1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Học vần lớp 1

20 1.4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI : “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN HỌC VẦN LỚP 1” A ĐẶT VẤN ĐỀ: 1) Vị trí, tầm quan trọng của phân môn Học vần Học vần là phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng chương trình tiểu học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng, vì nó là phần học mở đầu lớp đầu tiên của cấp Tiểu học Có học phần này, học sinh mới chiếm lĩnh được một công cụ giao tiếp quan trọng: chữ viết ghi âm Tiếng Việt Đây chính là phương tiện để các em có điều kiện học tốt các môn khác và học lên các lớp 2) Thực trạng của việc dạy – học phân môn Học vần Xác định tầm quan trọng của vấn đề, những năm qua, bộ phận chuyên môn của trường đã có nhiều cố gắng công tác chỉ đạo, từng bước nâng dần chất lượng dạy và học phân môn này Cuối mỗi năm học, đa số học sinh lớp nói chung đều đạt được mục tiêu, đặc biệt là kĩ (nghe, nói, đọc, viết) quan trọng mà môn học đề Sau giai đoạn học vần, về bản các em đều đã đọc đúng các âm, vần, tiếng của tiếng Việt (trừ các vần khó, ít sử dụng); đọc trơn được các câu ngắn, các đoạn văn có độ dài khoảng 20 tiếng, có nội dung đơn giản phù hợp với lứa tuổi Các em cũng viết đúng khá đúng quy trình, đúng mẫu các chữ cái ghi âm, vần, tiếng, từ ngữ vừa học, viết đúng dấu thanh, chữ viết cỡ vừa rõ ràng, đúng nét, rõ khoảng cách và thẳng hàng Tỷ lệ chất lượng của môn tiếng Việt hàng năm đều tăng Tuy nhiên, so với mặt bằng chung về chất lượng môn học vẫn còn nhiều hạn chế Nhiều học sinh đến cuối năm vẫn còn tình trạng: đọc chưa thông, viết chưa thạo; việc nhận diện, ghép vần, tiếng, kỹ đánh vần, đọc trơn, còn hạn chế Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả này, song yếu tố bất cập giảng dạy của giáo viên là vấn đề đáng quan tâm Một những hạn chế nổi bật là ky vận dụng, phối hợp các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học lớp Nhiều giáo viên còn rất lúng túng khâu lựa chọn, vận dụng phương pháp, biện pháp dạy học từng hoạt động Do đặc thù của đơn vị trường khối 1chỉ có lớp nên hạn chế việc học hỏi lẫn Các giáo viên dạy lớp khác còn lúng túng được phân công dạy thay lớp Xuất phát từ những bất cập nêu trên, bộ phận chuyên môn khối tiểu học tổ chức chuyên đề : “Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Học vần lớp 1” nhằm thúc đẩy chất lượng chuyên môn của cấp học năm học 2011-2012 và những năm tiếp theo II NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN HỌC VẦN: 1) Thuận lợi: a) Đối với giáo viên: + Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp quản lý, đặc biệt là bộ phận chuyên môn khối Tiểu học, cụ thể: - Ban giám hiệu trường đặc biệt quan tâm đến chất lượng lớp Thường xuyên tổ chức các tiết thao giảng, dự giờ, thăm lớp hỗ trợ việc nâng cao chất lượng dạy – học - Hàng năm tổ chức các phong trào dạy và học (hội thi giáo viên dạy giỏi) giúp giáo viên có dịp chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn giảng dạy - Đảm bảo công tác thông tin hai chiều chỉ đạo chuyên môn,… + Giáo viên dạy lớp nhiệt tình công tác, có tinh thần tự học, tự rèn luyện nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, có nhiều năm giảng dạy lớp + Cơ sở vật chất từ phòng lớp, bàn ghế, các phương tiện phục vụ dạy học trang bị cho khối từng bước được cải thiện + Phụ huynh học sinh đa số đều rất quan tâm đến việc học tập của em mình b) Đối với học sinh: + Tất cả trẻ em đúng tuổi đều được vào học lớp 1, được xã hội, gia đình quan tâm, thậm chí có nhiều gia đình “cùng học” với trẻ + Đa số trẻ đều được qua lớp mẫu giáo, được chuẩn bị các kĩ thích ứng với hoạt động học tập giúp các em có tâm thế sẵn sàng học tập vào học lớp 2) Khó khăn: a) Đối với giáo viên: + Đôi lúc chưa chú ý nhiều đến việc đổi mới phương pháp dạy học, chưa có tính sáng tạo việc đầu tư cho kế hoạch bài học Đôi giáo viên có phần chủ quan dạy học vì kiến thức lớp thường đơn giản + Chưa biết tận dụng những bài học vần đầu tiên (6 bài đầu) để rèn nề nếp lớp, tìm hiểu khả học sinh, chưa chú trọng đúng mức việc dạy phần nền của việc đọc âmvần-tiếng-từ (28 bài về âm – chữ ghi âm đầu năm) Dẫn đến tình trạng có học sinh không đọc viết được các âm, từ đó mất bản là không đọc được vần, tiếng, + Còn lúng túng việc vận dụng, phối hợp các phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức dạy học + Chữ viết bảng lớp của giáo viên chưa đẹp dạy viết cho học sinh, giáo viên ít quan tâm uốn nắn, sửa tư thế ngồi, cách cầm bút, nét chữ học sinh Thời gian dành cho hoạt động này được phân bố rất ít, dẫn đến tình trạng một bộ phận không nhỏ học sinh đến cuối năm viết chữ chưa đúng mẫu các chữ cái ghi âm, vần, tiếng, không đúng cỡ chữ (độ cao, rộng, khoảng cách giữa các chữ và giữa các chữ thường quá hẹp hoặc quá rộng), ghi dấu không đúng vị trí, đặc biệt là tư thế ngồi và cách cầm bút… + Việc đầu tư cho hoạt động luyện nói còn hạn chế + Khả thiết kế, tổ chức các trò chơi học tập còn hạn chế + Các thuật ngữ được dùng chưa đạt độ chính xác về ngôn ngữ tình huống sử dụng âm, chữ, đọc vần, đánh vần,…(ví dụ : không đọc vần am mà đọc là a – mờ am) + Đồ dùng dạy học của giáo viên còn hạn chế, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy còn hạn chế + Đôi tiết học, giáo viên còn nói nhiều, chưa phát huy khả tự học, tự phát hiện của HS, chưa phát huy tính ưu việt của hoạt động nhóm, đặc biệt là vai trò của nhóm trưởng, dẫn đến tình trạng tiết học còn nặng nề b) Đối với học sinh: + Cùng vào lớp mức độ chuẩn bị tâm thế của mọi trẻ đều khác Có trẻ đã qua môi trường mẫu giáo, được làm quen với môi trường học tập Nhưng cũng có trẻ chưa qua mẫu giáo, hoàn toàn xa lạ với trường lớp, với hoạt động học tập + Được vào lớp 1, trẻ nhận được sự trợ giúp từ phía gia đình, người thân Có những phụ huynh đã làm thay công việc của trẻ C MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MƠN HỌC VẦN: Đởi mới phương pháp dạy học được coi là yếu tố vô cùng quan trọng mà giáo viên phải hết sức quan tâm dạy phân môn học vần Cụ thể dạy phần này, giáo viên cần chú ý: vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp, nhiều hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh là một những đặc điểm lớn nhất của phương pháp dạy học nói chung Đổi mới phương pháp dạy phân môn này là ở chỗ biết kết hợp sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các hình thức tổ chức lớp học và các PPDH theo hướng tích cực hóa các hoạt động của học sinh 2 Những phương pháp cần chú ý giảng dạy học vần là: phương pháp dùng lời, hỏi – đáp, quan sát, miêu tả, sử dụng đồ dùng trực quan, bộ chữ rời, bảng cài, luyện tập theo mẫu, thực hành giao tiếp, trò chơi,… Khi vận dụng từng phương pháp, phải chú ý nhiều đến cách thức hoạt động của học sinh để tiếp nhận các tri thức tiếng Việt, cũng việc hình thành và phát triển các kỹ (đọc, viết, nghe, nói) Việc tổ chức hoạt động có thể dưới nhiều hình thức linh hoạt như: cá nhân, từng đôi một, nhóm nhỏ, nhóm lớn, cả lớp, đặc biệt chú ý đến hình thức tổ chức dạy học theo nhóm Chú ý sửa lỗi phát âm cho học sinh Xác định các sở quan trọng lựa chọn phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một bài học vần: - Đối tượng học sinh để có các biện pháp cá thể hóa dạy học; - Mục tiêu bài dạy theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng, nhằm đảm bảo yêu cầu cần đạt đối với mọi đối tượng học sinh - Khả của chính giáo viên, để cân nhắc các phương pháp, biện pháp, các hình thức tổ chức dạy học mà mình chọn nhằm vận dụng, kết hợp có hiệu quả; - Điều kiện về sở vật chất (phòng học, bàn ghế, các phương tiện hỗ trợ,…) để lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp Gợi ý một số biện pháp tổ chức từng hoạt động trọng tâm của một bài dạy Học vần: 7.1 Hoạt động nhận dạng, tập phát âm âm đánh vần vần mới: - Giáo viên viết chữ ghi âm lên bảng lớp, chỉ bảng giới thiệu và đọc mẫu - Yêu cầu học sinh dùng bộ chữ rời để cài chữ ghi âm hoặc ghép vần mới bảng cài, hỏi HS có bạn nào đọc được âm, vần mới không, nếu đọc được, yêu cầu các em đọc (nếu không đọc được giáo viên hướng dẫn), sau đó yêu cầu học sinh nhìn vào bảng cài của mình đọc cá nhân (phát huy những em khá, giỏi đọc trước, tiếp theo là những học sinh yếu – chú ý học sinh đọc yếu) Có thể cho học sinh so sánh âm với những đồ vật, sự vật gần gũi thực tế; hoặc HS nhận biết vần mới gồm những âm nào? Âm nào đứng trước, âm nào đứng sau? Không nhất thiết phải dùng câu lệnh yêu cầu HS phân tích vần Tuỳ theo đối tượng HS, có thể cho các em so sánh điểm khác và giống của một vần trước đó hoặc vần thứ hai vừa học - HS đọc trơn và đánh vần vần mới (cho HS đọc cá nhân theo nhóm dưới sự giám sát của HS khá, giỏi hoặc giáo viên ), chú ý chỉnh sửa phát âm của HS 7.2 Hoạt động HDHS ghép, đánh vần, đọc trơn tiếng mới (tiếng khoá), từ mới (từ khoá) và từ ứng dụng: + Đối với tiếng khố: YCHS tìm tiếp mợt âm bộ chữ ghép với vần mới đã tạo trước đó bảng cài để được tiếng khoá, viết tiếng khoá lên bảng và yêu cầu các em phân tích cấu tạo tiếng (tương tự phần hướng dẫn phần phân tích vần nêu trên) sau đó yêu cầu các em đánh vần, đọc trơn (đối với HS khá, giỏi) nếu không đọc được thì GV hướng dẫn + Đối với từ khoá: có thể dùng tranh, vật thật giúp HS nêu được từ mới, ghi bảng, yêu cầu các em phát hiện tiếng chứa chữ ghi âm hoặc vần mới học, cho HS luyện đọc (có thể kết hợp đánh vần tiếng chứa vần mới học) Sau đó chỉ bảng yêu cầu HS đọc vầntiếng- từ (đọc xuôi, ngược) + Đối với từ ứng dụng: - Gắn các chữ mẫu hoặc viết bảng YCHS đọc thầm, sau đó phát huy những HS khá giỏi đọc to những từ này; - Tổ chức cho HS thi đua phát hiện, phân tích nhanh những tiếng chứa vần mới (HS dùng bút chì gạch chân các tiếng này SGK) - HDHS luyện đọc trơn (đọc đồng thanh, cá nhân theo nhóm để tất cả HS đều được đọc và đọc được) các từ ứng dụng, chú ý chính sửa phát âm cho HS - Kết hợp giải nghĩa một số từ khó thông qua tranh, ảnh, mô hình, vật thật Chú ý: + Khi HS dùng bộ chữ ghép vần, GV cần chú ý theo dõi để phát hiện những trường hợp HS ghép được không đọc được, đọc được không ghép được để có biện pháp giúp đỡ kịp thời (có thể yêu cầu HS khá, giỏi nhóm hỗ trợ) + Cần dành nhiều thời gian cho phần luyện đọc Không sâu vào phần phân tích vần, so sánh vần + GV phát âm mẫu cần đúng và rõ ràng + Việc HDHS luyện đọc có thể tổ chức theo trình tự: Vần – tiếng – từ khoá (trình tự thuận) và Từ khoá – tiếng – vần (trình tự ngược) Cần phát huy việc luyện đọc cá nhân (càng nhiều càng tốt) theo nhóm Trước tiên GV (hoặc HS khá giỏi) đọc mẫu, sau đó yêu cầu HS đọc nối tiếp nhóm GV phải chú ý lắng nghe các em đọc để phát hiện lực đọc của mỗi em, từ đó có cách rèn luyện thích hợp với từng em Cần có những lời lẽ nhẹ nhàng, động viên, khuyến khích đặc biệt là với đối tượng HS yếu + Đối với những trường hợp cá biệt (HS có giọng đọc khuyết), GV nên dành nhiều thời gian hoặc phân công HS khá giỏi giúp đỡ (ngay tiết học hoặc giờ chơi) để luyện phát âm thêm cho các em + Thường xuyên thay đổi không khí lớp học bằng một bài hát, múa, một trò chơi, một câu chuyện, đọc thơ,…có tác dụng giúp tiết học nhẹ nhàng,HS có hứng thú học bài và giúp HS củng cố bài học tốt 7.3 HDHS luyện viết chữ ghi âm, vần mới * Tiết 1: chủ yếu cho hS viết đúng chữ ghi âm, vần mới bảng con: - Giới thiệu chữ mẫu, gợi ý để HS nhận xét chữ mẫu (độ cao, số nét,…) - bằng những câu đơn giản, ngắn gọn (bước này không yêu cầu HS phân tích quá kĩ) - Viết mẫu (theo khung ô li đã được phóng to bảng lớp), vừa viết vừa nêu ngắn gọn quy trình viết - Yêu cầu HS quan sát, dùng ngón trỏ viết thử không để định hình cách viết, sau đó viết bảng GV cần chú ý bao quát, tập trung giúp đỡ HS (tư thế ngồi viết, cách đặt bảng con, cách cầm phấn,…) - Đối chiếu với yêu cầu đề để đánh giá chất lượng chữ viết của HS bằng những lời nhận xét nhẹ nhàng, cụ thể, giúp các em thấy rõ thành công và hạn chế của mình * Tiết 2: Luyện viết vào vở tập viết âm, vần, tiếng, từ - Yêu cầu HS nêu nội dung viết - GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại quy trình, chú ý HS các nét nối giữa cac chữ cái và cách bỏ dấu (GV đứng không che khuất tầm nhìn của HS) Muốn cho HS sử dụng hiệu quả vở Tập viết, GV cần hướng dẫn tỉ mỉ nội dung và yêu cầu về kỹ viết của từng bài viết (chữ mẫu, các dấu chỉ khoảng cách chữ, dấu vị trí đặt bút, thứ tự viết nét,…) giúp các em viết đủ, viết đúng số dòng đầu tiên ở mỗi phần bài viết Lưu ý: Tuỳ theo trình độ của HS lớp, GV có thể yêu cầu HS viết số lượng âm, vần, tiếng, từ cho đạt được chuẩn kiến thức, kỹ 7.4 HDHS luyện đọc câu, bài ứng dụng - Treo tranh minh hoạ câu hoặc bài ứng dụng lên bảng lớp, dùng một vài câu hỏi gợi ý để HS nêu được nội dung tranh (HS có thể nhìn tranh SGK) GV ghi câu, bài ứng dụng lên bảng - YCHS đọc thầm câu, bài ứng dụng, sau đó cho các em phát hiện những tiếng chứa vần mới học, dùng bút chì gạch chân các tiếng này bảng lớp và SGK (nhóm trưởng quan sát) - Tuỳ theo đối tượng HS, có thể cho một em khá giỏi phân tích, đánh vần nhanh các tiếng có chứa vần mới học; - GV (hoặc HS khá, giỏi) đọc mẫu cả câu, bài ứng dụng, lưu ý cần luyện đọc kỹ một số từ hoặc tiếng khó - Kết hợp giải nghĩa từ và giúp HS hiểu nội dung câu/bài ứng dụng -HDHS luyện đọc (cá nhân, nhóm, cả lớp) từ đơn giản đến phức tạp 7.5 HDHS luyện nói - YCHS đọc chủ đề luyện nói ( vài em) - Treo tranh minh hoạ, tuỳ theo đối tượng HS của Lớp GV đặt một số câu hỏi gợi ý phù hợp nội dung chủ đề, khuyến khích các em trả lời tự nhiên, có thể tổ chức theo hình thức nhóm, lớp Lưu ý: Hoạt động này GV cần hạn chế những câu hỏi dài, câu hỏi khó, tuỳ theo nội dung bài dạy và trình độ của HS, thời gian luyện nói có thể giảm nhẹ so với yêu cầu D KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: 1) Đối với giáo viên, cần: + Nhận thức sâu sắc việc đổi mới PPDH hiện được thực hiện theo hướng lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm Vì vậy, muốn để tất cả học sinh đều được học và học được, giờ dạy giáo viên chỉ nên giữ vai trò là người điều hành, tổ chức và hướng dẫn các hoạt động để mỗi học sinh đều tích cực, chủ động, sáng tạo, tự lực khám phá chiếm lĩnh tri thức mới sở những điều mà các em đã biết + Có thái độ gần gũi, yêu thương, tôn trọng ý kiến học sinh; nhẹ nhàng việc uốn nắn, sửa sai cho các em từ cách đọc, cách viết, cách cầm bút, tư thế ngồi…giúp các em tự nhận những hạn chế của mình mà khắc phục + Luôn tự học, tự rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên dự giờ, thăm lớp, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, biết lắng nghe để tự khắc phục những hạn chế của bản thân quá trình giảng dạy + Tận dụng tối đa thiết bị dạy học sẵn có ở trường, tự sưu tầm thêm các vật thật xung quanh, làm thêm đồ dùng dạy học và sưu tầm tư liệu Internet hỗ trợ tốt tiết dạy + tạo mối quan hệ thường xuyên giữa phụ huynh học sinh và nhà trường để nắm chắc được chuyển biến tâm lý và tình hình học tập của HS 2) Đối với tổ chuyên môn và cấp quản lý: + Tăng cường việc tổ chức dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm tiết dạy; đẩy mạnh sinh hoạt chuyên môn, trì thường xuyên việc tổ chức công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV + Phát huy vai trò của các GV dạy giỏi của trường việc chia sẻ kinh nghiệm dạy học cho các GV khác khối KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT (PHẦN HỌC VẦN) Tuần - Bài 22: p – ph – nh I MỤC TIÊU: - Đọc được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá, từ và câu ứng dụng - Viết được: p – ph, nh, phố xá, nhà lá - Luyện nói theo chủ đề : chợ, phố, thị xã (2, câu) II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: tranh minh hoạ: từ, câu ứng dụng, chủ đề luyện nói Mẫu chữ viết thường HS: bộ đồ dùng học vần, SGK, bảng con, phấn, vở tập viết III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1(35') 1) Ổn định: (1’) hát bài 2) Kiểm tra bài cu: (3 - 4’) + GV viết các từ khoá, từ ứng dụng lên bảng, gọi 4-5 HS đọc + 2- HS đọc câu ứng dụng SGK + Cả lớp viết bảng con: k, kh, kẻ, khế 3) Dạy học bài mới: a) Giới thiệu bài (1’): p- ph, nh b) Dạy bài mới: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 15’ Hoạt động 1: Dạy âm p-ph, nh Mục tiêu: Đọc được âm, các tiếng khoá, từ khoá Cách tiến hành: * Dạy âm p –ph Bước 1: Nhận diện âm + Âm p: - Giới thiệu âm p, đọc mẫu - YCHS dùng bộ chữ tìm và cài âm p - Cài âm p lên bảng cài - HDHS phát âm: uốn đầu lưỡi về - Đọc: pờ (cá nhân, nhóm, cả phía vòm, thoát xát mạnh, lớp) không có tiếng + Âm ph: - YCHS lấy âm h ghép sau âm p để - Ghép: ph được ph - HDHS nhận diện âm ph - Âm ph gồm âm ghép lại : âm p đứng trước, âm h đứng sau - YCHS so sánh ph và p - Giống: bắt đầu bằng p - khác: ph có thêm h - HDHS phát âm: và môi - Đọc: phờ (cá nhân, nhóm,…) dưới tạo thành khe hẹp, thoát xáy mạnh có tiếng Bước 2: Dạy tiếng khoá, từ khoá - YCHS ghép tiếng phố: tìm âm ô - Ghép tiếng phố ghép sau âm ph, thêm dấu sắc được tiếng phố - YCHS phân tích tiếng phố - tiếng phố gồm âm ph đứng trước, âm ô đứng sau, dấu sắc đầu âm ô - HDHS đánh vần và đọc tiếng phố - Đánh vần: phờ – ô – phô – (phát huy HS khá giỏi trước) sắc – phố; Đọc: phố (cá nhân, nhóm) - Cho HS quan sát tranh, giới thiệu từ - Quan sát tranh, nói từ phố xá - YCHS phát hiện tiếng chứa âm vừa - Phát hiện và phân tích tiếng học phố - HDHS đọc trơn từ - HS đọc trơn từ (cá nhân, nhóm) - YCHS đọc âm – tiếng – từ Dạy âm nh (quy trình tương tự âm - HS đọc (đọc xuôi, ngược) ph) - Giúp HS phát hiện cấu tạo âm nh - Âm nh gồm âm ghép lại : âm n đứng trước, âm h đứng sau - So sánh nh với ph - Giống: kết thúc bằng h - Khác: nh có n; ph có p đứng trước 3' Nghỉ giữa tiết (tổ chức trò chơi vui) 7' Hoạt động 2: Dạy viết p – ph, nh, phố xá, nhà lá Mục tiêu: Viết được các chữ p – ph, nh, phố, nhà lá đúng mẫu Cách tiến hành: - Cho HS quan sát chữ mẫu, YCHS - Nhận xét: số nét, độ cao, điểm nhận xét chữ mẫu bắt đầu đặt bút, điểm dừng bút - Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết - Quan sát, luyện viết bảng 5' Hoạt động 3: Dạy đọc từ ứng dụng Mục tiêu: Đọc trơn được các từ ứng dụng (Bước đầu HS hiểu nghĩa các từ qua tranh ảnh) Cách tiến hành: -Gắn các chữ mẫu, YCHS đánh - Vài HS khá, giỏi đọc vần nhẩm, đọc trơn - YCHS đọc thầm, thi đua phát hiện, - Đọc thầm, phát hiện, gạch phân tích các tiếng chứa âm vừa học chân, phân tích nhanh các tiếng phở bò, phá cỗ, nho khô, nhổ cỏ SGK - HD luyện đọc; kết hợp dùng tranh, - HS luyện đọc (cá nhân, ảnh giúp HS hiểu nghĩa các từ nhóm,) …………… Tiết (35') Khởi động tiết học (1'): Hát múa vui TL Hoạt động dạy Hoạt động học 15' Hoạt động 4: Luyện đọc Mục tiêu: Đọc đúng cả bài học Cách tiến hành : - HDHS đọc xuôi, ngược các âm, - HS luyện đọc (cá nhân, nhóm, tiếng, từ khóa, từ ứng dụng lớp) - Treo tranh minh họa câu ứng dụng, - Nhìn tranh SGK nêu nội gợi ý HS nêu nội dung dung - Gắn chữ mẫu câu ứng dụng, - Đọc thầm, phát hiện và gạch YCHS đánh vần nhẩm, đọc trơn phát chân các tiếng có chứa âm vừa hiện các tiếng có vần vừa học (gạch học SGK (đánh vần, đọc chân) trơn tiếng) - HDHS luyện đọc (đọc mẫu) - – HS khá, giỏi đọc trước, cả lớp đọc 2' Nghỉ tiết (tổ chức trò chơi vui) 8' Hoạt động 5: Luyện viết Mục tiêu: Viết đúng p – ph, nh, phố xá, nhà lá vở tập viết Cách tiến hành: - YCHS nêu nội dung viết VTV - Nêu nội dung viết - Viết mẫu, vừa viết vừa nêu ngắn gọn - Quan sát quy trình, cách nối nét các chữ cái tiếng; giới thiệu VTV đã viết mẫu (chú ý HS chữ mẫu, các dấu chỉ khoảng cách chữ, điểm đặt bút, thứ tự viết nét VTV) - HDHS luyện viết theo yêu cầu từng - HS luyện viết VTV đối tượng (bao quát, chỉnh sửa tư thế ngồi, cách cầm bút) - Nhận xét, biểu dương một số bài viết 5' Hoạt động 6: Luyện nói Mục tiêu: Giúp HS mạnh dạn, nói tự nhiên một số câu theo chủ đề: chợ, phố, thị xã Cách tiến hành: - YCHS nêu chủ đề luyện nói - Nêu chủ đề luyện nói - Treo tranh minh họa chủ đề luyện - Nói tự nhiên theo các câu hỏi nói, gợi ý HS nói theo tranh gợi ý của GV trước nhóm, trước lớp 4) Củng cố: (3') Tổ chức trò chơi học tập: Ai nhanh – đúng (thi đọc đúng, đọc nhanh nội dung bài học ) 5) Hoạt động nối tiếp: (1') Luyện đọc ở nhà ... thay lớp Xuất phát từ những bất cập nêu trên, bộ phận chuyên môn khối tiểu học tổ chức chuyên đề : ? ?Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Học vần lớp 1? ?? nhằm thúc đẩy chất lượng. .. NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MƠN HỌC VẦN: Đởi mới phương pháp dạy học được coi là yếu tố vô cùng quan trọng mà giáo viên phải hết sức quan tâm dạy phân môn học vần. .. chuyên môn, … + Giáo viên dạy lớp nhiệt tình công tác, có tinh thần tự học, tự rèn luyện nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, có nhiều năm giảng dạy lớp + Cơ sở vật chất từ phòng lớp,

Ngày đăng: 08/04/2015, 15:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w