Khu vực Ninh Bình: Thuộc dải đá vôi kéo dài từ Suối Rút (Hòa Bình) đến đảo Hòn Nẹ trên bờ biển Ninh Bình. Thành phần chủ yếu là đá vôi Lađin (Triat giữa). Khối đá vôi này lộ ra trên mặt là những đảo núi sót, những dãy núi đá vôi già nằm dọc theo hướng tây bắc – đông nam do ảnh hưởng của sự hạ xuống của bờ biển châu thổ Sông Hồng. Khu vực cacxtơ của Ninh Bình có thể chia thành 3 tiểu khu:
Tiểu khu cacxtơ Tam Điệp là vùng kế tiếp với Cúc Phương có độ cao phần lớn dưới 100m và có xu hướng thấp dần, núi cũng thưa dần, nằm xen kẽ với đồi gò dạng lượn song.Ở đây có vỏ phong hóa khá dày có nhiều hố sụt cacxtơ và mạch suối ngầm.
Tiểu khu cacxtơ trọc Gia Khánh: Nằm giữa vùng đồng trũng, dấu vết của vịnh biển cũ. Vùng này được nâng lên và được phù sa lấp đầy chân núi. Độ cao trung bình của các đỉnh núi từ 200 - 245m, thảm thực vật còn sót lại là rừng thứ sinh. Tiểu khu này có địa hình cacxtơ điển hình với nhiều hang động và thung lũng đá vôi tạo nên cảnh quan du lịch độc đáo như Tam Cốc, Bích Động, Động Tiên… Cụ thể một số nơi tiêu biêu sau đây:
Khu Quần thể danh thắng Tràng An
Khu Quần thể danh thắng Tràng An gồm khối đá vôi Tràng An, các đồi núi đất thấp và các bộ phận đồng bằng tích tụ lân cận thuộc bộ phận phía tây nam đồng bằng Hà Nội. Khu Quần thể danh thắng Tràng An nằm trọn trên khối đá vôi Tràng An có chiều dày khá lớn của hệ tầng Đồng Giao (T2a đg). Khu Quần thể nằm ở một vùng có chế độ nâng yếu tân kiến tạo lâu dài. Khu vực này còn là phần tận cùng phía đông nam của các dải đá vôi thuộc nhánh đại dương Tethys cổ từ tây nam kéo vào nước ta. Sau khi tạo nên loạt các cao nguyên Tây Bắc nổi tiếng, các dải đá vôi kéo qua Cúc Phương về tới Tràng An thì bị chia cắt theo dạng “ô mạng” với các dải hẹp xen kẽ các thung kín và hở, rồi thành các đồi đá vôi sót rải rác trên đồng bằng trước khi chìm hẳn xuống dưới bề mặt đồng bằng, kéo dài về phía Vịnh Bắc Bộ. Được hình thành từ 250 triệu năm trước, trải qua lịch sử địa chất đầy biến động, đặc biệt là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sụt lún biển Đông, sụt lún mở rộng vùng trũng Hà Nội, của các đợt biển tiến, biển thoái… Khối đá vôi Tràng An mang trên mình nhiều cảnh quan karst nhiệt đới điển hình của cảnh quan karst cụm đỉnh-lũng, cùng với kiểu tháp, nón rời rạc với các kiểu nón, tháp, hoặc kiểu trung gian độc đáo. Các cảnh quan này phân bố có quy luật theo không gian từ rìa vào trung tâm khối đá vôi: từ già nua nhất trên đồng bằng, tới trẻ hơn ở bộ phận chuyển tiếp và trẻ hơn cả ở bộ phận trung tâm. Đặc biệt từ bộ phận chuyển tiếp ra ngoài rìa khối là phạm vi phân bố cảnh quan của một vịnh biển nhưng đã trở thành “hóa thạch” - nổi lên trên cạn. Mặc dù biển đã rời xa Tràng An từ hàng ngàn năm nay song cảnh quan “karst nhiệt đới bị biển xâm lấn và biến cải” vẫn được giữ nguyên với các đồi, núi đảo karst mang nhiều dấu ấn hoạt động của biển xưa như các ngấn nước, các thềm mài mòn, các hang xuyên thủy, các hồ thủy triều, các thung nước, các hình thù kì dị do quá trình ăn mòn karst tạo nên, các “thành lũy” karst dạng cung, dạng lưỡi kiếm không nơi nào có được. Phân bố trên tất cả các đới khí hậu khác nhau,
cảnh quan karst là hết sức đa dạng, phong phú, nhưng chỉ Tràng An - Ninh Bình mới có được cảnh quan đặc sắc riêng biệt của mình mà không vùng karst nào trên thế giới và trong nước có được. Đó là cảnh quan của núi sót có vách dựng đứng hình thù kỳ dị, kết hợp với dạng địa hình karst cụm đỉnh - lũng có lớp phủ thực vật rừng mưa nhiệt đới bao phủ, có các hệ thống hang ngang xuyên núi liên kết các lũng kín, các trũng, thung lũng đầm lầy ngập nước có hệ thực vật, động vật phong phú đa dạng. Cảnh quan đặc sắc của Tràng An được quy định bởi các nhân tố khống chế nội - ngoại sinh khác nhau như địa mạo, thạch học, địa hóa, cấu trúc kiến tạo - đứt gãy, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, của thế giới thực - động vật, của tiến trình karst hóa và bị cải biến bởi tác động của biển cổ. Cảnh quan karst Tràng An cần được khai thác cho nhu cầu du lịch và nghiên cứu khoa học của con người. Quần thể hang động Tràng An bao gồm 50 hang khô và 50 hang ngập nước, rất đa dạng về hình thái và chủng loại (hang động xuyên thủng, hang động thông và hang ngầm). Hệ thống hang động ở Tràng An là hệ thống “hang sông” ngập nước thường xuyên, ngay cả trong mùa khô, với một số hang tiêu biểu như: Hang Địa Linh, Hang Tối, Hang Sáng, Hang Nấu Rượu, Hang Ba Giọt.
Khu Tam Cốc - Bích Động
Khu Tam Cốc - Bích Động nằm trong quần thể núi đá vôi Hoa Lư. Trong khu vực này, những cảnh quan thiên nhiên như dòng sông Ngô Đồng, hang Cả, hang Hai, Hang Ba... kết hợp hài hòa với các công trình kiến trúc như đền Thái Vi (thờ các vị vua Trần) và chùa Bích Động…, tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp, được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị động”.
Hang Cả, còn được gọi là hang Ngoài, hang Lớn, có chiều dài khoảng 180m, chiều rộng ước chừng 30m, trần hang cao hơn 5m. Đây là hang có nhiều nhũ đá đẹp đẹp rủ xuống. Do có vòm hang cao, nên vào mùa lũ, nước hầu như không lên tới trần hang, ít có sự bào mòn các nhũ đá, bởi vậy trong hang có nhiều nhũ đá hơn hẳn so với hai hang còn lại.
Hang Hai, còn được gọi là hang Giữa, hang Trung, dài khoảng 90m. Miệng hang phía ngoài rộng khoảng 30m, phía trong hơn 30m, phần giữa của hang hơi thắt lại. Trần hang cao chừng 3,5m, có nhiều hình nhũ đá rất đẹp.
Hang Ba, còn được gọi là hang Bé, có chiều dài hơn 80m. Miệng hang phía ngoài rộng khoảng 20m, phía trong hơi loe ra, rộng khoảng hơn 30m. Độ cao của trần hang dưới 3m. Hang thường xuyên bị ngập nước khi mưa nhiều, dẫn đến các nhũ đá bị bào mòn, nhiều chỗ thành vệt nhẵn. Từ hang Ba trở vào là
Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào ngày 25/6/2014. Quần thể danh thắng Tràng An bao gồm ba khu vực liền kề nhau là Di tích cố đô Hoa Lư, Khu danh thắng Tràng An-Tam Cốc-Bích Động và Rừng nguyên sinh Đặc dụng Hoa Lư. Quần thể danh thắng Tràng An được công nhận là Di sản Thế giới với các tiêu chí về văn hóa, về vẻ đẹp thẩm mỹ và về địa chất- địa mạo.
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỊA HÌNH CACXTƠ CỦA MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ 3.1 Nâng cao nhận thức về nguy cơ ở vùng đá vôi
Sử dụng kết quả điều tra, nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu, quan trắc và đánh giá nguy cơ ở các vùng đá vôi cần sớm chuyển đến các cấp chính quyền, đến từng cộng đồng, góp phần nâng cao nhận thức, tiến tới giảm nhẹ hậu quả của chúng. Những kết quả này cũng cần được sử dụng trong các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, và làm cơ sở để hạn chế khai thác quá mức tài nguyên cacxtơ. Các dự án phát triển cần xem xét đầy đủ mọi khía cạnh, mọi giá trị của các vùng đá vôi. Chẳng hạn: Khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng cần xem xét các giá trị du lịch, đa dạng sinh học, văn hóa, lịch sử của khu vực khai thác dự kiến.