6. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Giọng điệu châm biếm trào phúng
Giọng điệu châm biếm trào phúng trong giọng kể của nhân vật “tôi” trong tác phẩm Cây hợp hoan đã thể hiện thái độ kiên quyết gạt bỏ cái bản năng và ích kỉ của con người. Nếu như vậy, thì cuộc sống của con người sẽ tù đọng và con người sẽ bị nhấn chìm vào sự ti tiện. Những trí thức tới nông trường hoàng thổ lập nghiệp sống như những cái bóng đầy căng thẳng trong một ngôi “nhà”. Tiêu biểu cho thói cá nhân nhỏ nhen là nhân vật “Chủ nhiệm kinh doanh”: “Lão nhất quyết không đến sửa nhờ bên bếp lò, ngay đến ăn cũng không phát ra tiếng để khỏi phiền người khác, hoặc có thể nói, lão không muốn cho ai cái gì, ngay cả tiếng nhai cơm. Trông thấy bộ dạng ấy, bộ dạng co vào trong kén, mặc kệ sự đời, tôi không nỡ làm
phiền đến lão sau khi tôi chết”[33, 194]. Và nguyên tắc quan hệ giữa họ là
không ai quan tâm đến ai, nó sẽ căng thẳng nếu xâm phạm đến miếng ăn và giấc ngủ của nhau: “Cho dù nửa đêm anh đi đốt nhà hay cướp của cũng
mặc kệ, miễn là anh đừng làm gì ảnh hưởng đến họ” [33; 204,205]. Vì vậy,
giữa Lân và những người sống trong “nhà” không có tình cảm gắn bó, mà chỉ là sự quan tâm quá mức đến lợi ích rất cá nhân của bản thân.
Trong Một nửa đàn ông là đàn bà, trang miêu tả những người đi lao động cải tạo ca hát trong lao động, tràn đầy âm hưởng châm biếm. Đó quả là “chủ nghĩa lạc quan” sau hàng rào dây thép gai. Họ buộc phải hát những bài ca Cách mạng, những bài ca ca ngợi nhiệt tình lao động nhưng họ lại chẳng có một chút nhiệt tình, một chút khí thế nào. Những lời ca vang lên thật hài hước mà cũng thật xót xa:
“Cải tạo, cải tạo cải cái tạo này à! Buổi tối trở về, một gáo đầy a,
Hây hây! Ơ hơ hây hây! A hơ hây!...” [24, 31]
Làn điệu nhại theo thổ âm địa phương: “Xúi quẩy, xúi quẩy, xúi cái quẩy lắm thay!”. Còn “một gáo đầy” là tiêu chuẩn của bữa ăn của tù nhân, được mỗi bữa một “gáo mì hỗn hợp”. Lúc đầu họ chỉ hát bài ca gọi là “bài ca Ngữ lục”. Thật không gì mỉa mai hơn với Ngữ lục của Mao Trạch
Đông:
“Trong thời kỳ cách mạng phi thương này, tù nhân lao cải chỉ được phép hát “phàm là quân phản động, anh không đánh nó không đổ nhào”… Đối với loại người lòng dạ khôn lường ấy, anh làm sao biết được trong lòng họ “loài phản động” là chỉ ai? Thế là lập tức ra lệnh tù lao cải dưt
khoát không được phép hát “bài ca Ngữ lục” nữa” [33, 31]
Sự châm biếm ở đây nhằm vào bản chất của chủ nghĩa Mao, một chủ nghĩa phủ nhận mọi vẻ đẹp trong thế giới tinh thần và tình cảm của con người.
Mao Trạch Đông có một bài thơ nhan đề “Bất ái hồng trang, ái võ trang”. Ý bài thơ khẳng định rằng: Thiếu nữ Trung Quốc không thích trang phục chải chuốt, đẹp đẽ mà chỉ thích cầm súng. Tư tưởng của Mao cho rằng, chỉ có Cách mạng, chỉ có chiến đấu của công nông binh mới là đẹp. Chính vì vậy, trong Một nửa đàn ông là đàn bà, những bài ca đều vang lên như những thanh âm chối tai, không có nhạc điệu, không có tình cảm, không có niềm vui. Ở đây những bài ca cũng trở thành công cụ đàn áp con người, chà đạp lên tình cảm của con người. Bài ca của Hà Lệ Phương cũng bóc trần sự tha hóa của người phụ nữ trong xã hội ấy:
“Thân em giá chẳng cao đâu Tất ni-lông chỉ hai bao thôi mà!
Nếu anh cảm thấy chưa vừa
Xin thêm một chiếc đồng hồ nghe anh!” [29, 111]
Nhà văn còn nhấn mạnh cuộc Cách mạng văn hóa đã chà đạp lên con người bằng một giọng văn châm biếm sâu cay: “Trời phật ơi! Khốn nạn thân tôi. Khốn nạn thân tôi! Cách mạng cách đến cả túm lông cằn của tôi rồi!” [29, 49].
Sự giả dối của Cách mạng văn hóa cũng được nhà văn Trương Hiền Lượng miêu tả bằng giọng văn châm biếm đặc trưng: “Con người muốn sống sót qua thời đại đảo điên này chỉ có một cách là “làm một Đông Ky sốt hiện đại, nhìn ma quỷ thành cối xay gió (chứ không phải nhìn cối xay
gió thành ma quỷ) mới có thể sống nốt quãng đời còn lại” [29, 22]. Trong
thời đại đảo điên ấy, mỗi con người đều là “diễn viên”, sắm cho mình một vai thật phù hợp để có khả năng đương đầu với hoàn cảnh. Bởi vậy, thật nực cười làm sao khi nhân vật “tôi” trong Thời thanh xuân lại cho rằng,
chỉ có nhà tù mới là nơi phù hợp nhất với mình lúc đó, coi việc vào tù là một “hạnh phúc” được ban tặng. Còn Chương Vĩnh Lân thì thấy nhà tù đúng là một “thiên đường”: “Ôi, vào những năm tháng rối ren hỗn loạn
này, đội lao cải thật là thiên đường”[29, 19].