Xúc cảm của Thiền gia

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa yếu tố tôn giáo và yếu tố thẩm mỹ trong những sáng tác văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ (Trang 93 - 111)

6. Cấu trúc của Luận văn

3.3.2. Xúc cảm của Thiền gia

Tuệ Trung Thượng sĩ là khuôn mặt tiêu biểu của thời đại Lý - Trần trên phương diện tư tưởng cũng như phương diện văn hóa văn học. Ở ông là sự đan xen hòa quyện giữa trí làm trai và cái tôi tiêu dao, giữa mưu cầu an sinh với sự vô thường trước thực tại. Tâm hồn Thượng sĩ như Trần Nhân Tông đã nói, thật khó mà đoán định được suy nghĩ của ngài. Khi nào là thực khi nào là hư, và khi nào là đúng khi nào là không. Tuệ Trung Thượng sĩ, ngọn đèn sáng chỉ đường cho Trúc Lâm Đầu Đà, là bề tôi trung hiếu và một bậc chân tu lỗi lạc. Trong sáng tác văn chương của ông có sự đan xen của thú tiêu dao (vui thích giang hồ) có sự “cuồng say” với thực tại và là những khi thỏa nguyện Thiền định của riêng mình.

Trong những bài thơ còn lại của Tuệ Trung Thượng sĩ một số bài là những xúc cảm mang đậm chất tôn giáo, về sắc không sinh tử, phiền não, bồ đề, niết bàn và chân như (Phật Tâm ca, thủ nê ngưu, an định thời tiết, vạn sự quy như, phàm thánh bất dị, sinh tử dĩ nhàn, trụ trượng tử,…) hay đến những bài về cảm xúc thường nhật cái tôi phiêu linh, và vui thú tiêu dao (Vui thích giang hồ, Phóng cuồng ngâm..) rồi tới những xúc cảm về bản thân với sự

(nhập trần, thoát thế, dưỡng chân, chiếu thân), hay những lời khuyên giảng với người học, (thế thái hư huyễn, thị chúng, khuyến thế tiến đạo), và tới những bài thơ viết về phẩm hạnh của các bậc đại trí, đại đức, và cả những lời khuyên giảng đối với các bậc học đạo chưa buông bỏ thế tục: (Thượng Phúc Điền Tiêu Dao Thiền sư, Phỏng Tăng Điền Đại sư, điệu tiên sư, Họa Hưng Trị thượng vị hầu, Tặng Thuần Nhất Pháp sư). Với hệ thống thơ ca phong phú, những trước tác của tác giả còn ghi lại trong Thượng sĩ ngữ lục thể hiện những xúc cảm đa dạng của bậc giác ngộ, của chân tu, của cái tôi thương mến về lẽ đời, và xúc cảm trước cảnh tượng và những con người từng gắn bó với Thượng sĩ. Thượng sĩ là một phong cách đa diện, đa diện nhưng không phức tạp, đó là đôi khi tác giả để hồn mình phiêu ngập chân trời, đôi khi lại nhớ mong cảnh người cũ, khi thì rõ sự triết lý uyên thâm về những giáo lý Phật Pháp. Đọc thơ Thượng sĩ vừa có cảm xúc của một môn đồ học đạo, khi có cảm xúc của cái tôi cố luyện rèn thân tâm giữa thế tục, hòa trộn ánh sáng của đạo với ánh sáng của đời. Lúc lại vi vút mênh mông cùng với khúc tiêu dao, và ngông nghênh với khúc hát không lời, thổi sáo không lỗ. Khi rảnh rang lại đốt giải thoát hương để cầu giải thoát thân. Sự đan xen xúc cảm tôn giáo và xúc cảm thẩm mỹ trong các bải thơ, thấy được Thượng sĩ là một con người tiêu biểu và một gương mặt sáng của thời đại.

Tiểu kết:

Thế giới thẩm mỹ trong văn chương là sự tuyệt bích của thể tài, của ngôn ngữ, không gian, thời gian, hình tượng và cảm xúc. Tất cả làm nên một chỉnh thể văn học hoàn chỉnh. Tuy nhiên thế giới thẩm mỹ của văn chương chuyển tải Thiền ngoài những điều vốn có của một tác phẩm thi ca, thơ Thiền Tuệ Trung Thượng sĩ đã hội tụ đủ nhất sự vi diệu khi kết hợp kết hợp giữa tư duy Thiền và tư duy thơ. Mỗi bài thơ trong sáng tác của Thượng sĩ đều chuyển tải được những nội dung về tôn giáo. Đó là những triết lý về sinh tử, niết bàn, về

tính Không, và cả những cảm xúc của Thiền gia về con người trong cuộc sống. Tuệ Trung Thượng sĩ là Thiền gia tại thế, cuộc đời hành Thiền, chứng ngộ và giải thoát của ông được thể hiện qua thế giới thẩm mỹ của văn chương. Tuy nhiên với thế giới thẩm mỹ trong văn chương của Tuệ Trung không chỉ đơn giản là sự trác tuyệt trong mỗi ý thơ, vần thơ, thể tài không thời gian, nhân vật trữ tình. Mà còn chuyển tải một tư tưởng Thiền, tư tưởng Thiền đó thể hiện trên những phương diện của cá nhân tiêu dao, hình ảnh của con người trong thời đại Lý - Trần. Đó là những con người với thú tiêu dao cùng cuộc sống tuy duyên, tùy tục trong thế giới hỗn dung của thực tại. Là con người với những phẩm hạnh cao đẹp. Hay là những không gian rộng lớn và thời gian mênh mông của đốn ngộ, của quy luật sinh diệt tuần hoàn. Văn chương của ông nói chung thơ Thiền nói riêng là những mạch nguồn cảm xúc, khiến người đọc lúc trầm ngâm suy tư, khi thăng hoa bay bổng, lúc lại sực tỉnh. Những tác phẩm văn học đó thể hiện nội tâm cũng như tính cách của Tuệ Trung. Một trong những cá tính “hiếm” của thời Trần.

Qua nghiên cứu Văn chương chuyển tải Thiền của Tuệ Trung Thượng sĩ

chúng ta thấy được sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố thẩm mỹ và tôn giáo. Thẩm mỹ trong văn học và chất Thiền trong văn chương có sự tương tác qua lại. Đó là một khối thống nhất không phân định và tách rời. Trong một tác phẩm văn học để nhận diện đâu là yếu tố tôn giáo (Thiền) đâu là yếu tố thẩm mỹ thì bản thân những yếu tố đó đã bao hàm lẫn nhau, chứa đựng và hỗ trợ nhau để cùng truyền đạt thông điệp của tác giả về tư tưởng của cá nhân, cũng như của cộng đồng. Qua Ngôn ngữ, không gian thời gian, hình tượng cảm xúc, thơ Tuệ Trung Thượng sĩ truyền tải được tính nghệ thuật của văn chương và tư tưởng của tác giả. Những vần thơ đó thể hiện Tuệ Trung Thượng sĩ, một Thiền gia nhập thế, sống tùy duyên và một Thiền gia giàu xúc cảm với cuộc đời.

Văn chương Tuệ Trung Thượng sĩ là cả một thế giới thẩm mỹ chứa chất những yếu tố và tự tính Thiền. Tác giả là một trong số ít ỏi các Thiền gia đời Lý - Trần còn có nhiều trước tác mang tư tưởng và nghệ thuật cao. Tuệ Trung Thượng sĩ không chỉ được tôn kính trời đại của ông, mà tới tận hôm nay những thi liệu trong văn chương của ông là viên ngọc sáng mà các hậu nhân đang ngay đêm mài dũa.

KẾT LUẬN

Bộ phận văn học Phật giáo Lý - Trần gồm nhiều những sáng tác lớn và có nhiều giá trị. Việc tìm hiểu và đánh giá một tác phẩm Phật giáo trên phương diện tư tưởng tôn giáo và xúc cảm thi ca quả là sự khó khăn không đơn giản. Làm thế nào để những áng thơ văn ấy hiện lên với tinh thần Phật giáo và chất nghệ sĩ nhiều xúc cảm của thi ca đơn thuần. Khai thác tác phẩm văn học dưới những góc độ tư tưởng hòa lẫn hình thức đã khó, khai thác những tác phẩm văn chương Phật giáo trên phương diện tư tưởng tôn giáo được chuyển tải và đan xen với những yếu tố thẩm mỹ thật là “vạn trùng nan”. Nói là vạn trùng nan nhưng không hẳn là bế tắc hoàn toàn. Với mỗi một tác gia trong giai đoạn văn học Lý - Trần có những phong cách sáng tác không giống nhau. Chọn nghiên cứu những tác phẩm văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ là chúng tôi đang tìm đến một chân trời nhiều màu sắc và những áng mây đạo đời hòa quyện trong sự dung hợp nhuần nhụy của con người đa tính cách. Vừa là chí sĩ vừa là quan viên lại vừa là Thiền gia tại thế. Sự phức hợp trong một cá tính tổng thể hẳn nhiên là sự lý thú đối với mỗi học giả khi kiếm tìm và nghiên cứu, nhưng cũng là trở ngại khi làm nổi bật được tính cách đa nguyên nhưng tư tưởng thì nhất nguyên đó. Tìm hiểu, lựa chọn và nghiên cứu tác giả Tuệ Trung Thượng sĩ là một trong những thử thách cam go cần nhiều trải nghiệm đòi hỏi sự nỗ lực cũng như là sự quyết tâm hay “dấn thân”, “thể nhập” lúc đó mới mong cầu sự viên mãn. Tuy có những khó khăn trong quá trình nghiên cứu về nhân cách lớn của triều Trần nhưng những kết quả đạt được thể hiện niềm say mê, sự tôn kính cũng như những thể nghiệm đó phần nào được sáng rõ.

Nghiên cứu đề tài về Quan hệ giữa yếu tố tôn giáo và yếu tố thẩm mỹ trong những sáng tác văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ chúng tôi đã làm

sáng rõ được những vấn đề cơ bản của thơ Tuệ Trung Thượng sĩ trong hệ thống đa dạng của văn học Phật giáo Lý - Trần. Và qua những tác phẩm văn chương của Tuệ Trung Thượng sĩ thấy được cuộc đời hành trạng, tu tập và chứng ngộ của một “nhân sĩ - thượng sĩ - thi sĩ” (Nguyễn Duy Hinh). Thơ văn Tuệ Trung Thượng sĩ là bộ phận của văn chương Lý - Trần. Nó có điểm tương đồng và cũng có di biệt. Trên phương diện về tư tưởng truyền tải, những sáng tác của Tuệ Trung thể hiện tôn chỉ của Thiền tông trong những kiến giải khi rõ ràng, lúc ẩn ý về sinh tử, niết bàn, giải thoát, giác ngộ. Thượng sĩ ngoài là một nhà thơ ông còn là một nhân sĩ xuất chúng của triều Trần. Tuệ Trung cùng với quân dân trải qua những ngày tháng giao tranh bảo vệ Tổ quốc trước xâm lăng, người còn là bậc thầy truyền đạo cho nhiều môn sinh đệ tử, và góp phần không nhỏ trên bước đường nhận chân Thiền học của Trần Nhân Tông. Cuộc đời cũng như sự nghiệp của Tuệ Trung Thượng sĩ gắn với thời đại nhà Trần, Tuệ Trung là một cá nhân ưu tú trong khu vườn tinh hoa của Thiền học Trúc Lâm.

Nghiên cứu Thiền trong văn chương của Tuệ Trung Thượng sĩ, chúng tôi đã chỉ ra được những tư tưởng triết học của Phật giáo qua thơ văn Tuệ Trung . Những tư tưởng Thiền học đó thể hiện trên mọi phương diện, mọi góc độ. Sự lý giải về Thiền qua những bài thơ của Thượng sĩ khác với cách giải thích Thiền của tác giả khác. Ở Thơ văn đó là sự cụ thể hóa từ góc độ phân tích những triết lý tôn giáo qua những ngôn từ câu chữ, để thấy rõ những giá trị từ xúc cảm tôn giáo của tác giả với hệ thống những bài thơ Thiền đặc sắc có giá trị thơ ca Phật giáo Lý - Trần. Qua việc tìm hiểu phân tích những bài thơ của tác giả Thiền gia trên phương diện những yếu tố tôn giáo thấy được Tuệ Trung đã mang đến những áng thơ văn về những phạm trù “chân như”, “niết bàn”, “sinh tử”, “phiền não bồ đề”, “sắc không”, “hữu vô… những cặp phạm trù và những triết thuyết về tư tưởng Phật giáo được Tuệ Trung Thượng sĩ sử

dụng nhuần nhị qua những ngôn ngữ giàu hình ảnh, có khi nêu ra trực diện những vấn đề tôn giáo đó để gợi mở cho người nghe nhìn nhận rõ. Những yếu tố tôn giáo trong những sáng tác văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ là những vấn đề mà người học đạo luôn luôn truy tầm mài dũa, những bài thơ Thiền của tác giả vừa để bộc lộ suy tư của chính mình, nhưng cũng là những lời huấn giảng sâu sắc mang hàm ý sâu xa để hậu nhân nghiền ngẫm và tìm cho mình một lối đi riêng. Tất cả những bài thơ mang yếu tố tôn giáo với những triết lý sâu sắc đó, đã gợi mở cho người đọc một cảm quan về nhân cách cũng như là cách tu hành thực tập riêng của Thượng sĩ, người không xuất gia nhưng lại ngộ đạo và chan hòa ánh sáng đạo vào với ánh sáng đời.

Văn chương của Tuệ Trung Thượng sĩ chuyển tải Thiền của Tuệ Trung Thượng sĩ một cách rõ ràng đầy đủ và nhất quán một tư tưởng Thiền tông. Hệ thống ngôn từ, đề tài, những hình tượng cảm xúc và không gian, thời gian được tác giả đan xen với những yếu tố của Thiền học, những tư tưởng của Thiền gia. Văn chương chuyển tải Thiền Tuệ Trung Thượng sĩ, trước tiên là thế giới thẩm mỹ của nhà thơ trước vũ trụ vạn vật, nhưng thế giới thẩm mỹ ấy không chỉ dừng lại ở những cảm xúc thông thường trước cảm nhận về cái đẹp thông thường của cuộc đời mà bao hàm những tư duy phi lô gic trực ngộ của nhân tâm. Thế giới thẩm mỹ của thơ Tuệ Trung Thượng sĩ chuyển tải được sự khô cứng, của những phạm trù triết học một cách rất tinh tế, khiến người tiếp nhận được trải nghiệm và thực chứng những điều mà Thiền gia thể hiện. Qua những vần thơ chứa đựng tư tưởng Thiền tông và thấy được sự đan xen giữa Thiền trong văn chương, và văn chương chuyển tải Thiền được bộc lộ trong một chỉnh thể văn học, có cả tư tưởng và có cả hình thức thể hiện.

Qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã tìm hiểu và làm sáng rõ những yếu tố Thiền, yếu tố thẩm mỹ trong mối quan hệ tổng thể của một chỉnh thể thơ Thiền Tuệ Trung Thượng sĩ. Luận văn đã cố gắng thể hiện đầy

đủ nhất những dụng ý đã đặt ra khi nghiên cứu tìm hiểu Quan hệ giữa yếu tố tôn giáo và yếu tố thẩm mỹ trong những sáng tác văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ. Kết quả đạt được thể hiện tinh thần làm việc nỗ lực, niềm say mê, kỳ vọng được góp vào hệ thống nghiên cứu về thơ văn của Tuệ Trung Thượng sĩ. Đồng thời cũng là nền tảng tư liệu tham chiếu trong việc nghiên cứu những tác giả Thiền gia khác của văn học Phật giáo Lý - Trần.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyễn Tuấn Anh (2006), Mối quan hệ giữa xúc cảm thẩm mỹ và xúc cảm tôn giáo trong tác phẩm Khóa hư lục, Luận văn thạc sĩ Khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội.

2.Đỗ Tùng Bách (2000), Thơ Thiền Đường Tống, Nxb Đồng Nai.

3.Hoàng Văn Cảnh (2003), “Pháp bảo đàn kinh” và ảnh hưởng của nó đối với các nhà Thiền học đời Trần, Luận án Tiến sĩ triết học, Viện Triết học

4.Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp.

5.Nguyễn Duy Cần (1997), Phật học tinh hoa, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

6.Nguyễn Huệ Chi (chủ biên) (1989), Thơ văn Lý - Trần, tập II, quyển thượng, Nxb Khoa học Xã hội.

7.Nhật Chiêu (2007), 3000 thế giới thơm, Nxb Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh.

8.Trương Trừng Cơ (2004) (Như Hạnh dịch), Thiền đạo tu tập Nxb Thuận Hóa.

9.D.T. Suzuki (1999) (Thích Chơn Thiện, Trần Tuấn Mẫn), Nghiên cứu kinh Lăng Già, Nxb Thuận Hóa, Huế.

10.D.T. Suzuki (2006) (Trúc Thiên dịch), Thiền luận, 3 tập, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

11.D.T. Suzuki (2000) (Thuần Bạch biên dịch), Thiền, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

12.Lý Việt Dũng (2002), Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục dịch giải, Nxb Mũi Cà Mau, Cà Mau.

14.Vũ Dũng (1998), Tâm lý tôn giáo, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

15.Thích Nhất Hạnh (1964), Đạo Phật đi vào cuộc đời, Nxb Lá Bối, Sài Gòn.

16.Thích Nhất Hạnh (2008), Đường xưa mây trắng, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 17.Thích Nhất Hạnh (2009), Trái tim của Bụt, Nxb Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.

18.Nguyễn Hùng Hậu (1997), Lược khảo tư tưởng Thiền Trúc Lâm, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

19.Henri Bennac (2005), Nguyễn Thế Công dịch, Dẫn giải ý tưởng văn chương, Nxb Giáo dục.

20.Lưu Hiệp (1996), (Phan Ngọc dịch), Văn tâm điêu long, Nxb Văn học 21.Nguyễn Duy Hinh (1992), Phật giáo với văn học Việt Nam, Tạp chí Văn học, (số 4).

22.Nguyễn Duy Hinh (1998), Tuệ Trung Nhân sĩ – thượng sĩ – thi sĩ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

23.Nguyễn Duy Hinh (1999), Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

24.Nguyễn Duy Hinh (1999), Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam, Nxb Hội nhà văn Việt Nam.

25.Kiều Thu Hoạch ( 1965), Tìm hiểu thơ văn các nhà sư Lý - Trần, Tạp chí văn học, (số 6).

26.Nguyễn Phạm Hùng (2008), Các khuynh hướng văn học thời Lý - Trần, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

27.Nguyễn Phạm Hùng (1998), Thơ Thiền Việt Nam – những vấn đề lịch sử

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa yếu tố tôn giáo và yếu tố thẩm mỹ trong những sáng tác văn học của Tuệ Trung Thượng sĩ (Trang 93 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)