Vẻ đẹp thiên tính nữ

Một phần của tài liệu Tính triết - lý trữ tình trong tiểu thuyết của Trương Hiền Lượng (Cây hợp hoan và Một nửa đàn ông là đàn bà (Trang 60)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Vẻ đẹp thiên tính nữ

Tiểu thuyết của Trương Hiền Lượng không những “gợi lên sự suy ngẫm mang tính triết lý” mà còn làm cho độc giả được thưởng thức cái đẹp. Đó là một trong những yếu tố tạo nên chất “trữ tình” trong tác phẩm của nhà văn. Cái đẹp ở đây bao gồm cả cái đẹp ngoại hình lẫn tâm hồn. Nhưng vượt lên trên hết thảy là vẻ đẹp tâm hồn của những con người lao động chất phác, có sức cải tạo được con người. Tiêu biểu cho vẻ đẹp đó là hai người phụ nữ, luôn song hành cùng nhân vật chính: Mã Anh Hoa trong Cây hợp hoan và Hoàng Hương Cửu trong Một nửa đàn ông là đàn bà.

Mã Anh Hoa xuất hiện ở phần 9 của tác phẩm Cây hợp hoan. Ấn

tượng đầu tiên khi tác giả nói tới nhân vật Mã Anh Hoa là tiếng cười hồn nhiên của cô trong khi lao động. Tiếng cười ấy được nhắc tới rất nhiều lần trong tác phẩm, để cuối cùng sau hai mươi năm, cái đầu tiên Lân nhớ tới Hoa vẫn là tiếng cười hồn nhiên và lạc quan thuở ấy. Nó đã đem lại sự thanh thản trong tâm hồn giá băng của nhân vật Chương Vĩnh Lân. Đối với Lân, Hoa có một vị trí đặc biệt quan trọng trong thế giới tinh thần của anh, kể từ khi anh tới nông trường hoàng thổ. Hoa mang đến cho Lân sự xúc động sâu sắc bởi tình người. Điều xa xỉ ấy, Lân không hề có trong bốn năm ở lao cải và cũng không có từ những người như tay “Chủ nhiệm kinh doanh”. Vậy mà sự dịu dàng và niềm thương xót của Hoa đã làm Lân rơi nước mắt bởi sự thức dậy của tình người. Hoa đã gợi mở cho Lân vẻ đẹp bình dị của cuộc sống nơi đây. Tất cả vẻ đẹp ấy đều được hội tụ như chính tên gọi của cô vậy: Mã Anh Hoa.

Mã Anh Hoa mang một vẻ đẹp đặc biệt của người con gái phương Nam: “Cặp môi đẹp, đồng tử có chấm sáng và rất linh hoạt, lông mi dài, có thể tưởng tượng khi hạ mi mắt xuống, lông mi có thể chạm tới má, phần dưới mắt, mũi dọc dừa, cánh mũi đường nét rất đẹp. Cặp môi hơi dầy nhưng cực kỳ gợi cảm… Cặp môi với đường nét đẹp, hai má hơi gầy với

cái mũi thanh tú hợp thành một tổng thể hấp dẫn và sống động” [33, 110].

Vẻ đẹp của Hoa đã được Lân cảm nhận qua rất nhiều câu văn miêu tả, nhưng ấn tượng nhất vẫn là đôi mắt, nơi thể hiện nhiều nhất vẻ đẹp trong tâm hồn của Hoa: “Ánh đèn soi tỏ cặp lông mi như cánh chim đang vỗ và đôi mắt sáng, đang tập trung vào công việc tính toán. Đôi mắt đã làm cho khuôn mặt cô rạng rỡ đến say lòng người, khiến tâm hồn cô trở nên rộng

mở, khoáng đạt” [33, 211].

Tuy nhiên, lần đầu tiên gặp gỡ, điều làm Lân rung động không phải do vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” của Hoa mà điều làm Lân bất ngờ và xúc động lại toát ra từ chính giọng nói mềm mại và trìu mến của cô:

“Anh cầm lấy xẻng. Bẩy ra tảng nào chúng tôi đập tảng ấy – Một phụ nữ bảo tôi – Cũng đừng quá sức, trông anh gầy như que củi, không bẩy tảng

lớn thì bẩy tảng nhỏ” [33, 57]. Lân đã cảm động bởi giọng nói và thứ tình

cảm ấy, không bao giờ anh nghe được trong những năm sống tại lao cải

“không hiểu sao tôi đỏ mặt, vui vẻ nhủ thầm là tôi sẽ vui vẻ đập tơi cả phần

của cô” [33, 57].

Mã Anh Hoa hiện lên trong tác phẩm mang rất nhiều nét của tính nữ. Điều đó đã cho Lân cái cảm giác được sống trong một ngôi nhà thực sự, đã thức dậy trong Lân kí ức đẹp đã qua và ước mong về một tương lai phía trước.

Căn nhà mà lần đầu tiên Lân bước chân tới có sự ấm áp và ngăn nắp do bàn tay khéo léo của người phụ nữ: “Gian nhà nhỏ hơn của chúng tôi,

chiếc giường – bếp chiếm hết một nửa. Nền đất sạch như chùi. Tôi chưa bao giờ được thấy nền đất mà bằng phẳng y như nền láng bằng xi măng vậy. Không có đồ đạc bằng gỗ. Đồ đạc đều bằng đất sét. Sát tường, trên bàn đất sét đặt một giá hai tầng như cái rương. Tầng trên treo một rèm bằng vải hoa cũ. Tất cả đồ đạc bằng đất đều có góc cạnh, mặt nhẵn bóng… Bếp giường trải tấm thảm cũ, chiếc chăn bông đã vá… Mép giường trang trí đủ màu sắc. Đuôi bếp – giường là lò, trên lò có một chảo gang đậy bằng

mép gỗ” [33, 58]. Ngôi nhà này không đẹp vì cái quý giá của đồ đạc, tuy

nghèo những nó vẫn trở nên đẹp đẽ do bàn tay khéo léo và nữ tính của Hoa. Hình ảnh căn buồng của Hoa được nhắc tới nhiều lần trong tác phẩm, đó là bến đỗ bình yên nhất trong cuộc sống tinh thần của Lân. Căn buồng của Hoa đánh thức quá khứ trong Lân, khiến anh nhớ tới một ngôi nhà thực sự:

“Buồng cô không đốt lửa nhưng ấm như “nhà” của chúng tôi… nhìn thấy chiếc giường bếp nghèo nhưng sạch tôi lại nhớ nhà. Nhà không phải là chỗ

bọn tôi chui rúc mà đội trưởng Tạ vẫn gọi, mà là nhà thực sự” [33, 101].

Tính nữ trong con người Hoa còn được thể hiện ở tài nội trợ và khéo léo may vá. Những người phụ nữ khác không biết nấu cơm quả cỏ, chỉ có thể nấu cháo, quả cỏ không dính nhưng Hoa lại nấu thành một loại cơm có hạt tròn và óng. Hoa mang vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống, chăm chỉ thêu thùa may vá. Mỗi tối, Hoa ngồi dưới ánh đèn khâu vá miệt mài. Hoa đã cắt quần cho Lân từ mảnh vải cô mua từ Trấn Nam Bảo, đơm từng chiếc cúc bị đứt do lần đánh nhau với Hỉ, khâu cho Lân chiếc mũ La Tống bằng tình cảm nhân hậu, chu đáo của người vợ đối với một người chồng. Vì vậy mà Lân được ấm từ đầu đến chân và không còn khổ sở vì cái đói và cái rét nữa. Hình ảnh Hoa ngồi may vá dưới ánh đèn, bên cạnh là Lân ngồi đọc sách chính là niềm mơ ước bình dị trong đời sống tinh thần của Hoa cũng như những người phụ nữ truyền thống Trung Quốc.

Hoa đã mang đến cho Lân không khí của một ngôi nhà ấm cúng, những bữa cơm thực sự bình dị “Đây mới là một bữa cơm thực sự! Bao

năm rồi tôi chưa được ăn. Bao năm?” [33, 116]. Tình cảm ấm áp nơi Hoa

đã đưa Lân trở về quá khứ, cái quá khứ mà những năm lao cải anh phải nén lại để sống. Hoa đã giúp Lân nối lại dòng hồi ức, hiểu ra rằng mình là một con người, một con người bình thường. Điều mà Lân tưởng đã mất vĩnh viễn, khi kí ức đã nhấn chìm bởi bóng tối nặng nề. Ở bên cạnh Hoa, Lân có cảm giác thanh bình từ tiếng cười quyện vào nhau của mẹ con Hoa. Đó thực sự là giấc mơ đẹp đối với Lân: “Thỉnh thoảng tôi ngừng đọc, lắng nghe tiếng cười của hai mẹ con, cảm nhận niềm yêu thương gần gũi của cô và bé Xá ban phát cho tôi. Căn buồng nhỏ bé hình như chứa không hết tình cảm nồng nàn giữa chúng tôi, khiến tôi liên tưởng đến chuyện thần thoại, một con

thuyền xinh xắn nhẹ nhàng lướt trên mặt biển lặng như tờ” [33, 214]

Hoa cứ sống hồn nhiên tươi sáng như bông hoa đẹp nhất giữa thiên nhiên hoàng thổ cằn cỗi và vắng vẻ. Đặc biệt, cô còn là một người phụ nữ vô cùng tinh tế và nhạy cảm. Lần đầu tiên gặp Lân, cô đã nhận ra sự suy nhược về sức khỏe của Lân. Vì vậy mà Hoa ân cần khuyên Lân là không nên làm việc quá sức. Sau lần đi Trấn Nam Bảo về, Lân bị cảm nặng. Mọi người trong “nhà” của Lân không ai biết điều gì đã xảy ra với anh. Nhưng cô đã đến tìm Lân, chỉ cần qua tiếng hát từ ngoài vọng tới, cho thấy Hoa đã thấu hiểu tất cả. Đó là những câu hát đầy ý tứ và chân thành:

“Tinh mơ nàng đến thăm chàng

Đem theo một túi đường phèn tặng nhau. Tặng chàng, chàng chẳng lấy đâu!

Ra về, nước mắt rầu rầu hàng mi. Mồng ba, sáng sớm thăm chàng

Hai tay em vén rèm lên

Mặt chàng nhợt nhạt, chàng ơi là chàng!” [33, 97] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không những là một người tinh tế, thấu hiểu con người Lân mà giữa Hoa và anh còn có sự đồng điệu trong tâm hồn. Hoa có một tâm hồn mơ mộng, yêu văn thơ. Cô rất thích đồng thoại và thần thoại. Hoa và Lân cùng nhau đọc thơ, say sưa mơ mộng theo những câu chuyện cổ tích. Hoa đã đưa Lân trở lại với niềm say mê “nàng thơ” trong quá khứ của mình, niềm đam mê mà từ lâu Lân phải quên lãng. Bên Hoa, Lân không chỉ có được sự chăm sóc mà còn có sự sẻ chia những điều sâu kín nhất trong tâm hồn.

Hiểu lý tưởng cao xa của Lân, Hoa đã cự tuyệt tình cảm của Lân. Hoa đã rất sâu sắc qua câu nói: “Anh đừng làm cái việc hao mòn sức sống

ấy. Anh hãy cố đọc sách đi” [33, 183]. Và lời thề tình yêu của Hoa đối với

Lân không lãng mạn, bay bổng mà chân thành đến xót xa: “Dù dao có

chém rơi đầu, còn cái thân em vẫn theo anh” [33, 276]. Chính vì thấu hiểu

lý tưởng của Lân mà cô đã không muốn kết hôn ngay với anh. Cô lo lắng Lân sẽ chịu nhiều vất vả trong cuộc sống của gia đình. Điều đáng trân trọng là Hoa sẵn sáng xả thân chăm lo cho Lân và chịu hi sinh, không cần đền đáp.

Đối với Lân, Hoa đã mang tới cho anh một ý nghĩa mới về cuộc sống. Cuộc sống sẽ đẹp đẽ lên bởi có tình người cao quý. Tình người của Hoa đã đưa Lân rời khỏi cái xác suy nhược, ra khỏi cái xấu xa bản năng để đến với cuộc sống của con người bình thường. Và vẻ đẹp trong tâm hồn Hoa đã thôi thúc Lân vững vàng đi giữa cuộc đời bao mới mẻ này. Lân đã bộc bạch những suy nghĩ rất thực về người con gái này: “Hoa xuất hiện, lôi tôi ra khỏi cái phòng tập thể của những anh độc thân, dẫn đến căn buồng nhỏ ấm cúng của Hoa… tôi rời cái nệm cỏ khô để đến căn buồng có ánh đèn khi mờ khi tỏ thì ý nghĩa đó càng trọn vẹn, không phải là không tôi, không anh, không nó, mà cả thế giới mang một ý nghĩa mới” [33, 170].

Hoa đã cho Lân một tình yêu trọn vẹn và cả một không khí gia đình với tất cả ý nghĩa của nó. Trong con mắt của Lân, vẻ đẹp của Hoa không cố định ở một khuôn phạm và định nghĩa nào. Vì tất cả đều không đủ mà cần phải khám phá: “Bây giờ tôi mới rõ, phải căn cứ vào địa vị kinh tế mà quy định con người, giai cấp như Mác nêu, ngoài ra trên thế giới không có một khái

niệm tuyệt đối nào về loài người. Thí dụ cô Hoa” [33, 209].

Hoàng Hương Cửu trong Một nửa đàn ông là đàn bà lại mang một

vẻ đẹp khác nhưng cũng đem đến cho Lân những hạnh phúc bình dị của một cuộc sống gia đình, đặc biệt là giúp Lân trở thành một người đàn ông hoàn chỉnh.

Vẻ đẹp của Hoàng Hương Cửu hiện lên giữa mây trời sông nước, trên nền của khung cảnh thiên nhiên nên nó thật đẹp, nên thơ và tràn đầy sức sống:

“Ánh nắng chiếu thẳng xuống giữa hai bờ lau cao vút xanh thẫm, da thịt cô bóng mịn như tấm lụa căng phồng, khơi gợi cảm giác sảng khoái, thư thái như một màu tơ trong mờ óng ả… khoát nước đến đâu, cô đưa tay xát mạnh chỗ đó,thế là khắp cơ thể cô ửng hồng lên tràn trề sức sống… Khuôn mặt thật ưa nhìn. Cô ngửa cổ ngước nhìn bầu trời, giữa màu xanh của lau lách nổi lên gương mặt xiết bao duyên dáng. Đôi mắt, sống mũi, cặp môi, tất cả đều nhỏ nhắn, phối hợp bên nhau hài hòa tuyệt đỉnh, lung

linh vẻ xinh xắn lạnh lợi riêng của phái đẹp” [29, 60]. Vẻ đẹp của Hoàng

Hương Cửu là một bức tranh sống động, một vẻ đẹp thực tế và hoàn mĩ về người đàn bà mà lần đầu tiên Chương Vĩnh Lân được thấy. Vẻ đẹp ấy đã kích thích mãnh liệt tâm hồn anh, in sâu vào trong tâm thức của anh, khiến tám năm trôi qua, vẻ đẹp ấy trong trí tưởng tượng của Lân vẫn vẹn nguyên và tươi mới như ngày nào.

Không chỉ đẹp về ngoại hình, Hương Cửu còn là một người phụ nữ tháo vát, nhanh nhẹn. Căn nhà kho dột nát, dưới bàn tay sắp xếp của cô, bỗng chốc biến thành một mái ấm gia đình nhỏ nhắn, ngăn nắp và ấm cúng vô cùng. Sự sắp xếp của Hương Cửu khiến mọi người ai cũng phải kinh ngạc: “Vào đến tay cô, những thứ héo quắt héo queo cũng đều tươi tắn đẹp xinh trở lại” – Hà Lệ Phương không tiếc lời khen. Tất cả sự khéo léo ấy, khiến Lân vô cùng xúc động và cảm nhận từng âm thanh thân thương của một người “vợ”: “Cô ở nhà ngoài dọn dẹp hạt dưa và bánh kẹo còn thừa lại. Chốc chốc lại vọng vào tiếng va chạm lanh canh khe khẽ… Đó chính là âm thanh của “người vợ”. Phải rồi, âm thanh ây chỉ có thể thuộc về người

vợ thôi” [29, 147]. Những cảm xúc mới mẻ, những trải nghiệm mới mẻ

của cuộc sống vợ chồng khiến Lân thấy cuộc sống này đáng quý và đáng trân trọng hơn.

Nhưng không chỉ tháo vát và hiền lành, Hoàng Hương Cửu còn là người vô cùng thực tế. Chính cái thực tế trong tính cách và cư xử của cô đã bóp chết mọi ước mơ tươi đẹp được xây đắp trong trí tưởng tượng của Lân về đàn bà. Bù lại, cái thực tế, mạnh mẽ ấy lại giúp anh trở thành một người đàn ông hoàn chỉnh, và vươn tầm suy nghĩ của mình xa hơn, tới những lý tưởng cao hơn.

Buổi tỏ tình lãng mạn đầu tiên bỗng trở thành một cuộc bàn bạc cho cuộc sống hôn nhân sau này. Không có những lời “thề non hẹn biển, nào chàng ơi, nàng hỡi, vin liễu trao hoa” mà chỉ có những lời trao đổi như trong một cuộc mua bán. Chương Vĩnh Lân thì tỉ mỉ quan sát đối phương bằng ánh mắt “sắc lạnh của một khách mua hàng”, còn Hoàng Hương Cửu lại hỏi vấn đề hôn nhân như “trao đổi về việc vay tiền”. Hai người nói đến những kế hoạch của tương lai mà như đang diễn kịch: “Cuộc trao đổi rất đỗi thực tế ấy đã hủy hoại bầu không khí trong phòng, nén chặt tình cảm

của chúng tôi, khiến chúng tôi khó bề đột phá nổi cái ranh giới, mong

manh có thể đột phá trong giây lát ấy” [29, 135].

Cái ranh giới ấy cứ dần dần đi theo vào trong cuộc sống gia đình sau này của Lân và Hương Cửu. Cuộc sống hôn nhân, nếu cô mạnh mẽ, thực tế bao nhiêu thì Lân lại càng thấy đau khổ, hổ thẹn bấy nhiều về sự bất lực của mình. Chính tính cách mạnh mẽ của Hương Cửu đã cứu vớt Lân, đã kéo anh lên từ bờ vực của “đồ phế thải” nhưng cũng để lại trong lòng anh một vết thương của lòng tự trọng, niềm tự tôn của một người đàn ông. Chính vì vậy, anh đã thoát ra được vỏ bọc của mình, tìm thấy lý tưởng mà mình muốn vươn tới. Hương Cửu đã giúp Lân hiểu ra cuộc sống tự do có ý nghĩa và quý giá đến nhường nào: “Em đã cho anh sức sống, chính em đã khiến tuổi thanh xuân anh sáng bừng lên trở lại, nhưng rồi sức sống ấy lại thôi thúc anh rời bỏ em! Tuổi xuân lần này cũng sẽ không thuộc về em

nữa…” [29, 238].

Mã Anh Hoa là một người phụ nữ tâm lý, tinh tế và biết cùng Chương Vĩnh Lân nuôi dưỡng lý tưởng, cùng những ước mơ cao đẹp. Tình yêu của Hoa dành cho Lân là một tình yêu cao cả, vượt lên trên nhục dục và cám dỗ của những con người bình thường. Trong khi đó, Hoàng Hương Cửu cũng rất khéo léo, tháo vát, nhưng lại có một tình yêu mạnh bạo, thực

Một phần của tài liệu Tính triết - lý trữ tình trong tiểu thuyết của Trương Hiền Lượng (Cây hợp hoan và Một nửa đàn ông là đàn bà (Trang 60)