Tài tôn giáo thể hiện trong thơ

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa yếu tố tôn giáo và yếu tố thẩm mỹ trong những sáng tác văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ (Trang 58 - 66)

6. Cấu trúc của Luận văn

3.2.1. tài tôn giáo thể hiện trong thơ

Văn học sinh ra từ cuộc sống và trở lại phục vụ cuộc sống. Khai thác đề tài trong những sáng tác văn học vô cùng phong phú. Văn nhân là “thư ký trung thành của thời đại” - Ban zăc. Việc lựa chọn đề tài sáng tác khô"ng phải là điều khó, tuy nhiên vào những thời điểm khác nhau, nhu cầu thời cuộc khác nhau thể tài mang những nội dung khác nhau. Nói về đề tài mảng văn học Lý - Trần, thời kỳ của quân trung ái quốc, chống giặc ngoại xâm bảo vệ biên cương xây dựng đất nước. Bởi thế đề tài sáng tác văn học giai đoạn này thường là những tâm tư tình cảm của con người trước vận mệnh Tổ quốc, là sự khát vọng một đất nước thái bình, dân chúng yên ấm. Hàng loạt những tác phẩm tiêu biểu thời đại này với những đề tài về chí sĩ, về quốc gia dân tộc.

Phải kể đến bài Thơ Thần của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, hay những bài thơ của Trần Quang Khải trước mỗi chiến công và rất nhiều những sáng tác của các tác gia khác trong giai đoạn này. Tuy nhiên đề tài đó thuần túy bộc lộc về nỗi niềm, về cảm quan của chủ thể, cá nhân với những hiện tượng đang diễn ra trước mắt. Những đề tài đó khác với đề tài được thể hiện trong thơ Thiền nói chung và thơ Tuệ Trung Thượng sĩ nói riêng. Với hơn bốn mươi bài thơ Thiền, Tuệ Trung Thượng sĩ đề cập tới đề tài Phật giáo, như sinh tử, niết bàn, giải thoát, nhập thế, xuất thế... Tuy đề tài về triết lý Phật giáo nhưng mỗi bài thơ mang một âm hưởng, một tư tưởng khác nhau, không có sự trùng lặp nhàm chán. Với những bài “Trụ trượng tử”, “Nhập trần”, “Phóng ngưu”, “Thoát cư”, “Thoát thế”… Những bài thơ khi sử dụng điển tích Phật giáo, khi là sự trải nghiệm của nhà thơ:

Nhật nhật trượng trì tại chưởng trung Hốt nhiên như hổ hựu như long Niêm lai khước khủng sơn hà toái Trát khởi toàn phương nhật nguyệt lung Tam xích Song lâm hà xứ hữu?

Lục hoàn Địa Tạng khoái nan phùng Túng nhiêu thế đạo kỳ khu thậm Bất nại tùng tiền Bột Tốt Ông Trúc Thiên dịch:

Chiếc gậy ngày ngày nằm dạo rong Bỗng dưng như cọp với như rồng Chống lên đã ngại sơn hà lở Cất dậy càng e nhật nguyệt long. Ba thước Song Lâm đâu chẳng thấy Sáu khoen Địa Tạng thoắt hoàn không.

Dầu cho thế đạo nhiều gai gốc Có nại bao giờ Bột Tốt Ông.

(Trụ trượng tử) [46]

Trong mấy mươi bài thơ Thiền của Tuệ Trung Thượng sĩ, bài “Trụ trượng tử” là bài thơ đa nghĩa, nhiều cách hiểu khác nhau, và đến giờ vẫn hàm nhiều ý nghĩa. Sự đa nghĩa trong thơ luôn là yếu tố hấp dẫn người nghe, bởi rằng khó mà biết được dụng ý thực sự của Thiền gia khi ngài đã đi xa ngàn dặm, hậu nhân đời sau cũng tùy căn cơ mà ứng hiểu, vậy nên hiểu thế nào là quyền mỗi người, dù có bị coi là áp đặt thì sự hiểu đó cũng chính đáng với bản thân người khai mở. “Trụ trượng tử” đa phần đều dịch là “Cây gậy Thiền”. Sự thống nhất đầu tiên mở ra nội dung của bài thơ Thiền tính, và những chi tiết trong thơ hẳn nhiên đều hàm chứa ý nghĩa của triết lý của giáo lý đạo Phật. Tuy nhiên, theo Nguyễn Duy Hinh, cách hiểu đầu tiên, nếu bám vào những từ ngữ trong bài thơ đã được dịch ra thì bài thơ chứa đựng tâm trạng đầy phẫn nộ của học Nho, sự bất mãn và phẫn uất với thời cuộc khi cây gậy Thiền vung lên hóa long hóa hổ, lở sơn hả, nhật nguyệt long, và như thế không giống với Thiền tính đơn thuần. Nó giống với khí thế của bậc Nho sĩ hơn là Thiền gia. Hiểu theo cách đó, quả nhiên bài thơ chất chứa những tâm trạng phẫn uất trước không gian bao la. Tuệ Trung Thượng sĩ trước tiên cũng là người quân tử theo đúng nghĩa hành đạo của Nho gia, cầm quân trừ đạo bảo về quốc gia dân tộc, nhưng ngài có tấm lòng từ bi độ lượng trước thiên nhiên cảnh vật, trước nhân thế, theo đúng phong cách học giả đời Trần “Cư trần lạc đạo”. Dù có nói rằng hốt nhiên cây gậy trở nên như hổ như long, thì sự so sánh đó cũng không thể nói đến một tâm trạng phẫn nộ. Bởi trong lịch sử Phật giáo, cây gậy luôn có sức mạnh to lớn. Cây gậy của ngài Địa Tạng tỏa hào quang chiếu sáng độ cho những chúng sinh lầm đường dưới sa môn và trên ta bà. Trong truyền thuyết về ngài Đạt Ma sư tổ đi đâu cũng mang theo cây tích trượng.

Bởi vậy gắn với bậc tu hành, bồ tát thì cây gậy như là một phương tiện siêu độ. Đối với các bậc cao tăng của phái Lâm Tế cũng thường xuyên dùng cây gậy để đập vỡ những rào cản của con người khi tìm tới chân trời trí giác của giải thoát. Cây gậy Thiền, trường tồn trong lịch sử Phật giáo, trong đời sống và truyền thuyết, Tuệ Trung Thượng sĩ chọn đề tài là cây gậy cũng chỉ nói lên sức mạnh của phương tiện trong quá trình hành trì tu tập. Trúc Thiên dịch câu cuối “Bột Tốt Ông” là Buddha, trong thơ văn Lý - Trần, Lý Việt Dũng chú giải trích dẫn của Từ Nguyên, Bột Tốt là trạng thái bước đi khập khiễng, và Bột Tốt Ông là ông già bước đi khập khiễng trước kia, vậy giờ đây ông lão không lo sợ những bước đi khập khiễng nữa vì đã có cây gậy Thiền. Cây gậy Thiền là điểm tựa để giúp con người đến với bến giác. Sắp xếp trình tự ý thơ và ngôn từ, bài thơ có nói về cây gậy Thiền đầy khí phách, đến cuối là sự nâng tựa cho bước đi khập khiễng. Cái cốt yếu của Thiền tông là ở đó, không phải ở hình thức to lớn vĩ đại và ở bản nguyên bên trong, cái còn đọng lại là điều gì, có tác dụng như thế nào với cuộc đời con người.

Đề tài tôn giáo trong thơ văn Lý - Trần nói chung và thơ văn Tuệ Trung Thượng sĩ nói riêng bao hàm tất cả những triết lý của đạo Phật về cuộc đời, về những cách nhìn trước sinh tử, niết bàn, trước giải thoát giác ngộ. Mỗi một bài thơ, Tuệ Trung Thượng sĩ nhắc tới vấn đề sinh tử trong những khuôn hình khác nhau. Lúc thì “sinh tử dĩ nhàn”, khi thì “mê” “ngộ” khó phân, phiền não bồ đề là một, khi thì nhắc tới tâm ta tâm Phật, lúc lại trở về với thoát thế, nhập trần. Dường như hơn bốn mươi bài thơ được trích trong Ngữ lục bao hàm nội dung sâu xa về triết lý đạo Phật.

Bài Thoát thế [12]

Phiên thân nhất trịch xuất phàn lung Vạn sự đô lô nhập nhãn không Tam giới mgang mang tâm liễu liễu

Nguyệt hoa tây một, nhật thăng đông Dịch:

Xoay mình nhảy xuống thoát chuồng lồng Mắt nhìn muôn sự chỉ là không

Ba cõi mênh mang lòng tỏ rõ Đằng tây trăng lặn, nhật lên đông

Cùng trong nhóm đề tài nói về sự nhập trần, xuất trần, thoái cư, thì thoát thế thể hiện đầy đủ cách nhìn cuộc đời của Tuệ Trung Thượng sĩ trước nhân tình thế thái. Cõi đời đối với nhà thơ cũng như là một cái “chuồng lồng”- “phàn lung”. Nhà thơ đã cho mình thoát khỏi những dung tục của đời thường, những phiền muộn mà cuộc đời đã nhốt thân ta trong một cái “chuồng lồng”. Tác giả ví như cuộc sống này bó hẹp cái thân vô tướng, hốt nhiên nhà thơ thoát khỏi cái chuồng lồng hạn hẹp kia. Ở đây là hình ảnh ẩn dụ khá tinh tế, phải chăng là thoát được thân xác. Tác giả muốn so sánh sự thoát khỏi thế tục của mình, như con thú thoát khỏi cái chuồng lồng để vùng vẫy thoải mái trong không gian sống tự tại của riêng mình. Tác giả nhận thấy cuộc sống là những gò ép, là những khuôn luật vô lý mà con người đặt ra và tự chui vào lồng để nhốt chính bản tâm thanh lương của mình. Chỉ có tự mình mới thoát khỏi được vòng vây thế tục, không ai có thể giúp bản thân trừ phi chính ta tìm đến bến giác bỏ vọng mê, mọi sai lầm sẽ tiêu tàn, chỉ còn những đạo hạnh, những trí tuệ bát nhã là bừng sáng “mắt nhìn muôn sự đều là không”. “Không” và “có” là phạm trù triết học mà trong thơ Tuệ Trung Thượng sĩ đã nhắc đi nhắc lại. Tác giả muốn khẳng định mọi giá trị cuộc sống, mọi cảnh vật hữu hình hay vô hình cũng chỉ là “không” thôi. Đến đây Tuệ Trung Thượng sĩ đã tỏ rõ cuộc sống hằng thường, tỏ rõ được ba cõi (dục giới, sắc giới và vô sắc giới) hay chính là đã tỏ rõ cõi lòng của mình. “Đằng tây trăng lặn, nhật lên đông”. Tác giả “nhảy” ra khỏi thế sự tìm về với bến giác, tìm đến với quy luật tự

nhiên, trăng lặn đằng tây, mặt trời mọc đằng đông. Bài thơ mở đầu nhẹ nhàng kết thúc bình thản nhẹ nhàng, đó là cái tĩnh của Thiền. Tuệ Trung Thượng sĩ trải dài cuộc đời mình với thế tục nhưng ông tường tận rõ quy luật của tự nhiên, ông mặc nhiên sống cùng thế tục nhưng trong lòng trải đầy trí huệ tinh tần của một Thiền gia. Thơ của Tuệ Trung Thượng sĩ không hoa mĩ, đôi khi đọc lên tính triết lý rất nhiều song vẫn dung dị dễ đi vào lòng người. Với những trải nghiệm của bản thân mà Tuệ Trung Thượng sĩ sáng tác nên những bài thơ Thiền hay những câu thơ Thiền tính sâu nét về cuộc đời thế tục, sắc sắc không không, về tất cả những phạm trù liên quan đến bản thể luận hay liên quan đến tự tính. Trong hệ thống thi ca của Tuệ Trung, dường như chỉ qua những bài thơ người đọc có thể đón nhận được tất cả những khái niệm những triết lý về bản thể, tính không, chân như, bát nhã. Những tầm đọc đơn thuần hẳn không đăng nhập được với những khái niệm đó, phải đồng cảm và ở một giới hạn nhất định hòa mình vào cuộc sống, hòa vào tư tưởng của ngài mới tường rõ những điều ngài muốn trao truyền qua thơ.

Phóng ngưu [12]

Ngẫu hướng Qui Sơn đắc đệ lân12

Hoang vu cam tác mục ngưu nhân Quốc vương đức trạch khoan như hải Tùy phận ta ta thủy thảo xuân

Dịch:

Chợt hướng Quy Sơn ở cạnh gần Hoang dã chăn trâu dám lần khân Ơn đức nhà vua rộng như biển Nước suối, hoa rừng xuân an thân

12

Quy Sơn đắc đệ lân: Có thể ám chỉ ngài Đại An, dẫn thuyết Đại An: “Đại An này ở núi Quy ba mươi năm, ăn cơm núi Quy, ỉa tại núi Quy mà không học thiền núi Quy chỉ coi chừng con trâu. Nếu nó đi trệch bở ruộng hay chạy vào cỏ rậm thì lôi nó lại…”

Tuệ Trung sử dụng điển tích Đại An Thiền sư trăn trâu để nói về sự khâm phục và ngưỡng mộ tiền nhân vê việc tu chân tính. Đó là hình ảnh ẩn dụ, bởi Tuệ Trung Thượng sĩ thân là cư Vương, giữ chức Tiết Độ Sứ, sau về ở ẩn tại Dưỡng chân trang thì việc chăn trâu cũng chỉ là hình ảnh ước lệ. Trong tu Thiền hình ảnh con trâu luôn được các Thiền gia nhắc tới như một sự nỗ lực để tu tập đạt đến bậc chứng ngộ. Trong Thiền tông có bức họa về “thập đồ ngưu”, là công cuộc giáo huấn con trâu trở nên thuần phục. Giáo huấn trâu hay chính là quá trình tu tập sửa đổi tâm tính của người học đạo, từ sự ngỗ ngược cứng đầu, cuối cùng con trâu đã bị người chủ thuần phục, ý nghĩa đó cũng giống quá trình học đạo của con người, lúc đầu chưa hiểu đạo còn ngang ngược, dần dần, giáo lý thấm nhuần trong tâm thức của người học, mọi giá trị về triết lý Thiền tông được lĩnh hội, tâm trí trở nên thuần phục với chính bản thân. Đề tài là “phóng ngưu”, dù Tuệ Trung Thượng sĩ không phải là người chăn trâu, nhưng ông muốn so sánh quá trình tu tập của mình, cũng giống như việc thuần tính một con trâu. Tác giả còn ví mình chăn trâu cùng với Thiền sư Đại An làm láng giềng gần. So sánh về địa lý và lịch sử, điều đó là không thể, nhưng hình ảnh so sánh ẩn dụ muốn nói tới sự ngưỡng mộ của ngài Tuệ Trung dành cho Đại An Thiền sư, người nhất tâm tu dưỡng chân tính. Thượng sĩ ví mình là láng giềng gần của Đại An, hay chính là sự tu tập chân tính của ngài muốn được như ngài Đại An:

Ân đức nhà vua rộng như biển Nước suối hoa rừng xuân an thân

Tuệ Trung Thượng sĩ tu Thiền nhưng là một trong những nhân vật hiểu Tam giáo của triều Trần, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông và cả Trần Thánh Tông, tất cả cùng giống nhau vì cùng am tường Tam giáo, cùng tu Thiền và xuất phát điểm cùng là dòng dõi quý tộc vương hầu. Tuy nhiên trong thơ của mỗi người lại chứa chan những cảm xúc thế sự và

bản tâm thể hiện khác nhau. Nếu Trần Thái Tông vì bất mãn với sự sắp đặt của quyền cường vào núi Yên Tử hụt trở về viết Khóa hư lục, Tứ Sơn, ngũ giới… chất chứa nhiều triết thuyết Phật giáo, mang nỗi hờn, và sự hờn giận đó ngài đã dành hết vào trong những lời kinh câu kệ, Trần Thánh Tông hội họp các Thiền sư bàn luận về Thiền tông, sinh tử, chân tâm… sống là làm theo Thiền lý thấu đạt thể Không an nhiên tự tại, còn Trần Nhân Tông, Đại Đầu Đà của dòng Thiền Yên Tử có khí khái an nhiên, vui tươi trong mỗi câu thơ. Chỉ mình Tuệ Trung Thượng sĩ là kẻ sĩ, nhưng không cam chịu sống như một kẻ sĩ, tham chiến nhưng trong lòng vẫn không thỏa. Ông sinh ra không phải để xuất gia, sinh ra không phải để làm vua, sinh ra không phải tiêu dao như Đạo Tái. Thế nhưng ông vẫn chen chân hoạn lộ mà không đạt sở nguyện của bậc quân tử, không đạt được mưu cầu phần vì ông đánh giá mình cao và cho mình khác người, lời thơ của ông đôi khi hơi chua chát, đôi khi tự tại nhưng cảm xúc thơ nhiều lúc như bị ứ đọng bởi những bức xúc về thời thế bủa vây. Ông rời khỏi quan trường, nhưng cái chí quân vương vẫn chưa đạt, chưa đạt được cái chí, nhưng vẫn biết ơn mưa móc của Thánh nhân. Dường như có sự đối lập trong tư tưởng Tuệ Trung. Ham vấn học Thiền, nghiêng mình với yếu chỉ Thiền tông, nhưng xuất thân dòng dõi quý tộc sĩ quan, chất khí phách của người quân tử vẫn thường trực trong ông, nên dù có tiêu dao dù có đứng ngoài quan lộ nhưng ông vẫn cảm mến trước thấu rõ ơn đức nhà vua.

Nước suối hoa rừng xuân an thân

Tuệ Trung Thượng sĩ biết để được “xuân an thân” trước tiên phải nhớ ơn đức của nhà vua. Tuệ Trung tìm về với suối hoa rừng xuân, tìm về với thiên nhiên thanh vắng trong tâm thế nhớ ơn và nhà thơ thấu suốt cõi lòng nhân thế, thấu suốt trong tâm thế của bậc quân thần. Về ở ẩn, về với cõi tục dung dị của riêng mình cũng giống như một thời những nhà nho ẩn dật vẫn làm. Sự ra đi, từ bỏ quan trường của Tuệ Trung một phần như sự lánh đời, bởi ngài vốn dĩ là

dòng dõi huyết thống vương triều, ngài vốn dĩ là bậc bề tôi trung hiếu, nhưng Tuệ Trung tìm tới Dưỡng chân trang không phải lánh đời hoàn toàn, mà tìm về chốn thanh tĩnh nuôi chân tính, và ở đây ngài thường xuyên bàn luận Thiền lý, các đệ tử môn sinh vẫn thường lui tới tham vấn, ngài tận tình chỉ bảo. Sự thanh cao thấu suốt của Tuệ Trung khiến vua Trần Nhân Tông luôn tỏ lòng tôn kính như bậc thầy về đạo thuật.

Bài thơ mang tựa đề “Phóng ngưu” - chăn trâu, nhưng thực chất Tuệ Trung Thượng sĩ đang muốn học theo tiền nhân tìm chốn thanh tĩnh để nuôi dưỡng chân tâm Thiền tính của mình. Sự lánh đời nhưng không bỏ mặc thế tục, Tuệ Trung cảm ơn ân đức của quân vương, nhớ cái ơn đức đó tức Tuệ

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa yếu tố tôn giáo và yếu tố thẩm mỹ trong những sáng tác văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)