Giọng điệu trần thuật

Một phần của tài liệu Phóng sự về nông thôn, nông dân giai đoạn đầu thời đổi mới 1986-1991 (Khảo sát trên báo Văn nghệ (Trang 100)

6 Cấu trúc luận văn

3.3.2 Giọng điệu trần thuật

Mỗi tác phẩm, mỗi tác giả, mỗi nhân vật trong các phóng sự về nông thôn, nông dân giai đoạn đầu thời đổi mới 1986 – 1991 trên báo Văn nghệ có một giọng điệu riêng, tạo nên một bản hợp xướng đa giọng điệu.

3.3.2.1. Giọng mỉa mai, châm biếm

Khi phải chứng kiến những cảnh tượng chướng tai gai mắt đến mức “không thể chịu nổi”, giọng mỉa mai châm biếm mới bật lên trên từng trang phóng sự. Chẳng hạn,

trong Tiếng kêu cứu của một vùng văn hóa, Võ Văn Trực đau đớn trước vẻ xơ xác của

làng quê trù phú từ xa xưa nay không còn dấu vết gì của làng cổ. Từ đây, giọng văn

bắt đầu nhen nhóm điệu mỉa mai, đả kích: “Tấm áo Triệu Tử Long lộng lẫy đến thế

cũng biến thành giẻ lau nồi. Chiếc áo giáp của hiệp sỹ Thúy Văn Long óng ánh kim tuyến bị phá để làm rèm cửa sổ. Tấm áo bào Bà Trưng trở thành vải vụn vá màn…”

[85, tr.12]. Để mỉa mai tình trạng tang thương của các công trình văn hóa, tác giả ví

von: “Về cơ bản, tỉnh nhà đã phá gần xong di tích lịch sử. Phượng Hoàng Trung đô

thời vua Quang Trung ở núi Quyết đã bị phá để xây nhà máy. Đền thờ Mai Hắc Đế ở Nam Đàn chỉ còn cái nền gạch lở lói trơ gan cùng tuế nguyệt” [85, tr.13]. Trong một đoạn tiếp theo, Võ Văn Trực “tung” ra những lời mỉa mai, sâu cay khi miêu tả hiện

thực sót lại sau khi các công trình văn hóa bị san phẳng: “Ai ngờ nơi đó trở thành nơi

xây đống rạ, ủ phân chuồng, lèo tèo vài luống rau và rác rưởi bẩn thỉu” (…) “Có đám thanh niên nghịch ngợm đắp khu mộ thành hình khẩu súng lục” [85, tr.13]. Võ Văn Trực châm biếm những cảnh tượng nhố nhăng ở một “vùng văn hóa” bằng giọng điệu mỉa mai, khắc khoải đau đáu về nền văn hóa dân độc, về những nhân cách con người đang bị tha hóa. Không chỉ thế, sự châm biếm này còn làm người đọc cảm thấy lòng tự trọng đang bị đánh mất.

Giọng điệu mỉa mai sâu cay không chỉ có trong phóng sự của Võ Văn Trực mà còn xuất hiện khá nhiều trong phóng sự của Nguyễn Linh Giang. Cũng với chủ đề về

tình trạng phá hoại các công trình văn hóa, danh lam thắng cảnh, giọng điệu của

Nguyễn Linh Giang qua phóng sự Bản điều trần về một sự thật bật ra mạnh mẽ từ sự

thờ ơ, quan liêu của những người làm công tác quản lý văn hóa tại một số địa phương khiến hàng loạt di tích bị phá hoại, xuống cấp. Thậm chí, đối chiếu trong báo cáo cửa Sở Văn hóa về tình hình mất trộm hiện vật tại một ngôi đền nổi tiếng với biên bản giao tài sản của công an thì thấy thừa ra những cổ vật quý mà không rõ từ đâu. “Bám” lấy

hiện tượng này, tác giả mỉa mai rằng: “Thì ra ngành công an đã góp phần to lớn phát

hiện ra một hiện vật cổ quý giá làm phong phú thêm hiện vật bảo tồn của tỉnh nhà”

[24, tr.10]. Tiếp tục một giọng mỉa mai khác. Khi nói về nạn phá núi Rùa lấy đá tại

phòng tuyến Tam Điệp – Ninh Bình, Nguyễn Linh Giang nhạo báng: “Đã phá nát đít

rùa và một số rải rác sau đít rùa gọi là phân rùa cũng bị phá san hết” [24, tr.11].

Giọng điệu mỉa mai hiện lên rõ nhất trong phóng sự Bản điều trần về một sự thật là khi

đọc đến đoạn người ta biến di tích lịch sử thành chuồng gà, chuồng lợn: “Ai ngờ di tích

lịch sử cũng góp phần lớn lao vào việc phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta ! Âu cũng là một cách khai thác và sử dụng di tích độc đáo hiếm thấy” [24, tr.11]. Tác giả mỉa mai bằng tiếng cười hài hước, cười vì người ta đã có nhiều phát kiến “sáng tạo” trong công cuộc chăn nuôi gia súc, gia cầm. Giọng văn giễu nhại, ngôn từ gai góc ấy có sức công phá mạnh mẽ đối với những con người ấu trĩ, tha hóa và vô cảm trước các giá trị

văn hóa của dân tộc: “Một nền văn hóa đã xuống dốc thì hàng thập niên cũng khó lòng

cứu vãn” [24, tr.11].

Ở một phóng sự khác, phóng sự Làng giáo có gì vui, cũng vẫn là âm điệu mỉa

mai, giễu nhại nhưng Hoàng Minh Tường tỏ ra sâu sắc và thâm thúy hơn khi phơi bày những sự thật về nghề giáo, giữa những gì dạy học sinh trên lớp và cuộc đời là

hoàn toàn khác nhau: “Dạy các em bài “vào cửa quan” trong tác phẩm “Bước

đường cùng” của nhà văn Nguyễn Công Hoan, học sinh liên hệ ngay tới những tệ lậu ăn đút lót hối lộ bây giờ” [79, tr.4]. Nhưng đó mới chỉ là chuyện của những giáo viên tâm huyết, trăn trở về thời cuộc, Hoàng Minh Tường chỉ ra rằng, số đông các nhà giáo đang vật lộn với cuộc sống khó khăn, đồng lương không đủ sống, phải làm đủ các hạng nghề khác nhau để mưu sinh, từ bưng bê, rửa bát, xe ôm cho đến gánh

nước, nắm than, đốt lò…Trước tình cảnh này, Hoàng Minh Tường chua chát: “

khi thế mà lại hay. Đó là một cách học nghề để hướng nghiệp cho học trò” (…) “Có khi học sinh lại tưởng thầy cô đi học nghề để về hướng nghiệp cho chúng nó, chúng nó bớt coi khinh mình” [79, tr.4]. Đoạn cuối của thiên phóng sự, một lần nữa tác giả

lặp lại giọng điệu cay nghiệt, mỉa mai của mình khi kết luận về những vấn đề thời sự

đang đặt ra đối với nghề giáo: “Nếu vẫn tiếp tục cái cảnh “làm nghề nào ăn nghề

ấy” thì phần đông đội ngũ nhà giáo vẫn lâm vào tình trạng “ăn giấy vụn và bụi phấn”, trong khi các ngành khác dẫu phải “ăn” sắt thép, xi măng…vẫn diễm phúc hơn nhiều” [79, tr.6].

Giọng điệu mỉa mai không chỉ nhằm vào những tệ nạn trong xã hội, về cơ chế chính sách bất công, vô lý mà còn lan tới những hủ tục, những lệ làng mà ở đó, người

ta coi đó là một thứ văn hóa. Trong Văn hóa làng, khi nói về tình trạng nhiêu khê,

rườm rà và phô trương trong các đám cưới ở làng quê, Vương Xuân Tình đã thể hiện

một giọng điệu mỉa mai rất thâm thúy và rất đời: “Hẳn cách đây hàng tuần, nhiều

người phải tất tả xay thóc, giã gạo, bán đỗ, bán khoai hoặc vay nóng để hôm nay đến đây tươi cười, rút ra những đồng tiền đã được vuốt phẳng phiu, trao cho Cả Phiên với lời lẽ chân tình: Có bánh pháo cho cháu, xin bác cầm giúp…” [76. tr 13]. Tập trung đặc tả về đám cưới mà ông Cả Phiên tổ chức cho cậu con trai mới lớn ở làng Lũng Mơ, chỉ cách Hà Nội 20 km, nhưng Vương Xuân Tình cho thấy ở đó không chỉ có những đám cưới giống vô vàn các đám cưới khác đang diễn ra ở khắp các miền quê trong cả nước mà đằng sau cuộc vui này, đằng sau những nụ cười của non nửa số hộ trong làng đến chúc mừng ông Cả Phiên lại là những bi kịch của cuộc sống, của đói nghèo, của bệnh phô trương, bệnh hình thức và những hủ tục lạc hậu vẫn đè bẹp con

người sau lũy tre làng. Kết thúc phóng sự, thêm một lần nữa Vương Xuân Tình mỉa

mai về cái được gọi là văn hóa làng, khi ăn cỗ là sinh hoạt thường ngày, từ đám cưới,

đám ma, bốc mộ, dựng nhà cho đến đám giỗ, thậm chí cả đám gái đẻ… “Từ ý tưởng lờ

mờ: văn hóa ở làng tôi có lẽ là văn hóa đám thứ, thì nay càng được củng cố thêm bởi các cứ liệu. Và hiển nhiên là, nền văn hóa độc đáo ấy phải được kết tinh trên mâm cỗ

!” [76. tr 13].

Võ Văn Trực, Nguyễn Linh Giang, Hoàng Minh Tường, Vương Xuân Tình và nhiều nhà văn, nhà báo đương thời đã dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, nói thẳng sự thật, thức dậy những lương tri hướng vọng về những sự tốt lành. Giọng văn mỉa mai sâu cay xuất hiện trong các phóng sự phần nào thể hiện dũng khí mạnh mẽ của các nhà phóng sự, thể hiện khí chất của những nghệ sĩ anh hùng.

3.3.2.2. Giọng sắc sảo, đanh thép

Từ những hiện thực đau lòng, các nhà phóng sự nhiệt huyết đi tìm căn nguyên của mọi vấn đề và dễ dàng hiểu được sự bất công của cơ chế, những điều nghịch lý

đến vô lý, cái nghèo và thiếu hiểu biết chính là nguyên cớ dẫn đến những cảnh tượng xót xa. Miên man khắc khoải đau đáu hướng về một xã hội tốt lành, họ cất lên trong từng trang phóng sự một giọng văn sắc sảo đanh thép, giọng điệu đó thường xô đẩy, va xiết trong mỗi lần tranh luận, hùng biện.

Người đọc không thể quên được những đoạn văn đầy sức ám ảnh trong Tiếng

đất của Hoàng Hữu Các: “Phàm ai ra làm quan mà cứ nhắm chốn quan trường làm kế

mưu sinh suốt đời thì họ sẽ coi dân đen như dê chó, cỏ rác” [5, tr.5]. Hay ở một đoạn khác, cũng một giọng văn đanh thép, rỉa rói, Hoàng Hữu Các đã mượn lời nhân vật để nói rõ về một trong những nguyên nhân khiến cuộc sống người nông dân thống khổ: “Từ năm sáu bảy, đồng chí ấy đã đặt tên cho cơ chế của chúng ta là “chủ nghĩa xã hội kiểu trại lính” và đặc trưng tiêu biểu nhất của nó là “cào bằng” [5, tr.15].

Sắc sảo và thời sự là phong cách vốn có của phóng sự Hồ Trung Tú, ông không chỉ truyền đạt những thông tin chính xác mà còn dũng cảm, trung thực và thẳng thắn kiên quyết chống lại những bất công ngang trái. Giọng điệu sắc sảo đanh thép bật ra trong từng câu chữ khi ông, “chỉ mặt gọi tên” lý do vì sao người nông dân không thiết

tha với đồng ruộng: “Công sức bỏ ra không được hưởng lại còn mang công mắc nợ.

Người nông dân bắt đầu nhìn mảnh ruộng khoán mà…sợ” [77, tr.1]. Với phong cách

chính luận, ông thẳng thắn chỉ rõ rằng: “Dẫu muốn hay không, người nông dân cũng

đã biết đến dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra (có người đề xuất thêm: dân được hưởng) và tất cả đều phải sòng phẳng thuận mua vừa bán” [77, tr.1]. Giọng điệu khảng khái này thể hiện thái độ dũng cảm, thẳng thắn của ngòi bút luôn đấu tranh chống lại những điều vô lý đang tồn tại trong cuộc sống của con người.

Nói về những hiện thực đen tối, các nhà phóng sự không nói cho thoả thuê, cho bõ tức bỏ ghét, không nhìn soi mói mà nói với nỗi lo lắng, với trách nhiệm công dân, với khát vọng loại trừ nó ra khỏi cuộc sống. Họ đem lại cho người đọc sự phẫn nộ của cả tình cảm và lý trí. Và tất nhiên có niềm tin và hy vọng.

3.3.2.3. Giọng cảm thông, thương xót

Không chỉ khách quan lạnh lùng, các phóng sự về nông thôn, nông dân trên báo Văn nghệ giai đoạn đầu thời đổi mới vẫn luôn thức dậy một niềm cảm thông sâu sắc đối với những cảnh đời tội nghiệp của người nông dân sau luỹ tre làng.

Trong Tiếng đất, nhìn những đoàn người nghèo đói đi mót sắn về ăn sống qua

ngày, bằng một con mắt ái ngại, cảm thông, Hoàng Hữu Các không khỏi xót xa,

bàn trên vai, chen chúc nhau vào ga Hương Lài để ngược tàu lên tận Làng Giàng mót sắn” (…) “Và ông khóc. Giọt nước mắt của người già ít ỏi và như đặc quánh lại cứ dính nơi khóe mắt mãi không lăn xuống gò má” [5, tr.4]. Giọng văn của Hoàng Hữu Các tràn đầy trắc ẩn và cảm thương đối với những người dân quê đói rách chỉ vì những bất công vô lý của cơ chế. Nỗi thương cảm ấy trào dâng trong những lời văn hết sức cảm động.

Cùng với Tiếng đất, thiên phóng sự Lời khai của bị can cũng bàng bạc một

giọng văn cảm thông, thương xót. Đọc phóng sự này người đọc có cảm giác thể loại phóng sự thời Vũ Trọng Phụng đang được sống lại, khiến người đọc luôn bị ám ảnh bởi những nghịch lý trớ trêu mà người nông dân phải gánh chịu. Vào những năm đầu đổi mới, kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, một người nông dân sáng tạo sản xuất ra những sản phẩm như giày dép, lốp xe và nhiều sản phẩm khác có ích cho xã hội thật đáng kính trọng. Đến tận bây giờ, mỗi khi nhắc đến phóng sự này, Trần Huy Quang vẫn quan niệm rằng, đã là nhà văn, nhà báo thì phải viết về nỗi khổ, phải thấm thía được sự oan khuất của nhân dân, đứng về phía nhân dân và đặc biệt là phải có bản lĩnh nghề nghiệp, phải chống tiêu cực.

Thương xót, cảm thông còn là giọng văn thường gặp trong những sáng tác của Hoàng Minh Tường. Được mệnh danh là “người con của đồng quê”, những áng văn của ông đều là những bài ca về cuộc sống và con người sau lũy tre làng. Hơn ai hết, ông hiểu suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của họ. Có lẽ vì vậy mà trong các sáng tác của ông đều mang âm hưởng cảm thông, thương xót cho những phận người bé nhỏ trong xã hội đầy tai ương. Hoàng Minh Tường luôn thao thức, trăn trở và suy tư: Nhà nước phải làm thế nào để xây dựng nông thôn, đảm bảo cuộc sống cho người nông dân không phải chịu vất vả, lo toan. Đó chính là tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm trong các phóng sự của mình. Những trăn trở về đời sống người giáo viên, về những cơ chế, chính sách khiến cho không ít tập thể, cá nhân rơi vào tấn bi kịch, về số phận của người lính chiến đấu xa quê hương phải để lại vợ con nheo nhóc…chính là bằng chứng sinh động cho sự cảm thông, thương sót của Hoàng Minh Tường trước nhân tình, thế thái.

Chúng ta đã quá quen với những hình ảnh người nông dân nghèo bị bóc lột như

Chị Dậu (Tắt đèn - Ngô Tất Tố), anh Pha (Bước đường cùng - Nguyễn Công Hoan),

nay lại chứng kiến hình ảnh những nông dân bị kìm kẹp, bị vướng vào vòng lao lý chỉ vì những cơ chế chính sách méo mó, lỗi thời trong các phóng sự của giai đoạn đầu đổi

mới. Tất cả đều khiến ta xúc động, phẫn uất. Mang được cảm xúc đó đến với bạn đọc, các nhà phóng sự thời kỳ này phải thực sự thấu hiểu, thực sự đồng cảm. Bằng một giọng văn tràn đầy cảm thông thương xót, các phóng sự đã truyền đến bạn đọc một niềm xót xa, một nỗi đau âm ỉ, nhức nhối cứ ngấm dần và ngấm sâu.

Có thể nói, thành công lớn trong nghệ thuật viết phóng sự không thể không kể đến những giọng văn đa dạng của các tác phẩm. Nó đã thể hiện phần nào tư tưởng, tình cảm của các tác giả về cuộc sống muôn màu ở nông thôn, đồng thời góp phần hoàn thiện bức tranh đời sống người nông dân trong văn học Việt Nam nói chung, giai đoạn 1986 - 1991 nói riêng.

Tiểu kết chƣơng 3

Với ưu thế vốn có của thể loại, phóng sự thời kỳ đầu đổi mới đã thể hiện được những giá trị hiện thực và nhân đạo mới mẻ, những đặc sắc nghệ thuật trong việc tổ chức điểm nhìn trần thuật cùng những thủ pháp phức điệu hóa văn phong…

Trong xu thế dân chủ hóa, sự đổi mới của văn học nghệ thuật nói chung và phóng sự nói riêng là lẽ thường tình – nhất là đối với một thể loại chịu sự tác động đáng kể từ những biến chuyển của đời sống như phóng sự. Trong xu thế này, những phẩm chất đặc thù về nghệ thuật của phóng sự đã bước đầu được điều chỉnh và mở ra những cách tiếp cận, phản ánh hiện thực cuộc sống mới thiết thực và hiệu quả hơn; góp phần cân bằng và khơi lại dòng chảy mạnh mẽ của nền văn học nước nhà.

Bên cạnh quy luật phát triển tất yếu của đời sống thể loại, thi pháp mới mẻ và độc đáo của phóng sự thời kỳ đầu đổi mới còn chịu ảnh hưởng của cấu trúc đời sống xã hội, sự nỗ lực của chủ thể sáng tạo khi hướng ngòi bút của mình vào những vấn đề quan trọng, liên quan trực tiếp đến vận mệnh đất nước và số phận con người. Đặc trưng cơ bản nhất của phóng sự giai đoạn đầu đổi mới là chất truyện nhạt dần, tăng

Một phần của tài liệu Phóng sự về nông thôn, nông dân giai đoạn đầu thời đổi mới 1986-1991 (Khảo sát trên báo Văn nghệ (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)