Nin và Đảng Bônsêvic Nga lãnh đạo chống lại chủ nghĩa đế quốc Nga Đây cũng là cuộc đấu tranh chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới của nhân dân Nga với khẩu hiệu “ Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng” Thứ 4:Cuộc đấu tranh của 3000 học sinh-sinh viên yêu nước Bắc Kinh- Trung Quốc ngày 4/5/1919 mà lịch sử thường gọi là “ Phong trào Ngũ Tứ”chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc Thứ 5:Sự kiện ngày 25/11/1936 Đức kí với Nhật Bản “ Hiệp ước chống quốc tế cộng sản”, sau đó Italia tham gia hiệp ước này, hình thành khối phát xít Đức -Italia - Nhật Bản, âm mưu phát động chiến tranh phân chia lại thế giới Thứ 6:Sự kiện ngày 25/11/1936 Đức kí với Nhật Bản “ Hiệp ước chống quốc tế cộng sản”, sau đó Italia tham gia hiệp ước này, hình thành khối phát xít Đức-ItaliaNhật Bản, âm mưu phát động chiến tranh phân chia thị trường thế giới Thứ 7: Sự kiện ngày 29/9/1938 Anh-Pháp kí với Đức-Italia “ Hiệp ước Muynich” cắt vùng Xuyđét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy việc Đức sẽ tấn công Liên Xô Giáo viên: Lê Thị Liễu - Trường THPT Hà Trung 11 Thứ 8:Sự kiện ngày 01/9/1939, Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới II bùng nổ Thứ 9: Sự kiện ngày 22/6/1941, Đức tấn công Liên Xô chiến tranh lan rộng khắp thế giới Liên Xô tham chiến biến chiến tranh thế giới II từ cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa trở thành cuộc chiến tranh chính nghĩa Thứ 10: Sự kiện ngày 06/12/1941,Hồng quân Liên Xô mở chiến dịch phản công Matxcơva tiêu diệt nửa triệu quân Đức, đánh dấu thất bại đầu tiên của chủ nghĩa phát xít Thứ 11:Sự kiện ngày 02/2/1943, Hồng quân Liên Xô mở cuộc tổng tiến công tiêu diệt quân phát xít ở Xtalingrat, chiến thắng Xtalingrat đánh dấu bước ngoặt của chiến tranh thế giới II Thứ 12: Sự kiện ngày 16/4/1945, Hồng quân Liên Xô mở chiến dịch công phá Beclin tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít Đức Thứ 13: Sự kiện ngày 6/8 - 9/8/1945, Mĩ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hirôsima và Nagadaki của Nhật Bản gây thảm họa cực kì khủng khiếp đối với nhân dân hai thành phố này IV CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Việc giáo dục tư tưởng tình cảm, đạo đức cho học sinh phụ thuộc phần lớn vào thái độ, tư cách, phẩm chất đạo đức của người giáo viên lịch sử Người giáo viên không chỉ truyền thụ kiến thức, mà bản thân mình phải rung cảm với những tấm gương hi sinh anh dũng của những người yêu nước, chiến sĩ cách mạng Người thầy phải nhập thân với quá khứ, phải có lập trường kiên định nhiệt tình cách mạng Từ sự phân tích trên, chúng ta thấy để giáo dục học sinh tinh thần yêu hòa bình, chống chiến tranh một cách có hiệu quả thì giáo viên cần phải sử dụng những biện pháp sau: a.Kết hợp lời nói sinh động của người thầy với phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan để tạo biểu tượng lịch sử, khôi phục lại bức tranh quá khứ là biện pháp quan trọng đầu tiên để tác động tới tư tưởng tình cảm học sinh Trong dạy học lịch sử lời nói giữ vai trò quan trọng chủ đạo, nó tác động tới tư tưởng tình cảm của học sinh Với ngôn ngữ sáng, gợi cảm giàu hình ảnh, kết hợp với việc sử dụng đồ dùng trực quan, giáo viên sẽ dẫn dắt học sinh trở về với Giáo viên: Lê Thị Liễu - Trường THPT Hà Trung 12 quá khứ lịch sử, tạo biểu tượng về sự kiện, nhân vật, hình thành khái niệm, rút quy luật Ví dụ : Khi trình bày sự kiện ngày 1/9/1939 Đức tấn công Ba Lan chiến tranh thế giới II bùng nổ, giáo viên cần phải sử dụng bản đồ “ Chiến tranh thế giới II”, kết hợp với lời giảng sinh động để tường thuật lại diễn biến nội dung sự kiện ngày 1/9/1939 sau: Với “ Kế hoạch trắng” Hítle cho soạn thảo tháng 4/1939, rạng sáng ngày 1/9/1939 không tuyên chiến, Đức tấn công Ba Lan Với một lực lượng to lớn 57 sư đoàn, 2500 xe tăng, 3000 máy bay, quân Đức nhanh chóng tiến sâu vào lãnh thổ Ba Lan và bao vây thủ đô Vacsava Do không chuẩn bị, lại bị bất ngờ nên chính phủ tư sản Ba Lan đã hèn nhát bỏ chạy sang Luân Đôn ( Anh) Nhân dân Ba Lan Đảng cộng sản lãnh đạo vẫn kiên cường chiến đấu để bảo vệ thủ đô Vacsava, gây cho quân Đức nhiều thiệt hại Nhờ ưu thế về lực lượng nên ngày 29/9/1939 quân Đức đã chiếm được thủ đô Vasava Cùng với việc sử dụng đồ dùng trực quan ( Bản đồ “ Chiến tranh thế giới II”), kết hợp với lời giảng của giáo viên sẽ thu hút được sự chăm chú nghe giảng của học sinh Các em sẽ hình dung được toàn cảnh sự kiện ngày 1/9/1939, sự kiện mở đầu Chiến tranh thế giới II Ví dụ 2: Sự kiện ngày 21/6/1941 phát xít Đức tấn công Liên Xô , trình bày sự kiện này giáo viên sử dụng bản đồ “ Chiến tranh thế giới II”, kết hợp với lời giảng sinh động của mình để tạo cho các em biểu tượng về quá trình Đức tấn công Liên Xô với “ Kế hoạch Bacbarotsa”Đức đã huy động 190 sư đoàn với 5,5 triệu quân , 3712 xe tăng, 4950 máy bay, chia làm ba đạo quân , tiến đánh Liên Xô theo ba hướng: Đạo phía Bắc từ Đông Phổ qua Ban Tích hướng tới Lê ningrat; Đạo phía Nam từ Liubơlin hướng tới Kiep và Đôn bát Dự kiến sẽ đánh bại nước Nga bằng một cuộc chiến tranh chớp nhoáng vong hai tháng Nhờ ưu thế về lực lượng và yếu tố bất ngờ quân Đức đã nhanh chóng tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô, bất chấp sự kháng cự kiên cường của Hồng quân Liên Xô Đến cuối tháng 10/1941 mũi phía Bắc đã sát Lêningrat, mũi trung tâm tiến gần Matxcơva , mũi phía Nam tiến tới Rôptôp bên bờ biển Đen, Hồng quân Liên Xô đã chặn đứng lại chúng Lần đầu tiên chúng vấp phải sự ngoan cường, dũng cảm của quân và dân Liên Xô.Trong vòng hai tháng chúng đã tổn thất 40 vạn người Giáo viên: Lê Thị Liễu - Trường THPT Hà Trung 13 Việc giảng dạy hai sự kiện bằng phương pháp thuyết trình, kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan đã tạo cho các em một biểu tượng về quá trình phát xít Đức tấn công đánh chiếm các nước châu Âu Qua đó học sinh có thể hình dung được tội ác của chủ nghĩa phát xít gây cho nhân loại, đồng thời thấy được tinh thần đấu tranh anh dũng của quân và dân Liên Xô những ngày đầu chống phát xít xâm lược b Sử dụng các đoạn tường thuật, miêu tả, kể chuyện: Đây là biện pháp nhằm tái hiện ở học sinh biến cố lịch sử quan trọng với đầy đủ tính cụ thể và gợi cảm của nó Ví dụ 1:Giáo viên tường thuật“ Trận phản công Matxcơ va”: Tháng 10/1941 bộ chỉ huy Đức tập trung mọi sức lực để mở cuộc tấn công vào Matxcơva với hi vọng chiếm được Matxcơva sẽ ảnh hưởng quyết định tới cuộc chiến Hitle đã huy động 80 sư đoàn, đó có 23 sư đoàn thiết giáp, 4000 máy bay Với ưu thế hẳn Liên Xô, Hitle tin chắc sẽ giành được thắng lợi Hắn tuyên bố “phải tiêu diệt kẻ thù trước mùa đông tới”và điên cuồng quyết định ngày 7/1 sẽ duyệt binh chiến thắng tại hang trường Hitle lệnh cho bộ chỉ huy trung tâm “Phải bao vây thành phố này để không một người lính Nga nào, không một người dân nào dù đàn ông, đàn bà hay tre có thể bỏ chạy” Một nguy hiểm nghèo đè nặng lên trái tim người dân Xô viết Liệu có thể bảo vệ thủ đô Matxcơva không? Trong giờ phút nguy nan đó, những người lãnh đạo vẫn vững tay lái, hàng vạn công nhân và Đảng viên tình nguyện gia nhập quân đội.Phụ nữ và trẻ em cũng xuống đường làm công sự Sáng 7/1 bóng tối của mùa đông băng tuyết đã diễn một cuộc duyệt binh đặc biệt quảng trường đỏ Các đơn vị từ cuộc duyệt binh thẳng mặt trận để chiến đấu Mùa đông đến tình hình quân Đức ngày càng xấu đi, thiếu lương thực, đạn dược, quân số bị thiệt hại nặng nề Ngày 6/12 Hồng quân chuyển sang phản công tiêu diệt quân Đức Sau hai tháng chiến đấu, Hồng quân đã đẩy lùi quân Đức xa Matxcơva, có nơi tới 400 km” Qua đoạn tường thuật này đã tái hiện học sinh một bức tranh sinh động về toàn cảnh chiến dịch phản công Matxcơva, trận đánh ác liệt chiến tranh thế giới II Qua đó giáo dục cho các em lòng kính yêu, khâm phục các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô đã chiến đấu dũng cảm quên mình vì Tổ quốc, bảo vệ vững chắc thủ đô Matxcơva, trái tim của nước Nga, đồng thời cũng giáo dục các em lòng căm thù Giáo viên: Lê Thị Liễu - Trường THPT Hà Trung 14 bọn phát xít, kẻ đã gieo rắc tội ác đối với nhân dân Liên Xô nói riêng và nhân loại nói chung Ví dụ 2: Đoạn tường thuật Xtalingrat Đây là trận đánh lớn nhất, ác liệt nhất Chiến tranh thế giới II Mùa hè năm 1942, nhận thấy không thể đánh chiếm Matxcơva bằng cuộc tấn công trực diện, phát xít Đức đã hướng mũi nhọn tấn công xuống phía Nam Liên Xô, khu vực sông Vônga Đây là khu vực giàu tài nguyên và là vựa lúa mì của Liên Xô.Nếu đánh chiếm được vùng này có thể tiến đánh Matxcơva từ phía sau, mục tiêu chủ yếu của cuộc tấn công là Xtalingrat Xtalingrat lúc này đã trở thành cái “nút sống” của Liên Xô Với quyết tâm “ Không lùi một bước” và phải giữ Xtalingrat bằng bất cứ giá nào, quân và dân Liên Xô đã chiến đấu tới giọt máu cuối cùng, kiên cường bất khuất bảo vệ Xtalingrat Ngày 19/11 Hồng quân chuyển sang tấn công, mở đầu bằng những đòn sấm sét của pháo binh Từ ngày 19/11 đến ngày 23/11 Hồng quân đã nhanh chóng khép chặt vòng vây gần 35 vạn quân tinh nhuệ của Đức ở mặt trận Xtalingrat.Hoảng sợ, Hitle vội điều đạo quân của thống chế Manxten bị đẩy lùi xa và tổn thất nặng nề Từ ngày 10/1/1943 đến ngày 2/2/1943, Hồng quân mở cuộc tấn công tiêu diệt đạo quân bao vây, 2/3 lực lượng của đạo quân tinh nhuệ bị chết, 1/3 bị bắt sống đó có Paolut và 24 viên tướng Chiến dịch Xtalingrat thắng lợi” Chiến thắng này một lần nữa cho các em thấy sự chiến đấu kiên cường bất khuất của quân và dân Xô viết chống lại bọn phát xít để bảo vệ Tổ quốc mình, bảo vệ cuộc sống hòa bình cho nhân dân Liên Xô Bài tường thuật này tái hiện các em một bức tranh sinh động về trận đánh Xtalingrat để các em hình dung sự thảm khốc của chiến tranh, chiến tranh gây tội ác cho người Ngoài ra, giáo viên còn sử dụng biện pháp miêu tả để tạo dựng bức tranh quá khứ về lịch sử, các em nhận thức rõ bản chất của sự vật, hiện tượng bức tranh Ví dụ: Giáo viên miêu tả “Vụ ném bom nguyên tử xuống Hirôsima ngày 6/8/1945”: Sáng sớm ngày 6/8/1945, chiếc máy bay ném bom B52 của Mĩ nhằm hướng Nhật Bản lao tới Ba chiếc làm nhiệm vụ đo đạc chụp ảnh, còn một chiếc mang quả bom nguyên tử dài 4m, nặng 4500kg, phần hạt nhân nặng không quá 0,5% trọng lượng, nằm ở lớp cùng.Toàn cảnh Hirôsima đã hiện rõ dưới cánh máy bay, 8h 15 phút trái bom được ném ở độ cao 9000m, sau 45 giây nó nổ ở độ cao cách mặt đất khoảng 500m Người ta thấy một quả cầu lửa khổng lồ vỡ ra, lúc đầu là Giáo viên: Lê Thị Liễu - Trường THPT Hà Trung 15 quầng sáng trắng cực mạnh, rồi chuyển sang màu hồng, màu lam, màu sắc sặc sỡ của nó tạo cho người cảm giác sợ hãi Độ nóng ở trung tâm lên tới hàng triệu độ, hàng vạn người dân ở Hirôsima chỉ được sống hai giây rồi bị thiêu thành than Cả Hirôsima là một biển lửa vòng một vài phút, một cột khói hình nấm bốc cao 6000m dựng đứng một tấm bia mộ khổng lồ Hơn 13 vạn dân Hirôsima bị thiệt mạng, hàng ngàn, hàng vạn người bị mù.Chất phóng xạ làm cho người chết dần, chết mòn suốt 20 năm sau đó.Cả thành phố Hirôsima là một thành phố hoang tàn đổ nát Đoạn miêu tả đã tạo dựng học sinh một bức tranh sinh động về toàn cảnh Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hirôsima Qua đó các em thấy được tội ác lớn nhất mà chiến tranh gây cho người Từ đó giáo dục các em ý thức bảo vệ hòa bình trái đất Đoạn miêu tả cũng là một câu chuyện kể sinh động về tội ác mà chiến tranh thế giới thứ hai gây cho người c Sử dụng tài liệu tham khảo: Sử dụng tài liệu tham khảo, nhất là sử dụng tài liệu lịch sử nhằm cụ thể hóa các hiện tượng, sự kiện lịch sử, tạo cho học sinh có biểu tượng rõ ràng cụ thể, tăng thêm tính chất sinh động, gây hứng thú cho việc học tập của học sinh Ví dụ: giảng về sự kiện ngày 6/8/1945 Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hirô sima và Nagadaki (Nhật Bản) để làm tăng thêm tính chất sinh động của sự kiện, gây hứng thú cho học sinh, giáo viên tạo biểu tượng cho học sinh về cảnh tượng Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hirôsima sau: “ 1h 45 phút ngày 6/8/1945 pháo đài bay B52 trung tá phi công Pôn Tibe chỉ huy cất cánh từ phi trường Tiniam cách Hirôsima 1700 dặm mang theo quả bom nguyên tử tên là “Enola Gay” Bom được thả phi bay ở tốc độ cao 9500m, tốc độ bay là 520km/giờ, bom nổ làm 25 vạn dân Hirôsima chết( tính đến năm 1951 lại có thêm 10 vạn người nữa chết vì nhiễm xạ), sau vì khủng khiếp quá Pôn Tibe đã trở nên điên loạn” Sử dụng nguồn tài liệu này việc giải thích cho học sinh hiểu rõ thảm cảnh đau thương mà người dân Nhật Bản phải gánh chịu Mĩ ném bom nguyên tử Từ đó các em hiểu được bản chất của chủ nghĩa đế quốc, những kẻ gieo giắc đau thương cho người dân vô tội và cũng chính là thủ phạm gây cuộc chiến tranh đẫm máu, tàn sát người dân lành vô tội Từ đó các em sẽ tỏ thái độ căm thù, lên án những hành vi tội ác của chủ nghĩa đế quốc Giáo viên: Lê Thị Liễu - Trường THPT Hà Trung 16 d Sử dụng tranh ảnh dạy học lịch sử: Sử dụng tranh ảnh dạy học lịch sử giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử, góp phần phát triển khả quan sát trí tưởng tượng, tư và ngôn ngữ của học sinh Ví dụ: Khi trình bày sự kiện ngày 29/9/1938 Anh - Pháp kí với Đức - Italia “ Hiệp ước Muynich” trao vùng Xuyđét của Tiệp Khắc Đức âm mưu hướng Đức tấn công Liên Xô Để giúp học sinh nhận thức rõ bản chất hai mặt của Anh - Pháp quan hệ quốc tế trước chiến tranh thế giới II đó là bản chất “dung dưỡng”, “thỏa hiệp”với chủ nghĩa phát xít và bản chất hăng, hiếu chiến của chủ nghĩa phát xít Đức, giáo viên cần sử dụng bức tranh “ Hội nghị Muynich” để miêu tả hành động của Anh, Pháp, Đức, Italia: Tham dự hội nghị này có đại biểu của cường quốc là Anh, Pháp, Đức, Italia Tại hội nghị này Anh, Pháp đã thống nhất với Đức, Italia âm mưu chống Liên Xô qua việc Anh, Phápđồng ý nhượng cho Đức vùng Xuyđet của Tiệp Khắc để đổi lấy việc Đức sẽ tấn công Liên Xô Đại biểu Tiệp Khắc được mời đến tham dự hội nghị chỉ được đứng bên ngoài chờ nghe những phán quyết của hội nghị Anh, Pháp đã sẵn sàng bỏ rơi bạn đồng minh của mình để đẩy mũi nhọn chiến tranh sang phía Liên Xô Đây là đỉnh cao của chính sách “ nhân nhượng thỏa hiệp” bọn phát xít của Anh, Pháp Hitle còn cho quân chiếm đóng Tiệp Khắc Sự việc này Anh, Pháp cũng đã làm ngơ cho Đức với ảo tưởng Đức sẽ tấn công Liên Xô Thấy chưa đủ lực để tấn công Liên Xô, Đức kí với Liên Xô “ Hiệp ước không xâm lược nhau”,tạo điều kiện cho Đức tấn công đánh chiếm Ba Lan Qua lời miêu tả của giáo viên về bức tranh hội nghị Muynich, học sinh sẽ nhận rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc thủ phạm gây cuộc chiến tranh thế giới II.Chính sách “dung dưỡng, thỏa hiệp” của chúng với bọn phát xítđẩy nhân loại vào cuộc chiến tranh tàn khôc, ác liệt, hủy diệt bao sinh mạng người dân vô tội e Sử dụng câu hỏi nhận thức nhằm phát huy tính tích cực của học sinh dạy học lịch sử: Câu hỏi nhận thức giúp cho học sinh phát triển tư của mình việc tiếp thu kiến thức lịch sử Học sinh phải tổng hợp, phân tích, so sánh, khái quát để có nhận thức rõ về bản chất sự kiện, hình thành khái niệm, rút quy luật Giáo viên: Lê Thị Liễu - Trường THPT Hà Trung 17 Ví dụ 1: Khi trình bày sự kiện Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hirôsima ( Nhật Bản) ngày 6/8/1945 Giáo viên đưa câu hỏi nhận thức: “ Em có nhận xét gì về việc Mĩ ném quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản?” Câu hỏi này giúp cho học sinh rèn luyện sự suy nghĩ, tư độc lập của mình Sau giáo viên hướng dẫn, gợi mở học sinh sẽ hiểu rõ: Đây là sự kiện mà cả loài người lên án gọi là thảm họa “ Hirôsima”, “Thảm họa Nagadaki”, Mĩ đã gây tội ác cho nhân dân Nhật Bản Ví dụ 2: Sau tường thuật trận Xtalingrat, giáo viên nêu câu hỏi nhận thức:“ Em hãy cho biết ý nghĩa của chiến thắng Xtalingrat ?” Học sinh sẽ rút được ý nghĩa : Chiến thắng Xtalingrat đánh dấu bước ngoặt của tiến trình chiến tranh thế giới, làm xoay chuyển toàn cục cuộc chiến Kể từ phe phát xít không thể nào gượng dậy được nữa, chuyển sang phòng ngự, phe đồng minh chuyển sang tấn công khắp các mặt trận Tóm lại việc đưa những biện pháp giáo dục hiệu quả dạy học lịch sử thế giới ( 1914 - 1945 ) giúp học sinh nhận thức rõ bản chất của chiến tranh, chiến tranh gây tội ác cho người, giá trị cuộc sống hòa bình không có chiến tranh Qua đó khơi dậy các em tinh thần yêu hòa bình, chống chiến tranh, các em sẽ cảm thấy mình có trách nhiệm với quê hương đất nước, quyết tâm phấn đấu học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức để góp phần xây dựng quê hương đất nước của mình ngày càng giàu mạnh Các em đóng góp sức mình vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới, sự nghiệp của toàn thể nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới C KẾT LUẬN Kết quả đạt được: Khi bắt tay vào việc nghiên cứu đề tài này năm học 2012- 2013 nhận thấy việc giáo dục tinh thần yêu hòa bình, chống chiến tranh cho học sinh qua dạy học lịch sử thế giới giai đoạn 1914 - 1945( lớp 11 bản- THPT) là một việc làm cần thiết Là một đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh ác liệt, chiến tranh mới lùi xa gần 1/4 thế kỉ, những dư âm của cuộc chiến tranh ác liệt vẫn còn tồn động kí ức của mỗi người dân Việt Nam Việc giáo dục tinh thần yêu hòa bình, chống chiến tranh đòi hỏi người giáo viên phải đưa những phương pháp giáo dục cụ thể, thích hợp để giáo dục học sinh học tập bộ môn lịch sử ở trường THPT Qua thực tế Giáo viên: Lê Thị Liễu - Trường THPT Hà Trung 18 áp dụng đề tài này, nhận thấy kết quả học tập của học sinh được nâng lên đáng kể Cụ thể đã tiến hành kiểm tra kết quả học tập của học sinh ở một số lớp ở trường THPT Hà Trung năm học 2012 - 2013, kết quả thu được sau: Lớp thực nghiệm: Dạy bằng máy chiếu, giáo viên kết hợp miêu tả,tường thuật, kể chuyện, sử dụng đồ dùng trực quan để tạo biểu tượng lịch sử, khôi phục lại bức tranh về quá khứ, sử dụng tài liệu tham khảo, tranh ảnh dạy học lịch sử.Giáo viên kết hợp giáo dục học sinh tinh thần yêu hòa bình, chống chiến tranh Kết quả thu được sau: Lơp ́ Sĩsố 11Đ 11E 46 47 Gioi ̉ SL % 12 26 10 21 Khá SL % 28 61 25 53 Trung binh ̀ Yêu ́ SL % SL % 13 0 12 26 0 Kem ́ SL % 0 0 Lớp đối chứng: Dạy bằng phương pháp thuyết trình, không sử dụng máy chiếu, không miêu tả tường thuật, không sử dụng đồ dùng trực quan, không sử dụng tranh ảnh và tài liệu tham khảo dạy học lịch sử.Giáo viên không giáo dục cho học sinh tinh thần yêu hòa bình, chống chiến tranh.Kết quả thu được sau: Lơp ́ Sĩsố 11G 11H 46 42 Gioi ̉ SL % 11 Khá SL % 24 52 21 50 Trung binh ̀ Yêu ́ SL % SL % 15 33 14 33 10 Kem ́ SL % 0 0 Kết quả cùng với sự chuyển biến học tập và giảng dạy Lịch sử thế giới giai đoạn 1914 - 1945 của học sinh ở các lớp đã giúp nhận thấy rõ tác dụng của việc giáo dục tinh thần yêu hòa bình, chống chiến tranh để nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử của học sinh lớp 11- bản THPT Sở dĩ kết quả học tập ở lớp 11G, 11H cao hẳn lớp 11Đ, 11E vì quá trình học tập các em chủ động nắm bắt kiến thức thông qua việc miêu tả, tường thuật, sử dụng đồ dùng trực quan, tranh ảnh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, kết hợp sử dụng lời nói sinh đông Giáo viên kết hợp giáo dục học sinh tinh thần yêu hòa bình, chống chiến tranh học tập bộ môn, giúp các em tiếp thu bài một cách tích cực, hứng thú, nắm bài tại lớp và ghi nhớ lâu Giáo viên: Lê Thị Liễu - Trường THPT Hà Trung 19 Kết quả đã chứng tỏ việc giáo dục tinh thần yêu hòa bình, chống chiến tranh cho học sinh qua dạy học lịch sử thế giới giai đoạn 1914-1945 là rất cần thiết, không thể thiếu, làm cho giờ học nhẹ nhàng, bớt căng thẳng mang lại hiệu quả cao Kiến nghị, đề xuất: - Trong các nhà trường THPT đã được cấp rất nhiều các thiết bị dạy học Tuy nhiên đối với môn Lịch sử thì các đồ dùng thiết bị còn quá ít.Vì vậy muốn đạt kết quả cao bộ môn theo cần phải: có đầy đủ tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, chân dung các nhân vật lịch sử…Nhà trường cần trang bị cho mỗi lớp một máy chiếu riêng, để giáo viên chủ động mỗi tiết dạy, bài dạy - Có nhiều sách tham khảo nữa để học sinh và giáo viên tham khảo - Giáo viên cần phải có sự đổi mới từ khâu soạn bài, chuẩn bị bài, tổ chức các hoạt động dạy học cho đạt kết quả cao học tập - Cần sử dụng phương tiện dạy học và đồ dùng dạy học bộ môn để đạt hiệu quả cao - Các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cấp Tỉnh cần phổ biến rộng rãi để giáo viên tham khảo và có điều kiện học tập Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành đề tài, đề tài này vẫn không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong được sự chia sẻ và đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hoá, ngày 25 tháng năm 2013 Tôi xin cam đoan là SKKN của mình viết, không chép nội dung của người khác Lê Thị Liễu Giáo viên: Lê Thị Liễu - Trường THPT Hà Trung 20 ... trình lịch sử thế giới (1 91 4- 1945) lớp 1 1- THPT Để thực hiện tốt việc giáo dục tinh thần yêu hòa bình, chống chiến tranh cho học sinh dạy học phần lịch sử thế giới 191 4- 1945. .. năm học 201 2- 2013 nhận thấy việc giáo dục tinh thần yêu hòa bình, chống chiến tranh cho học sinh qua dạy học lịch sử thế giới giai đoạn 1914 - 194 5( lớp 11 bản- THPT) là một... “ Giáo dục tinh thần yêu hòa bình, chống chiến tranh cho học sinh qua dạy học phần lịch sử thế giới giai đoạn 1914 1945? ?? ( lớp 11 - bản) ở trường THPT II THỰC TRẠNG CỦA

Ngày đăng: 17/04/2015, 06:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan