Nghệ thuật thuật kể

Một phần của tài liệu Phóng sự về nông thôn, nông dân giai đoạn đầu thời đổi mới 1986-1991 (Khảo sát trên báo Văn nghệ (Trang 90)

6 Cấu trúc luận văn

3.2.3 Nghệ thuật thuật kể

Giá trị của các tác phẩm phóng sự không chỉ nằm ở câu chuyện được kể mà còn nằm ở cách kể câu chuyện ấy như thế nào. Nếu như ở thời kỳ 1945-1975, phóng sự vận động trong sự chế định của cảm hứng sử thi và quan điểm cộng đồng, tập thể, cái ta, cái chúng ta nên nhân vật tôi cũng ít khi có mặt. Bước vào giai đoạn đổi mới, nhờ khuynh hướng dân chủ, cái tôi ngập tràn trong phóng sự.

3.2.2.1. Những nhan đề và những cách mở đầu ấn tượng

Giống như phóng sự báo chí, nhan đề (Tit) của phóng sự văn học cũng có vai trò hết sức quan trọng. Nhìn lại hàng loạt những thiên phóng sự viết về nông thôn, nông dân trên báo Văn nghệ ta thấy các tác giả rất chú ý “đầu tư ngôn ngữ” cho các tiêu đề, làm sao phải thật ấn tượng, từ ngữ phải gây tò mò và kích động trực tiếp vào trí não độc giả. Những nhan đề hấp dẫn, gây “sốc” và bao quát được nội dung phóng

sự sẽ thu hút sự chú ý của người đọc: “Tít hấp dẫn làm cho ngay cả những độc giả lười nhất cũng cảm thấy không cưỡng lại nổi” (Loic Hervouet). Trên thực tế, bạn đọc

báo Văn nghệ giai đoạn đầu thời đổi mới đã bị lôi cuốn bởi sức hút của các nhan đề có

ý nghĩa khái quát, dồn nén thông tin, nó là những “mồi nhử” người đọc. Kiểu như:

Làng giáo có gì vui ?, Cái đêm hôm ấy…đêm gì ?, Thủ tục để làm người còn sống, Buôn bán là một nghề gay lắm, Người đàn bà quỳ, Vàng ơi, Ú tim…nhà…, Bốn nghìn ngày tìm nàng Áp Sa Ra, Xe pháo mã Cẩm Phả…Những nhan đề vừa có tính cụ thể vừa hấp dẫn, lôi cuốn kiểu như vậy đã kích thích sự tò mò của người đọc. Tuy nhiên, khảo sát các tít phóng sự trên báo Văn nghệ giai đoạn đầu thời đổi mới có thể thấy, đa

số tít phóng sự ở dạng “lạ hóa” cú pháp mà các ví dụ trên là tiêu biểu. Đây là các dạng

tít có cấu trúc chuẩn đã bị phá vỡ bởi sự dịch chuyển, hoán đổi cho nhau giữa chủ thể và tính chất tạo nên một cấu trúc mới nhằm nâng cao hiệu quả diễn đạt.

Bên cạnh các biện pháp nghệ thuật, ẩn dụ là một thủ pháp đắc dụng mà các nhà phóng sự giai đoạn này ưa sử dụng nhằm biểu đạt cái nhìn mới lạ mang dấu ấn phong cách người viết. Ví dụ như để nói về thực trạng của nền kinh tế những ngày đầu đổi mới, khi ngành thương nghiệp không còn được Nhà nước bao cấp, phải tự bươn trải, tự hạch toán lời ăn, lỗ chịu với bao nhiêu những khó khăn trong thời buổi cạnh tranh gay

gắt đã được Hoàng Dạ Vũ khái quát qua tiêu đề Buôn bán là một nghề gay lắm. Trong

khi đó, để nói về bức tranh toàn cảnh của cơ chế bao cấp, của những chính sách vô lý, nhưng ở đó vẫn có những con người, những địa phương “vượt rào” để làm ăn kinh tế

một cách hiệu quả, Trần Huy Quang khát quát qua tiêu đề Từ “tứ hùng” Sầm Sơn đến

“thủ đô” Nông Cống. Hoặc hiện tượng trộm cắp, phá hoại tài sản ngành đường sắt đến mức báo động, như tiếng gào thét, tiếng kêu than ai oán của một lĩnh vực trọng yếu đã

được Nguyễn Thị Vân Anh gọi đó là Tiếng hú của con tàu. Cũng là vấn đề này, nhưng

Nguyễn Thành lại khéo léo liên tưởng ngành đường sắt – một ngành giao thông quan

trọng giống như Động mạch chính trong cơ thể con người….Rõ ràng, thông qua ẩn dụ,

những vấn đề, sự kiện vốn rất quen thuộc bỗng trở nên mới lạ, hấp dẫn người đọc. Sự linh hoạt, sáng tạo trong cách đặt Tít và cách mở đầu phóng sự làm cho các phóng sự luôn mới mẻ và giàu sức cuốn hút.

3.2.2.2. Nghệ thuật biểu hiện cái tôi trần thuật

So với phóng sự ở các giai đoạn trước, cái tôi trần thuật trong phóng sự về nông thôn, nông dân giai đoạn đầu thời đổi mới trên báo Văn nghệ mang nhiều bản sắc riêng. Cái giống nhau của phóng sự viết về nông thôn, nông dân giai đoạn 1932 – 1945

so với giai đoạn đầu đổi là ở cái tôi trần thuật có tính chất lưỡng thể, đa năng biến

hóa. Có thể ở phóng sự này cái tôi nhân chứng – người trần thuật tham dự vào câu

chuyện, dẫn người đọc đi suốt thiên phóng sự, nhưng ở phóng sự khác, cái tôi nhân

vật – người kể chuyện được nhân vật hoá đã trực tiếp xông xáo, hội nhập vào thế giới

nhân vật của tác phẩm. Nhìn chung, phóng sự trên báo Văn nghệ giai đoạn này, việc tác giả xưng tôi để dẫn dắt mạch chuyện tương đối phổ biến, thậm chí xuất hiện ngay ở câu đầu tiên.

Phóng sự ba kỳ Tôi đào được hồng ngọc của Thái Chí Thanh đăng trên báo Văn

nghệ tháng 9, 10 năm 1991 là một ví dụ. Ngay từ tít của phóng sự, tác giả đã xuất hiện với vai trò vừa là người trần thuật trực tiếp tham dự vào câu chuyện vừa là cái tôi nhân chứng dẫn dắt mạch chuyện rồi đưa ra những lý lẽ đầy thuyết phục. Trong toàn bộ thiên phóng sự của mình, Thái Chí Thanh đã hội nhập hoàn toàn vào thế giới của nhân vật, trực tiếp vào vai người phu đá đỏ để đưa người đọc đến những mặt trái của cái

nghề được ví là “một cơn ác mộng”. Theo chân tác giả, số phận con người hiện lên

với bao thảm cảnh “ngủ lăn lóc trên nền đất, không chăn, không gối”, những mặt trái

xấu xa của xã hội dần lộ sáng. Sự nhập cuộc của tác giả khiến người đọc hoàn toàn tin tưởng vào những cứ liệu được cung cấp, họ như đang nhập vào một thế giới của những “trận đánh” mà ở đó cũng có bí mật, chui luồn, cũng có chết người, đổ máu. Khác chăng, trong chiến tranh, “địch” là bộ đội thật còn ở trong phóng sự này, mục tiêu là đá đỏ.

Trong mỗi phóng sự, sự xuất hiện của cái tôi giống như một nhân chứng khách quan, đáng tin giúp người đọc cảm giác tin tưởng vào thông tin đang tiếp nhận. Họ “luôn có cảm giác tác giả có mặt trong từng chi tiết nhỏ nhất của tác phẩm” [12,

tr.64]. Trong thiên phóng sự Người đàn bà quỳ, Trần Khắc luôn đóng vai trò nhân

chứng (cái tôi nhân chứng) lần lượt dẫn dắt người đọc đến gặp từng nhân vật (nhân chứng) để chứng kiến sự kiện. Qua những sự kiện, những hành động của nhân chứng để thể hiện mục đích khám phá hiện thực của mình. Từ đó người đọc hiểu rõ bản chất của những tệ nạn xã hội chốn thôn quê một cách sâu sắc và đáng tin cậy. Theo mạch dẫn của cái tôi trần thuật, người đọc lần lượt đối diện với những con người khổ đau. Đó là bà Khang – người đàn bà kiên cường, “cầm đầu” nhóm nông dân vùng lên chống lại áp bức. Đó là bà bác Sâm, chị Ký – những người đồng cam cộng khổ cùng bà Khang. Đó là anh Phi – người tố cáo bọn cường hào tham nhũng dù đã thoát ly nhưng vẫn bị trả thù…Cứ thế, theo chân tác giả sự việc, nhân chứng dần mở ra. Người

đọc được “nhìn thấy sự kiện bằng con mắt của người chứng kiến”, được đối diện với hiện thực xấu xa, bi đát.

Cái tôi trần thuật đa năng biến hoá còn được thể hiện sinh động không chỉ ở các con số, những sự việc mà còn ở xúc cảm thẩm mỹ giữa chủ thể trần thuật và chủ thể tiếp nhận. Tuy nhiên, cảm xúc thẩm mỹ này xuất phát từ những điều có thật, từ chính những nỗi đau của nhân tình thế thái chứ không phải vô tình hoặc thăng hoa từ cái hư ảo như cảm xúc trong thơ. Cảm xúc trước sự dũng cảm của người đàn bà đi kiện, một người đàn bà nông dân chân lấm tay bùn nhưng ý chí vững vàng, đáng được kính

trọng, cái tôi trần thuật trong Người đàn bà quỳ đã khơi nguồn tình cảm: “Tôi nhìn bà

Khang, cảm phục, nghẹn ngào. Bà bị mất mát rất nhiều, nhưng vẫn giữ lại được cái quý nhất là niềm tin. Ở thời điểm này niềm tin đồng nghĩa với chiến thắng [36, tr.7]. Người đọc cảm nhận được những mất mát thương đau của số phận con người đồng thời đánh thức tiềm nin ở mỗi con người.

Thực ra, ở các phóng sự về nông thôn, nông dân trên báo Văn nghệ giai đoạn

đầu thời đổi mới, trong mọi sự biến hóa đều là cái tôi nhân chứng – người trần thuật

tham dự vào câu chuyện dẫn dắt người đọc đi suốt toàn thiên phóng sự. Điều thú vị là do sự xông xáo, nhiệt tình tham dự một cách sâu sắc, toàn diện vào diễn biến của truyện kể nên cái Tôi nhân chứng đó “nhập” vào tác phẩm trở thành cái Tôi nhân vật. Người kể chuyện được nhân vật hoá này gia nhập vào thế giới nhân vật một cách xông xáo, tham gia tổ chức tác phẩm và đưa ra những lý lẽ thuyết phục. Trong phóng sự

Tiếng hú của con tàu, sau một thời gian dài thực địa, Nguyễn Thị Vân Anh đã tích lũy được nhiều thông tin quý giá, đó là những chứng cứ quan trọng, là nhân chứng tin cậy về tình trạng trộm cắp, phá hoại ngành đường sắt. Từ những “mỏ vàng” này, cái tôi lý lẽ của tác giả tự tin bóc trần sự thật, khẳng định nguyên nhân dẫn đến tình trạng trộm cắp, phá hoại ngành đường sắt. Trong khi đó, phóng sự cũng chỉ ra những sai lầm, bất cập trong cơ chế dành cho một ngành đặc biệt quan trọng của đất nước. Vì lẽ này, cần phải thay đổi tư duy quản lý, đổi mới nhận thức, nâng cao đời sống cán bộ, công nhân viên, giáo dục cho họ về đạo đức làm người, tư cách người cán bộ xã hội chủ nghĩa.

Cũng giống như vậy, trong phóng sự Động mạch chính, Nguyên Thành đã thể hiện cái

tôi lý lẽ đầy thuyết phục của mình khi cất công tìm ra “đường đi” của những vật tư ngành đường sắt bị đánh cắp. Đặc biệt, với cái tôi lý lẽ bằng luận chứng vững chắc từ những vụ việc mà ngành công an bắt quả tang các đối tượng ăn cắp vật tư đường sắt, tác giả đã lên tiếng về tình trạng “chìm xuồng” của các vụ án. Và đó có thể là những

nguyên nhân khiến tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra một cách phức tạp. Vẫn là cái

tôi lý lẽ, trong phóng sự Vàng ơi, Nguyễn Hoài Nhơn đã gia nhập thế giới nhân vật

để có những tư liệu, chứng cứ đầy tính thuyết phục trước nạn phá rừng đào vàng, ô nhiễm môi trường, bệnh tật…kéo dài mà nguyên nhân chính là do cung cách quản lý

của chính quyền, khi mà “tiếng còi chỉ đạo của trên còn lắm ngập ngừng và thiếu

dứt khoát”.

Khách quan, trung thực, dựa trên những cứ liệu xác đáng kết hợp với bề dày kiến thức đã cho thấy, tác giả phóng sự không chỉ theo dõi, quan sát sự kiện mà còn tham gia nhận diện sự kiện bằng bản lĩnh và trách nhiệm công dân của người cầm bút.

3.2.2.3. Nhiều nhân vật cùng tham gia thuật kể

Khảo sát phóng sự về nông thôn, nông dân trên báo Văn nghệ giai đoạn đầu thời đổi mới có thể thấy, chủ yếu tác giả kể lại những gì mình chứng kiến một cách khách quan. Nhưng để cho câu chuyện thêm phần tự nhiên, sinh động, có khi các nhân

vật được tác giả khéo léo “uỷ quyền” giao cho nhiệm vụ kể về nhân vật khác. Chẳng

hạn, trong phóng sự Tiếng đất của Hoàng Hữu Các, tác giả để cho các nhân vật đối

thoại còn mình thì “rút lui vào hậu trường” dành “đất” cho các nhân vật thỏa sức bộc lộ những suy nghĩ, nguyện vọng, những ấm ức một cách tự nhiên, khiến người đọc không chút nghi ngờ về tính chân thật của nó.

Cũng trong phóng sự Tiếng đất, có khi nhân vật lại tự kể về mình bằng những

lời tự bạch. Nhân vật ông Mô là một ví dụ. Chỉ trong một hoàn cảnh tình cờ ông Mô gặp lại người quen và từ đây những lời tự bạch về cuộc đời nghèo đói vì không có ruộng nên phải đi làm thuê lấy điểm, rồi cuối cùng phải ngửa tay đi ăn xin khắp phố

phường cứ thế tuôn ra. Trong Lời khai của bị can của Trần Huy Quang thì gần như

toàn bộ phóng sự là lời tự bạch, hay nói đúng hơn là “lời khai” của nhân vật về giai đoạn oan ức trong cuộc đời. Tất cả đều hiện lên qua lời kể xót xa của “vua lốp” Nguyễn Văn Chẩn, còn tác giả chỉ đóng vài trò như độc giả chứng kiến những câu chuyện của nhân vật với tâm trạng vừa ngậm ngùi thương xót vừa ngạc nhiên sửng sốt. Câu chuyện của “vua lốp” cứ hiện ra tự nhiên mà không hề có một câu khơi gợi nào. Nhờ vậy, tính xác thực của thông tin được đảm bảo, vai trò chủ quan của nhà phóng sự không “lấn sân” sang quá trình thuật kể của chính nhân vật.

Trong khi tác giả thuật kể hoặc các nhân vật tham gia thuật kể, ta thấy xuất hiện các cuộc đối thoại ngắn. Những cuộc phỏng vấn đàm đạo của người trần thuật với các nhân vật diễn ra với những câu hỏi dẫn dắt khéo léo và những câu trả lời tiếp nối khiến

ngôn ngữ nhân vật cuộn xoắn, kết chuỗi tạo sinh khí và sức lôi cuốn độc giả. Và sau những cuộc hội thoại ấy, câu trả lời vẫn chưa hoàn tất mà còn mở ngỏ cho người kể chuyện, nhân vật và người đọc cùng nghiền ngẫm, chiêm nghiệm về lẽ đời, về thời cuộc, về con người hôm qua và hôm nay. Những đoạn đối thoại ngắn gần như có trong mọi phóng sự trên báo Văn nghệ giai đoạn này, tiêu biểu có thể kể đến như: đoạn đối

thoại giữa tác giả và bà Khang – một người đàn bà kiên cường trong Người đàn bà quỳ

của Trần Khắc; giữa tác giả và nhân vật Hoàng Đức - giám đốc Công ty thương nghiệp

thị xã Hà Nam trong phóng sự Buôn bán là một nghề gay lắm của Hoàng Dạ Vũ, hay

như trong Con nuôi Nhà nước của Hoàng Minh Tường cũng là “bộ sưu tập” các đoạn

đối thoại ngắn giữa tác giả và các chủ nhiệm hợp tác xã hoặc các tư thương, hộ làm ăn

cá thể. Trong Họp mặt các “tướng cá” miền Đông cũng tương tự, Tô Ngọc Hiến gần

như “biến mất” trong các cuộc đối thoại của nhân vật mà để nhân vật tự do bày tỏ chính kiến. Ở phóng sự này, bên cạnh những cuộc đối thoại giữa tác giả và nhân vật thì chủ yếu là các đoạn đối thoại ngắn giữa các nhân vật với nhau. Ngay cả ở đoạn cuối, khi kết thúc phóng sự cũng lại là đoạn đối thoại ngắn giữa tác giả và Giám đốc Sở Thủy sản Quảng Ninh.

Đáng chú ý, trong phóng sự Vàng ơi của Nguyễn Hoài Nhơn đăng trên báo Văn

nghệ số 51 năm 1991, tác giả “biến mất” dưới hình thức là người “hóng chuyện” của một tốp phu vàng và sau đó lại xuất hiện để hình thành cuộc phỏng vấn giữa người trần thuật và nhân vật. Chỉ trong một đoạn đối đáp khá ngắn nhưng đã nói lên toàn bộ thực trạng bi đát của những phu vàng.

Với cách dẫn dắt khéo léo như vậy, nhân vật tôi từ bỏ vị trí người kể chuyện truyền đạt những thông tin đã biết trước trở thành người cùng với bạn đọc của mình kiếm tìm sự thật. Nhân vật tôi và các nhân vật tự kể đều có quyền bình đẳng ngang hàng nhau. Nhờ sự dẫn dắt khéo léo mà nhân vật tôi đưa câu chuyện đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Lối kể chuyện này không làm cho người đọc thụ động ngồi nghe mà cuốn hút vào câu chuyện, cùng tác giả khám phá những điều mới mẻ. Cách để cho nhân vật tự kể chuyện về mình và kể chuyện về nhân vật khác cũng khiến cho không gian và thời gian của câu chuyện như rộng ra, bao quát hơn, cụ thể hơn. Hiện thực cuộc sống nhờ vậy đã bước vào trang văn một cách tự nhiên và sinh động. Với cách kể này, những phóng sự viết về nông thôn, nông dân trên báo Văn nghệ giai đoạn đầu

Một phần của tài liệu Phóng sự về nông thôn, nông dân giai đoạn đầu thời đổi mới 1986-1991 (Khảo sát trên báo Văn nghệ (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)