6 Cấu trúc luận văn
2.2.4 Những tiến bộ trong cái nhìn hiện thực
Trăn trở, tâm huyết nhiều và với vốn kiến thức xã hội đầy đặn, am hiểu về nông dân, nông thôn nên khi đưa ra các biện pháp giải quyết, các nhà phóng sự giai đoạn này đã khắc phục được cơ bản những hạn chế trong cái nhìn hiện thực mà các nhà phóng sự giai đoạn 1930-1945 đã gặp phải.
2.2.4.1. Quan điểm rõ ràng
Khi đưa ra những biện pháp để thay đổi cơ chế “cào bằng” trong sản xuất nông nghiệp, Hồ Trung Tú đã nhìn nhận vấn đề một cách thực tế, gắn liền với đời sống xã hội, với “nồi cơm” của người nông dân. Đó là việc chuyển hình thức khoán sản phẩm sang một cơ chế khác mà cụ thể ở đây là hủy bỏ chế độ ngày công lao động, không
nhập nhằng trong chữ “đối lưu” nữa, đồng thời tổ chức đưa các dịch vụ kỹ thuật vào
sản xuất nông nghiệp như: cày bừa, bảo vệ thực vật, cho thuê trâu, bò...Tuy nhiên, tác giả cũng nhận thức rằng, đây là vấn đề không đơn giản và không thể thực hiện được trong một sớm một chiều, nhất là việc định hạng ruộng đất canh tác sao cho công bằng và dân chủ. Đưa ra những biện pháp cải cách cụ thể, rõ ràng, có sự phân tích giữa khó
khăn và thuận lợi, Hồ Trung Tú đã chứng tỏ mình là một người am hiểu về nông thôn, nông dân, hiểu được tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của họ. Những giải pháp này có thể đang là thực tế triển khai tại một huyện nhưng rất đáng để các nơi khác tham khảo:
“Để tạo điều kiện cho nông dân trả nợ hợp tác xã, hợp tác xã đồng ý mua lợn với giá thỏa thuận rồi khấu trừ vào số thóc lúc nợ” (…) “Một con lợn có thể đủ trả cho một số nợ khá lớn. Dĩ nhiên đâu cũng vào đó, Nhà nước chịu cả thôi, nhưng có lẽ cũng đã đến lúc làm một buổi lễ để xóa “văn tự” cho nông dân được rồi đấy !” [77, tr.10].
Hoặc, trong một đoạn khác, tác giả đặt ra câu hỏi: “Tại sao các ông không làm theo
khẩu hiệu “Hợp tác xã là nhà, xã viên là chủ ?”. Liền sau đó là đưa ra đáp án rằng: trong tình hình đổi mới, mở cửa nhưng thu nhập chân chính quá thấp so với yêu cầu thì không thể đòi hỏi một người chủ nhiệm hợp tác xã hết mình với công việc được. Thậm chí, ở đoạn cuối của phóng sự, nhằm đưa ra giải pháp giải quyết dứt điểm tình trạng bất công đối với người nông dân, Hồ Trung Tú đề nghị hủy bỏ chế độ ăn chia theo ngày công lao động, giải tán hợp tác xã, đồng thời tổ chức các dịch vụ kỹ thuật hoặc khoán thẳng đến từng hộ xã viên, để người nông dân thanh toán, đóng thuế thẳng với Nhà nước và xây dựng cơ chế thuận mua vừa bán.
Nhìn tổng thể, dù mượn quan điểm của một chủ nhiệm hợp tác xã hay cách làm hay của một địa phương để đưa ra giải pháp thì qua đó cũng chính là để thể hiện quan điểm rõ ràng của tác giả.
Cùng tư tưởng đó, trong phóng sự Hành trình N.P.K của Trương Điện Thắng
đăng trên báo Văn nghệ số 12 năm 1988, dù tác giả chưa đưa ra được một giải pháp cụ thể để cải thiện tình trạng vật tư nông nghiệp mà cụ thể là mặt hàng phân bón – một mặt hàng thiết yếu thường xuyên bị nâng giá, bị hao hao hụt chất lượng, bị thất thoát nhưng chẳng ai phải chịu trách nhiệm trong cái hành trình đầy mờ ám và khuất tất của những bao phân bón nhập khẩu từ nước ngoài, rồi cuối cùng, người gánh chịu lại là nông dân. Nhưng với quan điểm mạnh mẽ và rõ ràng, tác giả đã thể hiện rõ sự am
tường của mình về lĩnh vực này: “Cần có những phát biểu chính thức, rạch ròi của
các đơn vị cung ứng vật tư nông nghiệp về việc này, cũng như cần có sự sòng phẳng đối với người sản xuất về mọi mặt” [75, tr.13]. Tương tự như Trương Điện Thắng,
trong phóng sự Một gia đình thợ, Trịnh Đường khẳng định: việc nhà nước khuyến
khích tư nhân bỏ vốn ra sản xuất là một việc làm đúng đắn. Tuy nhiên, dù cơ chế mới đã mở ra, tư duy cũ đang dần bị xóa bỏ nhưng thực tế những người làm ăn chân chính vẫn bị ràng buộc bởi hàng trăm thứ vô hình. Theo tác giả, trong cả nước có rất nhiều
hộ cá thể, tư nhân có quy mô chỉ bằng một phần mười so với các hợp tác xã cơ khí nổi tiếng, thế nhưng họ lại nộp thuế gấp nhiều lần hợp tác xã, vậy mà họ không được hưởng bất cứ ưu đãi nào từ Nhà nước. Trước thực trạng này, Trịnh Đường lên tiếng: “Chỉ thị mới nhất gần đây tích cực khuyến khích sản xuất tư nhân xem đó là một bộ phận hợp thành trong nền kinh tế chung của đất nước sẽ còn tồn tại lâu dài, vậy tại sao không sớm xóa bỏ những bất công, những bất hợp lý nói trên” [20, tr.11].
Đứng từ góc độ tư tưởng rõ ràng, các phóng sự giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới đã cơ bản thoát khỏi quan điểm chông chênh, mơ hồ của giai đoạn 1932-1945. Tiêu biểu
là phóng sự Anh hùng khi đã xa cơ của Hoàng Minh Tường. Ở thiên phóng sự này, tác
giả đã đi đến kết luận về sự sụp đổ của một ngôi trường anh hùng xã hội chủ nghĩa
không phải do người lãnh đạo mà bởi: “Cơ chế trói buộc thì đến giời cũng đành múa
tay trong bị”. Từ kết luận này, Hoàng Minh Tường khẳng khái trước suy nghĩ mang
tính thời cuộc của mình: “Nó chính là con đẻ đích thực của nền giáo dục của chúng ta
với tất cả những gì giáo điều, bốc đồng, duy ý chí, chắp vá… (Anh hùng khi đã sa cơ –
Hoàng Minh Tường).
Vẫn là quan điểm rõ ràng, dứt khoát, thể hiện cái nhìn bao quát và hiểu biết,
trong phóng sự Bốn nghìn ngày đi tìm nàng Áp – Sa – Ra, Hoàng Minh Tường đã gạt
bỏ hoàn toàn quan điểm chông chênh của không ít người khi cho rằng, bộ đội Việt Nam cố tình ở lại trên đất nước Campuchia để chiếm đóng. Thế giới cho rằng Việt
Nam “bày ra cái trò rút quân giả tạo”, bè lũ Pôn Pốt thì cố tình bịa đặt ra sự kiện
“hơn một triệu người Việt Nam đang cố tìm cách ở lại Cam-pu-chia”, ngay ở trong
nước còn có cả đại biểu quốc hội chất vấn “về việc ta “bị giam chân” ở Cam-pu-chia
quá lâu”. Trước vấn đề này, với sự nhạy cảm chính trị của mình, Hoàng Minh Tường
khẳng định một cách chắc chắn: “Chúng ta không tiến hành cuộc chiến tranh này thì
bọn diệt chủng Pôn Pốt nó cũng không để chúng ta yên” (…) “Còn vì sao chúng ta phải ở lại mười năm ? Vì bọn diệt chủng chưa tan rã hẳn, vì còn một số nước ủng hộ chúng, vì chính quyền cách mạng Cam-pu-chia đang còn non trẻ. Cuộc ở lại này có một phần trách nhiệm là thuộc về cộng đồng thế giới…” [81, tr.11]. Rõ ràng, đây là một nhận thức đúng về thời cuộc của tác giả, hay nói cách khác, nhận thức này đi đến tận cùng cội rễ của vấn đề.
2.2.4.2. Tin tưởng vào tương lai
Như rất nhiều nhà văn hiện thực phê phán đương thời, các nhà viết phóng sự đã chỉ ra cho người nông dân con đường đấu tranh để tự giải phóng cũng như mở ra cho
xã hội một viễn cảnh tương lai tươi sáng, kết cục của các phóng sự đã phần nào mở ra những lối thoát, những biện pháp cụ thể để đưa xã hội tiến lên.
Trong Con nuôi Nhà nước, Hoàng Minh Tường bộc lộ niềm vui, hãnh diện về
những người nông dân đương thời đang làm chủ khoa học công nghệ, đang sở hữu
những tài sản quý giá từ chính trí tuệ của mình. Toàn bộ thiên phóng sự Con nuôi Nhà
nước là kết quả của một cuộc điều tra chân thực, kể lại những điều nghịch lý, những đối xử bất công của nhà nước đối với các công ty, nhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã và cả hộ kinh doanh cá thể. Cả xã hội chậm phát triển chỉ vì cái cơ chế cũ nát và lạc hậu đó. Nhưng một khi cơ chế thay đổi, khi “con nuôi” được đối xử công bằng như “con đẻ” thì xã hội sẽ tiến lên, sẽ không thiếu những người giàu có, những cơ sở sản xuất ăn nên làm ra như tổ hợp “chỉnh dép” với những sản phẩm chất lượng cao phục vụ đời sống xã hội. Ở đoạn kết của phóng sự, ngòi bút nổi tiếng gắn bó với ruộng đồng này từng tung hoành khuấy đảo đời sống văn học những năm đầu đổi mới bằng những thiên phóng sự điều tra đầy gai góc đôi khi lại có chút ủy mị trước phẩm chất và tinh thần của con người.
“…Không hiểu sao tôi lại nhớ đến câu thơ “Chân dép lốp cũng lên tàu vũ trụ”. Đó là một ý tưởng lãng mạn của thi nhân, hoặc giả là một cách nói có tính ước lệ. Ở nhà anh “Chính dép”, mọi việc thực tế hơn nhiều. Chúng tôi cùng đi đôi dép nhựa của anh sản xuất từ ngoài sân vào ngồi ghế xa lông phòng trong để xem vi-đê-ô, thứ của xài sang do chính bàn tay lao động và óc sáng tạo của anh làm ra” [80, tr.11].
Vẫn là một “dấu ấn” Hoàng Minh Tường, nhưng trong phóng sự Bốn nghìn
ngày tìm nàng Áp – Sa – Ra dù cho đến ba phần tư phóng sự nói về cuộc sống vất vả, khổ cực, thậm chí là bỏ mạng của những người lính tình nguyện Việt Nam trên đất nước anh em Campuchia. Ở hậu phương thì không ít người nghi ngờ về tính chất của cuộc chiến đấu đó. Quê nhà thì hạn hán, lũ lụt, mất mùa, vợ con thiếu ăn, nghèo đói. Vậy nhưng, chỉ trong một đoạn ngắn ngủi trước khi kết thúc thiên phóng sự, Hoàng Minh Tường đã đốt lên ngọn lửa của niềm tin, của sự lạc quan trước tương lai tươi
sáng đang cận kề: “Và chỉ một tháng nữa ta sẽ hoàn thành cuộc chiến tranh giúp bạn.
Ta sẽ xếp khẩu súng để trở về với đồng ruộng, nhà máy” [81, tr.11].
Từ sự lạc quan trên, không riêng gì Hoàng Minh Tường, các nhà phóng sự đương thời đều tỏ ra tin tưởng vào tương lai, vào đường lối lãnh đạo của Đảng vào những quyết sách quan trọng của Nhà nước nhằm thay đổi cơ chế, đưa xã hội đi lên, giải phóng người nông dân khỏi kìm kẹp, áp bức. Điều này rõ ràng đã cho thấy, phóng
sự giai đoạn đầu thời đổi mới trên báo Văn nghệ đã tiến bộ hơn hẳn phóng sự giai đoạn 1932-1945 dù có chỉ ra nguyên nhân, có đề ra một số biện pháp cải tạo xã hội nhưng nhìn chung kết thúc tác phẩm vẫn là tương lai mờ mịt, vẫn chưa hé mở một niềm tin, hy vọng cho bạn đọc, dù gì, đó vẫn là kết cục kiểu bế tắc như chị Dậu, Chí Phèo…mà thôi.
Trong âm hưởng của sự lạc quan trước thời đại, Họp mặt các “tướng cá” miền
Đông của Tô Ngọc Hiến là bức tranh tổng thể về những khó khăn ở một lĩnh vực trọng yếu của đất nước – lĩnh vực khai thác thủy sản. Nhưng cũng trong những khó khăn đó đã xuất hiện những nhân tố mới, biết vượt qua thử thách, chỉ ra những hạn chế, bất cập của chính sách rồi đề đạt lên cấp trên nhằm thay đổi cục diện đời sống sản xuất của một ngành kinh tế mũi nhọn. Chính những nhân tố này là điểm sáng để mọi người thêm hy vọng, vững lòng tin tiếp tục ra khơi, bám biển, làm giàu cho Tổ quốc. Và qua đây cũng là để biểu lộ sự lạc quan và tin tưởng của tác giả vào một tương lai tươi sáng.
Ở đoạn cuối của phóng sự, Tô Ngọc Hiến thể hiện rõ tư tưởng này: “Có tàu to máy lớn
và các cơ chế mới của Nhà nước đối với nghề cá, thế trận của nghề cá Quảng Ninh đã triển khai, chiến dịch sản xuất tuyến khơi mở màn khi mùa mưa bão đã tới…” [29, tr.11].
Trên thực tế, khảo sát cho thấy, đa phần các phóng sự giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới trên báo Văn nghệ có đoạn mở đầu không là lời than vãn, bế tắc về số phận một con người thì cũng là những trái ngang, những hiện thực xã hội đau lòng. Nhưng ngược lại, ở cuối những phóng sự này, lại là những gởi mở mang tính định hướng cho các quyết sách làm thay đổi xã hội. Hoặc giả, đó có thể là tâm trí, nguyện vọng của những cá nhân vẫn tiếp tục muốn vươn lên làm giàu bằng chính bàn tay và trí óc của
mình. Trong Người đàn bà quỳ của Trần Khắccũng thế, xuyên suốt phóng sự là không
khí căng thẳng, ngột ngạt, bức bối của nạn cường áo ác bá, bóc lột người nông dân đến xương tủy. Cao điểm, có những đoạn người đọc thực sự phẫn nộ trước sự thờ ơ, vô trách nhiệm của những vị cán bộ cấp trên – luôn hô hào là đầy tớ của nhân dân nhưng lại ngoảnh mặt lại trước đau khổ khi người nông dân đến kêu cứu. Đọc đến những đoạn này, người đọc cảm giác mọi thứ đã đi vào bế tắc, không còn lối thoát và người nông dân chung thân phải sống trong kiếp lầm than. Vậy nhưng, bước vào những đoạn cuối của phóng sự, các nút thắt dần được gỡ bỏ, cái ác bị phơi bày, vạch mặt. Những “tập đoàn cầm đầu” ở cái xã nghèo đã bị lôi ra ánh sáng. Tuy tác giả chưa làm sáng tỏ những ai phải chịu sự trừng phạt của pháp luật, hình thức trừng phạt như thế nào, nhất
là những cán bộ cấp huyện bao che, dung dưỡng cho “bè lũ cầm đầu” chưa được nói rõ phải xử lý ra sao, nhưng bước đầu, tác giả đã mở ra một tương lai tưoi sáng cho người nông dân. Thêm niềm tin vào lẽ phải, vào sự nghiêm minh của pháp luật và một lần nữa khẳng định, cái ác trước sau gì cũng sẽ bị vạch mặt dù có tinh vi đến mức nào.
Các nhà phóng sự như: Hoàng Minh Tường, Hồ Trung Tú, Trần Khắc…đã chứng tỏ một cảm quan hiện thực nhạy bén, khoẻ khoắn khi miêu tả sự quật khởi, ý chí vững vàng của người nông dân. Đó chính là những cái nhìn lạc quan trước thời cuộc và một niềm tin của tác giả trước sự đổi thay của xã hội trong tương lai.
Tiểu kết chƣơng 2
Xu hướng dân chủ hóa là một lực đẩy cần thiết để phóng sự thời kỳ đầu đổi mới mở rộng đến vô cùng, dường như không còn vùng cấm kị. Nhiều vùng hiện thực mới mẻ, bức thiết liên quan trực tiếp đến đời sống nhân sinh được phản ánh trực diện từ góc nhìn đa chiều. Điều này đã khắc phục cơ bản tính chất đơn điệu, phiến diện của kiểu tiếp cận sự thật từ một góc nhìn duy nhất.
Qua việc khảo sát về đặc điểm hiện thực, cảm hứng và tư tưởng trong các phóng sự viết về nông thôn, nông dân Việt Nam giai đoạn đầu thời đổi mới 1986-1991 trên báo Văn nghệ cho thấy, bên cạnh những phác thảo về cảnh vật nông thôn, dù khá ít ỏi và mờ nhạt nhưng qua đó các phóng sự đã phản ánh những vấn đề hết sức cơ bản của đời sống xã hội là những tệ nạn trầm kha và những bất công, những điều nghịch lý đang tồn tại. Không dừng lại ở việc miêu tả hiện thực một cách khách quan, lạnh lùng mà tiến thêm một bước, các nhà phóng sự đã chỉ ra nguyên nhân và bản chất của hiện tượng đó đồng thời thể hiện thái độ chủ quan của mình. Nhìn nhận ở các mặt khác nhau, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của những thiên phóng sự vẫn là cơ bản, thể hiện năng lực nhận thức và sự tìm tòi tư tưởng của các nhà phóng sự.
Bên cạnh những hạn chế dù chỉ là số ít, thành tựu của phóng sự về nông thôn, nông dân giai đoạn đầu thời đổi mới vẫn là nổi bật. Đi cùng xu hướng thời đại, phóng sự thời kỳ này đã thật sự “lột xác”, khoác trên mình “chiếc áo” mới rộng rãi hơn, ấn