6 Cấu trúc luận văn
3.1.3 Sáng tạo trong khai thác tư liệu
3.1.3.1. Ngắn gọn về kích thước
Không giống như phóng sự giai đoạn 1932-1945 khi báo chí là con đường duy nhất để các nhà phóng sự đưa tác phẩm của mình đến với công chúng, phóng sự giai đoạn đầu thời đổi mới trên báo Văn nghệ phải dành “đất” cho nhiều thể loại khác nên kích thước, số lượng từ đã có sự điều chỉnh theo hướng thu hẹp, phù hợp với khuôn khổ của các chuyên mục mà trang báo đã quy định. Đây là lý do vì sao, giai đoạn này không có nhiều phóng sự có có kết cấu hoành tráng, kéo dài về dung lượng, đa số chỉ đăng tải trong một kỳ báo, dung lượng từ 1.000 đến 3.000 từ. Ở vài trường hợp cá biệt, do xã hội nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, phải truyền tải một nội dung lớn nên có những phóng sự với dung lượng đến 7.000 - 8.000 từ, thậm chí là hơn 10.000 từ đăng
ở hai, ba kỳ liên tiếp, điển hình là Trần Huy Quang với phóng sự Từ “tứ hùng” Sầm
Sơn đến “thủ đô” Nông Cống đăng hai kỳ trên báo Văn nghệ số 40 và 41 năm 1988;
phóng sự Muốn con hay chữ thì yêu…cái gì ? của Nguyễn Đỗ đăng ba kỳ trên báo
Văn nghệ số 15, 16 và 42 năm 1991; phóng sự Tôi đào được hồng ngọc của Thái Chí
Thanh đăng ba kỳ liên tiếp trên báo Văn nghệ từ số phụ san tháng 9 năm 1991 cho đến số 40, 41 năm 1991. Khảo sát cho thấy, trong giai đoạn đầu thời đổi mới 1986- 1991 trên báo Văn nghệ có 41 phóng sự trong đó chỉ có 3 phóng sự nhiều kỳ, còn lại là 1 kỳ. Nhìn chung, phóng sự đăng trên báo Văn nghệ trong giai đoạn này chủ yếu dưới 3.000 từ.
Rõ ràng, thực tế xã hội của thời đổi mới đã khác. Trong thời buổi mở cửa, nền kinh tố hội nhập một cách nhanh chóng, tác động trực tiếp đến các nhà cầm bút, họ
hiểu rằng, sự dài dòng không chỉ làm “loãng thông tin”, hạn chế hiệu quả tiếp nhận
mà còn tiêu tốn thời gian của người đọc, phóng sự đã chủ động điều chỉnh kích thước để phù hợp với văn hóa đọc đương thời. Đây là yếu tố căn bản khiến phóng sự chỉ xoáy sâu vào điểm thay vì bao quát về diện, hướng đến khai thác vấn đề, sự kiện từ nhiều mặt cắt, góc cạnh khác nhau. Đáng chú ý, mức độ hư cấu, nghệ thuật xây dựng
nhân vật, xây dựng cốt truyện…nhạt dần trong phóng sự giai đoạn này. Trong Làm
báo lý thuyết và thực hành, tác giả Trần Quang cũng khẳng định: “Ngay cả trên báo chí văn học, các tác giả phóng sự cũng cố gắng để tăng cường lượng thông tin xác thực, “có địa chỉ” và cả chất lượng trí tuệ và tính tính cập nhật của thông tin hơn là
tập trung vào việc gọt giũa của ngôn từ”.
3.1.3.2. Nhanh chóng nắm bắt thông tin và lựa chọn sự kiện
Ở khả năng này, người nắm bắt thông tin nhanh nhạy tiêu biểu nhất có thể kể đến là Trần Huy Quang. Đang trên đường đi công tác thì xe hỏng, trong lúc chờ sửa chữa, vô tình nghe được câu chuyện đau lòng về nhân tình thế thái, ngay lập tức Trần Huy Quang đi tìm hiểu về một thực trạng đáng buồn của xã hội. Cũng khám phá những điều trái ngang trong cuộc sống, những sai lầm của cơ chế chính sách, Hoàng Minh Tường vô tình biết đến cuộc điện thoại gọi đến văn phòng công đoàn ngành giáo
dục Việt Nam thông báo về tình trạng “bãi công tự phát” trong ngành giáo dục, Hoàng
Minh Tường đã ngay tức khắc đi khắp từ Bắc tới Nam để viết nên phóng sự Làng giáo
có gì vui chấn động dư luận lúc bấy giờ, phơi bày toàn bộ những mặt trái của cơ chế
chính sách dành cho nghề “trồng người”. Hoặc ở trường hợp của Thái Chí Thanh cũng
là một điển hình ở việc nắm bắt thông tin nhanh nhạy. Trong bữa liên hoan do vợ chồng em gái tổ chức nhân sự kiện tác giả lâu ngày trở về quê. Từ câu chuyện về những viên hồng ngọc đào được trên vùng đất quê hương, Thái Chí Thanh đã gia nhập “hội” đào đá đỏ và đó chính là điểm khởi đầu để tác giả viết nên thiên phóng sự 3 kỳ
Tôi đào được hồng ngọc bóc trần toàn bộ những bị kịch núp sau vẻ lấp lánh của những viên đá quý…
Không chỉ nắm bắt thông tin nhanh nhạy, các nhà phóng sự còn thể hiện nghệ thuật lựa chọn sự kiện, chi tiết bởi viết ngắn là rất khó, ngắn nhưng vừa đảm bảo lượng thông tin, vừa hấp dẫn người đọc là cả một nghệ thuật. Trong một xã hội giai đoạn đầu đổi mới với bộn bề những vấn đề, sự kiện, lượng thông tin không khác gì thác lũ, nhà phóng sự phải biết tuyển chọn những sự kiện, vấn đề tiêu biểu, đặc biệt là sự kiện, vấn đề đó phải có tính mới, nổi cộm trong xã hội để thông tin đến bạn đọc. Đó cũng chính là lý do vì sao, giai đoạn này, phóng sự đa phần phản ánh những bất cập của cơ chế quan liêu bao cấp, sự thoái hóa biến chất của đội ngũ cán bộ công quyền, sự chênh vênh, chao đảo của cán cân công lý, tình trạng “bung ra” của tệ nạn xã hội như mại dâm, hàng giả, hàng nhái….Đặc biệt, các nhà phóng sự giai đoạn này tạo ra nhiều sự bất ngờ nhờ khả năng quan sát, tư duy trước những vấn đề tưởng chừng rất bình thường trong cuộc sống nhưng khi phản ánh qua con mắt nhà nghề đã mở ra nhiều vấn
đề đang suy nghĩ trước thời đại. Trong Buôn bán là một nghề gay lắm, từ câu chuyện
về cô em họ đột ngột nghỉ dạy học để đi buôn, Hoàng Dạ Vũ đã khéo léo đưa đẩy đến
cơ chế” mà lại đầy hiệu quả. Phóng sự Suy nghĩ trên đường làng của Hồ Trung Tú thì từ những luận bàn về hôn nhân và chuyện đất đai – hai vấn đề hết sức ý nghĩa của đời con người để bật lên vấn đề ruộng đất, về nỗi chán chường của người nông dân khi làm thuê để kiếm được hạt thóc bị chia năm sẻ bảy bởi bao nhiêu điều bất công. Còn câu chuyện về ba người công nhân tình cờ nhìn thấy giám đốc của mình “mèo
mả gà đồng” trong phóng sự Từ “tứ hùng” Sầm Sơn đến “thủ đô” Nông Cống của
Trần Huy Quang lại đưa người đọc đến những chuyện thường ngày, đó là sự thoái
hóa biến chất của con người, nạn trù úm người lao động. Trong Xe pháo mã Cẩm
Phả cũng vậy, từ câu chuyện lập thân, lập nghiệp của ba người công nhân, kỹ sư giỏi
nghề, có ý chí vươn lên làm giàu, thậm chí là “vượt rào” để bung ra làm ăn chân chính, Hoàng Ngọc Sơn khéo léo đan cài trong đó những “bóng ma” kìm hãm sự vươn lên của con người, đó là cơ chế chính sách, đó là sự quan liêu, hủ lậu, tham nhũng, trù úm…
Sự nhanh nhạy tiếp cận, khéo léo khi gợi mở thông tin, hoà vào đối tượng để tâm tình, giãi bày những ẩn ức một cánh tự nhiên đã giúp các nhà phóng sự thu được một lượng nguồn thông tin dồi dào, xác thực về đời sống nông thôn, nông dân Việt Nam đương thời.