Cuộc đời và những sáng tác văn chƣơng của Tuệ Trung Thƣợng sĩ

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa yếu tố tôn giáo và yếu tố thẩm mỹ trong những sáng tác văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ (Trang 29 - 33)

6. Cấu trúc của Luận văn

1.3.Cuộc đời và những sáng tác văn chƣơng của Tuệ Trung Thƣợng sĩ

Thượng sĩ hành trạng viết: “Tuệ Trung Thượng sĩ là con đầu của Khâm Minh Từ Thiện Đại Vương và là anh cả của Hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Khi Đại Vương mất hoàng đế Trần Thái Tông cảm nghĩa phong cho thượng sĩ tước Hưng Ninh Vương.” Khâm Minh Từ Thiện Đại Vương là tước hiệu Trần Thái Tông ban cho anh ruột là Yên Sinh Vương Trần Liễu lúc mất năm 1251 khi đó Tuệ Trung Thượng sĩ 21 tuổi. Tuệ Trung Thượng sĩ là anh ruột Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, và Trần Quốc Tuấn có người con tên là Trần Quốc Tảng - Hưng Nhượng Vương, một số người nhầm Tuệ Trung Thượng sĩ tên là Trần Quốc Tảng thực tế tên đời của ông là Trần Tung. Theo Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ là người có khí lượng thâm trầm, phong thần nhàn nhã, từ nhỏ ông tỏ ra là người có phẩm chất cao sáng, thuần hậu và yêu mến đạo Phật. Ông có công trong hai quốc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông. Lúc đầu ông được cử trấn Hồng Lộ, tức là Hải Dương bây giờ, về sau chuyển giữ tiết độ sứ giữ trấn hải đạo Thái Bình. Sau ông lui về ấp Tịnh Bang, đổi tên lại là Vạn Niên, tự hiệu là Tuệ Trung.

Cuộc đời của Tuệ Trung Thượng sĩ gắn với sự hưng thịnh cũng như cùng trải qua những cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông vĩ đại của nhà Trần bên cạnh Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông. Tuệ Trung Thượng sĩ là chí sĩ trên thao trường, là người quân tử gác bỏ tâm tư và cùng toàn quân xông trận khi đất nước lâm nguy. Hành động của Tuệ Trung thể hiện khí tiết của đạo Nho nhưng tấm lòng yêu thương nhân quần của ông thì chứa chan tinh thần từ bi hỉ xả. Không hợp với quan trường ông về xây dựng Dưỡng Chân Trang để nuôi chân tính. Phong thái cũng như đạo nghiệp của Tuệ Trung tạo nên một đặc tính về nhân cách riêng biệt của nhân sĩ giữa triều đại Trần. Năm 1291 ông tịch tại Dưỡng Chân Trang.

Tuệ Trung Thượng sĩ có 49 bài thơ trong cuốn “Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục”. Bên cạnh đó còn có 4 bài kệ trong phần Đối cơ và 13 bài Tụng cổ phần Cử công án. Sự nghiệp sáng tác văn chương của tác giả Tuệ Trung bắt nguồn từ cảm thức về đạo Thiền và những cảm xúc thường nhật của con người trước thiên địa mênh mông. Là Thiền gia không xuất gia nên những suy nghĩ trong thơ của Tuệ Trung không bị bó buộc trong phạm vi những kinh điển luận chứng. Phải kể tới chùm thơ về sinh tử, Niết bàn, Tính không, sắc không. Hay khi lại là những bài thơ mang tâm trạng về chốn Tĩnh Bang, khi là những bài thơ về Thiền sư Tiêu Dao người thầy đạo của Tuệ Trung. Bên cạnh đó còn là những lời thơ răn giảng cho hậu nhân, hay những nhắc nhở về cuộc sông vốn như nhiên. Tất cả dòng mạch trong cảm xúc thi ca của Tuệ Trung không bị bó buộc vào sự cứng nhắc của giáo lý, mà hàm chứa những nội tâm sâu sắc của người hành Thiền và chứng Thiền một cách có kiến giải. Trong những vần thơ của tác giả đó đây có dáng dấp của một nhà Nho quân tử hay phong thái tiêu dao của Lão Trang cùng với cảm tác tự nhiên về duyên sinh duyên khởi của Thiền gia. Sự dung hợp nhuần nhị trong mỗi bài thơ chứa chất những cảm xúc riêng biệt khó có thể bị nhầm lẫn với những nhà thơ khác. Với những bài thơ “Phật tâm ca”, “Sinh tử nhàn nhi dĩ”, “An định thời tiết”, “Vạn sự quy như”, “Phóng cuồng ngâm”, “Họa Hưng Trí thượng vị hầu”, “Giang hồ tự thích”… Tuy có những mạch cảm hứng riêng và lạ, nhưng văn chương của Tuệ Trung Thượng sĩ không tách rời trong hệ thống văn học Phật giáo Lý - Trần. Về tư tưởng, nội dung về hình thức thể hiện, những đề tài và những cảm xúc đều tương quan với hệ thống văn học thời đại ông. Tất cả những tư tưởng và hành trạng của Tuệ Trung được gói gọn trong bốn câu thơ ở cuối bài phú Cư Trần Lạc Đạo:

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên

Gia trung hữu bảo, hữu tầm mịch Đối cảnh vô tâm, mạc vấn Thiền. [6]

Nói thơ văn Tuệ Trung Thượng sĩ là bộ phận thơ văn Phật giáo Lý - Trần vì trong những sáng tác của ông thể hiện tinh thần nhập thế đời Trần, thể hiện sự tùy duyên tùy tục và những suy tư về lẽ sinh tồn cũng như những khát vọng của cá thể trước vũ trụ. Khát vọng được sống Thiền, được hòa trộn lẫn đạo và đời. Tuệ Trung Thượng sĩ người đi tiên phong trong những sáng tác đó. Ông là ngọn cờ dẫn đường của Trúc Lâm Yên Tử, cũng từ đây Phật giáo đời Trần có diện mạo và có vị thế quan trọng trong hệ tư tưởng Phật giáo Việt.

Tiểu kết:

Tuệ Trung Thượng sĩ là một nhân sĩ, một Thượng sĩ và một thi sĩ tiêu biểu của triều Trần. Cuộc đời của ông là tấm gương sáng về lòng kiên trung, tận hiếu với quốc gia dân tộc trước trách nhiệm của một bề tôi. Tuệ Trung cùng với quân dân triều Trần viết lên bản hùng ca chống giặc Nguyên Mông xâm lược. Mở ra một thời kỳ độc lập vững bền, và một nền văn hóa đa dạng khi Phật giáo trở thành quốc giáo. Những sáng tác văn chương của Tuệ Trung Thượng sĩ là một bộ phận cấu thành trong hệ thống văn chương đời Trần. Tư tưởng Thiền học của ông là kim chỉ nam dẫn đường và mở ra một thời kỳ rực rỡ của Thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Văn học Phật giáo Lý - Trần, với một diện mạo và một khuynh hướng sáng tác đặc thù, khác hẳn các thể loại văn học trước đó, và là điểm sáng chói của hệ thống văn học dân tộc. Thời đại Lý - Trần chói sáng bởi những gương mặt tác gia - Thiền gia xuất chúng. Những sáng tác của họ là những bài thi kệ thức tỉnh chúng sinh, hay những nhận định về chân lý cuộc sống, có khi là những lời răn giảng cho bậc đệ tử thấu triệt tôn chỉ của tông phái. Đội ngũ

sáng tác giai đoạn này chủ yếu là các Thiền gia, cư sĩ, các bậc công thần hiểu đạo. Đề tài nổi bật mà các Thiền gia quan tâm thể hiện những phạm trù và tư tưởng của Phật giáo. Trong thơ Tuệ Trung Thượng sĩ xuất phát điểm trên nền văn học đó nhưng thơ của ông thể hiện rõ sự đan xen giữa yếu tố thẩm mỹ và chất Thiền. Những yếu tố Thiền, yếu tố thẩm mỹ của văn chương trong thơ của Tuệ Trung Thượng sĩ khác với hệ thống thơ văn của thời đại. Tuy là bộ phận của văn học thời Trần nhưng tư tưởng và những xúc cảm của Tuệ Trung thể hiện rõ bản tính tùy duyên, tùy tục, “hòa quang đồng trần” của người quân tử yêu mến cửa “Không”.

Nghiên cứu Thiền và văn chương Tuệ Trung Thượng sĩ trong bối cảnh Thiền và văn chương đời Trần, trước tiên thấy được diện mạo, khuynh hướng trong những sáng tác văn học đời Trần. Những sáng tác văn học đó thể hiện trong hệ thống văn học Phật giáo đời Trần phong phú về đối tượng sáng tác, và sâu rộng trong các thể tài, nội dung tư tưởng Phật giáo được truyền tải qua mỗi tác phẩm. Từ đó tham chiếu với Thiền và văn chương của Tuệ Trung Thượng sĩ, là một bộ phận của Thiền và văn chương đời Trần. Đó là mối quan hệ tương hỗ bổ sung, tạo tiền đề nhận diện rõ Thiền và văn chương Tuệ Trung Thượng sĩ trong toàn hệ thống văn học đời Trần một cách sâu rộng. Từ đó mở đường nghiên cứu, tìm hiểu những triết lý và thế giới thẩm mỹ trong những sáng tác văn học của Tuệ Trung.

CHƢƠNG 2: THIỀN TRONG VĂN CHƢƠNG CỦA TUỆ TRUNG THƢỢNG SĨ

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa yếu tố tôn giáo và yếu tố thẩm mỹ trong những sáng tác văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ (Trang 29 - 33)