Giọng điệu mang tính triết lý và tự trào xót xa

Một phần của tài liệu Tính triết - lý trữ tình trong tiểu thuyết của Trương Hiền Lượng (Cây hợp hoan và Một nửa đàn ông là đàn bà (Trang 84)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Giọng điệu mang tính triết lý và tự trào xót xa

Trong Cây hợp hoan, nhân vật Chương Vĩnh Lân luôn đề cao lý

lầm thì Lân lại lục vấn chiêm nghiệm nghiêm túc về bản thân. Hàng ngày, cái bản năng thuần túy không ngừng đeo đuổi những người trí thức như Lân. Ý thức của con người Lân tỉnh táo nhưng vẫn bị nhấn sâu hơn vào cái xấu xa: “Sa đọa không đáng sợ mà đáng sợ nhất là tỉnh táo khi sa đọa”

[33, 46]. Và giọng điệu suy tư triết lý đã thể hiện nỗi xót xa của Lân khi bất lực trước thực tại: “Dù rằng tôi nghi ngờ chuyện phủ nhận sức mạnh trữ tình phi thường, mà có nó thì tinh thần con người trở nên cao thượng, nhưng tôi phải phủ nhận rằng, phủ nhận của hiện thực còn mạnh hơn sự

phê phán. Vậy thì lý tưởng mới, mục đích của cuộc sống là gì?” [33, 46].

Giọng điệu triết lý và chiêm nghiệm cũng là một đặc điểm tính cách của “cái tôi” luôn phản tỉnh và khao khát hoàn thiện bản thân. Chính điều này giúp Lân nhận diện cuộc sống và con người đúng đắn: “Muốn thật sự thành người lao động sống bằng sức của mình thì phải như Hỉ. Tri thức văn hóa ư? Quỷ tha ma bắt nó đi! Không có nghề tầm thường, chỉ có con người tầm

thường”[33, 143]

Giọng điệu này xuất hiện khá nhiều trong tác phẩm Một nửa đàn ông là đàn bà. Trong tác phẩm, nhân vật luôn có sự tìm tòi chân lí đầy

căng thẳng, bởi vậy nó tạo nên giọng điệu triết lý điển hình.

Với cương vị là một người đang đi cải tạo lao động, Chương Vĩnh Lân là một người rất có trách nhiệm với công việc. Xuất thân là một học sinh, không quen lao động chân tay, nhưng cuối cùng anh đã lao động rất thành thạo mọi công việc, từ làm ruộng đến chăn cừu, chăn ngựa. Lân hiểu được quần chúng lao động, ý thức được sự cần lao, đánh giá được ý nghĩa của sự cần lao:

“Lao động sáng tạo ra con người, vì thế bản tính nguyên thủy của con người tự nhiên hướng về lao động chân tay; lao động chân tay vất vả và căng thẳng sẽ làm sống dậy bản tính từ lâu đã trở thành ý thức tiềm tàng của con người trót bị nền văn minh vùi lấp, bỗng chốc đưa con người

lùi ngược lại hàng trăm năm, cảm nhận được một thứ khoái cảm tâm lý rằng chính mình đang phát triển, chính mình đang đổi thay, phẩm chất của

chính mình đang phong phú lên” [29, 23]

Câu văn đầy tính triết lý đó đã phê phán một trong những chính sách “ngu dân” và tàn bạo của chủ nghĩa Mao, dùng lao động chân tay như một cực hình để hành hạ và trừng phạt những người trí thức có đầu óc sáng tạo, độc lập và trung thực. Lao động chân tay vốn là một hành vi và phẩm chất của nhân loại cần lao, thì những kẻ thù theo chủ nghĩa Mao đã biến nó thành công cụ ngu dân và công cụ trừng phạt con người.

Cuộc sống lao cải chà đạp lên cả về thể xác và tâm hồn của con người, khiến rất nhiều lần Trương Vĩnh Lân phải thốt lên đầy đau đớn. Đó là lần chứng kiến cảnh những người tù đàn bà mà “đàn ông không ra đàn ông, đàn bà không ra đàn bà”, Lân đau đớn xót xa trước số phận bi thương của họ: “Cứ nghĩ như người con gái mà tôi đã từng yêu, hình tượng phụ nữ mà tôi đã từng say sưa thưởng thức, bị bắt vào đây để rồi hình hài cũng bị biến dạng đi như thế này, thì cõi đời này còn gì đáng lưu luyến nữa?... Trời

ơi! Mẹ ơi!...” [29, 52]. Những tiếng kêu đau đớn phát ra tự đáy lòng nghe

thật xót xa, thấm thía.

Những lúc đau đớn đến tột cùng, trong thẳm sâu nhân vật đã bật lên thành những tiếng tự trào đầy xót xa. Đó là lúc nhân vật đối thoại với con ngựa Xám hay cũng chính là tự đối thoại với chính mình. Lúc này đây, Chương Vĩnh Lân mới dám nhìn thẳng vào sự thật, nhìn thẳng vào hoàn cảnh và khả năng của mình, để cười vào chính bản thân, thừa nhận sự bất lực của mình: “Tớ chỉ là một thằng bỏ đi, chỉ là con người một nửa”[29, 169]. Hay khi rơi vào tình trạng tuyệt vọng, bị Mã Anh Hoa đẩy ra, Lân luôn dằn vặt, nguyền rủa, cười vào bản chất xấu xa của chính mình khi là kẻ đi lợi dụng người khác: “Một công tử thất thế, một phụ nữ cứu anh ta.

Chỉ cần tai qua nạn khỏi là anh ta chiếm ngay người phụ nữ… coi hành động đó là một cách đền ơn” [33, 186]. Giọng điệu tự trào cũng là biểu hiện sâu sắc của một tâm hồn dằn vặt và đau đớn tột cùng.

Một phần của tài liệu Tính triết - lý trữ tình trong tiểu thuyết của Trương Hiền Lượng (Cây hợp hoan và Một nửa đàn ông là đàn bà (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)