Triết lý về tâm không

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa yếu tố tôn giáo và yếu tố thẩm mỹ trong những sáng tác văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ (Trang 35 - 41)

6. Cấu trúc của Luận văn

2.2.1.1.Triết lý về tâm không

Tâm Không. Tâm tính rộng lớn, có khả năng dung nạp muôn tượng, giống như hư không, nên gọi là Tâm không. Hồng tự nghĩa (Đại 77, 406 thượng) nói: Từ vô thủy đến nay vốn trụ nơi Tâm không. Tâm Không, Tâm xa lìa tất cả phiền não chướng ngại, vắng lặng vô tướng. Kinh Nhân vương bát nhã ba

la mật quyển thượng (Đại 8, 827 hạ) nói: Không tuệ tịch lặng quán vô duyên, lại quán tâm không vô lượng báo [36].

Tuệ Trung Thượng sĩ người hành Thiền trong lòng thế tục. Bình luận, kiến giải về hành trạng cũng như các trước tác của Tuệ Trung Thượng sĩ hẳn dùng ngôn từ hạn hẹp khó mà khái quát hay phô bày được tính chân thực hay trí tuệ thâm sâu của người. Bằng sự vụn vặt của bản tâm nhỏ bé, người viết chỉ muốn khai mở, hay chỉ dẫn phần nào được triết lý vi diệu mà Tuệ Trung đã đốn ngộ và đưa vào thơ. Nguyễn Duy Hinh cho rằng: “Không của Thiền tông là chân lý tuyệt đối mà ngôn ngữ con người không thể nào diễn đạt được (bất khả tư nghị)” [22, tr.97]. Triết lý Phật giáo nói chung, về Tâm không nói riêng, trong thơ Tuệ Trung Thượng sĩ là những mảng màu khó tìm, một người cảm thụ không tinh tế, giống như người xem tranh chỉ nhìn thấy những khối hình họa xếp sắp trưng bầy lộn xộn mà không thấy sự hòa quyện nghệ thuật các họa tiết trong đó. Để hiểu được triết lý trong thơ của Tuệ Trung Thượng sĩ là cả một quá trình học hỏi và kiếm tìm, chiêm nghiệm bằng đời sống Thiền thực thụ mới truy tầm được hồn cốt qua những vần thơ Thiền đó. Là người sống đời sống Thiền giản dị, đời thường, nên những triết lý hay tinh thần Phật giáo trong thơ ông cũng dung dị, nhẹ nhàng dễ hiểu. Triết lý về Tâm không, là khái niệm giải thích về trạng thái không định của tâm, tâm đã đạt trạng thái Thiền định, Tâm là tâm không, không phải sự trống rỗng của nội tâm, mà một sự nhất tâm. Sự “không” ở đây không phải không có và cái không dao động, không bị vọng động xô đẩy trạng thái tâm không là trạng thái Tâm Phật. Lúc đó mọi cảm xúc, mọi tác động từ bên ngoài cũng không lay động được bản tâm của người đã chứng Thiền. Và trong bản tâm kia, không khi nào khởi nên những sắc dục phàm tục, những ước vọng, tất cả những trạng thái ngoài thân không ảnh hưởng đến con người. Trong bài Phật Tâm ca, Tuệ Trung Thượng sĩ đã nói được đầy đủ nhất triết lý về Tâm không:

Phật, Phật, Phật bất khả kiến! Tâm, tâm, tâm, bất khả thuyết!

Dịch: Phật! Phật! Phật không thể thấy Tâm, tâm, tâm không thể bàn

Những khái niệm, tâm Phật, vạn pháp cũng chỉ là những danh từ giả danh, tuy nhiên dựa vào danh từ, ngôn từ hạn hẹp để nói lên sự vô cùng bên trong. Để thuyết giảng, hay bàn luận về những phạm trù rộng lớn đó không giống với tôn chỉ của Thiền gia bởi Thiền tông vốn dĩ “vô ngôn”, tuy nhiên cảm xúc của các Thiền gia cũng không thể không nói ra. Khúc hát ca của Tuệ Trung Thượng sĩ về Tâm Phật hay chính đó là tâm không. Khi tâm không vọng tưởng, tâm an định lúc đó đã đạt trạng thái của tâm không, tức là Tâm Phật7

. “Bồ đề chỉ hướng tâm giác, hà lao hướng ngoài cầu huyền? thính thuyết ỷ thử tu hành Tây phương chỉ tại nhãn tiền. Cố tri, nhất thiết vạn pháp, tận tại tự thân chi trung, hà bất vu tự tâm đốn diện chân như bản tính? Phật thị tự tính, mạc hướng thân ngoại cầu. Tự quy y Phật, bất ngôn ỷ tha Phật. Tự tính bất quy, vô sở ỷ xứ”8

(Bồ đề chính chỉ hướng giác ngộ ở nơi tâm, sao lại nhọc nhằn đi cầu điều huyền hư ở bên ngoài? Dựa theo điều này mà tu hành, Tây phương ở ngay trước mặt. Cho nên cần biết, vạn pháp tất thẩy đều ở trong tự thân ta, sao chẳng quay về tự tâm đốn diện chân như bản tính? Phật chính là Tự tính, chớ hướng ra ngoài thân mà truy cầu. Tự quy về quy y Phật nơi mình, không nói quy y Phật nào khác. Tự tính không quy, sẽ không có chỗ nào mà dựa) [38]. Vấn đề của vạn vật vạn pháp cũng đều từ tâm, niết bàn cũng ở tâm sinh ra, bồ đề hay phiền não cũng do tâm khởi nên. Lục tổ ngày trước khuyên chúng đệ tử tự quy y Phật nơi mình, tìm Phật đâu xa, bản tâm chân như chính là Phật. Hay ở Quốc sư Phù Vân nói với vua Trần Thái Tông:

7

Thiền sư Bản Tịnh nói: “Ngài Trung sứ muốn cầu Phật hay hỏi Đạo. Phật thì tâm ấy là Phật. Nếu muốn hỏi đạo thì vô tâm là đạo”. Trung xứ không hiểu xin sư nói rõ hơn, nên sư lại nói: “Nếu muốn cầu Phật , tâm ấy tức Phật. Phật do tâm mà nên. Nay nếu ngộ tâm là không, thì Phật cũng không, cho nên muốn hiểu đạo (tức Phật) thì vô tâm là đọa - Tổ đường tập quyển 3

8

“Trong núi vốn không có Phật, Phật ở ngay trong lòng, lòng lặng mà hiểu, đó chính là chân Phật” [52, tr.30]. Thiền tông chủ trương trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật.

Ngọc hữu hà hề châu hữu lỗi Tánh để vô hồng diệc vô lục Diệc vô đắc Diệc vô thất Dịch: Ngọc có tì thì châu có vết Tánh gốc không hồng cũng không lục Cũng không được Cũng không mất (Phật tâm ca)

Phật giáo quan niệm mọi sự vật hiện tượng, mọi khái niệm cũng chỉ là giả danh, bởi thực chất không có cái gọi là có và cũng không có cái gọi là không, không có sắc chẳng có không, sắc sắc không không cũng chỉ là tên gọi. Phật giáo quan niệm mọi thứ đều do duyên khởi hình thành, tất cả các mối quan hệ đó mất đi, các hiện tượng, sự vật trở về trạng thái không, trạng thái không là trạng thái thực của sự vật hiện tượng đó, nó tồn tại trong các mối quan hệ, tuy nhiên bản tính của nó vốn là “không”, “không” được tạo ra từ đâu, “không” mang một đặc điểm riêng điển hình cụ thể, tất cả sinh tồn trong mối quan hệ là duyên khởi. Và nó tốt hay xấu, nó tồn tại dưới dạng thức nào lại là tâm quy định. Tâm sinh vạn pháp sinh, tâm diệt vạn pháp diệt. Những triết lý Phật giáo được chuyển tải trong văn chương Tuệ Trung Thượng sĩ giàu cảm xúc. Tuệ Trung Thượng sĩ sử dụng ngôn ngữ văn chương với những cặp phạm trù Sinh tử, chân như, niết bàn, sắc không. Cũng trong Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục bàn giải vấn đề “tức tâm tức Phật”.

Tâm tức Phật Phật tức tâm

Diệu chỉ linh minh đạt cổ tâm Xuân lại tự thị xuân hoa tiếu Thu đáo vô phi thu thủy thâm Xả vọng tâm

Thủ chân tính

Dịch: Tâm tức Phật Phật tức tâm

Diệu chỉ sáng linh khắp cổ kim Xuân đến hoa xuân tự nhiên nở Thu về đâu khỏi nước thu sâu Bỏ vọng tâm

Giữ chân tính [12] “ Tiến vân;

- Cổ nhân đạo: “Tức tâm tức Phật, vi thậm ma Phật bất hiện tiền? Sư vân:

- Thám châu phẫu bạn tuy nan đắc. Mạc hướng khô ngư tác biệt tầm Dịch:

Lại hỏi: - Người xưa nói “Tâm ấy tức Phật”, tại sao Phật chẳng hiện ra trước mắt?

Sư đáp: - Tìm ngọc tách trai dầu khó được Đừng mong mổ cá uổng công tìm” [46].

Cách lý giải của Tuệ Trung Thượng sĩ đôi khi khiến người nghe bị rơi vào vòng luẩn quẩn nhưng đôi khi lại làm đệ tử tự nhận ra trong cách nói vòng vo của ông. Ở đây cách trả lời của Tuệ Trung Thượng sĩ khiến người nghe phải suy luận suy tưởng. Người hỏi muốn biết Phật ở đâu, nhưng người hỏi không biết Phật tại tâm, nếu khởi tâm tìm Phật, thì Phật không thể thấy được. Khởi niệm lên là đã rơi vào vòng điên đảo luẩn quẩn của sinh tử rồi, thế sao biết đường mà đi. Tâm chúng sinh thường luôn vọng động, bởi thế khó mà nhận ra được tâm mình là Phật. Tuy nhiên nếu biết ngay ở chỗ vọng tâm mà dừng lại, thì dù khó như “tìm ngọc tách trai” cuối cùng cũng thấy. Còn

nếu quay tìm Phật bên ngoài thì có dễ như “mổ cá” cũng tìm hoài không được. Giải thích về tức Tâm tức Phật của phần Đối cơ hoàn toàn khác với những câu chữ và ngôn từ trong bài Phật tâm ca.

Trong bài Phật tâm ca cặp hình ảnh đối xứng giữa Tâm - Phật, giữa Xuân - Thu tạo nên những cảm xúc của thi vần, nhạc điệu. Ngôn từ của thi ca là ngôn từ của cảm xúc, tuy Thiền thi có khác với ngôn từ thơ ca khác nhưng âm hưởng của cảm xúc của nhạc điệu hoàn toàn giống nhau, nó cùng mang những tâm tư và những cảm xúc bất diệt từ cõi lòng đến với cõi lòng. Một vấn đề hai cách lý giải khác nhau đã mang lại những hiệu ứng tiếp nhận không giống nhau. Tuy tác giả đều muốn người đọc, người nghe nhận biết và trực ngộ nhưng sự khai ngộ của Đối cơ thiên về triết lý thuần Phật giáo, còn trong Thiền thi nó được nâng lên từ những cảm xúc và những ngôn từ của một tác gia văn học. Để đạt đến tâm Phật là tâm ta, tâm ta tức tâm Phật, hẳn nhiên phải sống, tồn tại theo quy luật tự nhiên sớm nở tối tàn. Mọi hạnh phúc khổ đau mọi hiện tượng thế giới quan bên ngoài thực chất cũng chỉ là hình ảnh chiếu ra từ tâm, giữ được tâm tĩnh, tâm Thiền định không phải ai cũng làm được. Một bản tâm không vọng động, tâm nhất tâm, thì những hiện tượng bên ngoài không chi phối đến cuộc sống của bậc đại ngộ được. Cùng với yếu chỉ Thiền tông, Tuệ Trung Thượng sĩ quay về với tự tâm của bản thể, sống theo tự nhiên, xuân đến, thu về, quy luật hằng thường của tạo vật. Phong thái ung dung tự tại của Tuệ Trung không khác gì với Lão - Trang, mặc nhiên trước kiến tạo tự nhiên, không buồn, không vui trước vạn vật thay đổi. Bỏ vọng tâm, giữ chân tính. Còn giữ vọng tâm, là còn vướng vào những giả danh, vướng vào tà kiến, vọng tâm mất, tâm không hiện hữu, như nhiên hằng thường, Niết bàn thực lộ. Để đạt đến cảnh giới Tâm không con người vô cầu vô trụ, trong kinh Kim Cương có nói “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. Phải chăng kỳ tâm ấy chính là tâm không, vô sở trụ, mọi thứ nó đều do duyên khởi mà thành,

không truy cầu những huyễn hoặc hoài nghi. Còn hoài nghi còn lâm vào những quan niệm về nhị kiến trước hiện tượng sự vật, bỏ nhị kiến, quay về với bản tâm vô lượng lúc đó tâm ta tức tâm Phật, còn cần tìm Phật ở đâu xa. Thơ Thiền Tuệ Trung Thượng sĩ thể hiện khúc triết, triết thuyết của nhà Phật.

Tâm vương [12]

Tâm vương vô tướng diệc vô hình Nhãn tự ly châu dã diện mục Dục thức giá ban chân diện mục Ha ha nhật ngọ đả tam canh

Dịch: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tâm vương không tướng cũng không hình Mắt tợ ly châu chẳng phân minh

Muốn biết tâm vương chân diện mục Ha ha trưa nắng điểm canh ba

Tâm vương là chủ đạo về tinh thần, chủ đạo lục thức vô hình vô tướng, muốn truy tìm tâm vương tức là tâm Như Lai, há chẳng phải giữa trưa mà điểm canh ba. Bài thơ Tâm vương, là lời tự nhắc của Tuệ Trung Thượng sĩ về vấn đê truy tìm Tâm Phật, tìm tâm Phật là điều huyễn hoặc không thể tìm được, không biết rằng tâm vương, tâm Phật kia lại hiển nhiên ngay trước mắt.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa yếu tố tôn giáo và yếu tố thẩm mỹ trong những sáng tác văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ (Trang 35 - 41)