1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Địa hình cacxtơ của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

36 5,6K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 303,5 KB

Nội dung

Tóm tắt tài liệu: Khái niệm cacxtơ, các nhân tố và điều kiện hình thành địa hình cacxtơ, quá trình phát triển cảnh quan cacxtơ, các kiểu cacxtơ. Khái quát địa hình cacxtơ ở Việt Nam, các nhân tố hình thành địa hình cacxtơ ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, các vùng cacxtơ của miền miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững địa hình cacxtơ ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Nước ta đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích. Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam và cấu trúc địa hình có hai hướng chính là tây bắc – đông nam và hướng vòng cung. Ở nước ta có nhiều kiểu địa hình khác nhau, một trong số đó nổi bật là kiểu địa hình cacxtơ. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là nơi có quá trình hình thành và phát triển địa hình cacxtơ lớn nhất nước ta. Trên cơ sở đó, là một sinh viên theo học ngành Địa lý (định hướng quản lý tài nguyên môi trường) tôi được học các môn học có liên quan đến địa hình cacxtơ như “Địa chất đại cương”, “Địa lý tự nhiên Việt Nam”…cùng với nhiều tài liệu khác. Với mong muốn là vận dụng những kiến thức mà tôi đã được học để nâng cao sự hiểu biết của mình về một vấn đề cụ thể nên, tôi đã quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu địa hình cacxtơ của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ” nghiên cứu. 1.2 Mục đích nghiên cứu Thông qua việc “Tìm hiểu về địa hình cacxtơ của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ” nhằm hiểu được lịch sử hình thành và phát triển, và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững địa hình cacxtơ của miền. Từ đó giúp tôi nâng cao hiểu biết về địa hình cacxtơ của nước ta nói chung và miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nói riêng. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là địa hình cacxtơ của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. 1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là thông qua lịch sử hình thành, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cacxtơ… để làm rõ những đặc điểm nổi bật của địa hình cacxtơ của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Trên cơ sở đó thấy được giá trị của địa hình cacxtơ đối với tự nhiên và sự phát triển kinh tế - xã hội của miền mà có những biện pháp khai thác và bảo vệ cho phù hợp. 1.5 Giới hạn đề tài Do khả năng và nguồn tài liệu có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài “Tìm hiểu địa hình cacxtơ của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ” chỉ giới hạn trong các vấn đề cơ bản của địa hình cacxtơ của miền như: Các yếu tố ảnh hưởng đến quá 1 trình hình thành và phát triển địa hình cacxtơ, sự phân bố địa hình cacxtơ của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. 1.6 Quan điểm nghiêm cứu và phương pháp nghiên cứu 1.6.1 Quan điểm nghiên cứu 1.6.1.1 Quan điểm lãnh thổ Quan điểm lãnh thổ là quan điểm đặc thù của địa lý. Trong thực tế mỗi sự vật, hiện tượng địa lý luôn có sự phân hóa trong không gian làm cho chúng có sự khác nhau giữa nơi này với nơi khác. Quán triệt quan điểm này, khi “Tìm hiểu địa hình cacxtơ của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ”, đây là tiêu biểu cho địa hình cacxtơ nhiệt đới. 1.6.1.2 Quan điểm tổng hợp Quan điểm này đòi hỏi người nghiên cứu phải xem xét các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng tránh tách rời và xem xét chúng một cách riêng rẽ. Địa hình cacxtơ là một thành phần của hệ thống tự nhiên, khi một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến các thành phần khác thay đổi theo. Vì vậy, phải nghiên cứu địa hình cacxtơ trong một hệ thống gồm các yếu tố như yếu tố nham thạch, địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, lớp phủ thổ nhưỡng – sinh vật nên không thể nghiên cứu một cách độc lập. 1.6.1.3 Quan điểm lịch sử và viễn cảnh Bất kỳ một sự vật, hiện tượng đều có tính chất lịch sử, tức là chúng có sự vận động và phát triển theo thời gian. Do vậy, địa hình cacxtơ của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ cũng đã trải qua tiến trình phát triển lâu dài và hiện nay vẫn đang còn tiếp tục phát triển. Nên khi nghiên cứu vấn đề này cần phải quán triệt quan điểm “lịch sử” để giải thích được nguyên nhân hình thành và phát triển, xác định xu hướng phát triển của địa hình cacxtơ của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nói riêng và nước ta nói chung. Khi biết được lịch sử phát triển và xu hướng phát triển đó, chúng ta sẽ quán triệt quan điểm “viễn cảnh” để đưa ra những xu hướng phát triển của địa hình cacxtơ của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. 1.6.1.4 Quan điểm sinh thái Quán triệt quan điểm “sinh thái” đòi hỏi người nghiên cứu phải xem xét đối tượng nghiên cứu có tác động như thế nào đến các yếu tố xung quanh. Khi “Tìm hiểu địa hình cacxtơ của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ”, đòi hỏi chúng ta phải xem xét địa hình cacxtơ phát triển thì nó có ảnh hưởng như thế nào đến cảnh quan ở vùng đó và nó sẽ có những ý nghĩa như thế nào? Biết được ý nghĩa của 2 nó, chúng ta sẽ có biện pháp khai thác và bảo vệ cho phù hợp để không làm thay đổi quá mức cảnh quan cũng như môi trường sinh thái ở vùng đó. 1.6.2 Phương pháp nghiên cứu 1.6.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu Khi nghiên cứu địa hình cacxtơ của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ tiến hành thu thập tài liệu nhằm mục tiêu chọn lựa những lý thuyết để làm cơ sở lý luận cho đề tài. Nguồn tài liệu nghiên cứu được tham khảo trong đề tài rất đa dạng: Sách báo, giáo trình, khóa luận tốt nghiệp, thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng. 1.6.2.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu Từ những tài liệu đã thu thập được liên quan đến đề tài, bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt theo lịch sử thời gian để hiểu chúng một cách đầy đủ, toàn diện. Phương pháp tổng hợp lý thuyết là phương pháp liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được. Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có chiều hướng đối lập nhau song lại thống nhất biện chứng với nhau. Nghiên cứu lý thuyết thường bắt đầu bằng việc phân tích tài liệu, sau đó tổng hợp lại để xây dựng thành hệ thống khái niệm. Khi nghiên cứu, vận dụng hai phương pháp trên nhằm xây dựng hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài. 1.6.2.3 Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết Phân loại là phương pháp sắp xếp các tài liệu khoa học thành môt hệ thống lôgic chặt chẽ theo từng mặt, từng vấn đề khoa học có cùng dấu hiệu bản chất. Khi “Tìm hiểu địa hình cacxtơ của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ”, sử dụng phương pháp phân loại để phân loại vấn đề nghiên cứu, từ đó dễ dàng nhận biết và phát hiện quy luật phát triển của khách thể. Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết là phương pháp sắp xếp các tri thức khoa học thành hệ thống, trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm cho sự hiểu biết về đối tượng đầy đủ và sâu sắc. Phân loại và hệ thống hóa lý thuyết là hai phương pháp gắn liền với nhau, trong phân loại có hệ thống và hệ thống phải dựa vào trên phân loại. 3 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỊA HÌNH CACXTƠ CỦA MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ 1.1 Khái niệm cacxtơ Cacxtơ là một dạng địa hình đặc biệt, có sự liên quan đến sự lưu thông của nước trong các đá dễ hòa tan. Thuật ngữ cacxtơ xuất phát từ tên gọi một cao nguyên đá vôi ở Tây Bắc Liên Bang Nam Tư nay thuộc Cộng Hòa Slovenia, nơi nghiên 4 cứu loại địa hình này đầu tiên. Địa hình cacxtơ không chỉ phổ biến ở nước ta mà còn cả trên thế giới. 1.2 Các quá trình và điều kiện hình thành địa hình cacxtơ 1.2.1Các quá trình hình thành địa hình cacxtơ: Sự hình thành và phát triển địa hình cacxtơ phụ thuộc vào ba quá trình chính: Ăn mòn, xâm thực và phong hóa sinh hóa học, trong đó ăn mòn là quá trình quan trọng nhất. Ăn mòn là sự hòa tan do nước và bioxit cacbon có trong nước. Theo tác giả Alfred Biogli, quá trình ăn mòn gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: Hòa tan trực tiếp trên bề mặt vật lý, chưa có sự tham gia của CO 2 . Giai đoạn 2: Ở 4 0 C, hòa tan chỉ có 0.7% tồn tại dưới dạng axit cacbonic (H 2 CO 3 ) Giai đoạn 3: Hòa tan lý học chuyển thành H 2 CO 3 phân ly thành ion. Theo nhiều tác giả ở các miền cận cưc và khí hậu cận Anpi, tốc độ hòa tan đá vôi gấp 4 lần so với miền nhiệt đới. Giai đoạn 4: CO 2 của không khí lúc đầu không cân bằng với CO 2 trong nước, dần dần khuếch tán và thẩm thấu vào nước. Đá vôi chỉ có thể hòa tan cho đến khi CO 2 vẫn còn khuếch tán vào nước. Xâm thực là sự phá hủy bằng con đường cơ học của nước. Phong hóa sinh hóa học là sự phá hủy đá bằng những axít hữu cơ, liên quan với các hoạt động sinh sống của sinh vật. 1.2.2 Điều kiện hình thành địa hình cacxtơ Để hình thành địa hình cacxtơ, gồm có: Sự có mặt của đá dễ hòa tan như đá vôi, đá muối, đá đôlômit. Ngoài ra còn có một số điều kiện thúc đẩy quá trình: Độ dày, thế nằm của đá, đặc điểm địa hình, ảnh hưởng của khí hậu. Sự có mặt của nước ở thể lưu động. Trong mỗi khối cacxtơ, theo chiều thẳng đứng được phân biệt thành các đới: Đới lưu thông nước theo chiều thẳng đứng, đới no nước theo chu kỳ, đới no nước thường xuyên. 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và đặc điểm của địa hình cacxtơ 5 1.3.1 Yếu tố nham thạch Các điều kiện nham thạch và cấu trúc, các điều kiện này bao gồm sự có mặt của các đá dễ hòa tan như đá vôi, đôlômit, đá phấn, thạch cao, muối mỏ,… hay các đá có xi măng là vôi như đá kết vôi, sét vôi,…; độ tinh khiết, chiều dày và số lượng các khe nứt trong đá, cấu trúc, sự có mặt hay vắng mặt của một số tầng đá không hòa tan phủ trên đá vôi. Loại đá có tính đồng nhất và độ tinh khiết cao, cấu trúc hạt nhỏ, chiều dày không quá lớn sẽ thúc đẩy quá trình cacxtơ diễn ra mạnh mẽ và tạo thành những dạng địa hình cacxtơ sắc sảo với những đỉnh núi sắc nhọn, những sườn núi dốc đứng, các dạng địa hình ngầm phát triển mạnh… Như vậy, tính chất của những loại đá nói trên sẽ tạo ra tính chất hiểm trở của địa hình. Ngược lại, các loại đá không đồng nhất chứa nhiều tạp chất sẽ làm cho quá trình cacxtơ kém phát triển hơn, địa hình sắc sảo, địa hình ngầm phát triển yếu, các hang động thường không lớn, trong khi có ít thạch nhũ và thường có lắng đọng nhiều vật liệu vụn bở. 1.3.2 Yếu tố cấu trúc địa chất Các yếu tố cấu trúc địa chất như: Nền và địa máng, nếp vồng và nếp võng, đứt gãy sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến quá trình hình thành và phát triển địa hình cacxtơ. Đối với các vùng có cấu trúc nền, quá trình cacxtơ phát triển mạnh mẽ với địa hình phổ biến cacxtơ sót. Còn ở cấu trúc địa máng, thì quá trình cacxtơ diễn ra yếu với địa hình cacxtơ tương đối trẻ. Trong phạm vi các miền nền cũng như các miền địa máng đều có tồn tại các nếp vồng và nếp võng với quy mô và hình thái khác nhau. Ở nhân của các nếp vồng và nếp võng thường có địa hình cacxtơ sót và cánh của chúng thường có địa hình cacxtơ trẻ. Sở dĩ như vậy là do ở nhân của các nếp vồng đá cacxtơ bị uốn cong lên nên thường có độ nứt nẻ lớn, còn ở nhân của các nếp võng thường hình thành những con sông tiêu nước, đó là những điều kiện quan trọng làm cho quá trình cacxtơ ở nơi đó phát triển mạnh. Trong khi đó vừa có độ nứt nẻ kém, vửa có diện thu nước nhỏ cho nên ở đây quá trình cacxtơ không có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Như vậy trong phạm vi mỗi nếp vồng và nếp võng quá trình cacxtơ ở nhân mạnh hơn ở cánh. Ngoài ra, cấu trúc đứt gãy cũng có ảnh hưởng lớn đến quá trình cacxtơ. Các sông, suối, dòng ngầm lớn thường hình thành dọc theo các đường nứt gãy lớn. 1.3.3 Các yếu tố địa hình và thủy văn 6 Các điều kiện thủy địa chất đó là các nguồn cung cấp nước, CO 2 và các axít. Tác động qua lại giữa đá và nước đã làm canxit (CaCO 3 ) trong đá vôi chuyển thành canxi cacbonat (Ca(CO 3 H) 2 ) hòa tan trong nước và không ổn định về phương diện hóa học. Về sau canxi cacbonat lại chuyển thành canxít hay aragonit. Nước ở các miền khí hậu lạnh có chứa nhiều CO 2 hơn nước ở miền khí hậu ấm và nóng, nhưng quá trình cacxtơ ở khu vực ấm và nóng lại có cường độ lớn hơn vì ở đấy có chưa nhiều loại axít đem lại từ sự phân hủy các chất hữu cơ, và do nhiệt độ cao của nước thúc đẩy các phản ứng hóa học. Các điều kiện hình thái có thể đẩy mạnh hay kéo dài quá trình hình thành địa hình cacxtơ thông qua độ dốc của sườn, mật độ chia cắt, độ cao tương đối, hướng sườn… Ngoài ra, yếu tố thủy văn còn ảnh hưởng đến quá trình cacxtơ thông qua yếu tố địa hình: Ví dụ như độ cao tương đối của miền cacxtơ lớn hơn so với mức cơ sở xâm thực địa phương tạo điều kiện cho sự lưu thông của nước và sự tiêu nước dễ dàng. Trường hợp ngược lại dẫn đến chỗ bão hòa vật chất hòa tan bị ứ đọng lại và do đó khả năng gặm mòn của nước bị giảm sút. Địa hình ngoại vi miền cacxtơ cũng có ảnh hưởng đến quá trình cacxtơ. Nếu một miền phi cacxtơ ở ngoại vi, mà có độ cao lớn hơn miền cacxtơ thì nó trở thành miền cung cấp nước cho miền cacxtơ làm cho quá trình cacxtơ được tăng cường. Còn miền phi cacxtơ ở ngoại vi mà lại ở vị trí thấp hơn miền cacxtơ sẽ trở thành miền tiêu nước cho miền cacxtơ. Cuối cùng, địa hình nằm ở bên dưới tầng bị cacxtơ hóa cũng có ảnh hưởng đến quá trình cacxtơ. Địa hình ngầm ở các miền uốn nếp không thấm nước tạo điều kiện cho nước lưu thông dễ dàng do đó quá trình cacxtơ phát triển mạnh. Còn ở những miền không uốn nếp nước ngầm bị tù hãm do đó quá trình cacxtơ phát triển yếu. 1.3.4 Yếu tố khí hậu Các điều kiện khí hậu cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển địa hình cacxtơ. Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp qua nhiệt độ, lượng mưa, chế độ mưa và lượng CO 2 cũng như gián tiếp thông qua sự phát triển của thực vật. 1.3.5 Yếu tố lớp phủ thổ nhưỡng – sinh vật Lớp phủ thổ nhưỡng và sinh vật ảnh hưởng đến quá trình cacxtơ ở hai mặt khác nhau. Một mặt, lớp phủ này có tác dụng giữ lại sản phẩm phong hóa ở trên bề mặt đá cacxtơ và làm cho dòng chảy trở thành tính chất điều hòa hơn. Tất cả 7 những điều đó đã làm trở ngại cho các dạng địa hình trên mặt và cả dưới sâu do các khe nứt và các hang động bị vùi lấp bởi các vật liệu khe tích. Mặt khác, nước thấm qua đất tới bề mặt đá cacxtơ có mang theo nhiều loại axít do sự phân hủy của sinh vật. Chính các loại axít này làm cho quá trình cacxtơ ở nhiệt đới mạnh mẽ hơn quá trình cacxtơ ở các đới khí hậu khác. Đồng thời tác dụng lý – hóa của mùn và rễ cây làm tăng thêm cường độ hòa tan đá vôi của nước chảy trên mặt. 1.4 Các dạng địa hình cacxtơ 1.4.1 Các dạng địa hình âm Các dạng địa hình âm gồm có: Lạc thủy động, caren, lũng cacxtơ, máng cacxtơ, cánh đồng cacxtơ, giếng cacxtơ, hố sâu tự nhiên. Lạc thủy động: Nơi dòng nước chảy vào một cái hồ rồi biến mất vào trong khối đá, khối nước này có thể xuất hiện ở nơi khác. Caren còn gọi là đá tai mèo. Chúng có kích to nhỏ khác nhau, phân cách với nhau bởi các rãnh sâu từ một vài centimet đến vài mét. Lũng cacxtơ là những dạng lòng chảo gần tròn hay bầu dục, đường kính từ vài mét đến vài chục mét, sâu vài mét đến 50m. Máng cacxtơ là những chỗ trũng với nhiều hình dạng khác nhau: Tròn, bầu dục hay hình lá cắt. Chúng có đường kính khoảng 500 mét đến1000 mét và sâu khoảng 100m. Cánh đồng cacxtơ là dạng địa hình âm lớn nhất, rộng từ 7 – 10km, dài tới 30km. Cánh đồng cacxto có nhiều dạng khác nhau : Tròn, dài không đều đặn. Giếng cacxtơ là các khoảng rỗng hình trụ thẳng đứng, sâu không quá 30 mét. Đường kính của giếng nhỏ hơn độ sâu. Hố sâu tự nhiên có độ sâu từ 20 mét đến hàng trăm mét. 1.4.2Các dạng cacxtơ tàn tích Là những địa hình dương còn sót lại sau quá trình mở rộng và nối liền các dạng địa hình âm nói trên. Cacxtơ tàn tích đặc trưng cho giai đoạn già của địa hình cacxtơ. Cacxtơ tàn tích gồm có: Tháp cacxtơ, nón cacxtơ, vòm cacxtơ, hàm ếch. 1.4.2.1 Các dạng địa hình cacxtơ ngầm (hang động) 8 Hang động là những khoang rỗng kéo dài được hình thành ở mọi độ sâu khác nhau của khối đá, thông qua mặt đất bằng một hay nhiều cửa. Nguồn gốc chủ yếu của chúng là do quá trình hòa tan đá do nước tạo thành. Dựa vào sự có mặt của nước có thể phân thành hang khô và hang ướt: Hang khô xuất hiện khi nước từ bỏ con đường thông thường của nó để chảy ở mực thấp hơn khi có hiện tượng nâng lên của khu vực hoặc chảy theo đường khác khi đường cũ bị tắc ở một nơi nào đó. Hang ướt là hang có dòng nước chảy qua. 1.4.2.2 Các dạng địa hình trong hang động Phân loại theo nguồn gốc phát sinh gồm có nhóm ăn mòn, xâm thực; nhóm lắng đọng, bồi tụ cơ học. Nhóm lắng đọng, xâm thực gồm có: Cột xâm thực là dấu tích còn lại của tường ngăn cách giữa hai suối ngầm cạnh nhau sau khi chúng mở rộng nhờ xâm thực và ăn mòn. Nồi ở đáy, hình thành do xoáy nước. Thềm đá là sàn của những hàm ếch khá rộng thường gặp bên bờ bên lõm của sông ngầm do nước xoáy. Nhóm lắng đọng hóa học, bồi tụ cơ học: Thạch nhũ là nhiều nhất, tùy theo vị trí trong hang mà thạch nhũ có đặc điểm riêng: Chuông đá, ban đầu thạch nhũ là các ống nhỏ có đường kính 0,5 - 10 cm và dài từ 15 – 20cm. Theo thời gian chúng lớn và dài dần thành chuông đá. Măng đá cũng có nguồn gốc kết tủa từ canxit do các chuông đá rơi xuống. Vì thế, măng đá có hướng ngược với chuông đá. Cột đá được hình thành khi chuông đá và măng đá nối liền nhau. Đăng ten đá là dạng tích tụ canxit phát triển ngay sát tường hang động thành những dãy riêng rẽ hoặc nối liền nhau. 1.4.2.3 Quá trình phát triển của cảnh quan cacxtơ 9 Qua khảo sát, nghiên cứu nhiều khối cacxtơ thuộc các đới khí hậu khác nhau trên Trái Đất người ta đưa ra mô hình về quá trình phát triển của cảnh quan cacxtơ gồm bốn giai đoạn: Giai đoạn 1: Khối đá lộ ra, trên đó phát triển các rãnh caren Giai đoạn 1: Là giai đoạn phát triển mạnh mẽ các dạng cacxtơ ngầm, đồng thời ngoài mặt cũng xuất hiện các lung cacxtơ. Giai đoạn 3: Sụt trần hang động, xuất hiện các lũng hình máng, các cánh đồng cacxtơ, các cầu tự nhiên. Giai đoạn 4: Các cánh đồng cacxtơ chiếm ưu thế, trên đó rải rác có các núi sót. 1.4.2.4 Các kiểu cacxtơ Dựa vào vị trí của lớp đá hòa tan chia ra làm năm kiểu: Cacxtơ hở: Khi lớp đá vôi nằm ngay bên ngoài. Kiểu này thường hình thành ở những khu vực có lượng mưa lớn và cường độ mưa lớn, làm trôi đi các vật liệu vừa được hình thành phía trên. Cacxtơ tự phủ: Lớp đá hòa tan bị phủ bởi chính các vật liệu, sản phẩm phong hóa đá đó tạo ra. Các núi cacxtơ kiểu này có hình thái bên ngoài giống như các núi cấu tạo bằng đá phiến có đỉnh tròn, sườn thoải. Điều kiện thuận lợi để xuất hiện cacxtơ tự phủ như lượng mưa nhỏ hay đá vôi có nhiều tạp chất. Cacxtơ nửa tự phủ là kiểu trung gian của hai kiểu trên. Cacxtơ bị phủ: Lớp đá vôi nằm dưới những trầm tích vụn bở không có liên quan gì đến phương diện phát sinh với quá trình cacxtơ. Nước thấm qua lớp phủ rồi tiến hành ăn mòn mở rộng dần khe nứt. Cacxtơ bị vùi (cacxtơ hóa thạch): Bị lấp kín bởi các trầm tích trẻ hơn, người ta chỉ biết đến nhờ các mũi khoan thăm dò… 10 [...]... tế làm cho quá trình cacxtơ yếu đi so với quá trình cacxtơ ở miền cacxtơ trụi 2.3 Sự phân bố địa hình cacxtơ của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ 15 2.3.1 Miền cacxtơ ở vùng trũng Đông Bắc Ranh giới của miền cacxtơ này ở phía đông và phía bắc trùng với ranh giới giữa nước ta và Trung Quốc Còn về phía tây và phía tây nam ranh giới của miền là đường kéo dài từ Yên Ninh qua Nguyên Bình, Bắc Cạn, Thái Nguyên,... HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐỊA HÌNH CACXTƠ CỦA MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ 2.1 Khái quát chung về địa hình cacxtơ của nước ta Kiểu địa hình cacxtơ ở nước ta là kiểu địa hình vùng núi đá vôi được hình thành do quá trình xâm thực chủ yếu của nước đối với các loại đá cacbonnat có đặc tính thấm nước và hòa tan Địa hình núi đá vôi ở nước ta có diện tích rất rộng lớn, tới 50000 km2 và tập trung chủ yếu ở miền. .. dưới 100m và vùng đồng bằng châu thổ có độ cao từ 0 – 25m Nét đặc sắc nhất của cấu trúc địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là có dạng rẽ quạt mở rộng về phía đông bắc, quy tụ về phía nam ở dãy núi Tam Đảo Các vùng núi trung bình và các đỉnh núi cao trên 2000m tạo địa hình chắn thuận lợi đã trở thành các trung tâm mưa lớn 13 Đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là sự tiếp nối của vùng... đó xây dựng hệ thống lý thuyết về đến địa hình cacxtơ, tìm hiểu được các yếu tố cơ bản về địa hình cacxtơ của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ như các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển địa hình cacxtơ, sự phân bố địa hình cacxtơ và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững địa hình cacxtơ Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài, do khả năng và thời gian có hạn cũng như không có... giống như sự ảnh hưởng chung của yếu tố cấu trúc địa chất đối với quá trình cacxtơ trên thế giới, ở nước ta quá trình cacxtơ ở cấu trúc nền phát triển mạnh mẽ hơn cấu trúc địa máng Đồng thời trong phạm mỗi nếp vòng và nếp võng ở các miền nền cũng như miền địa máng, quá trình cacxtơ ở nhân mạnh hơn ở cánh 2.2.3 Địa hình Địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là địa hình của miền đồi núi thấp, với độ... mặt của hang Pông ở vùng Ba Bể,… 2.2.2 Địa chất Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có cấu trúc địa chất là miền nền khác hẳn so với miền địa máng Đông Dương với những khu vực uốn nếp điển hình có hướng cấu trúc sơn văn chính theo hướng tấy bắc – đông nam Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có lịch sử phát triển rất lâu dài từ đại Nguyên sinh cách đây hơn 2 tỷ năm cho đến hiện nay Miền có 8 đới kiến trúc nham tướng là... và chiếm một diện tích khá lớn ở nước ta Địa hình cacxtơ không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của các thành phần tự nhiên khác, mà đối với cả sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta Vì vậy, việc “Tìm hiểu địa hình cacxtơ của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là góp phần vào quá trình bảo vệ và phát triển bền vững địa hình cacxtơ của nước ta Qua đề tài này tôi đã tổng hợp,... cacxtơ này so với khối cacxtơ Đồng Mu và của bộ phận phía tây so với bộ phận phía đông của khối cacxtơ này Theo tác giả Đào Trọng Năng, thì sự phân dị đó chắc hẳn có liên quan tới vị trí của hai khối cacxtơ này ở vào hai cánh khác nhau của đường đứt gãy sông Bằng Giang và vị trí của bộ phận phía tây xa trung tâm sụt lún hơn bộ phận phía đông Địa hình cacxtơ ở đây ở vào trình độ phát triển cao hơn địa. .. và vùng núi thấp Hoa Nam theo xu thế thấp về phía đông nam và phía nam Hướng cấu trúc địa hình và địa thế đặc sắc của miền đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của các khối không khí cực đới lạnh khô theo gió mùa đông bắc cũng như của các khối khí nhiệt đới nóng ẩm theo gió mùa mùa hạ có hướng đông nam từ vịnh Bắc Bộ thổi vào dễ dàng tiến sâu và lãnh thổ nước ta Vì vậy, các quá trình cacxtơ của. .. lãnh thổ nước ta Vì vậy, các quá trình cacxtơ của miền có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ 2.2.4 Khí hậu Liên quan đến vị trí địa lý, đặc diểm địa hình và đặc biệt là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp nhất của chế độ gió mùa đông bắc vào thời kỳ mùa đông Nét đặc sắc nhất của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là có nền nhiệt độ thấp so với các địa phương khác trong cả nước Điều này dễ dàng . cũ. Địa hình cacxtơ ở nước ta gồm có phân chia ra các kiểu địa hình cacxtơ ngập nước, địa hình cacxtơ nằm xen kẽ ở vùng đồng bằng và địa hình cacxtơ tập trung: Kiểu địa hình cacxtơ ngập nước tập. phát triển địa hình cacxtơ lớn nhất nước ta. Trên cơ sở đó, là một sinh viên theo học ngành Địa lý (định hướng quản lý tài nguyên môi trường) tôi được học các môn học có liên quan đến địa hình. có ảnh hưởng lớn đến quá trình cacxtơ. Các sông, suối, dòng ngầm lớn thường hình thành dọc theo các đường nứt gãy lớn. 1.3.3 Các yếu tố địa hình và thủy văn 6 Các điều kiện thủy địa chất đó là

Ngày đăng: 18/04/2015, 16:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w