MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC A . ĐẶT VẤN ĐỀ. Xuất phát từ mục đích của ngành Giáo dục nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Nhằm đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Trước hết là rèn luyện đội viên trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ, đoàn viên ưu tú. Phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội. Trong những năm gần đây đạo đức học sinh trong trường học có chiều hướng đi xuống. Ở một số nơi nhiều học sinh nói tục, chửi thề, thường xuyên gây gổ đánh nhau, kéo bè, kéo cánh. Đặc biệt một số vấn đề mà toàn xã hội đang quan tâm là sự bạo lực trong học đường ngày một gia tăng. Trường học là một môi trương trong sáng, môi trường giáo dục là cái nôi để lớp trẻ phát triển toàn diện. Nếu chúng ta không ngăn chặn kòp thời sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ. Vậy ai là người chòu trách nhiệm ? Theo tôi giáo dục đạo đức cho học sinh không phải chỉ riêng một ngành nào, hay một cơ quan nào mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Từ động cơ trên bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân, giáo dục con người, giáo dục đạo đức cho học sinh, nghó đến những giải pháp nhằm loại bỏ những trào lưu trên trong học đường. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ II. NHỮNG THUẬN LI VÀ KHÓ KHĂN. 1) Thuận lợi : Trường THPT Đònh An – Gò Quao là điểm trường nằm ngay trung tâm xã Đònh An nên được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà Nước. Cơ sở vật chất, thiết bò, đồ dùng dạy học được trang bò một cách tương đối đầy đủ. Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đến từng lớp, Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh cũng hết sức chú ý và quan tâm đến vấn đề này. Đa số những giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn là những người trẻ khoẻ, nhiệt tình trong công tác. Phần lớn các em học sinh có bản chất tốt. 2) Khó khăn : Bên cạnh những thuận lợi đã nêu ở trên thì giáo dục đạo đức cho học sinh còn gặp trất nhiều khó khăn, sau đây là những khó khăn thường gặp phải : Trang 1 Trường THPT Đònh An là trường được tách ra từ trường phổ thông dân tộc nội trú trongđó học sinh gồm cả cấp 2 và cấp 3 nênviệc quản lý các em gặp nhiều khó khăn. Trường học gần chợ, cơ sở vật chất chưa đầy đủ, các em phải học rải rác ở nhiều nơi, hàng rào chưa được khép kín dẫn đến các em bỏ học dễ bò lôi cuốn vào các hoạt động không lành mạnh như phim ảnh đồi trụy, bạo lực. Phim ảnh bạo lực là một trong những nguyên nhân dẫn đến đánh nhau. Đa phần các em là người dân tộc Khơ me ở vùng sâu nên việc nhận thức của các em còn hạn chế. Gia đình của các em nằm rải rác ở nhiều nơi trong xã và ngoài xã xa trường nên việc tổ chức các buổi hoạt động vui chơi ngoài giờ để các em có tinh thần đoàn kết hơn còn gặp nhiều khó khăn. Một số gia đình bố mẹ mải lo làm kinh tế, ở xa như những gia đình phải đi buôn bán thiếu sự quan tâm chăm sóc, giáo dục do đó trở thành thói hư tật xấu, sống đua đòi, hách dòch dễ bò bọn xấu lôi kéo dẫn đến tình trạng kiến thức của các em bò hổng, các em bỏ học giữa chừng, tình trạng lưu ban. II. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN. 1. Nắm vững tình hình trường, đòa phương, học sinh : Trường THPT Đònh An gồm có hơn hai ngàn học sinh nằm rải rác ở 10 ấp và các xã như : Vónh Hoà Hưng Bắc, Đònh Hoà, Giồng Riềng. Trường nằm gần quốc lộ 61 và gần chợ. Để giáo dục học sinh có kết quả tốt công việc đầu tiên là chúng ta phải nắm được hoàn cảnh của từng học sinh ở đòa phương để có hướng giải quyết và uốn nắn ngay từ đầu. 2. Giáo dục nội khoá : Ngay từ đầu năm trong tiết dạy tôi đã tìm hiểu những học sinh cá biệt của từng lớp, thường xuyên quan tâm đến các em trong việc điểm danh ở từng tiết học, ghi vào sổ đầu bài, báo cáo vời giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp xử lý. Luôn luôn lồng ghép giáo dục đạo đức, nhất là việc kéo bè, kéo cánh vào trong giờ học để giảng cho các em. 3. Giáo dục ngoại khoá : Trong tiết ngoại khoá tôi đưa ra nhiều đề tài cho học sinh thảo luận, kể cho các em nghe những vụ học sinh đánh nhau gây ra nhiều đau thương. Ví dụ như học sinh trường Phó Cơ Điều đã dùng hung khí chém nhau… Tôi luôn luôn động viên những em có đạo đức tốt, học giỏi kèm cặp, giúp đỡ các bạn có những biểu hiện xấu. Trang 2 4. Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi, hiểu được hoàn cảnh và tâm tư tình cảm của từng học sinh lớp mình. Cho nên giáo viên bộ môn phải thông báo kòp thời đến giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp xử lý. 5. Giáo viên chủ nhiệm phải kết hợp với phụ huynh học sinh: Muốn giáo dục đạo đức cho các em được tốt thì phải kết hợp tốt ba mặt giáo dục: nhà trường – gia đình – xã hội. Mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình hết sức quan trọng vì ta có thể thông báo kòp thời và biết thêm sự thay đổi, tiến bộ của các em để động viên khen thưởng kòp thời. 6. Kết hợp với ban ngành đoàn thể : Đối với học sinh khi có biểu hiện kéo bè, kéo cánh phải có sự can thiệp kiệp thời của BCH đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tổng phụ trách đội . Nhất là bên ngành công an để có biện pháp xử lý kòp thời. Đoàn TNCS Hồ chí Minh và Đội thiếu niên tiền phong phải có một sân chơi, chương trình có sự lồng ghép những câu chuyện vui về vấn đề đạo đức, ra những câu hỏi cho học sinh trả lời như hái hoa dân chủ. 7. Kết hợp với BGH nhà trường và Ban phòng chống tội phạm : Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn phải có sự uốn nắn các em học sinh ngay sau có biểu hiện phạm tội. Khi sự việc xảy ra ngoài khả năng của giáo viên phải báo ngay với BGH và Ban phòng chống tội phạm để có hướng giải quyết kòp thời. 8. Khen thưởng và kỉ luật : Theo tôi khen thưởng và kỉ luật kòp thời nó có tác dụng rất tốt đến vấn đề đạo đức của học sinh, bằng những buổi sinh hoạt Đoàn, Đội, những buổi chào cờ hoạt những tiết sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm. Khi các em sửa chữa được những khuyết điểm phải có sự động viên khích lệ kòp thời để tránh tình trạng tái phát lại, còn những học sinh khi mắc khuyết điểm phải kỉ luật cho các em biết rằng các em có lỗi và phải sửa lỗi . Bên cạnh đó Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội thiếu niên tiền phong phải lập ra một đội phòng chống tội phạm để thông tin đến giáo viên kòp thời. 9 . Nâng cao uy tín của giáo viên : Qua nhiều năm công tác tôi thấy rằng người thầy giáo là những thần tượng để cho các em học hỏi noi theo vì vậy những cử chỉ lời nói của thầy cô phải thật thuyết phục đối với các em tức là chúng ta phải là tấm gương cho các em noi theo . Các em là những lứa tuổi rất nhạy bén, đang tập làm người lớn bắt trước lứa tuổi . Khi chúng ta đưa ra những nội quy cấm các em thì trước hết chúng ta phải gương mẫu trước . Trang 3 C. TÓM LẠI: Để giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường học được tốt ta luôn luôn phải là người giáo viên gương mẫu, có uy tín và đạo đức cao phải có nghệ thuật sư phạm biết kết hợp giữa lời nói và việc làm. Thường xuyên trao đổi kiến thức để có tầm nhìn rộng rãi và uy tín chuyên cao . Phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh. Khi xử lí các tình huống sư phạm không được dập khuôn máy móc mà phải biết dựa vào từng trường hợp cụ thể, từng đối tượng cụ thể có như vậy mới phát huy được tính giáo dục . Phải biết có sự kết hợp nhà trường – gia đình – xã hội. Qua đây là một số biện pháp để giáo dục đạo đức học sinh trong trường học rất mong được đồng nghiệp và cấp trên đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Trang 4 . giảng cho các em. 3. Giáo dục ngoại khoá : Trong tiết ngoại khoá tôi đưa ra nhiều đề tài cho học sinh thảo luận, kể cho các em nghe những vụ học sinh đánh. tác. Phần lớn các em học sinh có bản chất tốt. 2) Khó khăn : Bên cạnh những thuận lợi đã nêu ở trên thì giáo dục đạo đức cho học sinh còn gặp trất nhiều