6 Cấu trúc luận văn
3.1.2 Năng động trong tiếp cận hiện thực
Nhập cuộc là một sự dấn thân, một sự trải nghiệm để chinh phục và khám phá tường tận những chuyển biến dù là nhỏ nhất. Lịch sử báo chí thế giới và Việt Nam còn
ghi lại nhiều tấm gương nhập cuộc khá ấn tượng. Thiên phóng sự Black like Me (Dưới
lốt da đen) từng làm chấn động dư luận thế giới là kết quả của cuộc phưu lưu đầy mạo hiểm của nhà báo Mỹ John Haword Griffin. Để có những tư liệu sinh động, cụ thể về nạn phân biệt chủng tộc, John Haword Griffin đã chấp nhận thay đổi màu da, nhập vào cuộc sống lem luốc của những người da đen để tường tận, thấm thía những khổ nhục mà họ nếm trải…Còn ở Việt Nam, các nhà phóng sự giai đoạn đầu thời đổi mới đã
bước vào thế giới báo chí mới, làm báo – hành trình dấn thân. Trần Khắc đã xâm nhập vào cuộc sống của người nông dân, ăn ở cùng họ để tận tường cuộc sống của những
người “bị chó dại cắn”, Nguyễn Thị Vân Anh đột nhập vào hang ổ của thế giới trộm
cắp để bóc trần một tệ nạn xã hội đang gây bức xúc dư luận, còn Hoàng Minh Tường để lần ra ngọn nguồn của những nghịch lý trong đời sống xã hội đã phải tìm mua bằng
được những sản phẩm do “con nuôi Nhà nước” làm ra để đưa ra ánh sáng bản chất
của cơ chế bao cấp đang nhấn chìm nền kinh tế; Thái Chí Thanh thì bất chấp nguy hiểm để trở thành phu đào đá đỏ nhằm lộ sáng cuộc sống của những người lầm than, lóa mắt vì thứ đá quý lấp lánh khiến hàng trăm con người bị chôn sống dưới sâu lòng đất…
Có thể nói, tài nghệ của người viết phóng sự thể hiện trước hết ở cách tiếp cận sự thật bằng nhiều cách khác nhau. Từ nhiều góc độ khác nhau, các nhà phóng sự viết về nông thôn, nông dân Việt Nam giai đoạn đầu thời đổi mới 1986-1991 trên báo Văn nghệ đã đã có những cách tiếp cận riêng rất thông minh và sáng tạo, nhờ vậy họ đã phát hiện ra những mặt khác nhau của hiện thực và tìm ra cội nguồn của bản chất của mọi vấn đề.
Từ sự tiếp cận hiện thực một cách năng động và đa dạng, hiện thực trong các phóng sự được phản ánh chân thực đến từng chi tiết sự kiện cũng như đối tượng miêu tả, đem đến cho bạn đọc cảm giác được sống “y như thật” – đây chính là một trong nhiều yếu tố tạo nên sự thuyết phục của các phóng sự viết về nông thôn, nông dân giai đoạn này. Làm được điều đó, các nhà phóng sự không chỉ xuất hiện với tư cách là người quan sát, ghi chép và kể chuyện mà họ còn là người chứng kiến và trực tiếp
tham gia vào các sự kiện. Nếu Minh Chuyên trong Thủ tục để làm người còn sống mất
hơn 10 năm trải qua bao cay đắng trực tiếp cùng nhân vật đi khắp “cửa quan” xin được
làm…người còn sống, thì Nguyễn Linh Giang khi viết phóng sự Bản điều trần về một
sự thật cũng phải tìm đến một trưởng phòng văn hóa, một chuyên gia về bảo tồn, bảo tàng - đầu mối của mọi thông tin về tình trạng phá hoại di tích lịch sử và danh thắng để
phanh phui một sự thật đau lòng. Trong khi đó, để viết phóng sự Làng giáo có gì vui,
Hoàng Minh Tường lại dành nhiều công sức đi từ Bắc đến Nam, vào tận đồng bằng sông Cửu Long và ra cả vùng biển đảo Tây Nam của Tổ quốc để thu thập những thông
tin về tình trạng nhiều giáo viên “đứng trên bục giảng mà lòng đã bỏ nghề”. Trong
chặng đường thiên lý của mình, tác giả tiến hành công việc điều tra, tìm hiểu nguyên
luận đau lòng: nghề giáo chỉ là nghề phụ bởi những người đứng trên bục giảng còn phải làm những nghề khác như chăn nuôi, trồng trọt, thậm chí là bưng bê, rửa bát, xe ôm, cửu vạn….để duy trì cuộc sống. Giống như vậy, để có tư liệu viết thiên
phóng sự ba kỳ Tôi đào được hồng ngọc, Thái Chí Thanh phải nhờ đến người em
trai để bước vào thế giới của nghề đào đá đỏ. Trải qua bao cay đắng, tủi hờn, có lúc tưởng chừng như phải bỏ mạng vì sập hầm, vì cướp bóc, Thái Chí Thanh đã tích lũy được những tư liệu “sống” để viết nên những sự thật đau lòng: hàng trăm con người bị chôn sống dưới các hầm khai thác đá, môi trường bị hủy hoại, ô nhiễm trầm trọng, an ninh trật tự ở mức báo động, chính quyền làm ngơ cho các tệ nạn hoành hành….
Sau khi “áp sát” được hiện thực, những vấn đề “mắt thấy tai nghe” được các nhà phóng sự “xử lý” một cách sáng tạo. Tuỳ theo từng vấn đề mà đặc tả, khi thì cận cảnh, chi tiết, khi thì tiếp cận bằng bức tranh toàn cảnh, bao quát vấn đề. Hiện thực phản ánh được lật tới lật lui với nhiều góc độ và khoảng cách tiếp cận khác nhau đã giúp các nhà phóng sự phát hiện sự phong phú, đa dạng của hiện thực. Từ đó, bản chất vấn đề được soi sáng một cách thấu đáo và sâu sắc.
Chẳng hạn, trong Tiếng hú của con tàu, Nguyễn Thị Vân Anh xoay ống kính
đặc tả cận cảnh để soi rọi từng vụ trộm cắp thiết bị vật tư ngành đường sắt. Tác giả
“đột nhập” thẳng vào từng vụ việc cụ thể với những con số hiện thực để thấy được tính chất nghiêm trọng của nạn trộm cắp. Cũng đặc tả cận cảnh tình trạng trộm cắp ở một
lĩnh vực quan trọng của đất nước, trong Động mạch chính, Phạm Huy Thành lại tiếp
cận những vụ trộm cắp vật tư đường sắt với mục đích tìm đến tận cùng “đường đi” của tang vật. Từ cách tiếp cận này, từng mảng hiện thực hiện lên một cách sinh động và cụ thể, khiến người đọc có cảm giác y như thật.
Khác với cách tiếp cận hiện thực của Nguyễn Thị Vân Anh và Phạm Huy
Thành hay của nhiều nhà phóng sự đương thời, Người đàn bà quỳ nổi trội lên khi Trần
Khắc khai thác vấn đề dưới góc độ phân tích bản chất của bộ máy chính quyền tha hóa, biến chất, bao che lẫn nhau; khai thác tệ tham nhũng, quan liêu bằng cách khám
phá vào “tập đoàn cầm đầu”. Đó là một tổ chức hoạt động công khai giữa thanh thiên
bạch nhật với một qui trình khá bài bản, ăn khớp nhịp nhàng như một cỗ máy; có sự họp hành, thống nhất các đường đi nước bước để kiếm chác. Ba tên cường hào gồm: bí thư, chủ tịch và trưởng công an xã có hàng trăm các mưu kế quỷ quyệt để đẽo gọt dân, dối trên lừa dưới, chúng ban ra các mệnh lệnh trả thù người tố cáo để đám tay chân
dưới quyền thực thi. Mệnh lệnh được ban ra thì mọi kẻ dưới quyền phải thừa hành, từ dân quân xã sẵn sàng thẳng chân đạp một thằng bé ngã lăn quay cho đến đội trưởng bảo vệ xã đi bắt người rồi tra tấn, rồi dò xét ngăn cản đoàn kiểm tra làm việc. Táng tận lương tâm hơn, chúng chơi trò “ném đá giấu tay” giết người diệt khẩu bằng cách sai tay chân đóng cầu dao máy bơm để hút người tố cáo đang ngụp lặn phía dưới, khiến họ chết tức tưởi…Với cách tiếp cận như vậy, tác giả khám phá ra cách tổ chức xã hội, tổ chức bộ máy cai trị với một cơ cấu chỉn chu, hoàn hảo – trên thì bao che, dưới thì lũng đoạn. Bản chất tham nhũng, cướp bóc của bộ máy chính quyền đã bị phanh phui
triệt để. Sức tố cáo tự bật ra mạnh mẽ từ cách tổ chức xã hội này: “Ấy thế mà người ta
vẫn để cho cái thằng bất nhân ấy trùm lên tổ chức. Bởi vì các ông huyện, bà tỉnh trước đây chót đề cao, thổi phồng mô hình hợp tác xã nông công thương tín Tiền Đống và nay đâm lao phải theo lao, buộc lòng bao che bưng bít sự thật, trù dập những người dân trung thực, lương thiện” (Người đàn bà quỳ).
Vẫn là cách tiếp cận hiện thực theo hướng “áp sát” cuộc sống, nhưng trong
phóng sự Vàng ơi đăng trên báo Văn nghệ số 51, năm 1991, tác giả Nguyễn Hoài
Nhơn lại mạo hiểm để dấn thân, mang cả tính mạng của mình ra để “đổi” lấy những “vỉa quặng” sự thật. Rõ ràng, nếu không nhập cuộc, Nguyễn Hoài Nhơn sẽ không bao giờ có được những miêu tả “như thật”, từ những thái cực đối lập của phu vàng trong công cuộc săn lùng, tìm kiếm trong đáy sâu lòng đất đầy bí hiểm cho đến những giọt mồ hôi, những giọt nước mắt và cả máu đã tuôn vì vàng. Không ai nghĩ được rằng, Nguyễn Hoài Nhơn lại có thể mất đến gần hai tháng làm “trinh sát” cuộc sống trong
bãi vàng đầy tử khí: “Anh không ngờ được rằng gần hai tháng trời ròng rã tôi đã len
lỏi hầu như không sót một chỗ nào trên cái công trình vĩ đại không tên tuổi này” [52, tr.16]. Nhưng nhờ vậy, những vỉa quặng sự thật mới được phanh phui đúng như những
gì nó đang diễn ra, ở đó, những phu vàng là : “những con người đói khát cùng cực từ
khắp nơi đổ về” vậy mà thành quả của họ chỉ là đôi bàn tay trắng. Nhưng dù sao họ vẫn may mắn khi còn sống để trở về với quê hương, với vợ con. Quá trình “áp sát”
hiện thực, Nguyễn Hoài Nhơn đã tận mắt chứng kiến những sự thật quá đau lòng: “số
lượng người chết dưới đó là bao nhiêu ? Không một ai trả lời chính xác cả. Đa số đều bảo khoảng từ 15-20 người chết” (Vàng ơi).
Tất nhiên, tiếp cận hiện thực không phải là tất cả của nghệ thuật viết phóng sự. Nhưng cách tiếp cận có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thậm chí có tính quyết định đối với hiệu quả điều tra nông hay sâu, mới mẻ hay nhàm chán. Nhưng với cách tiếp cận
sự thật hết sức linh hoạt và năng động như vậy, những vấn đề nhức nhối sau luỹ tre xanh được các nhà phóng sự phản ánh nổi bật và sâu sắc hơn.