Phải chăng một phần do sự phát triển quá mạnh của xã hội, do hội nhập Quốc tế quá nhanh; Hay do gia đình chỉ chú trọng đến kinh tế mà chưa quan tâm đến giáo dục cho học sinh; Hay do phần
Trang 1MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TIỂU HỌC QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
PHẦN KẾT LUẬN
3 Một vài hình ảnh về các hoạt động ngoài giờ lên lớp của
PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài:
Bất kỳ xã hội nào, nền văn hóa nào thì chuẩn mực đạo đức con người cũng luôn được chú trọng, giáo dục đạo đức con người luôn là một việc cần thiết và quan trọng trong mọi xã hội và mọi giai cấp Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh đang trở nên cấp bách
và cần thiết Ngay từ lứa tuổi học sinh học tiểu học Giáo dục đạo đức lại
Trang 2càng phải quan tâm và coi trọng, nó là một nhân tố quyết định đến nhân cách con người, là luân thường đạo lý của con người Đạo đức gắn liền với nền văn hoá của xã hội Có thể nói đạo đức gắn liền với tâm hồn con người tạo nên lời ăn tiếng nói, cách cư xử với cộng đồng xã hội … khiến cho mọi người xung quanh vui vẻ, hạnh phúc Đạo đức là các tốt, cái đúng của mỗi con người được chuyển hoá thành lời nói và hành vi tốt đẹp Con người phải
có nhận thức đúng đắn và theo chiều hướng tích cực về một sự vật, hiện tượng nào đó để từ đó có lời nói, hành vi tốt về sự vật hiện tượng đó Như
Bác Hồ nói “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”.Đặc biệt với nền giáo dục của chúng ta hiện nay, song song với đổi
mới phương pháp dạy học thì việc quan tâm đến giáo dục đạo đức cho học sinh là một việc làm vô cùng quan trọng nhất là với lứa tuổi nhỏ, lứa tuổi đang "như búp trên cành" Trẻ em như một tờ giấy trắng, ngay từ ban đầu việc hình thành giáo dục đạo đức cho các em có một chuẩn mực đạo đức phù hợp với xã hội là một việc làm vô cùng thiết thực, nó giúp các em hình thành nên thói quen có hành vi đạo đức tốt mãi mãi về sau
Trong những năm gần đây việc giáo dục đạo đức đã được các nhà trường đặc biệt quan tâm Các giờ học chính khóa, các hoạt động ngoại khóa, các giờ hoạt động tập thể đã lồng ghép chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh Song tình hình đạo đức của học sinh vẫn chưa được cải thiện là bao Đây đó vẫn còn hiện tượng học sinh có những lời nói, hành động ứng xử không hay trong nhà trường Những vụ việc vi phạm đạo đức xảy ra ngày càng nhiều, mức độ nghiêm trọng gia tăng Nhiều biểu hiện thanh thiếu niên sống hưởng thụ, coi nặng giá trị vật chất, tiêu xài hoang phí, lười lao động, sống ích kỷ …
Trang 3Trước tình trạng thực tế ấy, là người làm công tác giáo dục với hơn 30 năm trong nghề dạy học tôi không khỏi băn khoăn, trăn trở.Vì sao đạo đức học sinh lại xuống cấp như thế trong khi ở trường học sinh vẫn được học môn đạo đức (với tiểu học), Giáo dục công dân (với THCS và THPT), các bài học về pháp luật và vẫn luôn được các thầy cô giáo giáo dục đạo đức qua mỗi bài giảng, qua các hoạt động ngoại khoá vui chơi? Phải chăng một phần
do sự phát triển quá mạnh của xã hội, do hội nhập Quốc tế quá nhanh; Hay
do gia đình chỉ chú trọng đến kinh tế mà chưa quan tâm đến giáo dục cho học sinh; Hay do phần đa nhà trường mới chỉ quan tâm đến chất lượng về kiến thức mà chưa quan tâm đến giáo dục đạo đức nhân cách cho học sinh ở tất cả các hoạt động chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp của học trò? Học sinh tiểu học phần đa hiện nay đều học 2 buổi/ngày Ở trường các
em được học tập vui chơi và tham gia rất nhiều hoạt động khác Như vậy song song với việc giáo dục học sinh qua các bài giảng giáo viên tiểu học còn phải chú trọng đến giáo dục đạo đức học sinh qua hoạt động ngoài giờ lên lớp Nếu chỉ chú ý đến việc truyền tải kiến thức cho học trò thì chúng ta chưa hoàn thành vai trò chức trách của nhà giáo, mà giáo viên cần phải dạy kỹ năng sống kỹ năng làm người thường xuyên liên tục ở mọi lúc mọi nơi mọi hoạt động của trò, mới góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh
Điều 26 của điều lệ trường tiểu học quy định rõ Hoạt động giáo dục: Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ
lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém phù hợp đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học; Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn; Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan
Trang 4du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích
và các hoạt động xã hội khác
Chính vì những lý do ấy tôi đã nghiên cứu và viết ra một số kinh nghiệm
về: “Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học qua hoạt động ngoài giờ lên lớp”.
Nếu kinh nghiệm này được phổ biến và sử dụng rộng trong các trường tiểu học thì tin chắc sẽ có tác dụng rất lớn đến vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh
2 Mục đích của đề tài: Mục đích của đề tài này tôi chỉ có mong muốn là đưa
ra các kinh nghiệm thực tế mà tôi đã thực hiện; những kết quả đã thu được qua việc thực hiện giáo dục đạo đức học sinh qua Hoạt động ngoài giờ lên lớp
ở trường tiểu học Hoàng Văn Thụ để cùng trao đổi, nhân rộng những việc làm
có hiệu quả thiết thực, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh
3.Tính cấp thiết :
Hiểu và xác định được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức học sinh qua Hoạt động ngoài giờ lên lớp trong các nhà trường sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh, giúp trẻ ham thích đến trường, yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô, bạn bè, được bộc lộ những tài năng của mình, tự tin vươn lên trong cuộc sống Trong môi trường trường học an toàn thân thiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các Hoạt động ngoài giờ lên lớp như: qua các giờ ngoại khóa, qua các trò chơi dân gian, qua các hoạt động tập thể vui
mà học, qua hoạt động từ thiện, … Làm cho trẻ thực sự yêu thầy cô, bè
Trang 5bạn, coi trường lớp của mình như một gia đình lớn Đến trường học trẻ được sống thân thiện với mọi người, được học làm người tốt, được bộc lộ cái tự lập của mình, được đưa ra các chính kiến, được thảo luận trao đổi với bạn bè với thầy cô để phát huy tính tích cực của mình Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của người thầy, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo Qua các Hoạt động ngoài giờ lên lớp trẻ sẽ năng động, sáng tạo, yêu cuộc sống, tham gia các động xã hội tích cực dưới sự dạy dỗ của các thầy cô giáo được học các chuẩn mực đạo đức, giáo dục con người có tài và có đức, đây là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước tôi thấy: Nếu triển khai
4 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu việc việc thực hiện giáo dục đạo
đức cho học sinh tiểu học qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường TH
Hoàng Văn Thụ - TPTN.
- Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ giáo viên, Phụ huynh học sinh, học sinh nhà trường tiểu học Hoàng Văn Thụ Nghiên cứu việc thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường TH Hoàng Văn Thụ
- Cách tiếp cận: Bằng thực tế kinh nghiệm của bản thân trong việc chỉ đạo
thực hiện phong trào, bằng kinh nghiệm của đồng nghiệp, của học trò, của cha mẹ học sinh, và qua nghiên cứu tài liệu, sách báo, qua trao đổi trò chuyện
5 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trang 6Trên cơ sở nghiên cứu các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, qua
phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, các văn bản
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành GD&ĐT Làm rõ vai trò của người cán bộ quản lý trong công tác giáo dục đạo đức học sinh qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học Trên có sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của
cá hoạt động ngoài giờ lên lớp, vận dụng để tìm ra giải pháp để thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức học góp phần giáo dục học sinh phát triển toàn diện
6 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu, các văn bản hướng dẫn của ngành giáo dục
- Các phương pháp nghiên cứu: điều tra, khảo sát, phân tích tổng kết và đúc rút kinh nghiệm
- Các phương pháp hỗ trợ: Tổng hợp, thống kê, biểu bảng, so sánh…
NỘI DUNG
1 Thực trạng vấn đề:
Giáo dục là quá trình kết hợp vai trò chủ đạo cuả giáo viên với sự tự giác tích cực, tự rèn luyện cuả học sinh nhằm hình thành ý thức, tính cách và chủ yếu là hành vi thói quen đạo đức với các chuẩn mực xã hội quy định Nhân cách học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản: Con đường dạy học trên lớp và con đường Hoạt động ngoài giờ lên lớp Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động quan trọngqua hoạt động này học sinh được thực hành các kỹ năng sống, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục cuả nhà trường Chính từ những hoạt động như: lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội đã góp phần rất
Trang 7lớn trong việc hình thành nhân cách cuả học sinh Giúp các em biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình Có thể nói việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp là xây dựng cho các em các mối quan hệ phong phú, đa dạng, một cách có mục đích, có kế hoạch có nội dung và phương pháp nhất định, gắn giáo dục với cộng đồng, tạo sự thân thiện trong mọi tình huống Biến các nhu cầu khách quan cuả xã hội thành những nhu cầu cuả bản thân học trò Nhân cách trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động có ý thức Chính trong quá trình sống, học tập, lao động, giao lưu, vui chơi giải trí… con người đã tự hình thành và phát triển nhân cách cuả mình
Vì thế, hoạt động ngoài giờ lên lớp có liên quan đến việc mở rộng kiến thức,
tư tưởng, tình cảm, năng lực nâng cao thể lực, thể chất và tinh thần của học sinh Do vậy, cần thiết phải kết hợp việc học tập trên lớp với việc rèn luyện
kĩ năng thực hành, giúp học sinh hiểu sâu hơn và nắm bản chất cuả sự vật hiện tượng, tạo niềm tin và óc sáng tạo cho học sinh, giải quyết mối quan hệ giữa học và chơi - chơi và học làm cho học sinh ham thích đến trường, ham thích các hoạt động tập thể và biết sống vì tập thể
Trên thực tế Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học trong những năm qua
đã có nhiều sự chuyển biến rõ nét, đã được các cấp quản lý giáo dục, các trường, đội ngũ giáo viên cũng như cộng đồng quan tâm và có các giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Hệ thống văn bản chỉ đạo cũng đã đề cập nhiều đến việc tổ chức Hoạt động ngoài giờ lên lớp, đặc biệt
là khi Bộ GD-ĐT phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì việc đầu tư cho Hoạt động ngoài giờ lên lớp đã gắn với cộng đồng hơn, được xã hội quan tâm đầu tư hơn, đã có tài liệu
"Thân thiện với môi trường" của tác giả Ngô Thị Tuyên do nhà xuất bản GD Việt Nam xuất bản Cuốn tài liệu này cũng đã góp phần tích cực giúp GV có
Trang 8hướng đi, cách làm theo từng chủ đề để góp phần giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh đạt hiệu quả cao hơn
Song bên cạnh đó, với tình hình hiện nay nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thực tế, chương trình còn đơn điệu, cứng nhắc.Vẫn còn Cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên chưa thực sự quan tâm hoặc chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động Ngoài giờ lên lớp, gần như cho rằng đó là nhiệm vụ, là hoạt động cuả tổ chức đoàn thể nhất là Chi đoàn và Tổng phụ trách Đội
Việc định hướng nội dung, hình thức về hoạt động ngoài giờ lên lớp ở một
số trường chưa có sự sáng tạo, hầu như vẫn còn lệ thuộc nhiều vào sự chi phối của cấp trên hoặc phụ thuộc nhiều vào các cuộc thi Lãnh đạo một số trường chưa có biện pháp cụ thể, năng lực tổ chức hoạt động ngoài giờ còn của một số giáo viên vẫn còn hạn chế
Khá nhiều giáo viên thường dành thời gian của Hoạt động ngoài giờ lên lớp
để ôn kiến thức, kĩ năng, giải quyết các phần việc về lĩnh vực dạy học Nhiều trường ít chú ý đầu tư thời gian cho Hoạt động ngoài giờ lên lớp, bởi thường mất nhiều thời gian, nếu tổ chức không tốt không những không mang lại lợi ích gì mà còn ảnh hưởng chất lượng hoạt động dạy và học trên lớp, tốn kém kinh phí mà không có nguồn tài chính hỗ trợ, có quan điểm còn cho đây là họat động vui chơi nên không quan trọng,mất nhiều thời gian, tốn kém kinh phí không cần thiết Đa số giáo viên chưa thực sự quan tâm hoặc chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động này, gần như cho rằng đó là nhiệm
vụ, là hoạt động cuả tổ chức đoàn thể nhất là chi đoàn và tổng phụ trách đội
Trang 9Qua khảo sát đầu năm học ở giáo viên và học sinh phụ huynh HS và một
số đại diện các tổ chức đoàn thể thu được kết quả như sau:
Đối tượng tham gia
khảo sát
Nhận thức về các hoạt động NGLL trong nhà trường Cần thiết Không cần thiết Trung gian
Số lượngSố lượng% Số lượng% Số lượng%
2 Giải pháp giải quyết thực trạng vấn đề:
Có nhiều phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học đặc biệt là
ở nhà trường Tiểu học là nơi có thể làm tốt công tác Giáo dục đạo đức cho học sinh Muốn trẻ phát triển tố về nhân cách thì ngay từ buổi đầu đến trường trẻ phải được tiếp xúc với môi trường Giáo dục tốt Sự niềm nở đón học sinh vào trường lớp của nhà trường của cô giáo, sự tân thiện của bạn bè
và mọi người xung quanh ngay từ buổi đầu sẽ là lực hấp dẫn kôi cuốn trẻ Học sinh có yêu thích đến trường có tình cảm với cô giáo thì mới có ý thức học tập và tu dưỡng Ngoài việc học các kiến thức trong các giờ chính khóa giáo viên còn có bổn phận tổ chức tốt các hoạt dộng ngoauf giòe lên lớp ( HĐNGLL) để cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội mang tính cộng đồng, trẻ có dịp để thực hành các kiến thức đã học, để vận dụng các kỹ năng vào cuộc sống Muốn các HĐGDNGLL đạt hiệu quả:
Trang 10- Trước hết phải đọc kĩ các văn bản tài liệu hướng dẫn, xác định rõ mục tiêu của việc giáo dục đạo đức học sinh qua hoạt động NGLL: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong ba hoạt động quan trọng, là bộ phận hợp thành cuả giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục cuả nhà trường, giúp học sinh phát triển toàn diện và có kỹ năng sống thực tế
- Phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng cuả hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp để gắn với giáo dục đạo đức cho hoạc sinh và đưa nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào kế hoạch năm học cụ thể, tránh qua loa vài dòng chung chung
- Phải xây dựng kế hoạch cụ thể, kế hoạch phải được bàn bạc thống nhất
trong ban thi đua nhà trường để triển khai trong hội đồng sư phạm cùng với
kế hoạch năm học Bàn thống nhất trong lãnh đạo, ban chỉ đạo, xây dựng kế
hoạch thực hiện sao cho có tính khả thi (Tham khảo thêm ý kiến đóng góp của các tổ chuyên môn, các cá nhân) Kế hoạch được phổ biến tới toàn thể cán bộ giáo viên; Nhằm: thống nhất nội dung các hoạt động NGLL trong năm học gắn với các chặng thi đua trong năm Bàn biện pháp thực hiện cụ thể Từng bộ phận có kế hoạch chuẩn bị và triển khai chu đáo Phân công giao trách nhiệm và quyền hạn cho trưởng các đoàn thể, các tổ trưởng chuyên môn thực hiện kế hoạch của nhà trường và đề xuất các biện pháp thực hiện có hiệu quả cho nhà trường
- Làm tốt công tác tham mưu với cấp uỷ chính quyền địa phương cùng phối hợp tuyên truyền trong toàn dân hiểu được ý nghĩa và mục đích của việc tích cực tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường, nếu tốt sẽ mang lại hiệu quả đích thực trong việc giáo dục đạo đức học sinh và đặc biệt
là giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như thế nào? Công tác tuyên truyền