Ngôn ngữ giàu tính triết lý Phật giáo

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa yếu tố tôn giáo và yếu tố thẩm mỹ trong những sáng tác văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ (Trang 66 - 76)

6. Cấu trúc của Luận văn

3.2.2. Ngôn ngữ giàu tính triết lý Phật giáo

Kinh Lăng Già (…..) khẩn thiết bảo ta rằng ngôn ngữ là một phương tiện hoàn toàn thiếu thích đáng để diễn đạt và truyền đạt nội thể của Giác Ngộ. Kinh Kim Cang viết “Vô pháp khả thuyết thị danh thuyết pháp” (thuyết pháp là: không có pháp nào có thể thuyết ấy là thuyết pháp). Thực tại vô tướng, thể tính chơn như không thể diễn tả bằng ngôn ngữ, hay bằng ý niệm. Thiền Tông phương châm vô ngôn, bởi vì sự chứng ngộ không thể nói bằng lời, không thể diễn đạt người này đạt ngộ như nào, người kia đạt ngộ ra sao, tất cả đều im

ắng trong không gian Thiền tĩnh mịch, và thời gian chân như, trong một khoảnh khắc hốt nhiên chứng ngộ, có thể trong cả đời vẫn chưa ngộ, vẫn sống trong u mê vẩn đục. Phật giáo khác với các tôn giáo ở chỗ đó, nói là vô ngôn không có nghĩa là không nói gì, sự vô ngôn thể hiện bằng nhiều cách, thời đức Phật Thích Ca khởi đầu cho phương pháp dĩ tâm truyền tâm, “Thế Tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu”. Sự vô ngôn trong Thiền tông là phương pháp chứng ngộ tuyệt bích mà dòng Thiền Vô Ngôn Thông thực hiện theo tông chỉ đó. Bởi ngôn ngữ là một giới hạn, một rào cản có thể phá bỏ nhiều tính chất thực của sự vật, sự việc. Nhưng trong những trường hợp khác nhau mà mức độ sử dụng ngôn ngữ khác nhau, không phải trường hợp trao truyền pháp môn nào cũng vô ngôn. Bởi thế trong nhà Phật hai chữ “tùy duyền” sử dụng rất linh hoạt trong từng hoàn cảnh, và đối với mỗi Thiền sư áp dụng sự tùy duyên một cách khác nhau trong việc thuyết pháp cho đệ tử hiểu đạo lý. Nhưng nói vô ngôn, vậy những bài thơ Thiền thì vô ngôn ở đâu, những bài thơ Thiền vẫn có ngôn ngữ đó thôi. Trong mỗi bài thơ Thiền, cách thể hiện ngôn ngữ của mỗi Thiền sư là khác nhau. Điểm khác biệt giữa ngôn ngữ thơ Thiền và ngôn ngữ của thể loại văn chương khác ở chỗ nào. Nói về thi ca “ý tại ngôn ngoại”, nhưng không phải là không có ngôn ngữ, sự hàm ngôn ở đây khác với sự vô ngôn trực ngộ của thơ Thiền. Ý không thể hiện rõ nhưng ngôn ngữ vẫn hiện diện tạo biên độ để ý lộ ra ngoài. Ngôn ngữ trong thi ca tuy không nhiều như ngôn ngữ diễn giải trong văn xuôi, không mang tính thời đại trong ký sự nhưng nó vẫn là những âm vần được thoát ra từ cảm xúc của nhà thơ “tức cảnh sinh tình”.

“Nhân tình sơ mật xao bồng vũ Thế thái cao đê phách ngạn triều”

(Tình người lúc thân lúc sơ như hạt mưa gõ trên mui thuyền Thói đời khi cao khi thấp như ngọn sóng vỗ bên bờ sông)

(Chu trung độc chước – Trần Quang Thiều) [29, tr.107]

Tác giả Trần Quang Thiều cũng dùng câu từ hàm xúc để thể hiện quan niệm tâm tư của mình trước sự thay đổi của nhân tình thế thái, tác giả dùng sự so sánh với “hạt mưa gõ trên mui thuyền” thể hiện nỗi buồn trước lòng người trước cuộc đời. Tuy nhiên trong thơ Thiền thì khác hẳn. Không có sự bộc lộ nỗi niềm u buồn, hay sự cô tịch niềm nhớ mong. Mà ngôn ngữ thơ Thiền là ngôn ngữ của cõi lòng đã ngộ, là thứ ngôn ngữ không còn mang tính cảm tính mà ngôn ngữ trực nhận trước hiện tiền của tạo vật. Tuy là thơ Thiền nhưng không phải tác giả nào cũng sử dụng ngôn ngữ giống nhau. Mỗi người lựa chọn đường đi riêng của mình song cái đích cuối cùng của Thiền thi là mang tới sự nhận chân về cuộc sống, về tạo vật bằng con mắt biện chứng. Đó là thứ ngôn ngữ biện tâm của Thiền ca.

Cùng một phạm trù chân như liễu ngộ, Huệ Quang tôn giả sử dụng khí tiết của hoa mai để nói về mùa xuân.

Mai hoa: [6]

Dục hướng thương thương vấn sở tòng, Lẫm nhiên cô trĩ tuyết sơn trung.

Chiết lai bất vị già thanh nhãn, Nguyện tá xuân tư ủy bệnh ông. Dịch: Hoa mai

Ngửa mặt trời xanh hỏi lý do

Hiên ngang trong núi mọc mình hoa Bẻ về, không để chưng vui mắt Chỉ mượn mầu Xuân đỡ bệnh già

Bài thơ “Mai hoa” thuộc chủ đề thơ vịnh cảnh của Huyền Quang Tôn giả. Tuy nhiên, chủ đề là vịnh cảnh, nhưng cả bài thơ không mô tả vẻ đẹp hay màu

sắc của hoa mai. Tác giả mượn đặc tính của hoa mai chịu được tàn lạnh, mà vẫn tươi tốt, mang tới mùa xuân những sắc hoa rực rỡ. Qua hình ảnh cành mai mà Huyền Quang Thiền nhân muốn nói về sự thức tỉnh của con người trước lúc chiều tà, nhận rõ “già đã điểm trên đầu” nhưng không vì thế mà âu sầu rầu não. Huyền Quang tường tận về quy luật sinh tồn của sự vật, tác giả thấu triệt về sinh diệt của cảnh vật của cuộc đời con người. Hiểu được quy luật của tạo hóa đó, tác giả muốn mượn cành mai để mang mùa xuân về, mượn cành mai để nói về khí tiết thanh cao của mình. Cả bài thơ là sự rung động của tâm hồn trước cảnh sắc sinh tàn, là bài ca ca ngợi về sự sống bất diệt của con người.

Trần Nhân Tông, trước cảnh xuân mà lòng không rạo rực, trước sự chuyển đổi của vạn vật mà lòng vẫn như nhiên. Nhà thơ, Thiền gia đã gạt bỏ được những muộn phiền của cuộc đời, những vần xoay của tạo hóa, mà tâm tĩnh lặng như nhiên trước cảnh vật. Sự tĩnh lẵng đó thể hiện tâm đốn ngộ của nhà thơ. Bài thơ là sự lắng đọng thi nhân nhìn đời bằng con mắt Thiền gia. Đối với nhà thơ thì cuộc sống muôn màu muôn vẻ lúc nào cũng trôi đi, cũng chảy theo sự tham vọng của lục dục của bản ngã. Nhưng sự xô bồ của cuộc sống không ảnh hưởng tới các Thiền gia, những con người ở bậc trí giác của hạnh ngộ.

Dương liễu hoa thâm điểu ngữ trì Hoađường thềm ảnh mộ vân phi Khách lai bất vấn nhân gian sự Cộng ỷ lan can khán thúy vi

Huệ Chi dịch:

Chim nhẩn nha kêu liễu trổ dày Thềm hoa chiều rợp bóng mây bay Khách vào chẳng hỏi chuyện nhân thế Cùng tựa lan can ngắm núi mây. [6]

Sự vô ngôn trong thơ Thiền, là sử dụng những cặp phạm trù sóng đối khi nói về giáo lý, khi thì nói nghịch, khi nói quá, khi thì nói vòng vo, cái cần nói không nói, nhưng qua những vần thơ lại toát lên trong đó tư tưởng giác ngộ. Thơ Thiền Tuệ Trung Thượng sĩ cũng giống như những bài thơ Thiền của các Thiền gia khác, đó là những bài ca liễu ngộ trong phút giây thực chứng bằng cảm xúc và trí tuệ bát nhã mà khởi thành. Nó không phải những rung động của thứ luyến ái đơn thuần, nó không phải là những rung cảm bột phát từ hỉ nộ ai lạc, mà nó là kết quả của quá trình thực chứng, sự trải nhiệm của lý tính của suy tưởng và vô duy. So với những Thiền gia làm thơ cùng thời thì thơ Tuệ Trung Thượng sĩ không mượt mà mà trữ tình như thơ Huyền Quang, không thế tục như thơ Trần Nhân Tông, ở trong ngôn ngữ thơ của Tuệ Trung đâu đâu cũng thấy sắc màu triết lý của tôn giáo, lúc bàng bạc dư vị của tâm ngộ, khi mơ mơ tỉnh tỉnh trong những mê ngộ.

Mộng trung tác sinh tế sinh thô Giác hậu vô tuyệt liêm tuyệt hào Dịch:

Lúc đang mộng nào thô nào tế Tỉnh ra rồi chẳng một mẩy may

(Trữ từ tự cảnh văn)

Thơ Thiền, thật khó dùng ngôn từ diễn tả hết sự vi diệu ở thành quả của nó. Để hiểu được phần nào nội dung của thơ Thiền, cũng sẽ là sự tùy nghi với mỗi đối tượng. Minh Đức Triều Tâm ảnh nói: “Thơ vi vút trong không gian thẩm mỹ của ước lệ, còn Thiền thênh thang trong cõi tĩnh mặc trong sáng và vô duy. Bởi thế ngôn ngữ của Thiền khác ngôn ngữ của thơ ca, và ngôn ngữ trong thơ Thiền khác biệt với ngôn ngữ của những thể loại thơ khác. Ngôn ngữ của thơ Thiền là ngôn ngữ trực quan, cụ thể, mang triết lý về cuộc sống

nhân sinh, sinh tử, niết bàn, vô ngã…"13

điểm qua mấy chục bài thơ Thiền của Tuệ Trung những khái niệm được ông sử dụng trong thơ chứa chan màu sắc tôn giáo, ngôn ngữ giàu triết lý Phật giáo: những từ như Phật, Tâm, Không, “nhân duyên”, “tứ đại”, Thiền, “niệm”, “giả danh”, “tâm vương”, “sát na”, “nhị kiến”, “sinh tử”, “phiền não bồ đề”, “ngã nhân”, “sắc không”, “hữu vô”, “mê ngộ”, “thị phi”, “vọng chân”, “bất nhị”, “tức tâm tức Phật”, “tức Phật tức tâm”, “nương sinh diện”. Đó là những khái niệm mà Tuệ Trung dùng trong thơ của mình. Những phạm trù mang tính triết lý đạo Phật. Ở ngôn ngữ thơ của Tuệ Trung Thượng sĩ không giàu hình ảnh, không khiến người ta siêu lòng bởi những du dương mà khiến người ta lắng đọng và suy tưởng nhiều hơn. Từng câu chữ từng cụm từ lúc nào cũng đánh thức người đọc từ bến mê tìm về bến giác. Thơ là người, thơ của Tuệ Trung Thượng sĩ phản chiếu tâm hồn Tuệ Trung, khi thét lên trời xanh tiếng hét rợn người, khi lắng lại trong khúc hát tiêu dao của kẻ mặc khách, lúc lại trầm ngâm suy tư của người quân tử, khi trầm mình lắng đọng của bậc Thiền giả. Qua ngôn ngữ thơ Tuệ Trung Thượng sĩ đủ để thấy được nhiều tâm trạng của thi nhân, tâm trạng của kẻ lữ thứ giữa chốn tùy tục, của kẻ sĩ bất đắc chí trong chốn quan trường, của những lời thơ tri ân ca ngợi đức hạnh của các bậc đại sư đi trước. Nếu phân nhóm thơ của Tuệ Trung thành những nhóm khu biệt, có thể tìm trong đó nhóm thơ về cảm tác trước vũ trụ bao la sinh tử niết bản, giải thoát giác ngộ, nhóm thơ về vui thú tiêu dao, nhóm thơ về cảnh vật trong dưỡng chân trang và nhóm tri ân ca ngợi công đức của các Thiền sư đi trước. Trong thơ của Tuệ Trung còn chất chứa những câu hỏi phản vấn, và những câu hỏi tự thân, hỏi để hỏi mà cũng không để hỏi: “Thôi hỏi tử sinh, ma với Phật”; “sinh tử từ đâu

13

Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Thơ, Thiền - Những đường bay và những chân trời, Bài tham luận trong Festival thơ Huế (2006)

chớ hỏi mà”; “người mất trước kia là ai đó? Người sinh sau này lại là ai?” - (Tiền thất giả thị a thùy? Hậu đắc giả hựu thị thùy?) [46].

Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút đã nhận định "Thơ đời Trần tinh vi trong trẻo, đều có sở trường tột bật cũng như đời Hán, đời Đường bên Trung Hoa" hay Lê Quý Đôn trong Quần thư khảo biệnThư kinh diễn nghĩa đã tự hào rằng: "Nước Nam ta, hai triều nhà Lý, nhà Trần ngang vào khoảng triều nhà Tống, nhà Nguyên. Lúc ấy tinh hoa, nhân tài cốt cách văn chương, không khác gì Trung Hoa". Tuệ Trung Thượng sĩ là nhân cách sáng ngời đời Trần, trong số những thi nhân đời Trần thi Tuệ Trung Thượng sĩ nổi lên như một bông sen ưu tư trí tuệ giữa vườn Thiền. Ngôn ngữ trong thơ Thiền nói chung và thơ Tuệ Trung Thượng sĩ nói riêng là thư ngôn ngữ vô ngôn. Cách nói vô ngôn có thể gói trong những thí dụ sau: Nói nghịch, Nói vượt qua, Nói chối bỏ, Nói quyết, Nói nhại, Hét, Phép im lặng, Lý luận vòng tròn. Ở thơ Tuệ Trung có đủ những cách nói như thế. “Hét” là những âm thanh kết thúc bài thơ. Một tiếng hét lên, tác động cực lớn tới người tiếp nhận, tạo sự giật mình trong trạng thái chông chênh để tìm đến trạng thái vô thức của chứng ngộ.

Tỉnh ! tỉnh ! trước ! Trước ! tỉnh ! tỉnh !

Tứ lăng đạp địa vật khi khuynh A thùy ư thử tính đắc cập

Cao bộ Tì Lô dính thượng hành Hát

Dịch: Thức ! thức ! tỉnh ! Tỉnh ! thức ! thức !

Dẫm đất bốn bề chớ lệch nghiêng Ai có như lời tin được vậy

Đạp đỉnh Tì Lô bước bước lên

(Tiếng hét)

(Phật tâm ca) [46]

Đồng nhiếp nhập Như Lai quảng đại viên trí Chi kính

Đốt Dịch :

Cùng nhiếp vào gương tròn đầy rộng lớn trí Như Lai

(tiếng hét)

(Phàm thánh bất dị) [46] Cao ấp trân trọng

Bằng hữu đệ huynh

Hoặc nhân nhân hữu thánh hữu thánh hữu linh Hảo biếm khởi nhãn tình tiến da

Đốt !

Chắp tay trân trọng Dâng lên bạn lứa anh em Hoặc ai ai tâm thánh trí linh Xin ghé mắt xem qua chốc lát (tiếng quát)

(Trữ từ tự cảnh văn) [46]

“Hát” trong bài “Phật tâm ca”, “đốt” trong “Phàm thánh bất dị”; “Trữ từ tự cảnh văn”. Kết thúc bài thơ là tiếng hét xuất hiện, lý giải vòng vo có, nói nghịch có, nói quyết có. Ngôn ngữ thơ Thiền đặc trưng và khác ngôn ngữ thơ đơn thuần khác. Thơ là những khúc nhạc du dương đưa hồn con người từ cánh đồng bát ngát mênh mông của niềm vui hạnh phúc đến bến vắng của khổ đau, bất hạnh. Thơ là điệu hồn tâm trạng của thi nhân, ngôn ngữ thơ tinh tế ngắn gọn diễn tả đủ nhất những cảm xúc rung động của con người trước cảnh vật thiên nhiên vũ trụ, nói lên được những khát khao của tiểu ngã và mong muốn thoát khỏi những bó buộc của quy luật. Thơ Thiền lại khác, cái khác ở đây rất cụ thể rõ ràng. Trong thơ Thiền không dung chứa những cảm xúc đơn

thuần của con người, không có đường bay của những ảo mộng và những chân trời viễn xứ. Thơ Thiền là thể loại thơ đặc biệt nhất trong dòng thơ của kho tàng văn học nước ta. Tất cả sự thanh tao và điều thực chứng của các Thiền sư về sắc không, hữu vô, về vô minh, giải thoát giác ngộ, niết bàn sinh tử, chân như được diễn đạt trong thơ Thiền. Ở đó ngôn ngữ không phải là những giọng điệu ca thán, mà là ngôn ngữ tự thân, sự vô ngôn, không lý giải, kiến giải mà chỉ đưa ra những mệnh đề, đưa ra những lý thuyết và giáo lý để người đọc tự cảm nhận, tự huyền hoại trong đó để tìm một đường bay thênh thang cho riêng mình. Thơ Thiền là sự kết hợp của minh triết phương đông và tư duy tri kiến của bậc giác ngộ. Ngôn ngữ thơ đã hòa trong những tri kiến đó, không có thứ ngôn ngữ diễn tả cảm xúc. Trong thơ Thiền những câu thơ đôi khi tưởng đối nghịch, đôi khi tưởng lạc vấn đề từ câu đầu đến câu cuối, nhưng nó lại là một chỉnh thể, chỉ là cách nói khác của nhà thơ để lý giải về một phạm trù Thiền tính trong đó.

Tòng vô hiện hữu, hữu vô thông Hữu hữu vô vô tất cánh đồng Dịch:

Từ Không hóa Có, Có Không thông Có Có Không Không rốt lại đồng

(Vạn sự quy như)

Một trong những cách nói của Thiền gia đó là nói vòng vo, một vòng luẩn quẩn, nhưng cái luẩn quẩn đó lại chính là cái quy luật hằng thường. Triết lý nhà Phật vê sắc không, hữu vô, luôn là phạm trù mà người tiếp nhận truy tầm. Có, Không, đúng là Có Có Không Không, nhưng cuối cùng nói Không với Có, vì theo Tuệ Trung Thượng sĩ thì tất cả mọi Có và Không đều là một. Quan niệm nhất nguyên của ngài dẫn về con đường đồng quy mọi thứ. Sinh ra là Có, mất đi là Không, nhưng sinh cũng là Không thì còn đâu cái mất đi nữa.

Nói là Có thì Có, nói là Không thì Không, không nói Có thì không có Không, và không khởi niệm Không lấy đâu cái Có để đối nghịch. Sự vòng vo dẫn tới một chân như tuyệt đối mà Tuệ Trung Thượng sĩ muốn diễn giải.

Quan âm lưu thủy Phú quý phù vân Phong hỏa tán thời Lão thiếu thành trần

Hồn phách phân, sắc thân như mộng Dịch:

Tháng ngày nước chảy Giàu sang mây trôi Gió lửa rã tan Già trẻ thành bụi

Hồn lìa phách sắc thân như mộng.

(Trữ từ tự cảnh văn) [12]

Tuệ Trung Thượng sĩ nói về một quy luật nhân sinh bằng ngôn ngữ quả quyết của Thiền tông, đó là cách nói khẳng định trước sự vật, khẳng định sự chảy trôi của tháng ngày, sự biến hóa của đời người từ trẻ rồi đến già. “Hồn lìa phách sắc thân như mộng” câu thơ khẳng định về quy luật sinh tồn của con người, trẻ già rồi chết đi, sắc thân tan biến và như một giấc mộng. Quả là thơ

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa yếu tố tôn giáo và yếu tố thẩm mỹ trong những sáng tác văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ (Trang 66 - 76)