1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: “Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng huyện Thường Xuân, giai đoạn 2010- 2015”

54 1,4K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 2,3 MB

Nội dung

Trang 1

Đề tài: “Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng huyệnThường Xuân, giai đoạn 2010-2015”

CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

NXB ĐH Nhà xuất bản đại họcDBTNR Diễn biến tài nguyên rừngPCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng

Trang 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 - Thống kê dân số và các đơn vị hành chính huyện Thường Xuân năm 2015

Bảng 2 - Hiện trạng sử dụng đất huyện Thường Xuân năm 2015

Bảng 3 - Diễn biến rừng và đất lâm nghiệp huyện Thường Xuân từ năm 2004 – 2015

Bảng 4 - Diện tích rừng của các xã huyện Thường Xuân năm 2015Bảng 5 - Diện tích 3 loại rừng huyện Thường Xuân năm 2015Bảng 6 - Diện tích và mục đích sử dụng 3 loại đất năm 2015Bảng 7 – Biến động độ che phủ rừng năm 2010 và 2015

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1 - Bản đồ hành chính huyện Thường Xuân

Hình 2 - Bản đồ thể hiện tổng diện tích rừng và lâm nghiệp huyện Thường Xuân giai đoạn 2004 – 2015

Hình 3 - Biểu đồ thể hiện diện tích rừng các xã năm 2015Hình 4 - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Thường Xuân

Hình 5 - Bản đồ thể hiện độ che phủ rừng huyện Thường Xuân trong 2 năm, 2010 và 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập nghiên cứu tại trường, được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa khoa học xã hội - Trường Đại học Hồng Đức hướng dẫn em thực hiện khóa luận: “Nghiên cứu biến động tài

nguyên rừng huyện Thường Xuân, giai đoạn 2010-2015”

Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự cố gắng của bản thân , em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người, đơn vị đã giúp đỡ em trong thời gian qua.

Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo - tiến sĩ Lê Kim Dung, người đã trực tiếp tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình từ khi chọn đề tài, xây dựng đề cương cho đến khi hoàn thành đề tài theo đúng kế hoạch và đảm bảo thời gian.

Em xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong khoa Khoa học xã hội nói chung, các thầy cô giáo trong bộ môn địa nói riêng, và tập thể các thầy côgiáo trong phòng tư liệu của khoa đã tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành khóa luận này.

Em xin được gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp K15-ĐH Địa lí trong quá trình làm khóa luận đã giúp đỡ, động viên, khích lệ em để hoàn thành tốt khóa luận Em xin được bày tỏ lòng biết ơn đến UBND huyện Thường Xuân, đặc biệt làphòng Tài nguyên và Môi trường và phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cung cấp những thông tin, số liệu, tạo điều kiện cho em tìm hiểu khảo sát thựcđịa làm cơ sở để em hoàn thành khóa luận này.

Tuy nhiên do thời gian hạn chế và năng lực của bản thân nên khóa luận khôngthể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiếncủa thầy cô, bạn bè để khóa luận hoàn thiện hơn.

Chân thành cảm ơn! Sinh viên Lương Ngọc Hân

Trang 4

MỤC LỤCA - PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài2 Mục đích nghiên cứu3 Nhiệm vụ nghiên cứu

4 Đối tượng và phạm vị và thời gian nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

4.2 Phạm vi nghiên cứu4.3 Thời gian

5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu5.1 Quan điểm nghiên cứu

5.1.1 Quan điểm tổng hợp5.1.2.Quan điểm lãnh thổ5.1.3 Quan điểm lịch sử5.1.4 Quan điểm hệ thống

5.1.5 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững5.2 Phương pháp nghiên cứu

5.2.1 Phương pháp phân tích hệ thống5.2.2 Phương pháp so sánh

5.2.3 Phương pháp bản đồ, biểu đồ6 Ý nghĩa của đề tài

6.1 Ý nghĩa khoa học6.2 Ý nghĩa thực tiễn7 Sản phầm của đề tài8 Cấu trúc của đề tài

B NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Trang 5

1.1.3.1 Vai trò, ý nghĩa của tài nguyên rừng

1.1.3.2 Vai trò của tài nguyên rừng ở huyện Thường Xuân1.1.4 Phân loại tài nguyên rừng

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng phát triển tài nguyên rừng trên thế giới1.2.2 Thực trạng tài nguyên rừng ở Việt Nam

1.2.3 Thực trạng phát triển tài nguyên rừng ở Thanh Hóa và Thường Xuân

1.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu thực trạng phát triển tài nguyên rừng trên địabàn huyện Thường Xuân (về kinh tế- xã hội và tài nguyên môi trường)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN RỪNG TRÊNĐỊA BÀN HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HÓA

2.1 Giới thiệu về huyện Thường Xuân

2.2 Các nhân tố tác động đến phát triển tài nguyên rừng

2.2.1 Tác động của điều kiện tự nhiên (địa hình, đất, khí hậu, ) đến biến độngtài nguyên rừng

2.2.1.1 Địa hình 2.2.1.2 Khí hậu2.2.1.3 Thủy văn2.2.1.4 Đất

2.2.2 Tác động của điều kiện kinh tế- xã hội2.2.2.1 Dân cư và lao động

2.2.2.2 Văn hóa xã hội

2.2.2.3 cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật

Trang 6

2.2.2.4 Đường lối chính sách2.2.3 Đánh giá chung

2.2.3.1 Thuận lợi2.2.3.2 Khó khăn

2.3 Thực trạng phát triển tài nguyên rừng huyện Thường Xuân2.3.1 Diễn biến (biến động) tài nguyên rừng từ năm 2010-20152.3.1.1 Về diện tích

2.3.1.2 Về chất lượng2.3.1.3 Về phân bố

2.3.2 Thực trạng 3 loại rừng

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀNVỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG ĐẾN NĂM 2020

3.1 Cơ sở của việc đề xuất giải pháp

3.1.1 Thực trạng biến động tài nguyên rừng

3.1.2 Chiến lược quốc gia về phát triển tài nguyên rừng đến năm 2020

3.1.3 Quy hoạch 3 loại rừng từ năm 2016 - 2020 của tỉnh Thanh Hóa nói chung,huyện Thường Xuân nói riêng.

3.2 Định hướng3.2.1 Về độ che phủ3.2.2 Về rừng phòng hộ 3.2.3 Về rừng sản xuất3.2.4 Về rừng đặc dụng

3.3 Giải pháp nhằm phát triển tài nguyên rừng.3.3.1 Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư3.3.2 Giải pháp về khoa học - công nghệ3.3.3 Giải pháp về quản lý

3.3.4 Giải pháp về đường lối chính sách

Trang 7

C KẾT LUẬN

1 Kết luận2 Kiến nghị

DANH MỤC HÌNH ẢNHTÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

A - PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Rừng là lá phổi xanh của Trái đất, nếu như tất cả thực vật trên Trái Đất đãtạo ra 53 tỷ tấn sinh khối thì rừng chiếm 37 tỷ tấn và các cây rừng sẽ thải ra 52,5tỷ tấn dưỡng khí để phục vụ cho hô hấp của con người và sinh vật trên Trái Đất.Không những thế rừng còn đóng vai trò là động lực phát triển nền kinh tế ở cácnước có nền kinh tế đang phát triển bởi những lâm sản gỗ và phi gỗ mà rừngcung cấp.

Ở nước ta rừng được xem là tài nguyên quý giá của đất nước và ta đã tựhào nước ta có được “rừng vàng biển bạc” với nguồn tài nguyên phong phú, đadạng, có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên tài nguyên rừng trong những năm gần đâyđang bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng, rừng đang bị conngười khai thác quá mức khiến thiên nhiên bị tàn phá nặng nề, môi trường khíhậu bị thay đổi, đe dọa sự sống trên trái đất, làm trái đất nóng lên, gia tăng cácthiên tai bão, lũ lụt, hạn hán

Vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng hiện nay đượccoi là nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của ViệtNam Một trong những đòi hỏi để thực hiện thành công nhiệm vụ này là phải cónhững cơ chế thích hợp thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư vào công tácquản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Huyện Thường Xuân là một huyện nằm ở phía tây tỉnh Thanh Hóa có tổngdiện tích đất tự nhiên là 111380.80 ha diện tích đất lâm nghiệp là 90322.24 hachiếm khoảng 80% diện tích đất tự nhiên và khoảng 40% cơ cấu kinh tế của toànhuyện, có vai trò hết sức to lớn trong đẩy mạnh phát triển kinh tế của huyện,giúp xóa đói giảm nghèo cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân Ngoài rarừng còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, cải thiện chất lượng môitrường, có ý nghĩa hết sức quan trọng với vai trò là rừng phòng hộ đầu nguồn của

Trang 9

lưu vực sông Chu, giúp điều tiết thủy vực cả mùa khô lần mùa mưa Việc pháttriển rừng cần được chú trong quan tâm và đầu tư, chính vì vậy tôi chọn đề tài“Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng tại huyện Thường Xuân giai đoạn 2010-2015” Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng tài nguyên rừng, chúng tôi xuất cácgiải pháp nhằm phát triển bền vững tài nguyên rừng trên địa bàn huyện.

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Thường Xuângiai đoạn 2010-2015, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững tàinguyên rừng.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với đề tài này tôi cần giải quyết những nhiệm vụ sau: - Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

- Nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tếxã hội đối với việc phát triển tài nguyên rừng trên địa bàn huyện

- Diễn biến, biến động tài nguyên ba loại rừng từ năm 2010-2015, nhữngkết quả đạt được và tồn tại

- Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững tài nguyên rừng

4 Đối tượng và phạm vị và thời gian nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Biến động tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Thường Xuân

4.3 Thời gian

Sử dụng cơ sở dữ liệu từ năm 2010-2015

5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu5.1 Quan điểm nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng các quan điểm nghiên cứu sau

5.1.1 Quan điểm tổng hợp

Trang 10

Vận dụng quan điểm này tôi tiến hành thu thập tài liệu về tài nguyên rừnghuyện Thường Xuân trên các phòng ban, tổ chức, sách báo, điện tử từ những tàiliệu trên tổng hợp những thông tin cần thiết để đánh giá đúng hiện trạng tàinguyên rừng ở đây

5.1.2.Quan điểm lãnh thổ

Tất cả mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển theo khônggian và thời gian, do đó tất cả các vấn đề nghiên cứu không tách khỏi một lãnhthổ nhất định Đặc biệt nghành lâm nghiệp là nghành luôn có sự biến động về sốlượng theo thời gian và phân bố theo không gian, nên khi nghiên cứu về biếnđộng tài nguyên rừng cần phải gắn liền với quan điểm lãnh thổ để thấy rõ sự biếnđộng đó.

5.1.3 Quan điểm lịch sử

Mỗi sự vật hiện tượng địa lý kinh tế-xã hội đều tồn tại trong một tời giannhất định, nói cách khác hiện tượng này có quá trình phát sinh, phát triển và suyvong Vì vậy khi nghiên cứu về nghành lâm nghiệp chúng ta nên đứng trên quanđiểm lịch sử không chỉ nghiên cứu ở thời điểm hiện tại mà còn phải nghiên cứutrong quá khứ và từ đó tìm ra được xu thế phát triển của nghành lâm nghiệptrong tương lai.

5.1.4 Quan điểm hệ thống

Mọi sự vật hiện tượng đều có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo thànhmột thể thống nhất và hoàn chỉnh, mỗi hệ thống lại có khả năng phân chia thànhhệ thống ở cấp thấp hơn, chúng luôn tác động và quy định lẫn nhau như vậy khinghiên cứu về tài nghuyên rừng cần phải chú ý đến cả những yếu tố tự nhiên,kinh tế - xã hội như một hệ thống.

5.1.5 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững

Dưới sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay mọi vấn đề kinh tếxã hội đều được xem xét và nhìn nhận dưới quan điểm phát triển bền vững Dođó khi nghiên cứu hiện trạng phát triển tài nguyên rừng huyện Thường Xuân

Trang 11

không chỉ phân tích được tình hình phát triển của nó mà còn thấy được sự tácđộng của nó đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

5.2.1 Phương pháp phân tích hệ thống

Sử dụng phương pháp phân tích hệ thống có ý nghĩa quan trọng trong việcphân tích tổng hợp các tài liệu đã được thu thập để xử lý một cách sao cho phùhợp với thực tế khách quan làm cơ sở nhận định cho đề tài nghiên cứu.

5.2.2 Phương pháp so sánh

Sử dụng phương pháp so sánh vào đề tài để thấy được sự thay đổi, biếnđộng của tài nguyên rừng trong quá khứ hiện tại và tương lai như thế nào, giữacác địa phương như thế nào, phát triển có giống hay khác nhau, từ đó có thể thấyđược quy luật phát triển và sự phân bố của sản xuất lâm nghiệp làm cơ sơ và cónhững biện pháp phát triển kinh tế hợp lý.

5.2.3 Phương pháp bản đồ, biểu đồ

Bản đồ là mô hình thu nhỏ của các đối tượng địa lý trên thực địa, giúp choviệc thể hiện kết quả nghiên cứu cũng như sự phân bố các đối tượng địa lí mộtcách kho học và trực quan nhất Ngoài ra, phương pháp biểu đồ, bản đò còn làphương pháp duy nhất thể hiện sự phân bố không gian các phương án quy hoạchvà tổ chức lãnh thổ kinh tế-xã hội.

Trong đề tài nghiên cứu bằng những kiến thức về bản đồ học và công nghệGIS, tôi đã tiến hành biên tập một số bản đồ liên quan đến vấn đề nghiên cứu saocho thể hiện rõ đối tượng nghiên cứu và giúp cho việc thể hiện kết quả nghiêncứu trực quan, sinh động hơn

5.2.3 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Thực địa là phương pháp đặc trưng và mang lại hiệu quả cao nhất trong họctập và nghiên cứu địa lí học,vì vậy để đảm bảo tính thực tiễn của đề tài tôi đãtrực tiếp điều tra khảo sát thực tế trên địa bàn một số xã trong huyện Thường

Trang 12

Xuân có tính đại diện cho các đối tượng khác nhau phục vụ cho kết quả nghiêncứu đề tài

6 Ý nghĩa của đề tài6.1 Ý nghĩa khoa học

Để nghiên cứu được đề tài này tôi đã sử dụng nhiều quan điểm và phương phápnghiên cứu trong nghiên cứu địa lí để tìm hiểu đánh giá và phân tích hiện trạngphát triển tài nguyên rừng ở huyện Thường Xuân, từ đó đưa ra những giải phápcụ thể cho đề tài nghiên cứu ứng dụng thực tiễn.

Với những gì đã khảo sát được sẽ góp phần làm sáng tỏ lý thuyết địa lí họcđồng thời bổ sung các quan điểm, lý thuyết đó Thành quả nghiên cứu cũng gópphần làm sáng tỏ và bổ sung thêm những quan niệm khoa học, làm sáng tỏ hiệntrạng phát triển tài nguyên rừng ở Việt Nam nói chung và Thường Xuân nóiriêng

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài này được nghiên cứu trên địa bàn huyện Thường Xuân sẽ cho thấyđược hiện trạng phát triển tài nguyên rừng ở đây thông qua các số liệu trong cácnăm và các giai đoạn, những vấn đề tồn tại đồng thời đưa ra các giải pháp, kiếnnghị để cho các nhà quản lý, các tổ chức có cái nhìn tổng quát về vấn đề này Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn là cơ sở cho các đề tài của các sinh viên,nghiên cứu sinh về sau tiếp tục nghiên cứu và được dùng làm tài liệu tham khảocho công tác nghiên cứu, giảng dạy.

7 Sản phầm của đề tài

- Một báo cáo thuyết minh in trên khổ giấy A4.

- Bốn bản đồ huyện Thường Xuân: Bản đồ hành chính; Bản đồ hiện trạng rừngnăm 2010; Bản đồ hiện trạng rừng năm 2015; Bản đồ biến động tài nguyên rừngnăm 2010-2015.

8 Cấu trúc của đề tài

PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 13

PHẦN NỘI DUNGGồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghiên cứu thực trạng tài nguyên rừng

Chương 2: Thực trạng phát triển tài nguyên rừng trên địa bàn huyện ThườngXuân, tỉnh Thanh Hóa

Chương 3 Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững tàinguyên rừng đến năm 2020

PHẦN KẾT LUẬN1 Kết luận

2 Kiến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC

Trang 14

Ở Thường Xuân các đề tài nghiên cứu về hiện trạng phát triển tài nguyênrừng chưa nhiều, hàng năm phòng tài nguyên và môi trường chỉ thực hiện việcquản lý đất đai lập các báo cáo về hiện trạng tài nguyên rừng để UBND – HĐNDhuyện Thường Xuân lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

1.1.2 Những khái niệm liên quan đến tài nguyên rừng

Ngày nay có rất nhiều thuật ngữ quen thuộc được sử dụng để miêu tả vềtài nguyên rừng, nhưng để đi đến một khái niệm thống nhất về tài nguyên rừngcác học giả đã đưa ra nhiều các quan điểm khác nhau.

Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu Quần xãsinh vật phải có diện tích đủ lớn Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thànhphần trong quần xã sinh vật có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữahoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác Rừng được xem là lá phổi xanh của thếgiới giúp điều hòa khí hậu, cân bằng sinh thái môi trường.

Theo quan điểm học thuyết sinh thái học, rừng được xem là hệ sinh thái điểnhình trong sinh quyển (Temslay 1935, Vili 1957, Odum 1966) Rừng là sự thốngnhất trong mối quan hệ biện trứng giữa sinh vật-trong đó thực vật với các loài gỗđóng vai trò chủ đạo, đấy và môi trường.

Trang 15

Tài nguyên rừng là của cải vật chất từ rừng mà con người có thể sử dụng đểđáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống

Theo khoản 1 điều 3 luật BV&PTR năm 1991 ( sửa đổi bổ sung năm 2004)được định nghĩa như sau: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vậtrừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác,trong đó cây gỗ tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ chephủ của tán rừng từ 0,1 trở lên Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đấtrừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

1.1.3 Vai trò, ý nghĩa, đặc điểm của rừng1.1.3.1 Vai trò, ý nghĩa của tài nguyên rừng

Rừng là một loại tài nguyên có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tếquốc dân, trong đời sống, xã hội và việc đảm bảo môi trường sinh thái, nhữngvai trò to lớn này được thể hiện ở một số điểm chính sau đây:

a Cung cấp nhiều loại lâm sản nhằm thỏa mãn các nhu cầu sản xuất và đờisống

Thứ nhất, cung cấp gỗ và các lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho nhu cầu sản xuấtvà đời sống

Thứ hai, cung cấp các loại động, thực vật rừng là các thực phẩm đặc sản phụcvụ nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp nhân dân

Thứ ba, cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh nâng cao sức khỏecon người

b Có ý nghĩa và vai trò trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái

Thứ nhất, làm chức năng sinh thủy và điều tiết nguồn nước khu vực đầunguồn ở các con sông, suối, điều hòa nguồn nước trên bề mặt trái đất

Thứ hai, làm chức năng hạn chế gió bão, lũ lụt, phòng chống hạn hán và samạc hóa , chống ô nhiễm môi trường nước mặt

Thứ ba, làm chức năng điều hòa khí hậu, làm trong sạch môi trường khôngkhí, đảm bảo sự cân bằng môi trường sinh thái Ngoài ra rừng còn đóng vai trò to

Trang 16

lớn trong hạn chế ô nhiễm tiếng ồn, một dải rừng 50m nằm dọc theo đường giaothông có khả năng làm giảm tiếng ồn 20 – 30 dB (độ nhạy âm thanh)

Thứ tư, góp phần to lớn vào việc hình thành và bảo vệ đất, chống xói mòn,đồng thời cũng là nguồn gen quý hiếm của nhân loại

c Là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học và mang ý nghĩa xã hộisâu sắc

Xét về khía cạnh nguồn tài nguyên rừng là một loại hình tài nguyên độc lập,trong đó rừng đóng vai trò là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng hàng đầu quyếtđịnh đến sự tồn tại và phát triển của ngành lâm nghiệp

Là nguồn thu nhập chính của đồng bào dân tộc miền núi, là cơ sở quan trọngđể phân bố dân cư, điều tiết lao động xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo choxã hội Nó còn chứa đựng nhiều vấn đề nghiên cứu và phân tích để đem lại hiệuquả kinh tế cao

Hệ sinh thái rừng là một môi trường đa dạng có liên quan trực tiếp đến cáchiện tượng tự nhiên trên Trái Đất

Ngoài ra, rừng và các tài nguyên rừng còn có vai trò đặc biệt quan trọngtrong việc bảo vệ các loại hình di tích lịch sử, nâng cao giá trị cảnh quan du lịch,đáp ứng nhu cầu giải trí du lịch của con người như du lịch sinh thái.

1.1.3.2 Vai trò của tài nguyên rừng ở huyện Thường Xuân

Rừng là một trong nguồn tài nguyên chủ yếu và chiếm vai trò quan trọngtrong việc phát triển kinh tế - xã hội huyện Thường Xuân, việc phát triển tàinguyên rừng có ý nghĩa thiết thực trên nhiều lĩnh vực:

Bảo vệ được diện tích rừng hiện có, tích cực trồng mới rừng trên đất trốngđồi núi trọc sẽ giúp nâng cao độ che phủ rừng một cách nhanh chóng, phát triểnrừng bền vững có tác dụng tích cực trong bảo vệ đa dạng sinh học của rừng, bảovệ môi trường sinh thái, phát huy tính năng của rừng trong việc phòng hộ chốngxói mòn, bảo vệ nguồn nước, giữ ẩm cho đất, góp phần bảo vệ mùa màng ổnđịnh cuộc sống của người dân trong huyện

Trang 17

Rừng là nơi tạo ra nhiều việc làm mang lại cuộc sống ấm no cho conngười, rừng cung cấp lâm sản, gỗ, đặc sản cho nhu cầu sử dụng thông qua sảnxuất chế tạo hàng hóa phục vụ cho người dân

Phát triển rừng không chỉ giữ vai trò trong phát triển kinh tế xã hội mà cònlàm cho người dân ngày càng gắn bó với rừng, có tác dụng tích cực trong việcbảo vệ trật tự xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện ổn định.

1.1.4 Phân loại tài nguyên rừng

Rừng được phân loại như sau:

* Rừng phòng hộ: Được sử dụng cho mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệđất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinhthái Rừng phòng hộ được chia làm 3 loại Rừng phòng hộ đầu nguồn, rừngphòng hộ trống cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng ven biển.

Rừng phòng hộ huyện Thường Xuân chiếm 31,45%cơ cấu diện tích rừng toànhuyện, với tổng diện tích là 28.612,41 ha , trong đó rừng trồng cs 1.091,25 ha,rừng tự nhiên có 25.743,08 ha (số liệu năm 2014) có vai trò quan trọng trongviệc phòng hộ đầu nguồn.

* Rừng đặc dụng: Được sử dụng cho các mục đích đặc biệt bảo tồn thiênnhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, bảo tồn nguồn gen động vật rừng, phục vụ côngtác nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nghỉ ngơicho du khách Rừng đặc dụng bao gồm các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiênnhiên, các khu văn hóa lịch sử và môi trường.

* Rừng sản xuất: Bao gồm các loại rừng sử dụng để sản xuất kinh doanh gỗ,lâm đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp môi trường sinh thái.

Tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng bao gồm cả tài nguyên sinh vật, đấtđai, khí hậu và cảnh quan Việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng trên thếgiới khác nhau tùy theo công nghệ, truyền thống và tập quán xã hội của từngvùng hoặc từng nước Sự văn minh của nhân loại kéo theo việc tăng cường sửdụng tài nguyên rừng mà trước hết là gỗ.

Trang 18

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng phát triển tài nguyên rừng trên thế giới

Trên Thế Giới, tài nguyên rừng có sự biến động mạnh mẽ cả về số lượng vàchất lượng, cả về mặt không gian và thời gian.

Hơn 3 thế kỷ qua gần ½ diện tích rừng đã bị biến mất, trong đó có 2/3 làrừng nhiệt đới Như vậy trung bình mỗi năm trên thế giới có khoảng 9,5 triệu harừng bị phá hủy Cùng với sự gia tăng dân số, kết quả diện tích rừng bình quântheo đầu người giảm mạnh: Năm 1650 có 13.2 ha/người đến năm 2000 chỉ cònlại 0,6 ha/người.

Độ che phủ rừng thấp nhất là Châu Á và Châu Phi còn tốc độ mất rừngnhanh nhất là Châu Phi (0,78 %/năm), sau đó đến Nam Mỹ (0,41 %/năm) vàChâu Á (0,22 %/năm)

Theo những dữ liệu mới nhất của tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc(FAO), hiện nay trên thế giới đã mất hơn 13 triệu ha rừng, chủ yếu là do chuyểnđổi diện tích rừng sang mục đích sử dụng khác, rừng hiện chỉ còn chiếm 31%tổng diện tích lục địa trên trái đất với tổng diện tích chưa đầy 4 tỷ ha

Như vậy, cho thấy diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp mà nguyên nhânchính là do dân số đông gia tăng dân số nhanh kết hợp với bùng nổ các quá trìnhđô thị hóa, công nghiệp hóa cùng với nhu cầu ngày càng tăng về đất trồng vànguồn nguyên liệu gỗ.

Ngoài diện tích rừng giảm thì sản lượng khai thác gỗ hàng năm trên thế giớicó xu hướng giảm dần nhất là đối với các nước đang phát triển.

Giá trị khai thác từ rừng trên toàn cầu ước tính hơn 130 tỉ USD với hơn 60triệu người lao động trong các ngành công nghiệp liên quan đến rừng.

Ngành trồng rừng trên thế giới có xu hướng tăng lên theo đánh giá của FAOtài nguyên rừng từ 17,8 triệu ha năm 1980 lên 43,6 triệu ha năm 1990 và đạt 187triệu ha năm 2000 như vậy trung bình mỗi năm trồng mới được 8,4 triệu ha.

Trang 19

Hiện nay trên thế giới có nhiều chính sách phát triển rừng nhằm khôi phục lạidiện tích rừng đã mất và giải quyết việc làm cho người dân.

1.2.2 Thực trạng tài nguyên rừng ở Việt Nam

Rừng ở nước ta có đặc trưng cơ bản là rừng nhiệt đới rất phong phú về loại ,có giá trị sinh khối và đa dạng sịnh học cao Song tài nguyên rừng nước ta đã bịsuy giảm nghiêm trọng Trong gần 50 năm từ năm 1943 đến năm 1990 trungbình mỗi năm nước ta mất từ 160 đến 200 nghìn ha rừng, độ che phủ giảm xuốngchỉ còn 27,7% Sau năm 1990 đến nay với các chính sách, biện pháp bảo vệ rừngvà trồng rừng mới của nhà nước đã đem lại nhiều kết quả tích cực độ che phủrừng tăng năm 2009 là 13,2 triệu ha với độ che phủ rừng chiếm 39,1% Dự tínhđến năm 2020 Việt Nam sẽ nâng độ che phủ rừng lên 45%, ổn định diện tíchrừng đặc dụng trên 2 triệu ha, phục hồi 0,62 triệu ha rừng tự nhiên, trồng thêm250.000 ha và tái sinh tự nhiên 750.000 ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, cải tạo350.000 ha rừng tự nhiên nghèo.

Sản lượng khai thác gỗ không tăng nhiều do chủ trương đóng cửa rừng bìnhquân 2,4 triệu m3/năm Đáng chú ý là cơ cấu sản lượng gỗ đã chuyển từ khai tháctự nhiên sang khai thác rừng trồng, sản lượng khai thác năm 2011 là 165.000m3,năm 2012 theo chỉ đạo của thủ tướng chính phủ dự kiến khai thác được khoảng200.000 m3 gỗ tự nhiên.

Tuy nhiên hiện nay diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp và chất lượng rừngngày càng bị suy giảm, nguyên nhân là do dân số nước ta tăng nhanh hoạt độngkhai thác rừng bừa bãi dẫn đến diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp.

Ở Thanh Hóa nguồn tài nguyên rừng từ năm 2006 đến nay có sự thay đổi vềdiện tích rừng và độ che phủ Năm 2000 diện tích rừng của Thanh Hóa cókhoảng 405.713 ha, nhưng đến năm 2007 diện tích rừng tăng lên 430.660 ha vàtrong tương lai còn tăng hơn nữa, trong nhưng năm qua do tỉnh có nhiều cácchính sách và dự án phát triển khuyến khích trồng rừng và phát triển kinh tế lâmnghiệp như dự án PAM 4304, dự án 327, dự án 661 Với việc thực hiện các dự

Trang 20

án trên đã góp phần bảo vệ diện tích rừng tự nhiên và tăng diện tích rừng trồngnâng cao độ che phủ rừng , với độ che phủ rừng năm 2010 là 43% phủ xanh đấttrống đồi núi trọc

Tình hình khai thác rừng hiện nay có nhiều biến động, hàng năm có thể khaithác 35.000 - 40.000 m3 (năm 2007) với xu thế khai thác gỗ rừng tự nhiên giảmxuống, khai thác gỗ rừng trồng tăng đây là việc làm đúng hướng của nghành lâmnghiệp Thanh Hóa, với việc phát triển nghành lâm nghiệp trong địa bàn tỉnh đãxuất hiện thêm nhiều các công ty, các cơ sở chế biến lâm sản góp phần vào giảiquyết việc làm, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống của người dân Tuynhiên, các cơ sở chế biến còn quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu chủ yếu là chế bếngỗ và lâm sản thô nên chất lượng sản phẩm không cao.

1.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu thực trạng phát triển tài nguyên rừng trên địabàn huyện Thường Xuân (về kinh tế - xã hội và tài nguyên môi trường)

Việc nghiên cứu trực trạng phát triển tài nguyên rừng trên địa bàn huyệnThường Xuân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cả về mặt kinh tế-xã hội lẫn môitrường.

Thứ nhất, về mặt kinh tế - xã hội giúp nâng cao thu nhập cho người dân, ổnđịnh và nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế của huyện nói riêng vàcủa tỉnh nói chung Ngoài ra còn thúc đẩy các nghành kinh tế khác phát triển.Tìm ra các giải pháp, định hướng phát triển cho nghành lâm nghiệp trong huyện Thứ hai, về mặt tài nguyên và môi trường nghiên cứu hiện trạng phát triển tàinguyên rừng cho thấy được vai trò và vị trí của nó đối với việc bảo vệ môitrường sinh thái, chống ô nhiễm môi trường

Trang 22

Chương 2: Thực trạng phát triển tài nguyên rừng trên địa bàn huyệnThường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

2.1 Giới thiệu về huyện Thường Xuân

Thường Xuân là một huyện miền núi nằm ở phía tây tỉnh Thanh Hóa cách tp.

Thanh Hóa 55km về phía tây, là một trong những huyện có đầy đủ hệ thống cácđường ranh giới hành chính.

- Phía Bắc giáp huyện Lang Chánh

- Phía Tây giáp tỉnh Nghệ An và Tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào)- Phía Đông giáp huyện Thọ Xuân

- Phía Nam giáp huyện Triệu Sơn, Như Xuân, Như Thanh

Trên địa bàn huyện có 17 đơn vị hành chính trong đó có 1 thị trấn và 16 xãtrong đô có 10 xã vùng cao, 3 xã vùng giữa, 3 xã vùng thấp

Tổng diện tích tự nhiên là 111.383,38 ha

Dân số 84.437 nghìn người (số liệu 2010) mật độ dân số vào khoảng 84người/ha.

Bảng 1: Thống kê các đơn vị hành chính huyện Thường Xuân

TT Đơn vị hành chính Dân số(nghìn người) Diện tích(ha)

Trang 23

15 X Xuân Chinh 2613 7334,87

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thường Xuân năm 2015)

2.2 Các nhân tố tác động đến phát triển tài nguyên rừng

2.2.1 Tác động của điều kiện tự nhiên (địa hình, đất, khí hậu, ) đến biếnđộng tài nguyên rừng

2.2.1.1 Địa hình

Toàn huyện thấp dần từ Tây Bắc và Tây xuống khu vực phía Đông vàNam Có nhiều dãy núi cao như Chòm Vịn xã Bát Mọt cao 1.442m so với mặtnước biển Địa hình bị chia cắt bởi các sông: sông Khao, sông Chu, sông Đặt,sông Đằn Có nhiều đồi bát úp, đất nông nghiệp nhỏ lẻ Các xã vùng cao chủ yếulà ruộng bậc thang không chủ động tưới tiêu, bị rửa trôi mạnh Có thể chia địahình làm 3 vùng sinh thái:

+ Vùng cao: gồm 4 xã: Bát Mọt, Yên Nhân, Xuân Chinh, Xuân Lẹ có độ

cao trung bình từ 500-700m.

+ Vùng giữa: Gồm 8 xã: Lương Sơn, Tân Thành, Xuân Thắng, Xuân Lộc,

Vạn Xuân, Luận Khê, Luận Thành, Xuân Cao có độ cao trung bình từ 150-200m.

Trang 24

2.2.1.3 Thủy văn

Thường Xuân có hệ thống sông ngòi khá phong phú, là nguồn tài nguyên lớnvề nguồn nước tưới đối với nông nghiệp; gồm có các sông sông Khao, sông Chu,sông Đặt, sông Đằn Hàng năm tổng lượng nước sông, suối cung cấp cho vùngước đạt 23 triệu m³ nước Tuy nhiên, do địa hình bị chia cắt nhiều, độ dốc lớnnên lượng nước phân bố không đều, có nơi thừa nhưng có nơi lại thiếu.

Sông Đặt, Sông Đằn có tổng chiều dài gần 100km; có diện tích lưu vựckhoảng 55 nghìn ha; tổng lượng dòng chảy lớn khoảng 1.276.488x106m3 Thuỷvăn phân bố không đều, tập trung vào mùa mưa nên thường gây ra lũ quét, sạt lở,xói mòn nghiêm trọng nếu không có độ che phủ.

2.2.1.4 Đất

Tổng diện tích tự nhiên: 111.380,80 (ha), trong đó: + Diện tích đất nông nghiệp: 99.113,83 (ha); + Diện tích đất phi nông nghiệp: 6.780,31 (ha); + Diện tích đất chưa sử dụng: 5.486,66 (ha) (Số liệu thống kê đất đai đến 01/01/2012).

Bảng 2 - Hiện trạng sử dụng đất huyện Thường Xuân năm 2015

( Đơn vị tính:ha)

Diện tích tự nhiên 111.380,801 Đât lâm nghiệp 90.991,532 Đất có rừng 85.301,57a Đất rừng tự nhiên 73.895,66b Đất rừng trồng 11.405,913 Đất chưa có rừng 5.689,964 Các loại đất khác 20.389,27

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thường Xuân năm 2015)Đất gồm các loại nhóm chính sau:

- Đất Feralit màu vàng, nâu vàng phát triển trên đá Mắcma axít.- Đất Feralit màu vàng phát triển trên đá trầm tích, biến chất.- Đất Feralit màu vàng phát triển trên đá vôi.

- Đất Feralit mùn phát triển trên núi cao.- Đất Feralit phát triển do trồng lúa.

2.2.2 Tác động của điều kiện kinh tế - xã hội2.2.2.1 Dân cư và lao động

Trang 25

Toàn huyện có 16 xã, 01 thị trấn với 143 thôn, bản và 05 khu phố;20.445hộ với 85.893 nhân khẩu, số người trong độ tuổi có khả năng lao động là43.736 người Gồm các dân tộc là Thái, Kinh, Mường: Dân tộc Thái 45.523người, chiếm 53%; Dân tộc Kinh 37.192 người, chiếm 43,3%; Dân tộcMường 3.178 người chiếm 3,7% (Số liệu dân số có đến 31/12/2011) Dân cưphân bố không đều, tập trung phần lớn ở vùng thấp, càng lên cao sự phân bốcàng thưa thớt; mật độ dân số bình quân là 76 người/km2, trong đó mật độ caonhất là ở Thị trấn Thường Xuân 1750 người/km2, mật độ dân số trung bình ở cácxã vùng cao là 55 người/km2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,97%/năm

Tổng số người trong độ tuổi lao động là 46.000 người, chiếm 54,5%; trongđó: Lao động nông nghiệp 32.200 người, chiếm 70%; Lao động chưa qua đàotạo chiếm80%; Lao động ở nông thôn 42.320 người, chiếm 92% Là huyện códân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động lớn, tập trung ở lĩnh vực sản xuấtnông nghiệp là chính, đa phần là lao động ở nông thôn; lao động nông nghiệpthời vụ; dân số tập chung ở các xã vùng giữa và thấp Huyện có 1 Trung tâmGDTX&DN chịu trách nhiệm về Giáo dục Bổ túc văn hóa và đào tạo nghề cholao động tại huyện, song công tác đào tạo nghề tại Trung tâm chưa thật sự manglại hiệu quả thiết thực trong đời sống sản xuất Nguyên nhân là Trung tâm chưađa dạng hóa các loại ngành nghề, mặt khác ngành nghề được đào tạo không phùhợp với tiềm năng và đặc điểm của địa phương, cơ sở vật chất phục vụ cho dạynghề còn thiếu thốn, đội ngũ cán bộ giảng dạy còn yếu và thiếu.

2.2.2.2 Văn hóa xã hội

Đến năm 2011, phổ cập Giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, trẻ em đến trườngđạt 98%, hoàn thành mục tiêu phổ cập THCS; có 8 trường chuẩn Quốc gia, nhiềutrung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả; công tác dạy nghề đượccủng cố về trường, lớp, đã mở nhiều lớp chuyển giao khoa học, kỹ thuật, họcnghề, từng bước đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực; đã khai trương 126 thôn,bản có nếp sống văn hóa; có 88 thôn, bản được công nhận đơn vị văn hóa cấp

Trang 26

huyện; hơn 70% số hộ gia đình là gia đình văn hóa Nhiều chương trình xóa đói,giảm nghèo được quan tâm, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 62,15% năm 2005 xuống còn39% năm 2011 Có 4 trạm tiếp phátt lại sóng truyền hình, tỷ lệ dân số được xemtruyền hình đạt hơn 90%; trang thiết bị của các trạm thu phát lại sóng truyềnhình còn thiếu, công suất nhỏ, chủ yếu chỉ thu, phát được 2 kênh truyền hìnhVTV1 và VTV3; có khoảng 15/17 số xã, bản có loa phát thanh công cộng; 90%dân số được nghe đài; khoảng 15% dân số luyện tập thể dục, thể thao thườngxuyên.

2.2.2.3 cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật

Một số chương trình trọng điểm được tích cực triển khai như: Chươngtrình 135, 134, 159, WB, Re II, Chương trình 30a… đầu tư chủ yếu vào giaothông, thủy lợi, nước sạch Hệ thống giao thông một vài năm trở lại đấy pháttriển khá, nhiều tuyến đường giao thông liên thôn, xã đã được đầu tư mới, đồngbộ Đường ô tô có 230 km, bao gồm Đường Hồ Chí Minh đi qua huyện dài gần13 km; tỉnh lộ 507 dài 70 km; tuyến đường Đồng Mới đi Bát Mọt dài 60 km;tuyến Bái Thượng - Cửa đạt 12 km; đường liên xã 35 km; tuy nhiên giao thôngliên xã và liên thôn còn kém phát triển, rất khó đi lại vào mùa mưa Thuỷ lợi có70 công trình gồm 5 trạm bơm, 25 hồ chưa lớn nhỏ, 24 đập đá xây và 04 đập đáxếp Mạng lưới điện gồm có 97 trạm biến áp (85 trạm hạ thế, 12 trạm trung thế),158 km đường dây cáp cao thế, 98 km đường dây, hiện 100% số xã, thị trấn cóđiện lưới quốc gia.

2.2.2.4 Đường lối chính sách

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và Lâm nghiệp nóiriêng, huyện có nhiều các chương trình, chính sách cũng như dự án để phát triểntài nguyên rừng như: chương trình dự án 327 trồng rừng sản xuất phủ xanh đấttrống đồi núi trọc, dự án 661 chương trình dự án trồng 5 triệu ha rừng chươngtrình này có 2 loại:

+ Trồng rừng phòng hộ

Trang 27

Sự phân bố địa hình với nhiều độ dốc điều này tạo điều kiện thuận lợi choviệc trồng rừng và khai thác rừng.

Đặc điểm khí hậu và Thủy văn tạo điều kiện cho Thường Xuân có một thảmthực vật phong phú với nhiều kiểu, loại rừng khác nhau thời gian sinh trưởng vàphát triển của cây rừng diễn ra quanh năm Tài nguyên đất phong phú phù hợpvới trồng rừng.

Người dân trong địa bàn huyện có nhiều kinh nghiệm trong trồng rừng vàphát triển rừng hơn nữa các cấp lãnh đạo huyện rất quan tâm tới phát triển rừngvừa đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội, vừa đảm bảo cân bằng môi trường và pháttriển bền vững Trong những năm gần đây, kinh tế huyện có nhiều bước pháttriển tiến bộ, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dich đúng hướng với việc chú trọngđầu tư đối với nghành kinh tế mũi nhọn, cơ sở hạ tầng ngày càng được hoànthiện và chú trọng đầu tư.

Trình độ dân trí cũng như học thức của người dân ngày càng được nâng cao,việc triển khai tập huấn cũng như cung cấp khoa học kỹ thuật cho người dân pháttriển rừng ngày càng được đẩy mạnh Tuyên truyền nâng cao ý thức của ngườidân trong việc bảo vệ rừng và phát triển rừng được chú trọng và tổ chức theonhiều hình thức.

Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện vànâng cao, tỷ lệ các hộ đói nghèo giảm đáng kể, y tế văn hóa ngày càng được phát

Ngày đăng: 22/08/2016, 19:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w