SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH” 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm. - Thấy được thực trạng kỹ năng sống của học sinh THCS Đáp Cầu nói riêng và học sinh THCS thành phố Bắc Ninh nói chung. Từ đó, tìm ra một số giải pháp giúp học sinh có kỹ năng sống tốt hơn và trở thành con người linh hoạt, sáng tạo, có văn hóa. Biết xử lý các tình huống một cách đúng đắn, khoa học hợp với đạo lý người Việt Nam. - Giúp học sinh thích ứng với cuộc sống xã hội hiện tại, với những tác động của tự nhiên, xã hội. Thúc đẩy các em học sinh tham gia các hoạt động mang tính xã hội, phát huy nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực, xây dựng môi trường sống thân thiện, tích cực ở địa phương. - Đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện; phù hợp với quan điểm giáo dục của UNESCO đó là: Học để biết; học để làm; học để tồn tại; học để chung sống. II. Sáng kiến kinh nghiệm với các giải pháp (biện pháp) được trình bày có gì khác so với giải pháp cũ trước đây. - Rèn kỹ năng sống cho học sinh thực sự có tác dụng tốt đến việc giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường không những giúp cho các em có được những kĩ năng ứng xử, giao tiếp mà còn tạo thành thói quen phân tích đánh giá tình hình, thói quen vươn lên xử lý tình huống một cách hợp lí. Khác với các phương pháp trước trong việc giáo dục đạo đức học sinh là khoảng cách giữa thầy và trò khi các em mắc lỗi thương các thầy, cô giáo hay dùng hình thức trách phạt, kỷ luật mà ít khi lắng nghe các em giải bày Nay với việc chú trong rèn kỹ năng sống cho học sinh mà đòi hỏi cần có sự ân cần chỉ bảo, phân tích, nghe các em nói lên những suy nghĩ, dẫn đến việc làm chưa phù hợp với chuẩn đạo đức người học sinh. Việc giáo dục đạo đức, hình thành các kỹ năng sống tối thiểu của các em đã được lồng ghép trong các chương trình học tập, được tích hợp trong các bộ môn và còn được trải nghiệm qua thực tế cho nên gây được hứng thú cho các em trong việc tu 2 dưỡng đạo đức, hướng thiện và nâng cao được năng lực học tập, sáng tạo. Từ đó, các em có nhận thức đúng đắn trong việc thực hiện nội qui, qui định của nhà trường và tự giác thực hiện. III. Sáng kiến đã góp phần nâng cao chất lượng quản lý dạy và học trong nhà trường. - Đáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn diện theo chương trình đào tạo của bộ giáo dục và đào tạo đó là giúp các em học để biết, học để làm, học để tồn tại và học để chung sống. Tăng cường được chất lượng giáo dục ở mọi lĩnh vực và khẳng định rằng mọi học sinh nhận thức được mục tiêu học tập, phấn đấu vươn lên nắm tri thức. Thúc đẩy được những hoạt động mang tính xã hội, phát huy được những nhân tố tích cực, hạn chế được những nhân tố tiêu cực đáp ứng tốt cho phong trào xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, trong sạch trong nhà trường. - Qua việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh đã làm cho các em đổi mới phương pháp học tập của mình. Từ đó giúp các em có khả năng học tập tốt hơn, các tư duy hoạt động của các em được phát triển, các em biết lập luận, tự tin nắm kiến thức và giải quyết các tình huống trong học tập. - Thông qua sáng kiến kinh nghiệm rèn kỹ năng sống tính tự giác, tự quản của tập thể lớp, nhóm học sinh ngày càng tốt hơn, gắn bó với nhau, giúp nhau học tập, rèn luyện đạo đức trong nhà trường. 3 PHẦN II: NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SKKN I. Cơ sở lý luận. - Theo tổ chức Y tế thế giới kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực trong các tình huống xảy ra trong đời sống mỗi con người. Rèn kỹ năng sống là giúp cho mỗi cá nhân có thể ứng xử có hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức cuộc sống hằng ngày. - Theo UNICES thì cho rằng: Kỹ năng sống là khả năng tiếp cận với thay đổi và hình thành những hành vi mới, Tiếp cận này đã lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng. - Có quan niệm cho rằng: Kỹ năng sống là năng lực ứng xử tích cực của mỗi người đối với tự nhiên, xã hội và chính mình; Là khả năng tâm lý xã hội của mỗi cá nhân trong các hành vi tích cực, để xử lý hiệu quả những đòi hỏi, thách thức cuộc sống. - Cũng có quan niệm coi kỹ năng sống là khả năng thực hiện một hành động hay hoạt động nào đó bằng cách lự chọn và vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm để hành động trong sự thực hiện mục đích, trong hoàn cảnh thực thế. Tóm lại: Những quan niệm nêu trên đều chứa một nội hàm: Kỹ năng sống là khả năng thực hiện hành động, hay hoạt động, là năng lực ứng xử tích cực trước những thách thức của đời sống và chỉ có được khi được rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm và biết lựa chọn một cách hợp lý để giải quyết các vấn đề trong tự nhiên, trong xã hội và trong chính cá nhân con người. II. Cơ sở thực tiễn - Xã hội ngày càng phát triển thế giới đang bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên của khoa học, công nghệ và những tiến bộ vượt bậc mang lại cho loài người những lợi ích hữu dụng. Nhưng cũng vì thế con người phải đối mặt với những thách thức to lớn từ 4 môi trường thiên nhiên, xã hội và đặc biệt mối quan hệ xã hội giữa người với người. Với những thay đổi đó , xã hội nói chung, ngành giáo dục nói riêng đang từng ngày phải đối mặt với những thách thức và cần phải có những thay đổi để phù hợp với những mục tiêu và hoàn cảnh mới, yêu cầu xã hội đòi hỏi phải đào tạo ra những con người có tri thức khoa học, vừa có kỹ năng làm việc, nhưng cũng phải có thái độ, hành vi tích cực trước những sự thay đôi của môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội. Với những chuyển biến kinh tế, xã hội quá nhanh chóng đã hạn chế phần nào chức năng của gia đình với những giáo dục đạo đức truyền thống. Những biến đổi về kinh tế, xã hội đã đem lại cho lứa tuổi thiêu niên quá nhiều thử thách, phân vân trước sự lựa chon con đường phát triển bản thân. - Bước vào tuổi thiếu niên, trong độ tuổi đi học THCS các em bắt đầu muốn tự mình xem xét các sự việc, không muốn sự can thiệp của người khác, kể cả bố mẹ. Sự phát triển của “tự ý thức” đòi hỏi thiếu niên luôn muốn thoát khỏi mối quan hệ phụ thuộc trước kia để trở thành cá thể độc lập Nhưng giữa những mong muốn mang tính chủ quan, cá nhân và những thách thức cuộc sống đôi lúc không có sự tương ứng nên các em rơi vào trạng thái có thái độ phản kháng bằng các hính thức như lì lợm, lạnh nhạt, bất hợp tác thậm trí còn tỏ thái độ bất cần đời. - Thực tế cho thấy những năm gần đây tình trạng thanh thiếu niên, đặc biệt là các em ở độ tuổi trung học cơ sở, phạm pháp ngày càng gia tăng với các mức độ ngày càng nghiêm trọng. Với độ tuổi học sinh trung học cơ sở về mặt phát triển tâm, sinh lý các em dễ rơi vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật ảnh hưởng rất xấu cho môi trường học đường và xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng một trong những nguyên nhân chính là học sinh ngày càng thiếu kỹ năng sống cần thiết để hòa nhập với môi trường phát triển nhanh chóng. 5 - Đã có nhiều trung tâm rèn kỹ năng sống cho học sinh được thành lập nhằm giúp các em học sinh tập trải nghiệm trong tình huống gia đình để hình thành một số kỹ năng sống cho các em. Mặt khác ngành giáo dục và đào tạo đã và đang có những định hướng tích cực để đưa việc rèn kỹ năng sống vào giảng dạy trong từng cấp học nhằm định hướng những giá trị và tạo lập hành vi phù hợp với từng lứa tuổi. Chính vì thế việc rèn kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường THCS là hết sức cần thiết và quan trọng và phải có hương đi đúng đắn. Đây là một lĩnh vực khoa học còn khá mới mẻ trong trường THCS đòi hỏi những người làm công tác giáo dục trong các nhà trường cần phải quan tâm chú ý để xây dựng , đào tạo thế hệ trẻ trở thành người “có đức, có tài”. Chương II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÀ SKKN ĐỀ CẤP ĐẾN 1. Một số nhận định về KNS của học sinh THCS hiện nay. Hiện nay các trường THCS đã và đang chú ý đến việc rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua các chương trình giáo dục lồng ghép, tích hợp trong các tiết dạy chính khóa của các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa và các tiết học tập ngoài giờ trên lớp, Các tiết học và bộ môn giáo dục công dân ngày càng được quan tâm. Với yêu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải đảm bảo các yếu tố: Giúp học sinh ý thức được các giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội, giúp học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết, chấp hành và tôn trọng pháp luật. Tình trạng thiếu kỹ năng sống đang khiến các em trong độ tuổi học THCS gặp nhiều lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề của bản thân dẫn đến tình tràng thiếu tự tin, khủng hoảng về tâm lý. Chính vì nhiều học sinh, vì thiếu kỹ năng sống đã trở thành nạn nhân của những tệ nạn xã hội, thành những học sinh không ngoan, thành người con hư của gia đình, thậm trí còn dẫn đến vi phạm pháp luật ở tuổi vị thành niên. 6 2. Những vấn đề được đề cập tới trong sáng kiến kinh nghiệm này. Thực hiện nhiệm vụ năm học với chủ đề kỳ cương - chất lượng việc giáo dục đào tạo học sinh trở thành con người toàn diện, với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh là hết sức quan trọng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục đồng thời tạo nên thế hệ tương lai cho đất nước, với yêu cầu xã hội ngày càng phát triển mãnh mẽ cả về kinh tế và quan hệ xã hội. Thông qua việc làm của bản thân, của các đông nghiệp, đề tài này nhăm đúc rút ra một số kinh nghiệm trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh từ đó đưa ra một số giải pháp mang tính khả thi trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh THCS. Đây chính là nội dung chính mà đề tài quan tâm. Phạm vi nghiên cứu đề tài trong trường THCS Đáp Cầu, địa bàn khu dân cư phường Đáp Cầu – Thành phố Bắc Ninh Thông qua những việc làm thiết thực cụ thể tác động đến học sinh cụ thể trong việc giúp các em về kỹ năng sống mà đúc rút kinh nghiệm đề xuất các giải pháp về rèn kĩ năng sống cho học sinh THCS với mong muốn việc rèn kĩ năng sống cho học sinh ngày càng có hiệu quả tốt hơn đáp ứng được trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Với mục đích nghiên cứu các nhóm kĩ năng: - Nhóm kĩ năng nhận thức: + Nhận thức bản thân. + Xác định điểm mạnh, điểm yếu cho bản thân. + Xây dựng kế hoạch cho bản thân. + Khắc phục khó khăn để đạt được mục tiêu. + Rèn kĩ năng tư duy tích cực và sáng tạo. - Nhóm kĩ năng xã hội: + Kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ. 7 + Kĩ năng giao tiếp không lời. + Kĩ năng thuyết trình và nói trước đám đông. + Kĩ năng từ chối. + Kĩ năng diễn đạt cảm xúc và phản hồi. + Kĩ năng hợp tác. + Kĩ năng làm việc nhóm. + Kĩ năng vận động và gây ảnh hưởng. + Kĩ năng ra quyết định. - Nhóm kĩ năng quản lí bản thân: + Kĩ năng làm chủ cảm xúc. + Kĩ năng vượt qua lo lắng, sợ hãi. + Kĩ năng khắc phục tức giận. + Kĩ năng quản lý thời gian, nghỉ ngơi tích cực, giải trí lành mạnh. Với sự chia nhóm các kĩ năng trên mà chúng ta đưa ra những giải pháp thiết thực phù hợp với thực tiễn, đặc điểm học sinh của từng địa phương, mà tiến hành việc rèn kĩ năng sống cho các em mới đạt được kết quả cao. Rèn kĩ năng sống cho học sinh, đây là một vấn đề mới với thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài không nhiều chắc chắn cần được bổ sung nhiều hơn nữa thì đề tài mới mang lại hiệu quả cao. 8 Chương III NHỮNG GIẢI PHÁP ( BIỆN PHÁP) MANG TÍNH KHẢ THI Ngay từ đầu năm học 2012 - 2013 ban giám hiệu nhà trường đã xác định việc rèn kỹ năng sống cho học sinh trong trường học là hết sức quan trọng và cần thiết, đồng thời đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác rèn kỹ năng sống cho học sinh nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, làm chuyển biến đạo đức học sinh giúp các em có nhận thức đúng về hành vi, ứng xử một cách khoa học hợp lý đưa chất lượng đạo đức học sinh một cách vững chắc. Ban giám hiệu nhà trường đã thống nhất thực hiện chỉ đạo tập thể sư phạm nhà trường thực hiện một số giải pháp sau để rèn kỹ năng sống cho học sinh. 1. Giải pháp thứ nhất Nghiên cứu lí luận: thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu để nắm chắc cơ sở lí luận cho việc rèn kĩ năng sống đối với học sinh THCS về các mặt tâm lí, tình hình xã hội và sự thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi đối với học sinh THCS. Nghiên cứu thực tiễn tình hình địa phương phường Đáp Cầu, việc rèn luyện kĩ năng sống học sinh THCS Đáp Cầu trong các giờ học, giờ chơi, các buổi hoạt động ngoại khóa, đi thực tế, sinh hoạt ngoài giờ, tổ chức các trò chơi dân gian để tìm ra các giải pháp tác động vào học sinh giúp các em hình thành các nhóm nhận thức. 2. Giải pháp thứ hai: Điều tra kĩ năng sống của học sinh THCS Đáp Cầu và một số học sinh của các trường THCS lân cận trong thành phố Bắc Ninh. - Bằng những câu hỏi trắc nghiệm về các hành vi và chỉ yêu cầu nhận thức đánh dấu các hành vi cho là đúng, sai thông qua đó giúp các em hình thành những kỹ năng tối thiểu trong nhận thức phạm trù đạo đức , từ đó hình thành cho các em những thói quen cần thiết hằng ngày như thói quen thực hiện nề nếp, chào hỏi, giúp bạn Việc làm này 9 chúng ta có thể tiến hành ngay trong các tiết dạy trên lớp , giờ sinh hoạt lớp với các câu hỏi phù hợp, - Bằng giao tiếp nói chuyện xem các em nhận thức các nhóm kĩ năng sống đã nêu ở trên. Từ đó tìm giải pháp thích hợp giúp các em có được kĩ năng sống tốt hơn. - Dùng phiếu điều tra để tổng hợp, đánh giá, so sánh việc xử lí các tình huống của học sinh THCS Đáp Cầu. Từ đó phân ra các nhóm đối tượng và đưa ra giải pháp cho từng nhóm một cách thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng sống cho các nhóm đối tượng. 3. Giải pháp thứ 3: Quan sát, tiếp xúc, giúp đỡ, tư vấn học sinh rèn kỹ năng sống Qua quá trình quan sát học sinh ngoại khóa ngoài giờ lên lớp, trong các tiết học đặc biệt giờ ra chơi và các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ giáo dục giới tính để tìm ra các kĩ năng sống còn thiếu hoặc chưa đầy đủ sai lệch của học sinh. Từ đó giúp các em điều chỉnh lại hành vi sửa chữa thói quen không tốt, giải quyết các tình huống nảy sinh một cách đúng đắn. Với phương pháp này các thầy, cô phải tạo ra được uy tín, tình cảm thân thiện với học sinh , tạo cho em niềm tin, và trở thành người tư vấn tin cậy của các em qua đó giúp các em khẳng định bản thân dám nghĩ, dám làm , dám đấu tranh với sai trái của các bạn và có kỹ năng chia sẻ niền vui, nỗi buồn , sự thành công của mình và của bạn. 4. Giải pháp thứ tư: Trải nghiệm Tổ chức cho các em hoạt động cộng đồng, sinh hoạt và làm việc theo nhóm, đi thực tiễn tìm hiểu cuộc sống của người lao động để hình thành và rèn kĩ năng sống cho học sinh biết kết hợp trong làm việc, nhận thức đầy đủ về lao động, yêu quí người lao động. 10 [...]... sống cho học sinh - Tổ chức cho họ sinh trải nghiệm các kỹ năng sông -Tổ chức cho học sinh thực hành kỹ năng sống Từ đó tập trung rèn kỹ năng sống cho học sinh theo ba nhóm kỹ năng: - Nhóm kĩ năng nhận thức - Nhóm kĩ năng xã hội - Nhóm kĩ năng quản lí bản thân Theo phương pháp từng “bước nhỏ” không vội vàng nhưng cần chú ý đến tâm lý lứa tuổi học sinh. .. rèn kỹ năng sống cho học sinh theo ba nhóm kỹ năng: Kỹ năng về nhận thức, kỹ năng xã hội, kỹ năng quản lý bản thân, đã có tác dụng tích cực đến kỹ năng sống của học sinh và mang lại những kết quả khả quan tích cực: - Học sinh đã nhận thức tốt về mối quan hệ thầy trò, thầy giáo cô giáo là những người cho ta kiến thức, dạy ta cách làm người, học. .. ngừng cố gắng học hỏi rèn luyện bản thân, tu dưỡng đạo đức nhà giáo, nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời đã chú trọng trong công tác rèn kỹ năng sống cho học sinh để đảm bảo cho việc hoàn thành tốt kế hoạch năm học Sau một năm nghiên cứu,chỉ đạo và thực hiện việc rèn kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Đáp Cầu bản thân có một số nhận định... sinh hoạt của nhân dân, học sinh ở nơi đó Trong đề tài này với năm nhóm giải pháp: - Nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn về kỹ năng sống của học sinh THCS nói chung và học sinh THCS trường Đáp Cầu - thành phố Bắc Ninh nói riêng - Điều tra thực tế kỹ năng sống của học sinh Đáp Cầu 17 - Quan sát, tư vấn gúp đỡ hình thành, củng cố kỹ năng sống cho. .. tiễn về kĩ năng sống của học sinh THCS Đáp Cầu mà đã đưa được ra các nhóm kĩ năng sống cần phải rèn luyện cho học sinh: - Nhóm kĩ năng nhận thức - Nhóm kĩ năng xã hội - Nhóm kĩ năng quản lí bản thân Trên cơ sở nắm bắt được tình hình học sinh với những thói quen không lành mạnh do địa bàn dân cư sinh sống Thông qua các câu hỏi cho học sinh trả lời... dục công dân, rèn kỹ năng sống qua các bộ môn được các thầy cô chú trọng và thực hiện nghiêm túc Thông qua các giải pháp để rèn các nhóm kỹ năng sống mà thầy cô gần gũi học sinh hiểu được hoàn cảnh các em, từ đó có những biện pháp giáo dục đạo đức học sinh tốt hơn - Đối với học sinh: Các em đã bổ sung cho bản thân được các kỹ năng sống tối thiểu... ra một số kiến nghị sau: - Đối với cấp quản lý cần mở các chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên những phương pháp, kiến thức để thực hiện rèn kỹ năng sống cho học sinh Những chuyên đề dạy tích hợp trong các bộ môn, cách áp dụng vận dung dạy kỹ năng sống trong các tiết học - Đối với quản lý cấp trường cần có kế hoạch chỉ đạo việc rèn kỹ năng sống. .. giáo dục học sinh khó khăn về học cấp THCS- NXB Giáo dục Việt Nam - Đổi mới phương pháp công tác đánh giá về kết quả học tập của học sinh cấp học THCS- NXB Giáo dục Việt Nam - Phương pháp dạy tích hợp bộ môn đạo đức trong trường trung học- NXB Đại Học QG Hà Nội - Giáo dục gia trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS- NXB Đại học QG Hà Nội - Tài liệu giáo... - học sinh tích cực” được củng cố và phát triển Có thể nói thông qua việc quan tâm giúp đỡ học sinh rèn các kỹ năng sống đã góp phần tích cực trong việc hoàn thành nhiệm vụ năm học và có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục toàn diện của nhà trường 19 Rèn kỹ năng sống cho học sinh là trách nhiệm của các thầy giáo, cô giáo, hãy bắt đầu từ kỹ. .. cần chú ý đến tâm lý lứa tuổi học sinh để đạt được hiệu quả cao nhất Đồng thời khi giúp đỡ học sinh trong việc thực hành rèn kỹ năng sống chúng ta cần lắng nghe ý kiến của học sinh Việc rèn kỹ năng sống cho học sinh phải thường xuyên diễn ra trong các tiết học chính khóa, ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, có thể nói ở bất cứ đâu khi có điều kiện, . kỹ năng sống cho học sinh - Tổ chức cho họ sinh trải nghiệm các kỹ năng sông. -Tổ chức cho học sinh thực hành kỹ năng sống. Từ đó tập trung rèn kỹ năng sống cho học sinh. đúc rút ra một số kinh nghiệm trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh từ đó đưa ra một số giải pháp mang tính khả thi trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh THCS. Đây. rèn kỹ năng sống cho học sinh theo ba nhóm kỹ năng: Kỹ năng về nhận thức, kỹ năng xã hội, kỹ năng quản lý bản thân, đã có tác dụng tích cực đến kỹ năng sống của học