Việc dạy chính tả được hiểu như rèn luyện việc thực hiện những chuẩn mực của ngôn ngữ viết ở các lớp Tiểu học, chính tả sẽ tạo điều kiện ban đầu trong hành trang ngôn ngữ cả một đời ngườ
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“RÈN VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5”
Trang 2A PHẦN MỞ ĐẦU
Chúng ta đều biết rằng: “ Nhân cách của con người chỉ có thể được hình thành thông qua hoạt động giao tiếp” Tiếng Việt là một ngôn ngữ thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta không phải lúc nào cũng giao tiếp bằng ngôn ngữ viết nhưng ngôn ngữ viết đóng vai trò quan trọng của Tiếng Việt Yêu cầu đầu tiên và quan trọng của ngôn ngữ viết là phải viết đúng chính tả Có nghĩa là khi thể hiện ngôn ngữ viết cần phải tuân theo hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ Hay nói cách khác, chính tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân Mục đích của nó là phương tiện thuận tiện cho việc giao tiếp bằng chữ viết làm cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất những điều đã viết Chính tả có thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ mới không bị cản trở giữa các địa phương trong cả nước, cũng như giữa các thế hệ đời trước và đời sau
Vì vậy việc dạy viết đúng chính tả phải được coi trọng ngay từ bậc Tiểu học Việc dạy chính tả được hiểu như rèn luyện việc thực hiện những chuẩn mực của ngôn ngữ viết
ở các lớp Tiểu học, chính tả sẽ tạo điều kiện ban đầu trong hành trang ngôn ngữ cả một đời người trong các em
Qua được học chính tả, các em nắm bắt được các quy tắc chính tả và hình thành kỹ năng, kỹ xảo chính tả Từ đó có thói quen viết đúng chính tả, giúp cho sự hoàn thiện nhân cách của học sinh Nó bắt đầu từ việc thuận tiện trong tiếp thu tri thức qua các môn học ở Tiểu học đến việc xây dựng các văn bản trong quá trình giao tiếp trong học tập
Chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học bao gồm nhiều phân môn Phân môn chính
tả có nhiệm vụ chủ yếu rèn cho học sinh nắm các quy tắc và các thói quen viết đúng với chuẩn chính tả Tiếng Việt Cùng với các phân môn khác, chính tả giúp cho học sinh chiếm lĩnh văn hoá, là công cụ để giao tiếp, tư duy để học tập, trau dồi kiến thức và nhân cách làm người Ngay từ đầu ở bậc Tiểu học trẻ cần phải được học môn chính tả một cách khoa học, cẩn thận để có thể sử dụng công cụ này suốt những năm tháng trong thời
kỳ học tập ở nhà trường cũng như trong suốt cả cuộc đời
Chính tả có tầm quan trọng như vậy nên môn học này cần phải được coi trọng ở các trường Tiểu học Nhưng trên thực tế ở địa phương tôi, hiện tượng học sinh viết sai chính
tả là khá phổ biến Việc các em viết sai lỗi bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân:
Trang 3- Nguyên nhân đầu tiên là do bất cập về ngôn ngữ như: ngôn ngữ địa phương, ngôn ngữ nhiều thành phần dân tộc, ngôn ngữ của nhân dân khắp mọi miền đến địa bàn sinh sống
- Do các em chưa có ý thức viết đúng chính tả Cụ thể là những từ giáo viên đã viết sẵn trên bảng mà các em vẫn viết sai và những từ thường xuyên sử dụng nhưng vẫn viết sai
- Học sinh đọc còn yếu , nhiều tiếng phải dừng lại đánh vần
- Không nhớ quy tắc chính tả nên viết tùy tiện , nghĩ sao viết vậy
- Do không nắm nghĩa của từ
Bên cạnh đó hệ thống sách giáo khoa, bài tập chính tả chưa xây dựng theo vùng, miền nên việc dạy và học chính tả còn gặp nhiều khó khăn
Trước tình hình như vậy, việc nhìn nhận lại thực trạng về việc dạy chính tả để từ đó tìm ra một số giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng học chính tả cho học sinh vùng phương ngữ là hết sức cần thiết Đặc biệt là việc cải tiến cách dạy chính tả sao cho khoa học, cho hiệu quả hơn Coi trọng phương pháp dạy chính tả có ý thức để việc viết đúng chính tả trở thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh ngay từ lớp đầu cấp
Xuất phát từ những quan điểm trên, bản thân lại là một giáo viên dạy học ở vùng có nhiều đối tượng học sinh có vấn đề về chính tả , tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tàì
“ Rèn viết đúng Chính tả cho học sinh lớp 5” để góp phần nâng cao chất lượng dạy – học phân môn Chính tả
Trang 4B NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Cơ sở về ngữ âm học.
- Chữ viết của Tiếng Việt là chữ viết ghi âm nên nguyên tắc chính tả chủ yếu của Tiếng Việt là nguyên tắc ngữ âm học, nghĩa là mỗi âm vị được thể hiện bằng một tổ hợp chữ cái, mỗi âm tiết, mỗi từ có một cách viết nhất định Do đó việc viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sở viết đúng Để phát huy một cách có ý thức đặc biệt là những vùng phương ngữ, việc dạy chính tả phải theo sát nguyên tắc này Nghĩa là phải tôn trọng việc phát âm, lấy phát âm để điều chỉnh chữ viết
- Ở Tiếng Việt, nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc ngữ âm học, ngoài ra chính tả Tiếng Việt còn được xây dựng trên một số nguyên tắc như: Nguyên tắc truyền thống lịch
sử, nguyên tắc khu biệt… Khi viết chính tả phát âm thế nào thì viết thế ấy Hiện tượng cách phát âm ở những vùng miền khác nhau (phương ngữ), trong khi đó hệ thống ghi âm tiêu chuẩn của Tiếng Việt lại chưa được xác định một cách chính thức Do đó khó có thể phổ biến rộng rãi hệ thống ấy được Hơn nữa trong Tiếng Việt việc phát âm không phù hợp với tiêu chuẩn lại có trường hợp trong đó một từ đồng thời mang hai biến thể phát
âm, khó có thể nói biến âm nào là chuẩn
Ví dụ: chong chóng – trong tróng
Hoặc có khi cùng một cách phát âm nhưng lại có hai cách viết
Ví dụ: /z/
/i/
Bản thân hệ thống âm vị Tiếng Việt còn một số không ghi thống nhất, một âm có thể ghi bằng nhiều con chữ
d: dải lụa
gi: giải thích
i: lí luận
y: Lý Thường Kiệt
Trang 5/k/
Hoặc trong bộ chữ cái Tiếng Việt còn chữ “h” là một hiện tượng đặc biệt Nó vừa
sử dụng độc lập làm đại diện cho phụ âm /h/ thể hiện bằng con chữ “h”, vừa được sử dụng theo cách ghép với các con chữ khác làm đại diện cho 7 âm nữa đó là: ch, gh kh,
nh, ngh, ph, th Do vậy khi sử dụng cần chú ý không nên lầm tưởng là trong Tiếng Việt
có phụ âm kép Dù “h” đứng một mình hay “h” đứng sau các chữ khác (c, g, k, n, ng, p, t) thì ch, gh, kh, nh, ngh, ph, th đều có giá trị như nhau Mỗi hình thức trong 7 hình thức đó đều chỉ thay thế cho 1 âm mà thôi Do vậy có quan niệm g đơn, g kép, ng đơn, ng kép là bất hợp lý Cách nhận biết tốt nhất về “ng” và “ngh” là dựa vào khả năng kết hợp chung với nguyên âm
Trước những bất hợp lý trên, việc xác định những trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh vùng phương ngữ, một mặt phải coi trọng những biến thể phát âm địa phương, đồng thời phải giải nghĩa để sử dụng dựa vào các văn cảnh cụ thể để ghi nhớ cho học sinh cách phân biệt chính tả
Do vậy hai nhiệm vụ chủ yếu của việc đề cao nguyên tắc dạy học chính tả có ý thức là: giải quyết những vấn đề tồn tại của chữ quốc ngữ Tôn trọng nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực, phải chú ý cách phát âm của địa phương
Trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học nhận thức hiện thực khách quan mang đậm màu sắc cảm tính Các giác quan như tai, mắt được sử dụng nhiều trong nhận thức sự vật, cho nên trực quan cụ thể là những yếu tố đặc biệt quan trọng góp phần tạo nên nhận thức và tư duy của học sinh Tiểu học “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” Khi dạy chính tả cho học sinh Tiểu học cần vận dụng triệt để đặc điểm, nhận thức của trẻ em ở lứa tuổi này
VD: Nghe và quan sát cách phát âm đúng để phát âm đúng Quan sát cách viết đúng để viết đúng , dần dần học sinh sẽ tích luỹ được những kinh nghiệm, làm giàu thêm tri thức chính tả cho bản thân Kết quả là các em nhận thức được những vốn kinh nghiệm một cách có ý thức, tạo nên kĩ năng kĩ xảo cho các em Từ đó giúp các em dễ dàng trong việc tiếp thu các tri thức của các môn học, nhất là trong phân môn Tập làm văn
c (con cuốc)
k (cái kim)
q (tổ quốc)
Trang 6II THỰC TRẠNG:
1 Thực tế trình độ chính tả của học sinh Tiểu học.
Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu khảo sát sách vở chính tả, vở tập làm văn của học sinh bản thân tôi nhận thấy: Vở chính tả, tập làm văn của các em và các vở khác mắc khá nhiều lỗi chính tả Thống kê số lỗi chính tả của các em tôi thấy có 3 lỗi cơ bản sau :
- Lỗi chính tả do không nắm vững chính tả: lỗi này thường gặp khi viết các phụ âm đầu: d/gi; ch/tr; ng/ngh, s/x
- Lỗi do không nắm vững cấu trúc âm tiết của Tiếng Việt và không hiểu cấu trúc nội bộ của âm tiết Tiếng Việt nên học sinh viết sai
VD: quanh co; khúc khuỷ; ngoằn nghèo
- Lỗi chính tả do viết theo lối phát âm địa phương :
VD: ăn cơm(en cơm), quả cam(quả côm), cái bàn (cáy bàng),
Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng sai trên tôi thấy chủ yếu là do học sinh phát
âm sai Thường các em còn phát âm lẫn lộn giữa âm s – x, ch- tr , thanh hỏi- thanh ngã nên không phân biệt được khi viết.Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, tôi xin được thống
kê số liệu học sinh mắc lỗi chính tả ở lớp tôi đầu năm như sau:
Lớp Tổng số
học sinh
Các lỗi chính tả thường mắc Thanh hỏi/ ngã d/gi/r; tr/ch; s/x; g/gh Cấu trúc âm tiết
Những tồn tại trên dẫn đến chất lượng học chính tả của học sinh còn nhiều hạn chế Đặc biệt với những vùng phương ngữ thì đây là một thiệt thòi rất lớn vì các em không có điều kiện để đạt tới một chuẩn mực chính tả như mong muốn Để khắc phục tình trạng này thì trước hết cần phải thường xuyên bồi dưỡng giáo viên để giáo viên có đủ kinh nghiệm, trình độ giúp học sinh nắm được quy tắc chính tả, hình thành kỹ năng, kỹ xảo chính tả, bỏ được thói quen phát âm sai,
Trước hết phải khẳng định rằng môn Tiếng Việt ở Tiểu học SGK đã xác định được những trọng điểm chính tả cơ bản cần dạy cho học sinh Các bài tập trong SGK cũng khá
đa dạng, phù hợp với từng khối lớp và cấu trúc đi từ dễ đến khó
Trang 7Tuy nhiên về hạn chế SGK còn đánh đồng nội dung dạy học trong cả nước cho nên có thể nói nội dung dạy chính tả trong SGK Tiếng Việt vừa thừa lại vừa thiếu do chưa sử lý được việc dạy chính tả theo khu vực Thừa ở các em vừa phải luyện tập ở cả những nội dung mà các em đã biết, không mấy khi sai sót Thiếu ở chỗ không đủ thời gian để đi sâu hơn, luyện tập nhiều hơn để tránh những lỗi mà các em thường mắc phải Điều này cũng gây không ít khó khăn cho việc dạy học chính tả ở Tiểu học, đặc biệt ở những vùng phương ngữ
III GIẢI PHÁP,BIỆN PHÁP:
Từ những nguyên nhân trên , để giúp học sinh viết đúng chính tả tôi bắt đầu bằng cách giúp các em nắm vững vần quốc ngữ và luật chính tả
Đầu tiên tôi cho các em viết tất cả các vần quốc ngữ và một số luật chình tả vào trang đầu quyển vở chính tả
Ví dụ: - Trong tiếng Việt gồm các vần: an, ăn, ân, am, ăm,âm, om, ơm, ôm,…vv
- Luật chính tả :
+ Ng, g, c luôn đứng trước a, ă, â, u, ư, o,…
+ Ngh, gh, k luôn đứng trước âm e, ê, i
Để học sinh dễ nhớ tôi cho các em kẻ sơ đồ như:
a
ư
o
a
ư o
Trang 8+ Viết hoa các danh từ riêng, các chữ đầu câu.
+ Khi chấm xuống dòng phải viết lùi vào trong 1 ô li
+ Viết xong một khổ thơ phải cách ra một dòng để viết khổ thơ khác
+ Viết hết một câu phải dùng dấu chấm câu
+ ………
Và bắt buộc các em hằng ngày xem, học thuộc hết các luật đó, đến đầu tiết chính tả hàng tuần tôi kiểm tra một vài em cộng với việc giáo viên phải nhắc lại một lần
Ngoài tiết chính tả hằng tuần, chương trình lớp 5 của trường tôi một tuần có thêm hai tiết Tiếng việt ôn luyện, tôi dành riêng một tiết để ôn lại các qui tắc viết chính tả như:
- Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí
- Quy tắc viết hoa cụm từ chỉ huân chương, huy chương, danh hiệu
- Quy tắc viết y,i
VD: + Viết i sau âm đầu (niềm tin, tiên tiến,….)
+ Viết y sau âm đệm (truyện tuyết,… )
+ Khi đứng một mình thì viết i đối với từ thuần việt (ầm ĩ, ì ạch, í ới,…) viết
y đối với từ gốc hán (y tá, y hệt, y phục…)
- Quy tắc viết dấu thanh hỏi/ngã: Đối với từ láy, từ đồng nghĩa,…
VD: Trong từ láy có một âm tiết mang dấu thanh huyền , ngã, nặng thì âm còn lại
là dấu ngã
(Mỡ màng, phũ phàng, chập chững, dựa dẫm, lững thững, nhõng nhẽo,….)
Trong từ láy có một âm tiết mang dấu thanh ngang, sắc, hỏi thì âm tiết còn lại đi cùng có dấu hỏi (dai dẳng, nham nhở, bướng bỉnh, gắt gỏng, hổn hển, lủng củng,…)
Bên cạnh đó giúp học sinh nắm được khả năng kết hợp của các kí hiệu từ trong các trường hợp sau:
+ Các con chữ phụ âm kết hợp với các con chữ nguyên âm để tạo nên phụ âm đơn như “gi”, “qu” Con chữ phụ âm đi trước, con chữ nguyên âm đi sau Trong thực tế chính
tả, khi xuất hiện “q” thì nhất thiết sẽ có “u” đi kề liền Đây là luật yêu cầu học sinh cần nắm vững
+ Các con chữ phụ âm kết hợp với nhau để tạo nên phụ âm đơn
Trang 9VD “ngh”, “ng”, “gh”, “tr” Trong Tiếng Việt dùng 9 kí hiệu phụ âm đơn: ph, th,ch, kh, nh, ng, gh, ngh, tr Với hình thức chuỗi như vậy không bao giờ được phép kết chuỗi đảo ngược các thứ tự sắp xếp như rt, hn
+ Các con chữ nguyên âm kết hợp với nhau để tạo nên một kí tự nguyên âm đôi VD: iê, ia, ươ, uô, ua, uâ
Ngoài việc giúp học sinh nắm luật viết chính tả, vần quốc ngữ, tôi hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả trên cơ sở hiểu đúng nghĩa của từ Muốn viết đúng một từ, học sinh phải biết đặt từ đó trong mối quan hệ với cụm từ và các văn bản Nếu ta tách từ đó ra khỏi văn bản có thể học sinh sẽ không hiểu được nghĩa và do đó dẫn đến việc viết sai chính tả
VD: Khi đọc tiếng “cuốc” nếu không đặt nó trong mối quan hệ, cụm từ, câu thì rất khó xác định nghĩa để viết đúng Nhưng nếu đặt nó trong câu: “Mẹ em vác cuốc ra đồng” hoặc trong từ “Tổ quốc” thì học sinh dễ dàng viết đúng
Hoặc khi đọc một từ có hình thức ngữ âm là “ dành” thì học sinh sẽ lúng túng trong việc xác định hình thức chữ viết của từ này Nhưng nếu đặt nó vào ngữ cảnh hay gắn cho
nó một nghĩa xác định như: Em để dành tiền mua sách vở tặng các bạn có hoàn cảnh khó khăn Trong trận đấu bóng đá ngày mai các em phải giành lấy chiến thắng thì các em sẽ
dễ dàng viết đúng
Về bản thân, tôi phải tự tập cho mình phát âm chính xác các tiếng do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương và tìm thêm nhiều từ, đặt thêm nhiều câu thích hợp để khi cần vận dụng tôi có thể giúp các em trong mỗi tiết dạy và theo từng loại bài chính tả
Đối với phân môn chính tả của lớp 5 có hai loại bài đó là chính tả nghe - viết và chính tả nhớ - viết nhưng theo tôi dù loại bài nào thì các bước: luyện đọc chữ khó, luyện viết chữ khó, phân biệt nghĩa, viết bài và chữa lỗi cũng đều rất quan trọng nên tôi thực hiện đầy đủ trong mỗi tiết dạy
* Bước luyện đọc chữ khó: Đây là bước tương đối quan trọng vì học sinh phát âm đúng các em sẽ viết đúng.Để học sinh viết đúng, trước hết tôi phải đặt phân môn chính tả nằm trong mối quan hệ giữa các phân môn khác của Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn tập đọc , luyện từ và câu Học sinh muốn viết đúng thì phải hiểu được nghĩa và phát âm đúng từ đó Nếu học sinh phát âm sai, tuỳ tiện sẽ dẫn đến hiểu sai và viết sai hoặc do thói quen lâu ngày không được sửa chữa Do vậy tôi phải chú trọng việc phát âm chuẩn cho học sinh trong các giờ tập đọc và dành nhiều thời gian hơn cho việc sửa lỗi phát âm cho học sinh Để học sinh phát âm đúng tôi luôn chọn tiếng, từ gắn chặt với phương ngữ phổ biến làm trung tâm
Trang 10Ví dụ: Đối với các em Dân Tộc Mường luyện đọc tiếng, từ có dấu thanh, ngã, hỏi huyền, nặng, còn học sinh người Quảng đọc tiếng, từ có vần an-ang, en-ăn, om-am…và tôi chia lớp làm ba dạng ngôn ngữ (Bắc, Trung, Nam) rồi tùy theo bài chính tả mà tôi chọn từ, chọn nhóm đọc
Ví dụ: Bài này tập trung luyện đọc cho các em Dân tộc thiểu số, bài tiếp theo thì tập trung luyện đọc cho các em thuộc ngôn ngữ phía Bắc,
Ngoài ra tôi chọn thêm một số từ có vần khó, dễ lẫn lộn cho cả lớp luyện đọc Để học sinh phát âm đúng, đọc chính xác, tôi hướng dẫn kĩ cách phát âm từng từ, từng tiếng
đã chọn rồi mới cho đọc Nếu có em đọc sai tôi sửa ngay và cho các em luyện đọc lại Tuy các em đã luyện đọc kĩ ở tiết tập đọc nhưng đến tiết chính tả tôi luôn cho các
em luyện đọc lại vài lần và trong quá trình luyện đọc, tôi thường xuyên kết hợp phân biệt nghĩa khi có học sinh phát âm sai
Ví dụ: Để phân biệt đổ/ đỗ
Tôi ghép tiếng đổ và đỗ vào từ “xe” rồi cho các em phân biệt nghĩa từng từ sau đó đặt câu cho mỗi từ
Xe đổ: Xe bị nghiêng, bị lật xuống
Xe đỗ: Xe dừng lại, đứng tại chỗ
Chiếc xe tải bị đổ xuống lòng vực
Chiếc xe tải đỗ lại bên lề đường
Ngoài việc luyện đọc tiếng, từ có trong bài tôi còn cho học sinh tìm và nêu thêm tiếng, từ có vần âm, thanh cần phân biệt ngoài bài viết ghi lên bảng và cho luyện đọc thêm
* Bước luyện viết chữ khó: Đây cũng là bước quan trọng nhưng khi học sinh luyện đọc từ khó kĩ thì việc luyện viết chữ khó tương đối dễ dàng hơn, giáo viên chỉ cần đọc lại các từ học sinh vừa luyện đọc cho các em viết vào bảng con rồi kiểm tra , sửa chữa Nếu
có học sinh viết sai thì gọi em đó lên bảng viết lại cho đúng.Còn đối với bài ít từ khó tôi thường đọc cả câu cho học sinh tự chọn ra từ khó để viết và tìm thêm một số từ cho các
em luyện viết thêm
Ví dụ: Tiết chính tả hôm nay có vần khó là “uyêt” trong từ “kiên quyết” thì tôi có thể đọc thêm các từ: huyết thống, sào huyệt, trăng khuyết,….cho học sinh viết.(Với những bài chính tả mà nội dung bài không có trong danh sách tập đọc thì giáo viên cần luyện đọc và luyện viết các từ khó kĩ hơn ở tiết chính tả)