Nhân vật mang tâm thế tự do

Một phần của tài liệu Tính triết - lý trữ tình trong tiểu thuyết của Trương Hiền Lượng (Cây hợp hoan và Một nửa đàn ông là đàn bà (Trang 27)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Nhân vật mang tâm thế tự do

Truyện Cây hợp hoan là khoảng thời gian nhân vật được tự do lao

động tại nông trường hoàng thổ. Nói chính xác hơn là được trở thành “người lao động sống bằng sức của mình”. Lập nghiệp tại nông trường, Lân đã sống cùng một nhà với những người trí thức ích kỉ, cá nhân nhưng ngày càng có quan hệ mật thiết với những người lao động nơi đây. Thời gian ở hoàng thổ và gặp gỡ người phụ nữ Mã Anh Hoa chỉ diễn ra trong hơn sáu mươi ngày, từ những ngày đầu đông đến những ngày giáp Tết Nguyên đán, nhưng chính cuộc sống nơi đây đã giúp Lân nhận ra vẻ đẹp của người lao động. Lân biết trân trọng giá trị của lao động và Lân đã hoàn toàn hòa nhập được vào cuộc sống lao động, là thành viên của những người rẻo cao. Những trải nghiệm của cuộc sống tự do này đã giúp Chương Vĩnh Lân có

được những triết lý vô cùng sâu sắc về cuộc đời cũng như cảm nhận được tình người ấm áp từ cuộc sống bình dị nhất.

2.1.1.1. Trong quan hệ với trí thức

Giống như phần lớn số phận của những người trí thức trong thời kỳ đầy bão táp của Cách mạng văn hóa, những người trí thức trong Cây hợp hoan bị quy vào thành phần “phái hữu” và bắt đầu cuộc đời lao cải tại các

nông trường với tư cách là người tù. Họ bị mất tự do nặng nề về mọi phương diện và phải kìm hãm lý tưởng sống. Và ngày 1 – 2 – 1961, sau bốn năm sống ở nông trường lao cải, họ được điều tới nông trường hoàng thổ lập nghiệp. Những người trí thức có những nghề nghiệp khác nhau. Đó là tên “Chủ nhiệm kinh doanh” là nhân viên của một công ty bách hóa, anh cán bộ biên tập là người của một tờ báo ở Lan Châu, một cựu trung úy từng là anh hùng Triều Tiên và tay kế toán là người của một ngân hàng Thượng Hải. Đến nông trường, mặc dù đã trở thành những người “tự do” thực thụ, nhưng họ vẫn phải đối diện với cái đói của cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, họ bỗng trở nên ích kỷ, toan tính trong đối xử và hoàn toàn không muốn giao lưu tiến tới một cái gì tốt đẹp hơn ngoài việc giữ gìn quyền lợi của bản thân. Cách cư xử của những người trí thức đã khiến Chương Vĩnh Lân nhận ra cuộc sống của mình đang bị nhấn chìm trong sự hẹp hòi và ích kỉ. Trong mối quan hệ với những người trí thức này, nhân vật Chương Vĩnh Lân luôn có sự dằn vặt, trăn trở về cái đói, sự tồn tại và những mâu thuẫn giữa tự do và kìm kẹp.

2.1.1.1.1. Triết lý về cái đói và sự tồn tại

Nông trường lao cải cách nông trường hoàng thổ không xa, chỉ có một con mương. Có thể thấy, bốn năm ở nông trường lao cải đã làm những người trí thức suy sụp quá nhiều về sức khỏe cũng như về đời sống tâm hồn và tình cảm. Hàng ngày, họ phải đối mặt với cái đói dày vò ghê gớm và câu

chuyện của lý tưởng thì coi như đã mất: “cái lý tưởng còn mờ nhạt xưa kia

đã bị phê phán tan biến ngay từ lúc nó chưa hình thành” [33, 46]

Và giờ đây, khi đặt chân lên nông trường hoàng thổ, mọi thứ dường như không có gì thay đổi so với nơi ở trước đây ở đội lao cải. Nơi họ đặt chân đến là một vùng đất không làm những người trong đội lập nghiệp lạc quan hơn cuộc sống trước đó: “Dưới cầu là lòng mương cạn khô về mùa lạnh. Hai bờ mương mọc đầy cỏ đông vàng úa, lá nhỏ như sợi chỉ, đứng im… Chiếc cầu hết sức sơ sài, mặt cầu rải hoàng thổ, bị xe cộ qua lại nghiền thành bụi… Mặc cho ba con ngựa chạy loạng choạng, thở như kéo bễ, lỗ mũi phả ra từng làn hơi trắng như sữa, những cặp mắt đáng thương

trợn trừng, người đánh xe vẫn không chịu xuống” [33, 5]. Và hình ảnh đầu

tiên khi nói về những người trí thức tới nông trường hoàng Thổ là họ nhảy khỏi xe và chăm chú đi tìm của cải để ăn: “Tôi chợt nhận ra mấy người đồng hành cùng tôi không còn ở trên xe nữa. Nhìn lại, họ đang lúi húi tìm kiếm trên một mảnh ruộng, điệu bộ chẳng khác đang phải học thuộc một

đoạn cổ văn khó hiểu” [33, 9]. Hình ảnh này đã cực tả sự đáng thương của

họ. Hàng ngày, điều họ phải quan tâm một cách căng thẳng nhất lại chính là: Cái đói.

Nông trường hoàng thổ đã phơi bày tất cả sự nghèo nàn và sự hoang sơ của nó: “Chúng tôi chưa thấy dấu hiệu đón tiếp nào cả. Nơi này chó gà không có lấy một con. Chỉ có mấy ông lão ăn mặc rách rưới ngồi sưởi

nắng bên cầu, khi chúng tôi qua cũng không buồn ngước lên” [33, 29].

Còn hình ảnh những ngôi nhà mang một cảm giác vắng vẻ, tẻ nhạt càng tô đậm hơn cái hoang sơ: “Nhà cửa trong thôn không khác nông trường lao cải: những dãy nhà bằng đất xếp hàng như ở trại lính, có điều nhà ở đây ọp ẹp hơn. Vách đất đắp bằng đất phèn đã long ra nhiều chỗ” [33, 29]. Chính những hình ảnh ấy đã giúp nhà văn lột tả một cách thành công nhất

và khách quan nhất thái độ của những người trí thức khi dừng chân tại đây. Tay “Chủ nhiệm kinh doanh” cho rằng nơi này “Thua xa đội lao cải. Đội

lao cải còn có bếp lò”. Anh cán bộ biên tập thì cho rằng nơi này nghèo nàn

hơn vùng Định Tây. Anh cựu trung ý thì cho đây là một cực hình phải chịu đựng: “Đ.mẹ, bất quá chỉ ngoi lên tầng thứ mười bẩy của mười tám tầng

địa ngục”,

Và trong cái đói của thể xác, những người trí thức đó đã quan hệ với nhau theo lối sống của cái “tôi” bản năng và ích kỉ. Mối quan hệ giữa họ không giống với mối quan hệ của những người trí thức. Họ không có biểu hiện của những người khát khao lý tưởng và hoài bão. Mối quan hệ của họ rất cá nhân và độc lập về lợi ích. Nó trở nên vô cùng căng thẳng khi lợi ích cá nhân, nhu cầu bản năng bị người khác xâm phạm. Nguyên tắc xử thế giữa họ là sự tuyệt đối rạch ròi và sòng phẳng:“Tôi không lấy của anh một

xu, anh cũng đừng lấy của tôi một kẽm”. Vì vậy mà mỗi lần có cục bông

nào từ chỗ nằm của Lân rơi sang bên nệm cỏ của tay kế toán thì hắn cung kính đưa hai tay trao lại. Hắn rất nhạy bén về ranh giới giữa hai chỗ nằm của hắn và Lân, “nhạy bén hơn cả hai quốc gia quan hệ đang căng thẳng”. Tay “Chủ nhiệm kinh doanh” có thể mời tay kế toán mẩu bánh mì vì hắn biết tay kế toán không bao giờ chịu ơn cái lòng tốt lớn lao đó. Nên ngoài tay kế toán thì tay “Chủ nhiệm kinh doanh” không dám mời một ai. Hắn cố tình làm như vậy để Lân thèm và tự bộc lộ sự hèn hạ trước cái đói. Không khí trong phòng luôn duy trì sự im lặng và căng thẳng. Họ hoàn toàn không để ý đến ai, nhưng không cho phép ai ảnh hưởng đến miếng ăn và giấc ngủ của họ:

“Không khí trong phòng như ngưng đọng lại. Nhưng người khác bề ngoài vẫn tỏ ra ai làm việc ấy, người thì vá bít tất, kẻ thì viết thư, người thì

nằm trong chăn nghĩ ngợi. Nhưng rõ ràng tất cả vẫn để ý tới nửa cái bánh

mì trên nệm cỏ của tôi” [33, 95].

Đúng vậy, họ luôn căng thẳng bởi cái đói. Cái đói không ai nói nhưng đã là chủ đề của câu chuyện về họ. Và dù mỗi người có đi: “đốt nhà

cướp của ai cũng mặc, miễn là anh đừng làm ảnh hưởng gì đến họ” [33,

191]. Đối với riêng Chương Vĩnh Lân, cái đói đã trở thành một vật có hình khối, có thể cảm nhận một cách rõ rệt:

“Cái đói đã trở thành một thực thể có sức nặng, có thể tích. Nó lao ngang dọc trong dạ dày, réo ùng ục, gào lên với mỗi sợi thần kinh: ăn, ăn, ăn…” [33, 49]

Cái đói không chỉ tàn phá về thể xác mà còn có sức mạnh tàn phá tâm hồn. Nó làm con người ta trở nên toan tính hơn, ích kỉ hơn, xấu xa hơn. Đối với tay “Chủ nhiệm kinh doanh”, hắn dùng “cái ăn” làm “vũ khí tối ưu” để đối chọi lại với Lân: “hắn không dám đánh nhau với tôi, nhưng hắn dùng những thứ hắn được tiếp tế, hoặc do may mà có ra khoe, hòng làm tôi

thèm rỏ rãi. Hắn biết đó là cách dày vò tôi hiệu quả nhất” [33, 12]. Hay

cũng vì cái đói mà chính bản thân Lân cũng phải tìm mọi cách để được no bụng hơn. Đó là cái bí quyết ăn trộm cháo của Lân. Mỗi ngày, Lân ăn nhiều hơn tay “chủ nhiệm kinh doanh” một trăm cc là do Lân biết rất rõ cháo trong chậu của hắn đầy đến đâu. Và Lân lấy ống bơ đổ nước đến đúng ngấn cháo hằng ngày được lĩnh rồi trút sang chậu của tay “Chủ nhiệm kinh doanh”. Thế là Lân có thể lợi dụng sự sai lầm của thị giác để được no hơn. Rồi cái đói còn dạy Lân cách không lấy bánh mà xin cạo bột ở mảnh vải, hay buổi cuối cùng ở lao cải, Lân không những được ăn cháo, mà hơn những người khác là được nhận thêm hai cái bánh mô mô. Tất cả cũng nhờ cái đói đã vạch đường chỉ lối cho họ. Vì cái ăn và sự tồn tại, họ phải dùng cái bản năng của mình để thích nghi và chống chọi lại.

Sự sa đọa của con người do cái đói gây nên cũng được nhà văn Trương Hiền Lượng nói một cách đầy chua xót trong tiểu thuyết Thời thanh xuân. Những câu văn tỉnh táo, sắc lạnh đã thể hiện một cách chân

thực bản chất của những người trí thức lúc bấy giờ trước cái đói:

“Anh không mở to mắt ra, không công kích người ta, thì người ta sẽ công kích anh. Sống giữa một bầy sói, anh cũng phải như con sói tinh ranh, giảo hoạt. Đành rằng cùng đi cải tạo với nhau đều là trí thức mà tuyệt đại đa số là tín đồ của Đường thi Tống từ, từng áo mão xênh xang một thời trong xã hội, phong độ rất là nho nhã, nhưng lúc cán bộ quản giáo tuyên bố các phạm phải theo dõi nhau, tố cáo nhau, phát giác nhau, cộng với nỗi khổ đói cơm, rét áo, lao lực thì bọn họ, trong đó có tôi, dần dần thoái hóa

thành nửa người nửa ngợm” [32, 121]. Tác giả đã không ngần ngại ví

những người trí thức như những “con sói” hay “bầy hổ”, những động vật hung dữ và không có tính người. Điều đó đã cực tả về sự tha hóa của tầng lớp trí thức trước cuộc sống mưu sinh vì cái đói.

Nhân vật Chương Vĩnh Lân trong Cây hợp hoan cũng vậy, anh cũng trở nên “sa đọa” lúc nào không hay. Vì đói, Lân đã trắng trợn lừa bác nông dân ba cân đậu tương để lấy năm cân củ cải. Qua đó, ta thấy Lân phải đương đầu một cách quyết liệt, dùng đủ mưu mẹo để ăn và giành lấy sự sinh tồn cho bản thân. Chính Lân cũng không ngờ về sự sa đọa của bản thân mình. Từ đó, nỗi đau khổ và sự dằn vặt bản thân không ngừng diễn ra trong Lân. Lân đã đi truy tìm nguyên nhân và đặt ra câu hỏi về cuộc sống.

Ban ngày là thế, Lân chỉ mải mê toan tính, mải mê tìm kiếm cái ăn. Chỉ có những lúc về đêm, ngồi đối diện với bức tường im ắng thì “mặt thứ hai của con người” Lân mới hiện ra dày vò tâm can anh:

Tức thì mặt thứ hai của con người tôi bắt đầu hoạt động. Tinh thần

này tập hợp lại như ghép những mảnh kính vỡ, chà xát tôi bằng những

cạnh sắc như dao. ..” [33, 44]

Đây là lúc nhân vật nhận thức sâu sắc nhất về hoàn cảnh sống, cũng như sự tồn tại của bản thân. Nếu ban ngày, Lân sống với cái bản năng ích kỷ và bị cái bản năng chi phối hành động thì ban đêm là lúc con người nội tâm đầy phức tạp trong Lân trỗi dậy ghê gớm. Nó là nhân vật vô hình, đại diện cho lý trí, sát phạt và kiểm điểm Lân, dày vò và thẩm vấn Lân trước tòa án của lương tâm. Có lẽ ban đêm là thời gian mà mỗi con người sống thật nhất với cái tôi của chính mình. Thời gian trần thuật là là thời gian tuyến tính, từ ngày chuyển về đêm. Nhưng thời gian trong suy nghĩ của nhân vật lại có sự đảo lộn, theo mạch cảm xúc. Lân hồi tưởng lại những gì anh đã làm ban ngày và “giật mình vì sự ti tiện đủ kiểu và những ý nghĩ độc ác của mình”. Rồi những hồi tưởng đó lại như một “gáo nước lạnh” dội thẳng vào mặt anh, khiến anh tỉnh táo hơn bao giờ hết, để thấy “căm ghét bản thân đến cùng cực” và thấy tâm hồn mình đã bị “vẩn bụi”, sa đọa:

“Sa đọa không đáng sợ, mà đáng sợ là sự tỉnh táo lúc sa đọa” [33, 45]

Thật đúng như vậy, con người ta nhận ra mình sa đọa mới thật là đáng sợ. Lương tri không ngủ yên, mà luôn vùng vẫy trong đám bùn lầy. Đó cũng giống như cái đau đớn của anh trí thức Hộ trong Đời thừa của

Nam Cao vậy. Đau đớn làm sao khi thấy mình viết ẩu, đi ngược lại với lương tâm nghề nghiệp, tha hóa về phẩm chất chỉ vì “nỗi lo cơm áo ghì sát đất”. Đau đớn làm sao khi viết ra những dòng văn dễ dãi, chỉ muốn xé ngay sau khi đọc lại. Đó chính là nỗi đau đớn của lương tri, của sự tồn tại. Còn Chương Vĩnh Lân trong Cây hợp hoan cũng đau đớn về sự sa đọa của lương tri vì cái đói. Một đoạn văn ngắn mà liên tiếp những câu tự vấn lương tâm: Tôi chưa chết có nghĩa là tôi đang sống. Mà mục đích của cuộc sống là gì? Lẽ nào chỉ là để sống? Nếu không có gì cao hơn sự sống đó thì

sống có ý nghĩa gì?... Từ nay trở đi tôi sống như thế nào?... Vì sao mình đến nông nỗi này… Tôi cảm thấy tôi tồn tại. Tồn tại là gì nhỉ?...

Nhân vật tự chất vấn lương tâm rồi lại tự tìm câu trả lời cho chính mình. Những dòng độc thoại nội tâm này đã phơi bày thế giới tình cảm sâu kín, nhiều cung bậc khác nhau mà nhân vật “tôi” trải qua. Đó là nỗi dày vò khi không biết sống tiếp như thế nào, khi chưa có đường lối tư tưởng nào soi sáng, thấy bản thân không biết bấu víu vào đâu. Và đòi hỏi mình phải suy nghĩ, phải lý giải vì sao bản thân lại đến nông nỗi này. Để rồi cuối cùng, hoàn cảnh hiện tại vẫn chính là hiện thực đanh thép, giúp nhân vật nhận ra rằng:

“Đây là định mệnh ư? Vậy thì, đói rách có tính phổ biến đã đẩy hàng triệu người vào chung một số phận. Bên tai tôi vang lên câu nói của anh cán bộ giảng dạy triết học: Số phận cá nhân gắn chặt với vận mệnh

của đất nước!” [33, 47]

Qua những suy nghĩ của nhân vật, ta thấy mặc dù sống trong hoàn cảnh đói khổ nhưng nhân vật (cũng là tác giả Trương Hiền Lượng) vẫn luôn lo lắng cho đất nước, làm cách nào để thay đổi đất nước và hoàn cảnh hiện tại. Những suy nghĩ và trăn trở đó của nhân vật rất đáng trân trọng, bởi xã hội rối ren đương thời, đâu còn nhiều người sống có trách nhiệm như anh.

Hiện thực càng đói khổ thì càng rèn giũa ý chí sinh tồn của nhân vật. Đói khổ bao nhiêu thì nhân vật càng khao khát sống bấy nhiêu, càng nung nấu tư tưởng muốn giải thoát, muốn kiếm tìm cái “cao hơn cả sự sống”, muốn đưa đất nước thoát khỏi hoàn cảnh thực tại. Chương Vĩnh Lân cũng đã thừa nhận với chính mình:

“Sống là rất hay, suy nghĩ được lại càng hay, hay đến nỗi không

Như vậy, có thể thấy cái đói và sự tồn tại là hai yếu tố luôn song hành cùng nhau trong những trăn trở của Chương Vĩnh Lân. Vì cái đói mà

Một phần của tài liệu Tính triết - lý trữ tình trong tiểu thuyết của Trương Hiền Lượng (Cây hợp hoan và Một nửa đàn ông là đàn bà (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)