Thời gian trong thơ Thiền Tuệ Trung Thượng sĩ

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa yếu tố tôn giáo và yếu tố thẩm mỹ trong những sáng tác văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ (Trang 79 - 82)

6. Cấu trúc của Luận văn

3.2.3.2. Thời gian trong thơ Thiền Tuệ Trung Thượng sĩ

Thời gian trong thơ hay là thời gian nghệ thuật của mỗi tác phẩm văn học luôn là điểm sáng để người đọc tìm đến và suy ngẫm. Bởi trong dòng chảy đó, tác giả đưa vào thời gian những ẩn ức của quá khứ, niềm hy vọng của tương lai hay những tiếc nuối của hiện tại. Đó là thứ thời gian của tuyến tính, đôi khi với dụng tâm nghệ thuật nó lại trở thành sự phi tuyến tính trong mỗi tác phẩm văn học. Tuy nhiên thời gian trong thơ Thiền thì khác, đó là kiểu thời gian của quy luật, thời gian của nhân quả luân hồi, hay thời gian của cảm thức mà nhà thơ muốn bày tỏ về sự trực ngộ của mình. Nó không đơn thuần chỉ là quá khứ, hiện tại, tương lai. Nó trở thành thời gian của thời gian, không phải là thứ thời gian tâm tưởng đơn thuần mà là sự trực ngộ của quy luật tuần hoàn vũ trụ.

Niên lai hạ hạn hữu thu lâm,

Hòa cảo miêu thương hại chuyển thâm. Tam vạn quyển thư vô dụng xứ

Bạch đầu không phụ áu dân tâm.

(Mấy năm liền mùa hè bị hạn, mùa thu bị lụt Lúa khô mạ thối tai hại rất nhiều.

Đọc ba vạn sách mà thành vô dụng, Đầu bạc tuổi già, luống phụ lòng dân !)

(Mậu thân chính nguyệt tác - Trần Nguyên Đán) [29, tr.108]

Tác giả Trần Nguyên Đán có nói tới thời gian trong bài thơ “Mậu thân chính nguyệt tác”. Đó là những thời gian cụ thể, khi tác giả nói về hoàn cảnh thiên tai lũ lụt. Thời gian trong đoạn thơ trên không mang tính phiếm chỉ, nó cụ thể theo trật tự tuyến tính “tuổi đã già”. Tác giả thương tâm cho cảnh người dân lam lũ khổ cực, tác giả muốn cùng giúp đỡ người vượt qua can qua nhưng tuổi đã già.

Xuân lai bách thảo sinh

Dịch: Mùa xuân đến thì trăm cây cỏ sinh sôi) Trì giới kiêm nhẫn nhục

Dịch: Trì giới và nhẫn nhục

Cũng nhắc về thời gian của mùa vụ nhưng thời gian “mùa hè”, “mùa thu” trong thơ Trần Nguyên Hãn chỉ về thời gian của quá khứ. Còn nhắc tới “xuân” trong thơ Tuệ Trung Thượng sĩ đó thờ thời gian thiên nhiên là thời gian của bốn mùa tuần hoàn theo quy luật và trải dài trong dòng suy tưởng của Tuệ Trung, là thời gian của hoa cỏ, là thời gian của muôn loài vật theo quy luật tuần hoàn và tác sinh. Thời gian thường nhật của đời người, của tạo cảnh trong thơ Thiền của Tuệ Trung Thượng sĩ trở thành thời gian mang âm hưởng của Phật giáo, thứ thời gian nhìn trong đó người ta thấy sự tuần hoàn của vạn vật, xuân đến trăm hoa nở, thu về nước thu sâu.

Xuân lai tự thị xuân hoa tiếu Thu đáo vô phi thu thủy thâm

Dịch: Mùa xuân đến thì hoa xuân cười

Mùa thu đến thì không nơi nào không phải là nước thu sâu. (Phật tâm ca - Bài ca tâm và Phật)

Trong thời gian bốn mùa trong năm, tác giả nhắc đến sự tuần hoàn của tự nhiên, xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân đến thì trăm hoa đua nở, thu về nước thu sâu. Thời gian trải dài trong quy luật sinh tồn, mọi thứ thấy rồi mất, đẹp rồi tàn, không có cái gì đứng yên, mọi thứ tuần hoàn theo quy luật sớm nở tối tàn. Qua đó Tuệ Trung Thượng sĩ muốn nhắc tới điều quan trọng nhất của cuộc sống là thuận theo lẽ tự nhiên, nghịch lại với lẽ tự nhiên, trái với quy luật sẽ vấp phải sự khổ đau, và nguồn khổ cũng từ đó mà sinh ra. Trong tứ diệu đế, thập nhị nhân duyên Phật tổ đã giải thích con đường dẫn đến khổ và cách hóa giải nó, một trong những lý lẽ mà Phật tổ đưa ra là sự ham muốn và tham lam của con người, muốn tất cả rồi mất tất cả. Sống tùy duyên thuận tự nhiên thì sự an nhiên thường lạc sẽ ngự tiền. Con người quên mất quy luật tự nhiên, mà tham vọng chạy theo sự giả tạm nhất thời, và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến nguồn khổ. Để diệt khổ ngoài việc trút bỏ vọng tâm, từ bỏ những khởi nghiệp làm dao động thân tâm và an nhiên theo quy luật của vạn vật sẽ có sự hằng thường như nhiên. Nhưng thế giới này, cuộc đời này, con người luôn quên đi quy luật vận hành của vạn vật và đôi khi thức tỉnh tự sợ chính mình. Thời gian thiên nhiên mở ra trước mắt một bầu trời hiện tiền của sự hằng thường đến đi, sinh diệt, câu thơ nói về thời tiết đơn thuần, song đằng sau đó là một sự tiên nghiệm về quy luật tự nhiên.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa yếu tố tôn giáo và yếu tố thẩm mỹ trong những sáng tác văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)