6. Cấu trúc của Luận văn
3.2.3.1. Không gian trong thơ Thiền Tuệ Trung Thượng sĩ
“Không gian thơ Thiền là không gian của trực giác, là thế giới của tỉnh thức hiện tiền. Đây là miền đất thuộc thẩm quyền của tuệ giác, với tâm thái vô duy để chụp bắt và nhìn ngắm rỗng rang cái- đang - là, chưa qua sự chế biến của tình cảm, quan niệm, tư kiến chủ quan”14
. Không gian thơ Thiền là không gian có tư tưởng Phật học, Thiền học, có những tình cảm thanh cao, thoát tục. Ở đó các nhà thơ luôn thể hiện tâm thế của nhân vật trữ tình trước không gian u tịch, vắng lặng, thanh bình, nhẹ nhàng. Trong không gian thơ Thiền những khái niệm xuất thế, niết bàn, vô vi giải thoát được Tuệ Trung diễn đạt bằng lý trí, bên cạnh đó người ta dễ nhận thấy và dễ bắt gặp một không gian của từ bi hỷ xả nhưng thường sử dụng công cụ tư tưởng để tỏ bày, lý giải và minh chứng. Hay không gian của sự kinh qua chiêm nghiệm trên đường đời nên có những nhận thức cảm xúc của Phật giáo. Ở đó có cả cái nhìn về lẽ phải những giá trị tình tương chung một dòng đạo lý phương Đông. Trong thơ Thiền của Tuệ Trung Thượng sĩ không gian bao trùm là không gian tĩnh lặng thanh bình, là không gian của Thiền định để con người nuôi dưỡng chân tính tìm về bến giác. Hay ở đó còn có cả không gian của thế giới triết thuyết về những đạo lý Phật giáo, là sự cởi mở chân thành của con người kinh qua những sự đời.
14
Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Thơ, Thiền - Những đường bay và những chân trời, Bài tham luận trong Festival thơ Huế (2006)
Không gian thơ Tuệ Trung Thượng sĩ có khi là nốt nhạc vui khi là không gian u tịch tĩnh mịch của Thiền định, khi lại là những ngọn núi sừng sững của cuộc đời. Trong không gian thơ Tuệ Trung Thượng sĩ dễ bắt gặp những tâm trạng đan xen của thế tục lẫn giải thoát, của hư vô lẫn tỉnh thức. Lúc là thiên nhiên tươi mới theo quy luật bốn mùa, khi là những trải nghiệm.
Tạc dạ nguyệt minh kim dạ nguyệt Tân niên hoa phát cố niên hoa Tam sinh thúc hốt chân phong chúc Cửu giới tuần hoàn thị nghĩ ma Dịch:
Trăng sáng đêm qua vẫn là trăng đêm nay Hoa nở năm mới cũng là hoa năm cũ
Ba sinh thấm thoắt thực như ngọn đuốc trước gió
Chín cõi tuần hoàn giống như con kiến bò trên miệng cối xay bột
(Đốn tỉnh – Chợt Tỉnh) [12]
“Trăng”, “hoa” là là tương cảnh nói về những sự vật không biến đổi, con người luôn ngờ rằng mọi thứ nhìn thấy hôm nay khác hôm qua, và ngày mai cũng sẽ thay đổi. Đó chỉ là cái nhìn của sự dao động trong tâm của bản thể. Cặp “trăng”, “hoa” đối xứng chỉ sự vĩnh hằng của tự nhiên. Không gian thiên nhiên siêu thoát trong thơ Tuệ Trung Thượng sĩ. Đó là thứ ánh sáng diệu kỳ của nguồn an lạc, của bản tâm như nhiên mà Tuệ Trung đã đạt được trong quá trình rèn luyện và dưỡng chân tính. Không gian trong thơ Thiền nói chung và trong thơ Tuệ Trung Thượng sĩ nói riêng mang những gam màu của sự tỉnh thức, chứng ngộ về sự vật xung quanh con người. Không có ánh trăng hôm qua, không có hoa nở hôm nay, đặt ra hôm qua và hôm nay chỉ do sự nhận thức chưa tường của cá thể chưa chứng ngộ. Khi đã đạt tới cảnh giới vi diệu của vô vi niết bàn thì trăng hôm qua là trăng hôm nay, bóng trăng đó không
hề thay đổi, lúc nào cũng như nhiên với sự hiện tiền của nó. Bài thơ chứa chan không gian của sự đốn ngộ, không gian của giáo lý Phật giáo khi nhìn vào cõi nhân sinh.
Đối với Tuệ Trung, cuộc sống luôn là sự hằng thường như nó vốn có, mọi thứ đổi thay hay không đổi thay không phải suy nghĩ hay phân vân lựa chọn tự nhiên vô niệm giống như “bóng trăng xưa” và “ngọn gió trời” (Thị chúng - Bảo mọi người). Không gian siêu nhiên mở ra để xua đuổi con người thoát khỏi những mối bận tâm chẳng đâu ra đâu ấy, mở ra con đường đi đến “bỉ ngạn” (bờ bên kia), nơi sáng trong tươi đẹp không còn bụi bặm nữa. Bên cạnh không gian thiên nhiên rộng lớn hàm chứa nội dung về quy luật về tự nhiên thì trong thơ Tuệ Trung Thượng sĩ hiện lên không gian của giải thoát, của thế tục và đôi khi có cả địa ngục và thiên đàng.
Phiền não bồ đề ám tiêu ma Địa ngục thiên đường tự khô kiệt Hoạch than lô thán đốn thanh lương Kiếm thụ đao sơn lập tồi chiết Dịch:
Phiền não và bồ đề ngầm tiêu ma hết Địa ngục và thiên đường tự nó khô kiệt Vạc dầu, lò lửa bỗng trở nên mát mẻ Rừng gươm, núi đao lập tức đổ gãy
(Sinh tử nhàn nhi dĩ) [12]
Tác giả nói về thế giới sau diệt, đó là những vạc dầu, lò lửa, đó là sự đối lập với cảnh giới an nhiên của con người trong hạnh ngộ an lạc. Không gian đó mở ra nhưng không phải diễn tả sự ghê gớm của chốn địa ngục, mà ở đây tác giả muốn nhấn mạnh về sự giải thoát chốn đó. Khi an tâm, Tâm Phật là
Tâm Ta thì thế giới có hỗn dung, có địa ngục hay thiên đàng cũng không còn quan trọng. Người tỉnh thức là người đạt đến tâm ngộ, và an nhiên trước cảnh vật. Lời thơ Tuệ Trung muốn khẳng định về sự chứng ngộ, khi đạt được cảnh giới niết bàn, của giải thoát, thì vạc dầu, rừng đao cũng biến mất. Con người ta khi sống thường lo âu tới lúc chết đi, hoặc là bị gươm đao, hoặc là bị cho vào vạc dầu hành hạ. Nhưng ở đây Tuệ Trung như nhiên trước mọi thứ, bởi theo Tuệ Trung Thượng sĩ thì tâm tĩnh, trí qoảng đạt, Tâm Ta là Tâm Như Lai rồi thì mọi ảo cảnh cũng như hung cảnh đều tan biến, trước mắt chỉ là sự an bình. Gạt bỏ sự sợ hãi con người nên tìm tới sự hành đạo, dưỡng tâm, nuôi chân tính. Chỉ có sự sửa đổi chân tính, bản tâm tìm bến giác thì mọi huyễn ải, hư vô đều tan hết. Sự thanh khiết của chân tâm giúp con người bình thản trước mọi không gian dù là địa ngục hay khi ở thiên đàng.