Thẳng thắn vạch trần, tố cáo và phê phán

Một phần của tài liệu Phóng sự về nông thôn, nông dân giai đoạn đầu thời đổi mới 1986-1991 (Khảo sát trên báo Văn nghệ (Trang 59)

6 Cấu trúc luận văn

2.2.1 Thẳng thắn vạch trần, tố cáo và phê phán

Một yếu tố góp phần tạo nên giá trị của phóng sự là tính nhạy bén, kịp thời và mạnh mẽ tố cáo cái xấu. Chỉ trong vòng mấy năm đầu đổi mới, hàng loạt những sự kiện nóng bỏng, bức xúc của công luận đã được đưa ra ánh sáng. Nhìn thẳng, nói mạnh và chính xác, những phóng sự viết về nông thôn, nông dân Việt Nam giai đoạn đầu thời đổi mới 1986 – 1991 trên báo Văn nghệ đã làm được việc này, nó đều là những cái tát trực diện dành cho bộ máy chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã đang cố tình bưng bít, che dấu những sự thật tội ác sau lũy tre làng.

Trước hết, các nhà phóng sự tập trung tố cáo nạn tham nhũng, tha hóa biến

chất, quan liêu, xa dời dân.Nó như một gánh nặng đè lên đời sống của người nông dân

và các nhà phóng sự đang đặt vấn đề gấp rút cải tạo bộ mặt của nông thôn Việt Nam.

Tiêu biểu nhất là phóng sự Người đàn bà quỳ của Trần Khắc. Trong phóng sự này,

những ánh hào quan núp dưới cái tên mỹ miều “hợp tác xã nông công thương tín” với

bề ngoài là những chiếc ô tô vận tải và máy kéo Bông sen trưng bày trước hội trường hợp tác xã, những dãy nhà nhà mọc lên san sát…lâu nay được phủ lớp sơn hào nhoáng kia thực sự là những bức rèm được duy trì như một phương tiện, công cụ thống trị của lớp cường hào mới, của một bè lũ cầm đầu hàng ngày tìm mọi cách bòn rút tận xương tủy người nông dân. Không dừng lại những hiện tượng tiêu cực trên bề mặt, từ một

chủ trương thu sản, huy động lương thực của tỉnh như Cái đêm hôm ấy…đêm gì ? của

Phùng Gia Lộc, mà thông qua việc miêu tả nạn vô cảm, quan liêu đã vạch mặt bọn cường hào mới lợi dụng các chủ trương, chính sách để bóc lột nông dân, để tham ô, tham nhũng một cách tinh vi bằng những mưu lược, quỷ kế. Đó là cái lý do chủ yếu cắt nghĩa tại sao những tệ nạn như vậy vẫn tồn tại từ đời này qua đời khác.

Có thể nói, việc các nhà phóng sự nêu ra những sự thật, hiện tượng không chỉ nhằm phản ánh một thực trạng mà đó còn là sự phản ứng trước hiện thực. Từ những hạt nhân này, họ đưa ra kết luận một cách khách quan nhất. Ở đây, trong phóng sự của Trần Khắc cũng như của Phùng Gia Lộc, bao trùm là lời kêu gọi phải gấp rút giải phóng người nông dân ra khỏi nạn cường hào mới, khỏi những cơ chế, chính sách sai trái, đi ngược lại với đạo lý con người. Đọc các phóng sự viết về nông thôn, nông dân trên báo Văn nghệ trong giai đoạn này, người đọc thấy một xã hội ngột ngạt, đời sống con người khốn khổ, tính mạng thật rẻ rúng. Và vì thế dấy lên trong lòng người đọc một thái độ căm phẫn mãnh liệt, một cảm giác muốn quẫy đạp, tung phá những sợi

? đã thu hút người đọc bằng khả năng lý giải vấn đề một cách sâu sắc, bằng óc quan sát và nghệ thuật miêu tả tinh tế của một nhà văn sống lâu đời với nông thôn để từ đó lên án chính sách áp đặt, tố cáo những thủ đoạn bóc lột của bọn cường hào mới, thì

Người đàn bà quỳ lại là một đòn đánh mạnh, trực diện, phanh phui bản chất xấu xa của lũ cường hào, ác bá. Nhà văn xuất sắc của chủ nghĩa hiện thực Trần Khắc có vẻ róng riết hơn, cụ thể hơn, thậm chí “mạnh tay” hơn Phùng Gia Lộc khi không chỉ phản ánh, tường thuật mà còn chỉ ra gương mặt và hành vi của những kẻ đại diện cho công quyền.

Ngay từ những đoạn đầu tiên của Người đàn bà quỳ, Trần Khắc đã đưa ra

những con số có sức tố cáo mạnh mẽ: “Nổi bật giữa làng là trụ sở mới xây, biểu trưng

của uy quyền tập đoàn cầm đầu: phòng họp, phòng làm việc của bí thư Đảng ủy, chủ tịch Ủy ban ở hai đầu. Trong hội trường treo đầy cờ thi đua, bằng khen và các bảng thống kê thành tích với những con số nổi bật về lúa, lợn, lông vũ xuất khẩu” [36, tr.4]. Từ những con số biết nói ấy, tác giả ví cái làng Việt Nam và rộng hơn là cả xã hội Việt Nam đương thời như một bầu sữa đang bị những con mọt đục khoét từng ngày, cần phải nhanh chóng có sự đổi thay. Bằng ngòi bút phóng sự sắc sảo, Trần Khắc đã dựng

lại chân dung đa diện và bộ mặt thật của “tập đoàn cầm đầu” trong từng thôn xã với

tất cả mọi mánh khoé ranh ma, quỉ quyệt, từ những thủ đoạn dối trên lừa dưới hết sức tinh vi, tiêu tiền Nhà nước vô tội vạ, vu oan giáng hoạ cho người dân…thực chất là những kiểu cướp giật bằng mọi cách, đến việc dù đang sống trong nhà cao cửa rộng với mẹ, vợ và tám đứa con nhưng lại khai mẹ chết, vợ chết để được nhập hộ khẩu Hà Nội theo con gái và cả những việc hèn hạ như trả thù người tố cáo, sai anh đội trưởng

bảo vệ đi bắt người, tra tấn người rồi dò xét ngăn cản đoàn kiểm tra làm việc. Toàn bộ

Người đàn bà quỳ là bức tranh tổng thể phản ánh một nông thôn Bắc bộ nhưng cũng giống như nhiều miền quê khác trong cả nước. Trần Khắc rất thẳng thắn và tinh tường khi vạch ra cho bạn đọc thấy, đằng sau đám sâu mọt ấy là hình bóng của cả một cỗ

máy quyền lực dơ bẩn, câu kết nhau tham nhũng từ trên xuống dưới: “nay đâm lao

phải theo lao, buộc lòng bao che bưng bít sự thật, trù dập những người dân trung thực, lương thiện” [36, tr.7].

Giá trị tố cáo sâu sắc của các phóng sự về nông thôn, nông dân trên báo Văn nghệ giai đoạn này còn thể hiện ở việc thẳng thắn vạch trần và phê phán những hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế - xã hội, những cơ chế chính sách lỗi thời, sai lầm, kìm hãm sự phát triển của đời sống. Có thể nói, đây là những chủ đề xuyên suốt

và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong các phóng sự viết về nông thôn, nông dân trên báo Văn nghệ giai đoạn đầu thời đổi mới.

Với vốn hiểu biết về đời sống xã hội đương thời, các cây bút phóng sự hiểu tận chân tơ kẽ tóc tâm lý của người nông dân nghèo khó trong những năm đầu đổi mới dễ bị cám dỗ bởi vật chất, bởi đồng tiền; nhất là dễ bị những kẻ tha hóa biến chất xúi bẩy làm những việc sai trái. Mặc dù tỏ ra cảm thông cho những người nông dân cùng đường, thiếu hiểu biết, nhưng Nguyễn Thị Vân Anh vẫn rất nghiêm khắc khi phê phán

nạn trộm cắp và phá hoại tài sản Nhà nước trong phóng sự Tiếng hú của con tàu. Tác

giả cũng cảnh báo về một tương lai không xa, những đoàn tàu nối liền 2 đầu đất nước sẽ thoi thóp và chết hẳn chỉ vì nạn trộm cắp vật tư đường sắt. Phạm Huy Thành thì phê phán mạnh mẽ, gay gắt hơn trước nạn trộm cắp và phá hoại tài sản ngành đường sắt

trong phóng sự Động mạch chính. Tác giả chỉ ra những hậu quả khủng khiếp một khi

tai nạn xảy ra nhằm cảnh tỉnh những người nông dân thiếu hiểu biết, thậm chí cả những người cán bộ công tác trong ngành vận tải huyết mạch này hãy sớm tỉnh ngộ mà bước ra cái vòng luẩn quẩn: dốt nát, nghèo đói va mu muội. Cũng từ những hiện tượng tiêu cực, Phạm Huy Thành phân tích, mổ xẻ để sáng tỏ bản chất của tệ nạn này, đó là sự dốt nát, ấu trĩ, thiếu lập trường của không chỉ những người nông dân vì hám lợi trước mắt, mà ở đó còn tồn tại quan niệm “tự nhiên chủ nghĩa” của một số cấp chính

quyền, đoàn thể, như đoàn thanh niên xã tổ chức “ngày lao động cộng sản”, giong

trống mở cờ, hô vang khẩu hiệu thể hiện quyết tâm của tuổi trẻ, rồi kéo hàng chục chiếc xe cải tiến cùng cuốc thuổng ra đào đường sắt lấy đá về rải đường vào trụ sở ủy ban nhân dân xã; hay một tập thể xã thuê hẳn xe cẩu lấy đi hàng hục thanh dầm cầu của ngành đường sắt.

Song hành cùng những tệ nạn xã hội trên nạn là tư tưởng “phòng xa” dẫn tới tả

khuynh của một số cấp chính quyền từ tỉnh cho đến cấp huyện, cấp xã. Nếu Cái đêm

hôm ấy…đêm gì ? của Phùng Gia Lộc tập trung phản ánh tình trạng một lớp cán bộ thực thi mệnh lệnh từ cấp trên, dù biết là sai trái, đi ngược lại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhưng để tránh tai bay vạ gió nên thỏa hiệp với cái sai, thì

Nguyễn Linh Giang trong Bản điều trần về một sự thật lại chế giễu và phê phán kịch

liệt những tấm lý tiêu cực đó. Tác giả tỏ ra là ngòi bút hiện thực tỉnh táo khi vạch ra và

tố cáo tâm lý “phòng xa” của lãnh đạo cấp tỉnh dẫn đến “ngăn sông cấm chợ”. Thậm

chí, đến cả tự do tín ngưỡng của nhân dân cũng bị cấm đoán, như: cấm nhân dân hành lễ, cấm quyên góp tiền tu sửa các công trình văn hóa. Cấp trên “phòng thân” thì cấp

dưới cũng phải dè chừng bởi nếu làm gì “vượt mặt” quan lớn thì hậu quả khôn lường. Chính vì thế, nó làm cho một số cán bộ công chức nhà nước ở lĩnh vực quản lý văn

hóa làm gì cũng dè dặt, sợ “phạm quy”, thà rằng “kiêng kỵ” việc trùng tu tôn tạo di

tích kiến trúc nghệ thuật cứ để nó xuống cấp còn hơn bị kỷ luật. Kết quả của tâm lý “phòng xa” là di tích, danh lam thắng cảnh dù độc đáo, quý giá đến đâu cứ bỏ mặc cho thời gian để đến lúc đổ nát hoang tàn mà không một ai phải chịu trách nhiệm !.

Vẫn là tâm lý sợ sệt, dè chừng nhưng trong phóng sự Tiếng đất, nhân vật của

Hoàng Hữu Các – một cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh phải thừa nhận rằng: nhiều người chung một cái sợ, nhưng với quan chức thì sợ nhất là mất chức. Chính cái sợ này đã khiến nhiều anh lãnh đạo huyện trở thành một thằng hèn không dám đương đầu một cái gì, không dám chịu trách nhiệm một việc gì. Thậm chí, ngay kể cả khi nhận ra một chỉ thị khoán ruộng đã lạc hậu, nông dân sẽ bỏ ruộng nhưng cũng không tìm cách để thay đổi. Từ tâm lý cẩn thận thái quá của đội ngũ cán bộ khiến xã hội sáng tạo ra cụm từ “chín chắn” để khen họ. Nhưng với Hoàng Hữu Các, sự “chín chắn” này lại là một

vấn đề xấu xa, một thứ ung nhọt phải cắt bỏ, bài trừ ngay lập tức. Tác giả chỉ rõ: “giữ

chức mà không dám làm, dám quyết một cái gì thì bám lấy ghế mà làm gì ?” [5, tr.5]. Cũng là cái sợ mất chức, sợ trách nhiệm và chỉ đạo kiểu nửa vời giống như

phóng sự Tiếng đất mà Hoàng Hữu Các đề cập tới, trong Vàng ơi đăng trên báo Văn

nghệ số 51, năm 1991, hàng trăm con người đã phải bỏ mạng khi cơn bão đào vàng bủa vây, rừng bị “cày trắng”, bị đào bới bật gốc rễ, đá sỏi bởi bàn tay cuồng nộ của

gần 10.000 con người đổ về đào vàng mong tìm gặp sự may mắn: “chỉ trong vòng 4

năm hơn 70 hecta rừng xanh bạt ngàn biến mất như thần thoại” và hậu quả của việc

mất rừng là “môi trường bị ô nhiễm nặng hoàn toàn do lọc vàng bằng một khối lượng

lớn thủy ngân, do bụi cám của hàng chục máy xay đá hoạt động ngày đêm, do phóng uế bừa bãi”. Nguyễn Hoài Nhơn phải cay đắng khi nhận thấy rằng, suốt 4 năm dòng

người ta ngang nhiên hủy hoại môi trường trong “cái guồng máy làm việc quá công

suất” như vậy nhưng cán bộ lãnh đạo địa phương lại thờ ơ, vô cảm: “ Đã thế còn cho phép dân vào đào vàng để thu thuế” (…) “Mãi đến tháng 6-91 mới có quyết định chính thức đóng cửa bãi vàng” [52, tr.15].

Tiếp tục bóc trần những vấn nạn kìm hãm sự phát triển của con người, của xã hội, ngòi bút của Trần Huy Quang tỏ ra thẳng thắn và gai góc hơn khi lột trần sự thật về những cơ chế vô lý vẫn đang hàng ngày, hàng giờ “đè đầu, cưỡi cổ” người nông

Huy Quang đã tố cáo chính sách “cào bằng”, tập thể hóa tư liệu sản xuất của một giai

đoạn đã biến người nông dân thành nô lệ: “Tính chất lao động ấy là tính chất lao động

của người nô lệ thời còn thành bang A-ten. Ban quản trị hợp tác xã thực chất là những chủ nô, có quyền sinh, quyền sát đối với bày nô lệ xã viên của mình” (Người biết làm giàu).

Vậy nhưng, những sai lầm này dù đã được chỉ mặt, đặt tên nhưng lại vẫn cứ lặp

lại cho đến cả giai đoạn sau này, khi áp dụng chính sách khoán: “Ban quản trị lại dùng

công điểm chi phối thu nhập. Điểm chi vô tội vạ, vì công điểm loại đó mà số thóc người nông dân được hưởng chỉ chiếm khoảng ba mươi phần trăm số thóc mà họ làm ra. Lại đói và nghèo. Vẫn bị phân hóa, một số ít giàu lên, nhưng đại đa số là nghèo đói, kiệt quệ, cảnh con người kéo cày thay trâu sau bốn mươi năm lại xuất hiện (Người biết làm giàu).

Nối tiếp mạch điều trần, trong một lát cắt của mình, Hồ Trung Tú góp thêm một lời tố cáo, vạch trần sự thật xấu xa của cơ chế. So với những “bạn viết” của mình, có thể lời lẽ của Hồ Trung Tú có phần “nhẹ nhàng” hơn nhưng không vì thế mà thiếu đi

độ quyết liệt khi tác giả phơi bày những sự thật trong phóng sự Suy nghĩ trên đường

làng. Khía cạnh mà Hồ Trung Tú “giải phẫu” đó là việc giải quyết các tồn tại của cơ chế vẫn chỉ ở mức đối phó, bị động mà chưa có những hành động cụ thể, rốt ráo của

các cấp chính quyền: “những vấn đề đã được nói đi nói lại, nghị quyết nào cũng đưa

ra, tổng kết nào cũng nhắc đến từ hơn hai chục năm trước và bây giờ - thêm một lần nữa” (Suy nghĩ trên đường làng).

Có thể nói, bằng tiếng nói công tâm, chính nghĩa, phóng sự về nông thôn, nông dân thời kỳ đầu đổi mới trên báo Văn nghệ đã có sức tố cáo bật ra từng câu chữ, từng chi tiết, tình huống cụ thể. Không chỉ đả phá mạnh mẽ, triệt để những cái xấu, cái bất công mà với chức năng bao quát, tiếp cận hiện thực đời sống cả ở chiều sâu, bề dày, phóng sự trên báo Văn nghệ thời kỳ này còn giúp định hướng dư luận xã hội. Đặt những thiên phóng sự trong bối cảnh ra đời của nó, mới thấy hết lòng dũng cảm, tình yêu đất nước, trách nhiệm và bản lĩnh nghề nghiệp của những nhà văn - những cây bút phóng sự.

Một phần của tài liệu Phóng sự về nông thôn, nông dân giai đoạn đầu thời đổi mới 1986-1991 (Khảo sát trên báo Văn nghệ (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)