Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Phóng sự về nông thôn, nông dân giai đoạn đầu thời đổi mới 1986-1991 (Khảo sát trên báo Văn nghệ (Trang 96)

6 Cấu trúc luận văn

3.3.1 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ

3.3.1.1. Ngôn từ giàu chất khẩu ngữ

Có thể nói, những trang phóng sự viết về nông thôn, nông dân trên báo Văn nghệ giai đoạn đầu thời đổi mới tươi rói một thứ ngôn ngữ đời sống. Khẩu ngữ xuất hiện đậm đặc trong phóng sự của Phùng Gia Lộc, Minh Chuyên, Hoàng Minh Tường, Hoàng Hữu Các, Thái Chí Thanh…làm cho phóng sự ngân vang những thanh âm của cuộc sống, luôn có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với người đọc.

Các tác giả rất chú ý sử dụng các lớp khẩu ngữ tự nhiên phù hợp với từng loại nhân vật. Chỉ trong một đoạn văn ngắn nhưng khẩu ngữ hàng ngày xuất hiện với tần số cao làm cho lời văn mang phong cách khẩu ngữ đậm nét. Chẳng hạn, trong đoạn miêu

tả về tình cảnh khốn khó của con người trước nạn sưu cao, thuế nặng trong Cái đêm

hôm ấy…đêm gì ? có hàng loạt các khẩu ngữ được Phùng Gia Lộc sử dụng: “Là trưởng phòng tổ chức ủy ban huyện, anh cũng để gia đình vợ con đói thiếu. Ra anh

còn kém cỏi hơn cả tôi, một kẻ chân chim trần trụi, một tay sắp trở thành "phó thường dân" (…) "Nhà mình cũng bí. Nộp sản đi rồi, lúa đã cạn. Khó mà ăn thấu tết được" [45]. Là một nhà giáo nhưng ngôn ngữ của Phùng Gia Lộc không mô phạm, không giáo điều mà hoà hợp với hiện tại, khẩu ngữ của ông mang hơi thở, sự sống của sinh hoạt nông thôn.

Trong một đoạn khác, lời văn của Phùng Gia Lộc vẫn rất đậm đặc khẩu ngữ. Ở đoạn đặc tả hết sức mộc mạc về cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của gia đình mình,

những lời ăn tiếng nói hàng ngày cứ “tuôn” ra một cách tự nhiên: “Tôi về đến nhà, trời

đã sẩm tối, con mực xông ra í a í ẳng vờn chân lên hông. Vợ tôi bế thằng Văn ngủ khì

trong lòng, ngồi bên bếp than vỏ cao su um khói. Bên cạnh, thằng cu Thức bốn tuổi đang liến láu. Còn Học - thằng con nhớn đang học bài ở nhà trên” [45].

Ở đoạn tiếp theo, Phùng Gia Lộc vẫn sử dụng khẩu ngữ ở mức độ đậm đặc:

“Có biết thế này, đái tòe tòe vào, chứ tội gì lôi về. Cha đời! Bữa trước thì tuyên bố vớt được nấy ăn nấy, người ta mới hụp lặn xuống nước lụt mà khở (gở) từng bông lúa. Nay lại giở trò giảm tỷ lệ!” [45].

Trong phóng sự Tôi đào được hồng ngọc của Thái Chí Thanh cũng vậy, có thể

nói, đây là một “từ điển quân sự” về khẩu ngữ. Đọc phóng sự này, người đọc cảm giác như nghề khai thác đá đỏ như một trận chiến đấu mà ở đó cũng có bộ đội, có địch, có mục tiêu. Những khẩu ngữ này được tác giả sử dụng một cách rất tự nhiên và khéo léo,

đó là: “thời cơ, xuất quân, trận địa, ba thứ quân, chết tươi, tập kích, mông má, lệnh, hiệp, thọc sườn, tựu quân, trận đầu…”.

Các lớp khẩu ngữ trong các phóng sự cũng hết sức phong phú. Có khẩu ngữ của những tên cường hào chuyên đi ăn chặn, bòn rút của cải của người nông dân

trong Người đàn bà quỳ của Trần Khắc: “Tố điêu, tố láo, tao trói nghiến lại cho tù

một mọt gông” (…) “Mấy thằng bộ đội phục viên là rách việc lắm. Phải trị thẳng tay” [36, tr.7]. Có khẩu ngữ của người nông dân chân chất thật thà trong Tiếng đất

của Hoàng Hữu Các, như: “Thiết gì, mất toi, giàu to” [5, tr. 5]. Hoặc khẩu ngữ của

những phu đào đá đỏ vì đồng tiền mà chấp nhận đổi cả mạng sống trong Tôi đào

được hồng ngọc của Thái Chí Thanh: “nhà quê, không là cái đinh gì, chết hẳn, không yêu nổi, đất Thánh, rởm trăm phần trăm, vãi đái, chơi xỏ, trời ban, đứt chân, tập kích, hàng, đánh, trận địa, thọc sườn, chết tươi, uống máu, hệ thống, tựu quân, khai trừ, tuyệt tác, ăn chặn….”

Bên cạnh ngôn ngữ thường ngày, khẩu ngữ nghề nghiệp được các nhà phóng sự

sử dụng khá nhuần nhuyễn. Trong Suy nghĩ trên đường làng, Hồ Trung Tú sử dụng

khá nhiều ngôn ngữ của những hợp tác xã nông nghiệp, như: khoán sản (ấn định một

mức sản phẩm phải nộp), công điểm (cách tính ngày công lao động), hụt khoán (không

hoàn thành định mức được giao), vượt khoán (sản lượng cao hơn mức được giao), đất

phần trăm (đất được tự chủ canh tác), thủy lợi phí (trả tiền lấy nước vào ruộng), đối

lưu (phân phối hàng hóa theo kiểu trao đổi), khoán trắng (tương tự như khoán

sản)…Hoàng Hữu Các trong Người đàn bà quỳ dùng nhiều những từ ngữ của người

người nông dân kiên cường, dũng cảm sau lũy tre làng: ăn truyền thống sống tiềm

năng, xanh cỏ đỏ ngực, ăn hết nhiều ở hết mấy, quan xa bản nha gần, kiện củ khoai, bẻ nạng chống trời, bầm gan tím ruột, đồng tiến để có tiền đống, cú sợ ban ngày.

Trinh Đường trong Một gia đình thợ thì lại dùng những từ ngữ của nghề dệt vải: hồ

sợi, in hoa, sấy vải, tẩy vải, bông, hồ mắc, thợ dột, khung cửi, hồ dệt, máy mắc chỉ, hồ vải...Trong Họp mặt các “tướng cá” miền Đông, Tô Ngọc Hiến cũng khéo léo đưa vào

phóng sự đậm đặc những từ ngữ của nghề biển, như: lưới te, lưới vây, lưới giã, lưới

đèn, lưới vây rút chì, máy dò tôm, dò cá “siêu âm”, tuyến khơi, kéo giã tôm, vụ cá Bắc, trong lộng, nửa khơi nửa lộng, ven bờ…Cũng được coi là một nghề nên những từ

ngữ mang đậm chất đào vàng được Nguyễn Hoài Nhơn đưa vào phóng sự Vàng ơi

mức độ dày đặc: ăn vàng, khoét lọng, bối, đánh ca, bao bối, phân vàng, lở lói, khoẻn,

Chí Thanh đã đưa vào thiên phóng sự ba kỳ của mình đầy ắp khẩu ngữ của nghề đào

đá quý: xếp, lơ, màu mười giờ, màu mười một giờ, đá ngây, đọc lệnh, hai đầu, sộp,

mông má, cai, cửu vạn, bánh mỳ ba tê, luật đá đỏ, con mò mò, lấy son, màu nước ba, bay màu, túi, vỉa lớn, phốt, dịch đá đỏ…

Các lớp khẩu ngữ này tạo nên tính hiện thực sinh động cho tác phẩm, làm cho phóng sự gần hơn với đời sống. Việc sử dụng khẩu ngữ tự nhiên phù hợp với từng loại nhân vật và từng nghề nghiệp chứng tỏ sự am hiểu tinh tường của tác giả với từng loại nhân vật đồng thời góp phần đắc lực vào việc cá thể hoá nhân vật.

Một điểm nổi bật khác về ngôn ngữ mà các nhà phóng sự đã sử dụng, đó là đưa

các từ địa phương vào “đứa con tinh thần” của mình. Điều này phần nào thể hiện ý

thức trân trọng ngôn ngữ của vùng đất quê hương. Cái đêm hôm ấy…đêm gì ? của

Phùng Gia Lộc sẽ mất đi biết bao nhiêu sức quyến rũ nếu không có những âm thanh đời sống của nông thôn xứ Thanh. Hàng loạt những từ của mảnh đất Bắc Trung bộ chỉ cần đọc lên là cảm thấy nghộ nghĩnh, sống động nhưng tất cả đều được Phùng Gia Lộc

cho điềm nhiên “bước thẳng” vào trang văn mà không cần gia công, tỉa tót: thấu (tới),

um (nhiều), nhớn (lớn), chi (có gì), quản (ngại), bọt bẹt (ít), làm nau (giận), thì thò

(thì thầm), bên chái (bên cạnh), ni (này), bay (mày), tắc thở (tắt thở), cơm sốt (cơm

nóng), phứa (luôn), bất đồ (bất ngờ), con nít (trẻ con), ngoặp (ngậm)…Những âm

thanh “ngồ ngộ” này trong đời sống của nông thôn miền Trung đã xuất hiện “nguyên

đai nguyên kiện” qua cách nói năng của nhân vật và chính người kể. Nó lấp lánh sức sống của một ngôn ngữ từ những cuộc đời vật lộn với những khắc nghiệt gió mưa, với thiên tai, lũ lụt.

Cùng với ngôn ngữ Bắc bộ, ngôn ngữ của vùng quê Nam bộ cũng tự nhiên xuất

hiện một cách lồ lộ trong phóng sự Vàng ơi của Nguyễn Hoài Nhơn. Những ngôn từ

dân dã của người lao động nhưng cũng toát lên sự quyến rũ nhất định của miền sông

nước Nam bộ: rôm (vui), trăm thứ bà giằn (quá nhiều việc), biết dậy (biết vậy), sạch

ráo (trắng tay), sang gấp (tới ngay), bả (bà), cắc (tiền), cuốc bộ (đi bộ), thó (ăn cắp),

lỉnh (trốn), chui nhủi (chui lủi), chôm (nhặt), khoẻn (nhẫn), trật (trượt), kiệt (sạch)…

Chính M. Gorki gọi “khẩu ngữ là máu của văn xuôi nghệ thuật”. Như vậy,

khẩu ngữ không chỉ đóng vai trò là nguồn nuôi dưỡng mà còn làm nên thần thái, khí sắc và đặc tính mỹ học của văn xuôi nói chung và của phóng sự nói riêng.

3.3.1.2.Sử dụng thành ngữ, tục ngữ linh hoạt, sáng tạo

sử dụng nguyên vẹn các thành ngữ, tục ngữ một cách hợp lý, linh hoạt để tạo những giá trị biểu cảm cao mà còn tỏ ra sáng tạo khi chỉ dùng một vế hoặc sử dụng ý của thành ngữ để vẽ nên bức tranh hiện thực với tất cả sự sinh động như cuộc đời vốn có.

Chẳng hạn, Hồ Trung Tú sử dụng câu ngạn ngữ: Hôn nhân, điền thổ, vạn cố chi thù

(Suy nghĩ trên đường làng) để nói về sự gắn bó giữa người nông dân và đất đai, Trinh Đường thì dùng một loại thành ngữ, tục ngữ, ngạn ngữ gắn với sự vươn lên làm giàu

của những người nông dân: Muốn ăn phải làm, muốn làm phải có nghề, tiếng lành đồn

xa, có tiền tiên mới hay múa…(Một gia đình thợ), Hoàng Hữu Các trong Tiếng đất

cũng dùng khá hiệu quả thành ngữ, tục ngữ để nói về những cơ chế chính sách bất

công làm người nông dân tha hóa, như: Thật thà ăn cháo, lếu láo ăn cơm, Cày lỏi, bừa

dối, Đầu trộm đuôi cướp, Một người làm quan cả họ được nhờ…Hoàng Minh Tường cũng tỏ ra chẳng kém cạnh, tác giả dùng nhuần nhuyễn khá nhiều thành ngữ, tục ngữ,

ngạn ngữ, để nói về khó khăn của nghề giáo, như: Một nghề cho chín, hơn chín mười

nghề, Bầu dục đâu đến bàn thứ tám, Lực bất tòng tâm, Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu mến thầy, Làm nghề nào ăn nghề đấy…(Làng giáo có gì vui). Tượng tự, trong Anh hùng khi đã sa cơ, một lần nữa Hoàng Minh Tường chứng tỏ khả năng “vận” thành ngữ, tục ngữ vào phóng sự một cách nhuần nhuyễn của mình:

Dậu đổ bìm leo, Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm, Lực bất tòng tâm, Nhân nào quả ấy, Múa tay trong bị, Ăn sổi ở thì, Trên mây trên gió, Bặt vô âm tín…Trong Bản điều trần về một sự thật, dù sử dụng thành ngữ, tục ngữ với số lượng không nhiều, như: Đơn thương độc mã, Đã tu tu trót, Ngăn sông cấm chợ, Được chăng hay chớ…nhưng chỉ cần đó thôi, Nguyễn Linh Giang cũng mang tới cho thiên phóng sự của mình một sắc thái mới. Nhìn chung, sự có mặt của các thành ngữ, tục ngữ, ngạn ngữ trong lời văn phóng sự một phần làm câu văn dễ hiểu, dễ cảm nhận, một phần còn tăng sắc thái biểu cảm, khiến cho ý nghĩa câu chuyện sâu sắc hơn.

Khảo sát việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ngạn ngữ trong các phóng sự trên báo Văn nghệ giai đoạn đầu thời đổi mới cho thấy, trước hết, do thành ngữ, tục ngữ,

ngạn ngữ có tính hình tượng và khái quát cao, việc sử dụng không chỉ làm tăng sắc

thái biểu cảm của câu văn mà còn lột tả hết bản chất của đối tượng miêu tả, làm cho người đọc hiểu ngọn nguồn của vấn đề. Thành ngữ, tục ngữ, ngạn ngữ phù hợp với sự diễn tả một cách sống động đối tượng, vừa có khả năng làm rõ những vấn đề bị che lấp. Mặt khác, chất khẩu ngữ có trong thành ngữ, tục ngữ, ngạn ngữ làm cho lời văn đời hơn, chất hiện thực của phóng sự cao hơn, phong phú hơn. Đây là sự lựa chọn

khôn ngoan làm cho ngôn ngữ phóng sự “áp sát” đời sống hơn các thể loại khác như tiểu thuyết, truyện ngắn.

Ngôn ngữ đời sống xuất hiện nhiều trong phóng sự trên báo Văn nghệ thời kỳ này có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với người đọc. Thói quen ưa sử dụng và sử

dụng thành thạo, sáng tạo những phương tiện ngôn ngữ tiếng Việt của những “tay

ngôn luận xuất sắc” đã góp phần không nhỏ vào việc “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”.

Một phần của tài liệu Phóng sự về nông thôn, nông dân giai đoạn đầu thời đổi mới 1986-1991 (Khảo sát trên báo Văn nghệ (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)