Tu dưỡng luận hay chính là tư tưởng “hòa quang đồng trần” của Tuệ

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa yếu tố tôn giáo và yếu tố thẩm mỹ trong những sáng tác văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ (Trang 50 - 56)

6. Cấu trúc của Luận văn

2.2.2.Tu dưỡng luận hay chính là tư tưởng “hòa quang đồng trần” của Tuệ

Tằng vi vật dục dịch lao khu Bãi lạc trần hiêu thế ngoại du Tát thủ na biên siêu Phật, Tổ Nhất hồi đẩu tẩu, nhất hồi hưu (Xuất trần)

Niết bàn sanh tử mạn la lung Phiền não bồ đề nhàn đối địch (Phật tâm ca)

Đáo gia tu tri bãi vấn trình

Kiến nguyệt an năng khổ tầm chỉ (Sinh tử nhàn nhi dĩ)

Dịch: Từng do vật dục khiến lao thân Gạt bỏ trần duyên khiến nhẹ lâng Buông lỏng tay ra siêu Phật, Tổ Mỗi lần phấn chấn lại lần khân

Dịch: Niết bàn sanh tử chẳng buộc ràng Phiền não bồ đề không đối nghịch

Dịch: Đến nhà phải biết thôi hỏi đường Thấy trăng tìm ngón chi cho khổ

2.2.2. Tu dưỡng luận hay chính là tư tưởng “hòa quang đồng trần” của Tuệ Trung Thượng sĩ Tuệ Trung Thượng sĩ

“Hòa quang đồng trần” là danh từ của Lão Trang mà các Phật tử đời sau diễn tả thái độ dấn thân và hòa mình vào cuộc đời của các vị bồ tát. Tuệ Trung Thượng sĩ, ngọn đuốc sáng của Thiền tông triều Trần, người được vua Trần Nhân Tông tôn xưng là bậc thầy, Trần Thái Tông tôn sưng là sư huynh có thái độ dấn thân vào cuộc đời như những vị bồ tát xuất gia. Cuộc đời và hành trạng của Tuệ Trung là tấm gương sáng, bất diệt cho mọi thế hệ soi theo. Tuệ Trung Thượng sĩ là đệ tử của Thiền Sư Tiêu Dao, Thiền sư Tiêu Dao đắc pháp với Thiền sư cư sĩ nổi tiếng của thành Thăng Long đó là Ứng Thuận. Trải qua sự truyền thừa của dòng “quán bích”, Tuệ Trung Thượng sĩ cũng

đứng trong hàng vị những cư sĩ tại gia đắc pháp và có tâm bồ tát, một trí tuệ siêu việt và một lối sống Thiền mẫu mực.

Tuệ Trung Thượng sĩ người có ảnh hưởng vô cùng lớn, người khai mở tâm trí cho Đại Đầu Đà Hương Vân Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông - Tổ sư của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, người được tôn xưng là Phật Hoàng. Trần Nhân Tông trong Thượng sĩ hành trạng đã không ngớt lời tôn tụng Tuệ Trung “Rừng Thiền ba phía. Biển pháp một người”. Chính những tư tưởng Thiền Tông của Phật Hoàng được Tuệ Trung trao truyền cũng như đời sống thực tế tu tập cũng như hành đạo của vị vua anh minh bậc nhất của lịch sử dân tộc ta mang màu sắc thế tục dung dị không khác Tuệ Trung Thượng sĩ.

“Ở đời vui đạo hãy tùy duyên Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền Của báu trong nhà thôi tìm kiếm Vô tâm đối cảnh hỏi chi Thiền”.

“Đói thì ăn, mệt ngủ liền”. Đó là thế giới Niết bàn thực tại. Sống theo đời sống thế tục, theo nhu cầu của bản thân, nhu cầu thiết yếu là phương trâm của Trúc Lâm Yên Tử nói chung và của Tuệ Trung Thượng sĩ nói riêng. Đó là sự vận dụng tinh tế của đạo Phật với đời sống. Không phải tu Thiền là giữ nghiêm những giới định, tu tập theo sự khổ hạnh gò ép thân tâm. Sự tùy duyên của Tuệ Trung ở điểm nào đó gần với tư tưởng của Lão Trang. Lão Trang chủ trương sống thuận với tự nhiên, không đối nghịch với hoàn cảnh, Tuệ Trung Thượng sĩ cũng thế “Khỏa quốc hân nhiên tiện thoát y”

Vạn vật bất năng dung [12]

Khỏa quốc hân nhiên tiện thoát y Lễ phi vong giả, tục tùy nghi Kim xuyên ngốc ẩy vi huyền dặc

Dịch: Nước khỏa thân, vui cứ thoát y Phải đâu bỏ lễ chỉ tùy nghi

Minh kính manh nhân tác cái chi Ngọc tháo nhập cầm ngưu bất thính Hoa trang anh lạc tượng hà tri Hu ta nhất khúc huyền trung diệu Hiệp bả hoàng kim chú Tử Kỳ

Gương báu ông mù lấy đậy ly

Khúc ngọc phổ đàn trâu chẳng quản Vòng hoa châu báu tượng màng chi Ôi chao một khúc huyền trung diệu Lấy cả vàng thoi đúc Tử Kỳ

Bài thơ Vạn vật bất năng dung hàm chứa những suy nghĩ về lối sống tùy duyên tùy tục của Tuệ Trung, đó là lối sống thuận theo lẽ thường, thuận theo tự nhiên. Tuệ Trung Thượng sĩ hiểu rõ quy luật, biến đổi và sống khác với quy luật chẳng khác nào mụ hói có trâm vàng, ông mùa có gương báu. “Đến nước cởi trần thôi mặc áo. Phải đâu bỏ lễ chỉ tùy nghi”. Sự tùy nghi đó thể hiện rõ trong cung cách sống và sự hành đạo của ngài. Sống đời sống thế tục, trong mọi hoàn cảnh, giữ được tâm chân như hẳn nhiên phải là một bậc đại trí. Sự xáo động của cuộc sống hằng ngày thường khó có thể giúp một người tu hành chuyên tâm. Nhưng ngài Thượng sĩ không theo sự tu tập cứng nhắc và mô phạm “Thanh văn ngồi Thiền ngã bất tọa. Bồ tát thuyết pháp ngã bất thuyết”. Không tuân theo giới luật tu tập, không tuân theo những quy tắc trong kinh điển, nhưng Tuệ Trung lại hiểu rõ tông chỉ của Thiền môn. Ngài hiểu tận tường và sâu sắc triết lý sinh tử, giải thoát giác ngộ. Vì hiểu được cái khó của vạn người còn mắc phải nên ngài sống trong lòng thế tục, nương theo sự thay đổi của cục diện mà sống. Là một bậc quân thần, là một nho sinh của cửa Khổng, Tuệ Trung sống đúng bổn phận và trách nhiệm của người quân tử. Bên cạnh đó, ngài sớm tìm ra lý tưởng soi sáng cho cuộc đời và cho nhân quần phía sau, là sự giải thoát tâm vọng động. Sự tĩnh tâm, và an nhiên trong chốn ta bà.

Bài thơ còn nói tới sự phù hợp của vạn vật, cũng giống như cách hiểu Thiền, hay thơ Thiền. Thiền học mỗi người tùy từng căn cơ mà liễu đạo khác nhau. Không có sự quân bình trong giáo lý nhà Phật. Căn cơ đến đâu thì nhận

đến đó, cùng một bài kệ Thiền gia đọc ra nhưng chúng đệ tử, mỗi người nhận được những kết quả thấu hiểu không giống nhau. Bởi thế trong hàng ngàn vạn đệ tử ngồi nghe Phật tổ thuyết pháp, ngài cầm trên tay cành Sen mà chỉ có Tôn giả Ca Diếp là hiểu thấu dụng ý của Phật Thích Ca. Sự vô ngôn của đạo Phật là ở đó, “dĩ tâm truyền tâm”. Không cần giảng giải, chỉ nêu ra sự vật, và tùy duyên đệ tử tiếp nhận đến đâu thì thọ hưởng đến đó. Chân lý sâu xa của đạo Phật cũng được Tuệ Trung Thượng sĩ dùng những hình ảnh ẩn dụ để nói lên về sự phù hợp trong cuộc sống. Thiếu nữ rất cần kim vàng cài tóc, song mụ hói thì chẳng màng, người sáng nhìn gương soi, còn người mù thì không cầu. Tuệ Trung Thượng sĩ muốn nói, trong cuộc sống đối với người này thì quan trọng nhưng cùng sự việc đó người khác lại bỏ qua. Vạn vật cần có sự tùy duyên tương thích, nếu gò ép mà đón nhận hẳn không mang lại kết quả viên mãn. Đạo hạnh cũng thế, không cầu mà được, phải tùy thuộc sự tu tập rèn luyện của mỗi con người.

Trong một lần Tuệ Trung Thượng sĩ dự tiệc cùng Hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm, trên bàn có đồ chay và mặn, Tuệ Trung chọn thức ăn không phân biệt chay mặn. Thái hậu có hỏi “Anh tu Thiền mà ăn thịt cá thì thành Phật sao được”. Thượng sĩ cười đáp “Phật là Phật. Anh là anh. Anh chẳng cần làm Phật. Phật chẳng cần làm anh. Em chẳng nghe các bậc cổ đức có nói “Văn Thù là Văn Thù, giải thoát là giải thoát đó sao” [12]. Tu hành mà ăn thịt hẳn chỉ có ở Thượng sĩ. Ông đề cao tâm vạn Phật- tâm Phật- tâm Ta. Ăn thịt hay ăn cỏ đó chẳng qua là quy luật của tự nhiên, của sự sinh tồn, bậc đạt đạo hiểu được quy luật tự nhiên đó khác với việc sống phá giới sát sanh, bởi giáo luật đề ra cho con người đang trên đường đạt đến chứng ngộ, nếu không có khuôn khổ, phương tiện sự tu tập dễ bị phá vỡ, nhưng đối với bậc đại trí thấu hiểu thâm sâu thì ăn gì còn quan trọng nữa không.

Thiền sư Tuệ Nghiêm cho rằng “Thượng sĩ đã hòa lẫn ánh sáng của mình trong cuộc đời bụi bặm, trộn lẫn cả trắng với đen”. Vua Trần Thánh Tông coi Thượng sĩ là sư huynh trên phương diện Đạo, ban tặng danh hiệu Thượng sĩ một danh hiệu tương đương với danh hiệu Bồ Tát, vì cả cuộc đời ông dấn thân vì nhân quần. Vốn là người hâm mộ cửa Không từ nhỏ, song đất nước lâm nguy Tuệ Trung Thượng sĩ cũng lên đường dẹp giặc trong kháng chiến chống Nguyên Mông. Thật khó phân biệt cái hạnh từ bi của Tuệ Trung với quần sinh hay cái dũng của người quân tử. Thấy việc nghĩa phải làm hay sự chống lưng đấu cật với dân tộc. “Xuất trần”, “thoát thế” nhưng ông bảo “đây không phải chuyện chim hạc lánh đàn gà”. Thiền học của Tuệ Trung Thượng sĩ là Thiền học Đại Việt trong thế “trung lưu chỉ trụ”, giữa ngã ba đường “chính trị - quân sự - văn hóa”. Sau khi đất nước thanh bình, ông lui về lập “Dưỡng chân trang” để làm nơi nuôi dưỡng chân tính, giác ngộ cho mình và cho đời. Vua Trần Nhân Tông đã viết “Thượng sĩ trộn lẫn cùng thế tục, hòa cùng ánh sáng chứ không trái hẳn với người đời. Nhờ đó mà người có thể làm tiếp nối được hạt giống chánh pháp và dìu dắt được những kẻ cơ sơ” [46, tr.172].

Tiểu kết:

Tuệ Trung Thượng sĩ tu Thiền theo cách riêng của mình, ông trở thành Thiền gia không xuất gia và được Hoàng đế Trần Thái Tông tôn xưng làm Thượng sĩ. Qua những sáng tác văn chương của Tuệ Trung chứa đựng những triết lý và những phạm trù Phật giáo sâu sắc. Chất Thiền trong thơ của ông khác với Thiền trong thể loại khác. Đó là sự kết hợp khéo léo giữa thẩm mỹ và tư tưởng. Mặc dù trong mỗi bài thơ của ông đều nói về những giáo lý “sắc không”, “sinh tử”, “niết bàn”, “chân như” song những triết lý đó được ông đưa vào những áng thơ một cách tinh tế. Người đọc dễ nhận ra được tư tưởng ở trong đó mà không cảm thấy bị trở ngại như khi đọc các công án Thiền hay

tìm hiểu phần Đối Cơ, Tụng cổ trong Thượng sĩ ngữ lục. Thiền trong thi của Tuệ Trung Thượng sĩ là những lý giải của bản thể cũng như thể hiện rõ được yếu chỉ Thiền tông của ông “Trực chỉ nhân tâm”.

Nghiên cứu Thiền trong văn chương của Tuệ Trung Thượng sĩ thấy rõ hơn một nhân cách đa diện, một tài năng thơ văn sáng chói của bầu trời thi ca Lý - Trần. Những sáng tác văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ thể hiện thấu triết tinh thần Thiền nhập thế của Thiền gia.

CHƢƠNG 3: VĂN CHƢƠNG CHUYỂN TẢI THIỀN CỦA TUỆ TRUNG THƢỢNG SĨ

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa yếu tố tôn giáo và yếu tố thẩm mỹ trong những sáng tác văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ (Trang 50 - 56)