Tƣ duy Thiền và tƣ duy thơ – tính phi lô gic của Thiền và tƣ duy trực

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa yếu tố tôn giáo và yếu tố thẩm mỹ trong những sáng tác văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ (Trang 56 - 58)

6. Cấu trúc của Luận văn

3.1.Tƣ duy Thiền và tƣ duy thơ – tính phi lô gic của Thiền và tƣ duy trực

ngộ phi lô gic của thơ

Nói về Thiền như đã trình bày ở phần khái niệm, có rất nhiều cách hiểu. Trong thế giới của Thiền, nơi khóa nhập và không tồn tại bất cứ khái niệm nào khiến cho kẻ mới học Thiền luôn cảm thấy là điều bí hiểm. Người hiểu Thiền cho đó là sự hiển nhiên, người mới biết Thiền luôn kiếm tìm một lời giải thích và càng đi vào khái niệm tìm kiếm càng bị rơi vào vòng luẩn quẩn và khó luận bàn. Thiền mang đến cho người học sự tĩnh lặng của bản tâm cũng như sự bừng sáng đốn ngộ. Tư duy Thiền ở một khía cạnh nào đó có sự tương đồng với tư duy thơ. Bởi rằng thế giới của thơ ca là thế giới ở đó người ta không thể tìm thấy sự lô gic nào đó của trí tuệ, không thể kiếm tìm sự rạch ròi trong mỗi ý thơ hay mỗi vần thơ. Đó là cả một sự trực ngộ hay trực giác khi cảm quan về cảnh tượng mà hốt nhiên nhà thơ đón nhận được. Như Nghiêm Vũ đã từng so sánh sự diệu ngộ trong thơ với đốn ngộ của Thiền có sự tương đồng nhưng không phải là sự đồng nhất: “Đạo Thiền ở chỗ diệu ngộ, đạo thơ cũng ở chỗ diệu ngộ. Học vấn của Mạnh Hạo Nhiên còn cách xa Hàn Dũ, nhưng thơ thì trên tài Hàn Dũ, chẳng qua là vì có diệu ngộ. Chỉ có diệu ngộ mới làm nên bản sắc và đáng lưu hành… Thơ có tài riêng không liên quan đến sách, có thú riêng không liên quan đến lý. Người xưa đâu phải không đọc nhiều sách, không thấu lý lẽ, nhưng chỉ ai không sa vào con đường lý lẽ, không vướng vào mạng lưới ngôn từ, thì mới trên tài. Bởi vì thơ là để ngâm vịnh tính tình..”11. Sự đốn ngộ của Thiền là bừng sáng của bản tâm,

11Trung quốc lịch đại văn luận, Quách Thiệu Ngu chủ biên, Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã 2001, tập II, tr. 424

không theo một quy luật nào của trực giác. Giống như lời phát biểu của nhà văn Victo Huygô “phương thức vươn lên để hiểu được thượng đế là hãy cúi xuống để nhìn sâu vào nội tâm mình”. Thiền tông cũng thế, muốn đốn ngộ được không phải tìm đâu bên ngoài mà ngay chính nơi quay về với bản tâm vi diệu, nhìn thấu nội tâm của mình thì mọi trí giác lúc đó được khai mở, Thiền gọi đó là đốn Ngộ. Ngài Triệu Châu hỏi ngài Nam Tuyền: “Đạo là gì”, ngài Nam Tuyền trả lời: “Tâm bình thường là đạo”. Câu trả lời bao hàm đầy đủ ý nghĩa khái quát của Thiền tông khi chủ trương “tức Tâm tức Phật”. Tư duy Thiền và tư duy thơ là khác nhau. Thơ như Nghiêm Vũ đã nói là “ngâm vính tính tình”, còn Thiền thì chủ trương “minh tâm kiến tính” (sáng lòng để thấy được tính Phật), nhưng “vong tình” (quên đi tình cảm của mình). Và mục đích của Thiền ngộ và thi ngộ cũng khác, ngộ của Thiền là hướng về cõi Niết Bàn, ngộ của thơ là hướng về thế giới thẩm mỹ. Thơ tuy nói là “ý tại ngôn ngoại” nhưng vẫn phải dùng ngôn ngữ để diễn tả cảm xúc, diễn tả hình tượng. Còn Thiền cũng sử dụng ngôn ngữ nhưng bên cạnh đó còn sử dụng hành động, cử chỉ. Tuy khác nhau như thế nhưng ở Thiền chủ trương không cần tụng niệm giáo lý nghiền ngẫm kinh kệ, tu hành khổ hạnh mà chỉ cần chân tâm bừng ngộ là thành Phật, như thế thơ có thể vận dụng tư duy trực ngộ phi lô gic đó để sáng tác. Đó là sự tương đồng giữa tư duy Thiền và tư duy thơ.

Thẩm mỹ trong văn học nói chung và trong văn học Phật giáo nói riêng, trước tiên nó đều là những yếu tố mang đến một tác phẩm văn học hoàn chỉnh trên phương diện hình thức, để truyền tải một nội dung mà tác giả muốn gửi gắm. Những yếu tố thẩm mỹ trong văn học phải kể đến trên phương diện ngôn ngữ, đề tài, không gian thời gian, xúc cảm trữ tình. Sự khác biệt trong thẩm mỹ văn chương Phật giáo cụ thể là thơ Thiền nó không tuân theo quy luật hay phạm trù cố định. Những yếu tố thẩm mỹ này được chi phối bởi xúc cảm trữ tình đạt đến bậc bát nhã. Nói đến cảm xúc của nhà thơ, không đơn

giản khi chiếu cảm xúc trong thơ Thiền của các Thiền gia với các cảm xúc của những thi nhân đơn thuần khác. Bởi rằng những cảm xúc trong thi Thiền nó được phát khởi từ trái tim được soi sáng bởi trí não thức tỉnh. Nó liên quan đến lý trí, nhưng ở đây không phải thứ lý trí khô cứng mà nó là sự sắp đặt của dụng tâm, mà cái dụng tâm đó vượt lên trên những xúc cảm đơn thuần. Những cảm xúc thẩm mỹ trong thơ Thiền được chiếu rọi dưới ánh sáng của trí huệ bát nhã, một thứ trí huệ không tự học được mà tự đốn ngộ, tự bản tâm quay trở về tìm thấy sự thanh khiết của ánh sáng tâm hồn. Nó không đơn giản là những dao cảm đời thường trước tạo vật, tuy những tạo vật được nhắc đến trong thơ nhưng những cảnh vật đó được tưới nước của từ bi, của đạo hạnh. Yếu tố thẩm mỹ của thơ Thiền không thể rạch ròi mà phân định, chỉ biết là nó thuộc về một thứ lý tính của trí tuệ giác ngộ. Gam màu thẩm mỹ trong nghệ thuật thơ ca đó bao trùm những ngôn ngữ, không gian và thời gian cũng như nhân vật theo triết lý đạo Phật.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa yếu tố tôn giáo và yếu tố thẩm mỹ trong những sáng tác văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ (Trang 56 - 58)