Về cách tu tâm dưỡng tính

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa yếu tố tôn giáo và yếu tố thẩm mỹ trong những sáng tác văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ (Trang 25 - 29)

6. Cấu trúc của Luận văn

1.2.2.2.Về cách tu tâm dưỡng tính

Các Thiền sư đã sử dụng văn học làm phương tiện truyền tải nội dung, qua ngôn từ và câu chữ những ngụ ý về cách tu tâm dưỡng tính lộ diện trong muôn màu cuộc sống. Nói đến cách tu tâm, dưỡng tính hẳn khái niệm gần giống của Nho giáo. Nho giáo chủ trương “sửa mình”, “sửa” để trở thành người quân tử hoàn thiện. Sự hoàn thiện đó bao bọc trong tam cương ngũ thường, luôn sống theo khuôn phép, không vượt qua khuôn phép của bản thân. Sự đúng mực hay mẫu mực trong Nho giáo khác với trong Phật giáo, cụ thể trong cách tu Thiền của các Thiền gia. Chủ trương “sống Thiền” được các

Thiền gia chuyển tiếp đến Tuệ Trung Thượng sĩ. Đề tài về tu tâm dưỡng tính trong thơ văn Phật giáo thể hiện rõ nhất hình ảnh con người sống theo Thiền.

Hình ảnh con người trong thời đại Lý - Trần là hình ảnh con người tìm về “biện tâm” của chính mình. “Tức tâm tức Phật” giác ngộ hay không giác ngộ là do bản thân của mỗi con người. Không chịu khó hành trì hẳn không đạt thành tựu, thành tựu đó không đồ sộ chỉ đơn giản hướng tâm được tĩnh lặng, kêu gọi tâm không vọng động trở về với tâm như, con người có thể giác ngộ trong đời sống thường nhật.

Trần Nhân Tông với “Cư trần lạc đạo phú”, Trần Thái Tông với “Niệm Phật luận”:

Mình ngồi thành thị Nết dụng sơn lâm

Thiền gia thực tập giới, tịnh, độ, để tìm về cái tâm không vọng động, mọi thứ giả cảnh đều do tâm vọng động mà ra, con người ta điều khiển hành động thường dễ hơn điều khiển suy nghĩ. Suy nghĩ không bị kiểm soát, không nhìn thấy, bởi vậy suy nghĩ hay là ý là nghiệp nặng nhất trong ba nghiệp (thân, ý, khẩu) của nhà Phật và mọi khổ đau cũng từ suy nghĩ mà thành. Mọi mong cầu xuất hiện trong suy nghĩ, tâm tưởng. Mọi thứ khởi niệm từ ý thức mà thành, mong cầu giàu sang mong cầu vô diệt…, có những mong cầu nhỏ thì nỗi khổ nhỏ, có mong cầu lớn nỗi khổ lớn. Và những điều mong cầu đó thật ra cuối cùng chỉ là giả cảnh. Không đáp ứng được mong cầu, suy nghĩ ước vọng không thành hiện thực, con người mới đau khổ, nhưng đau khổ cái không có hình tướng. Thiền tông với phương châm sống gần gũi với cuộc sống đời thường và nhìn cuộc sống vô thường. Phật giáo không phải là công cụ để người ta ẩn náu, dấu mọi đau khổ và bế tắc trong đó. Phật giáo là thế giới rộng mở ở trong đó mỗi người tự tìm thấy bản ngã của chính mình, tự xác nhận lẽ sống của đời thường.

Phương châm tu sửa bản thân của Phật giáo đó là “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. “Bất ưng sở trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh hương vị xúc pháp sanh tâm, ưng vô trụ sở nhi sanh kỳ tâm. Tức là muốn hàng phục tâm mình để thành tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thì không nên trụ nơi sắc, không nên trụ nơi thanh hương vị xúc pháp… trọng tâm của sự tu là đừng dính mắc vào sáu trần thì tâm an trụ, tâm an trụ tức là tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác”5

. Đó là tinh thần vô trụ, không dựa vào, không bám víu vào khái niệm, vào các sự vật hiện tượng dù là hữu hình hay vô hình của Thiền tông. Khi người tu tập đạt đến trình độ hành động, suy nghĩ đều vô chấp, tức là đạt tới cảnh giới thấu hiểu triết lý thâm sâu của giải thoát và tự tại trong cuộc sống. Lục tổ Huệ Năng khi còn tại thế, sau khi nghe người ta đọc đến câu “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” hốt nhiên đốn ngộ, ở Việt Nam, vua Trần Thái Tông diễn giải thâm ý trong Khóa hư lục sau khi nghe đến câu kinh trên của Kim Cương Kinh cũng đốn ngộ thân tâm. Tìm về với Tánh không, hay chính là thật tướng của sự vật, con người không nhầm lẫn giữa có và không, không còn tồn tại giữa sinh và diệt. Khi khái niệm nêu ra ngay lập tức nó sẽ rơi vào thế nhị nguyên. Vướng vào khái niệm nhị nguyên, người ta dễ bị lầm tưởng, phân rạch ròi, khi đã đặt suy nghĩ vào sự rạch ròi thì thật tướng của sự vật lại bị tan biến. Tìm tới bản lai diện mục, trong thế giới chân như tuyệt bích là con người đang sống đúng với quy luật hiện tồn của tạo vật. Sẽ không còn ảo ảnh, cũng như là mê vọng. Triết lý Phật giáo muôn màu kỳ diệu, văn thơ Thiền thời Lý - Trần đã áp dụng triết lý quy luật đó như thế nào trong những bài thơ Thiền của mình.

5

Thiền sư Đạo Huệ6

(?- 1073) đọc lời kệ thể hiện tâm ý của mình với đệ tử trong cách nhận thức về tánh không

Địa, Thủy, hỏa, phong, thức Nguyên lai nhất thiết không Như vân hoàn tụ tán

Phật nhật chiếu vô cùng

Dịch: Đất, nước, lửa, gió, thức Hết thảy vốn đều “không” Như mây tan rồi tụ

Phật nhật chiếu không cùng

(Hoàng Lê) [47]

Quan niệm con người được tạo thành do tứ đại giai không (đất, nước, lửa, gió). Sự hợp thành của hữu cơ, vô cơ, của khí trời từ khi hình thành trong bụng mẹ đến khi chào đời. Nhưng tứ đại giai không kia theo Đạo Huệ vốn là “không”. Nếu không có cái không có, thì ắt nhiên cái có cũng không đến, vậy con người nếu cho là từ tứ đại giai không mà hợp thành, thì tứ đại giai không kia vốn lại là “không”, vậy con người cũng là “không”. Nhưng cái “không” này không phải là sự phủ nhận sạch trơn, mà chỉ là khẳng định sự tồn tại của một quy luật. Tứ đại giai không cũng chỉ là tên gọi, nếu gọi ra tên của sự vật, chấp vào cái hình tướng, thì cái hình tướng ấy cũng mất đi, tức là gọi tên nó, là nó đã tan biến rồi. Vậy nên, mọi thứ cứ để hiện tiền, không quan tâm đến việc sinh ra thì sẽ không có cái mất đi. Khi đã nghĩ đến điều mất đi, ắt hẳn phải có chỗ sinh ra. Đạo Huệ dạy các đệ tử của mình, không nên mắc vào khái niệm nào, không nên trụ vào một tên gọi nào hết, chỗ không trụ kia chính là tâm kỳ sinh. Bởi vì nếu trụ vào sự vật nào đó, thì sự vật đó cũng tan biến ngay khi ngã chấp vào đó. Vô trụ nghĩa là thật tướng, là tánh không.

6

Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thúy Nga, dịch và chú giải, Thiền uyển tập anh (1990), Nxb Văn học

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa yếu tố tôn giáo và yếu tố thẩm mỹ trong những sáng tác văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ (Trang 25 - 29)