luận văn thạc sĩ Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học môn Giáo dục học cho sinh viên ở trường Cao đẳng Cần Thơ

106 1.4K 3
luận văn thạc sĩ Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học môn Giáo dục học cho sinh viên ở trường Cao đẳng Cần Thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự đổi mới kinh tế – xã hội, Đảng và nhà nước ta xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Giáo dục luôn là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội. Ở nước ta từ sau khi đổi mới, giáo dục đạt được những thành tựu cơ bản cả về quy mô và chất lượng. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần IX khẳng định: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào tự học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập”[44, 109]. Trong những năm qua, ngành giáo dục đã có những sự thay đổi về chương trình, nội dung, sách giáo khoa ở các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học. Sù đổi mới về chương trình, nội dung, sách giáo khoa ở giáo dục phổ thông đòi hái phải đổi mới cách dạy, cách học ở cao đẳng, đại học đồng thời cũng đặt ra vấn đề phải đổi mới trong cách dạy, cách học đối với sinh viên sư phạm. Mục tiêu giáo dục của nước ta là phát triển nhân cách con người toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, lao động. Từ luận điểm trên, chúng tôi cho rằng để nâng cao chất lượng giáo dục trước tiên phải nâng cao hiệu quả học tập mà cách học là một trong những yếu tố cơ bản quyết định chất lượng học tập. Học cách học để học suốt đời “học nữa, học mãi”, học tất cả những gì cần thiết cho cuộc sống trở thành một trong những mục tiêu quan trọng trong dạy học nói chung và ở trường phổ thông nói riêng. Chóng ta đang sống trong thời đại mà lượng thông tin tăng theo cấp số nhân, chất lượng thông tin được đặt lên hàng đầu. Nhà trường không thể đưa tất cả những kiến thức cần thiết cho cuộc sống vào dạy cho học sinh trong 1 thời gian ngồi trên ghế nhà trường và cũng không có nhà trường nào có thể dạy cho học sinh tất cả những kiến thức đó. Kiến thức trong sách giáo khoa luôn lạc hậu so với thực tiễn. Mặt khác, nhu cầu học tập của các cá nhân là khác nhau vì các lĩnh vực hoạt động trong đời sống xã hội là vô cùng phong phó, đa dạng và luôn thay đổi. Quan niệm “một lần học để dạy học suốt đời” đã lỗi thời. Khả năng tự học trở thành tài nguyên vô cùng quí giá của mỗi cá nhân và của cả dân téc. Ở nước ta, khả năng tự học được phát huy qua từng thời kỳ lịch sử và trở thành truyền thống dân téc. Dạy học ngày nay là thông qua dạy những nội dung cơ bản, tối thiểu, cần thiết để dạy cách học, học cách học nhằm phát huy ở người học tính tích cực, chủ động, sáng tạo. “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” đã trở thành mét trong các mục tiêu quan trọng của nhà trường. “Người được giáo dục ngày nay là người đã học được cách học, học được cách thích ứng và thay đổi”. [5, 67] Sinh viên sư phạm là những giáo viên tương lai. Biết cách học vừa là phương tiện để họ tự học, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho mình, vừa là phương tiện để dạy cách học, dạy kỹ năng học cho học sinh. Chỉ khi giáo viên biết cách học mới có khả năng dạy cho các thế hệ học sinh biết cách học. Trong thời đại mới “người thầy không phải là người bán lẻ thông tin, người thầy là người cung cấp những cái chìa khóa cho phép học sinh mở cửa vào kho tàng tri thức của chính họ” [28, 236]. Đó cũng là con đường trực tiếp nâng cao chất lượng dạy học ở các trường phổ thông. Tự học là hình thức cá nhân tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức của bản thân. Tự học không chỉ giúp người học mở rộng, đào sâu những điều đã học mà còn là con đường chủ yếu để rèn luyện các kỹ năng, vận dụng, hình thành phẩm chất năng lực cá nhân. Bởi vậy, tự học là hoạt động không thể thiếu của sinh viên đại học nói chung và sinh viên sư phạm nói riêng. Thực tiễn giáo dục đã chứng minh rằng, chất lượng và hiệu quả giáo dục được 2 nâng cao khi và chỉ khi người học tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Muốn chủ động, tích cực người học phải biết các kỹ năng học cơ bản, biết phương pháp học. Có phương pháp học, người học có thể học tất cả những gì cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần và nghề nghiệp. Vì vậy, có thể nói rằng kỹ năng tự học, năng lực “tự đào tạo” là mét trong những kỹ năng sống trong thế kỷ XXI. Trong những năm gần đây, có một số công trình nghiên cứu về vấn đề tự học của Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Phan Trọng Luận, Phan Trọng Ngọ, Vũ Quốc Chung, Thái Duy Tuyên và nhiều tác giả khác Các công trình đã đề cập đến các khái niệm cơ bản, lợi Ých, giá trị của hoạt động tự học; kỹ năng học tập; phân loại các kỹ năng; hình thành kỹ năng học tập. Cã một số luận văn nghiên cứu về hoạt động tự học của học sinh, sinh viên và đều quan tâm đến vấn đề phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học, đưa ra các nhóm biện pháp rèn luyện cho người học những kỹ năng học tập. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu mà các tác giả đưa ra còn mang tính khái quát. Các môn học đều có các phương pháp đặc trưng khi làm việc với các nguồn tri thức khác nhau. Vì thế cần phải có những nghiên cứu để hình thành và rèn luyện những kỹ năng học cơ bản, hình thành phương pháp học cho sinh viên. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi tại trường Cao đẳng Cần Thơ (CĐCT) cho thấy, kỹ năng học những môn nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt là môn Giáo dục học của sinh viên ở mức thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Một trong những nguyên nhân cơ bản là sinh viên chưa nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tự học môn Giáo dục học (GDH), chưa nắm được quy trình hành động của các kỹ năng học để có thể tự học; nhà trường, giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến việc dạy kỹ năng học cơ bản môn GDH cho sinh viên. Như vậy, muốn nâng cao chất 3 lượng học tập nói chung và nâng cao chất lượng học tập môn GDH nói riêng thì vấn đề quan trọng hiện nay là cần có những biện pháp cụ thể nâng cao chất lượng tự học môn GDH cho sinh viên trường Sư phạm. Từ những lý do trên, chúng tôi đã lùa chọn nghiên cứu “BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TÙ HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ”. 2. Mục đích nghiên cứu Nâng cao chất lượng tự học môn Giáo dục học của sinh viên trường Cao đẳng Cần Thơ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề kỹ năng học môn GDH của sinh viên trường CĐCT Nghiên cứu thực trạng vấn đề kỹ năng học môn GDH của sinh viên trường CĐCT Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng học môn GDH cho sinh viên trường CĐCT. Thăm dò ý kiến cán bộ giáo viên về các biện pháp đã đề xuất 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn GDH ở trường CĐCT Đối tượng nghiên cứu: Các mối quan hệ giữa hoạt động dạy, hoạt động học với nội dung môn GDH nhằm đề xuất các biện pháp dạy kỹ năng tự học cho sinh viên trường CĐCT. 5. Phạm vi nghiên cứu Trong điều kiện thời gian cho phép đối với mét luận văn thạc sĩ, chóng tôi giới hạn nghiên cứu về kỹ năng học cơ bản đối với môn GDH của sinh viên sư phạm và điều tra trên sinh viên năm thứ 2 tại trường CĐCT. 4 6. Giả thuyết khoa học Nếu nâng cao trình độ nhận thức về vai trò tự học môn GDH, trang bị cho sinh viên quy trình học đối với từng kỹ năng học cơ bản thì có thể hình thành được kỹ năng tự học môn Giáo dục học cho sinh viên CĐCT. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Chúng tôi tiến hành tổng hợp và phân tích một số kết quả nghiên cứu về hoạt động tự học, kỹ năng học cơ bản môn GDH: Các tài liệu liên quan đến dạy học môn GDH, đến kỹ năng học cơ bản. Các công trình nghiên cứu khoa học giáo dục, các tạp chí, tài liệu liên quan. 7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Quan sát theo dõi thực tế và diễn biến về học tập, hoạt động tù học môn GDH của sinh viên. Sử dụng phiếu thăm dò thực trạng nhận thức, phương pháp học môn GDH của sinh viên trường CĐCT. Thăm dò ý kiến giáo viên về tính khả thi của các biện pháp rèn luyện kỹ năng học môn GDH. Phân tích thực trạng nhận thức cũng nh thực trạng phương pháp học môn GDH của sinh viên các líp sư phạm K31: Địa - Sử, Toán - Lý, Văn - sử, Thể dục. 7.3 Phương pháp thống kê Chúng tôi sử dông phương pháp thống kê bằng phần mềm SPSS để xử lý kết quả đã điều tra. 5 8. Cấu tróc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành ba chương. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG HỌC 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Nghiên cứu vấn đề dạy và học cách học 1.1.2 Nghiên cứu vấn đề kỹ năng và kỹ năng học tập 1.2 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 1.2.1 Môn GDH trong chương trình đào tạo giáo viên CĐSP 1.2.2 Hoạt động dạy học 1.2.3 Hoạt động học 1.2.4 Kĩ năng học môn GDH Kết luận chương 1 Chương 2 THỰC TRẠNG KỸ NĂNG HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ 2.1. Khái quát về trường Cao đẳng Cần Thơ 2.1.1 Thực trạng về đội ngò 2.1.2 Thực trạng về công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên 2.1.3 Thực trạng về cơ sở vật chất 2.1.4 Thực trạng về công tác phối hợp với đoàn thể 2.2 Thực trạng vấn đề tự học môn Giáo dục học của sinh viên 2.2.1 Thực trạng nhận thức của sinh viên về tự học môn GDH 2.2.2 Thực trạng về cách học môn GDH của sinh viên 2.2.3 Thực trạng mức độ nắm vững quy trình học môn Giáo dục học của sinh viên 6 2.2.4 Kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên năm 2007 - 2008 Kết luận chương 2 Chương 3 BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ 3.1 Một số yêu cầu cơ bản đối với các biệp pháp 3.2 Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng học môn Giáo dục học cho sinh viên 3.2.1 Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về tự học cho sinh viên 3.2.2 Nhóm biện pháp rèn luyện kỹ năng hoạt động nhận thức cho sinh viên 3.2.3 Nhóm biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học 3.2.4 Nhóm biện pháp rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục 3.2.5 Nhóm biện pháp rèn luyện kỹ năng học qua bài tập nghiên cứu 3.3 Thăm dò ý kiến cán bộ giáo viên về các biện pháp đã đề xuất Kết luận chương 3 KẾT LUẬN VÀ KHUYÕN NGHỊ 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG HỌC 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu Hiện nay, trong khoa học giáo dục có nhiều công trình đã nghiên cứu về vấn đề tự học, kỹ năng học ở các cấp độ khác nhau tạo nên sự đa dạng về thể loại và sự phong phú về nội dung tri thức trong lĩnh vực này. 1.1.1 Nghiên cứu vấn đề dạy và học cách học Khi trình độ xã hội phát triển ngày càng cao, tính tự chủ, năng động, sáng tạo ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển nhân cách cá nhân. Để đáp ứng yêu cầu đó trong cải tiến dạy học cần phải chuyển từ quan điểm hoạt động dạy truyền thô kiến thức là chủ yếu sang hoạt động học tự chiếm lĩnh kiến thức kỹ năng của người học là chủ yếu. Dạy và học cách học có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử giáo dục của nhân loại. Tự học không phải là vấn đề mới mẻ trong lý luận và thực tiễn dạy học. Có nhiều tác giả nghiên cứu tự học từ nhiều góc độ khác nhau. Nhiều tác giả xem xét tự học nh mét hình thức tổ chức dạy học gắn với sự tổ chức định hướng chỉ đạo của giáo viên trong quá trình hoạt động nhận thức của người học. Nghĩa là, khi người học tự giác, tích cực, chủ động trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức bằng các thao tác hành động bên ngoài và các thao tác tư duy được gọi là tự học. Học theo quan niệm này đồng nghĩa với tự học. Một số tác giả quan niệm tự học chỉ xảy ra khi người học độc lập hoạt động không có sự hỗ trợ của người khác. Nhưng các tác giả đều thống nhất quan niệm các kỹ năng học tập (kỹ năng cơ bản) là điều kiện quan trọng đảm bảo tự học có kết quả. Ở phương Tây, ngay từ thời cổ đại, trong quá trình truyền thụ kinh nghiệm xã hội cho thế hệ sau, các nhà khoa học đã rất quan tâm đến tính tích 8 cực, chủ động, sáng tạo của người học. Điều đó được thể hiện qua quan điểm của các nhà giáo dục. Socrate đề ra phương pháp “đỡ đẻ” trong quá trình giáo dục. Đó là cách người dạy khơi gợi, dẫn dắt để người học tù khám phá ra chân lý. J. A. Comenki (1592 – 1670) nhà giáo dục lỗi lạc thế kỷ XVII đòi hỏi người dạy phải phát huy được tính tích cực của học sinh, làm thế nào để học sinh hứng thó học tập. Ông còn đÒ ra một số nguyên tắc dạy học mà giá trị của nó vẫn còn ý nghĩa thực tiễn cho đến ngày nay: nguyên tắc đảm bảo tính trực quan trong dạy học, nguyên tắc đi từ cái chung đến cái riêng, nguyên tắc tôn trọng đặc điểm đối tượng. Sau J. A. Comenki, đến thế kỷ XVIII – XIX các nhà giáo dục nh J.J Rútxô, J. H Petxtalôxi, A Distecvec, J. Dewey đều hướng đến tính tích cực, động lập sáng tạo trong quá trình phát triển trí tuệ của người học. Tư tưởng giáo dục vì cuộc sống sáng tạo của Makiguchi; mục tiêu giáo dục theo bốn trụ cột mà UNESCO (học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình, học để làm người) còng đã khẳng định vai trò của việc phát huy tính tích cực chủ động, khả năng tự học là rất cần thiết trong xã hội thông tin, xã hội học tập. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, sau cách mạng tháng mười Nga thành công, N.K. Crupxcaia (1869 – 1939) đã chỉ rõ tầm quan trọng của học tập thông qua tự giáo dục. Bà coi mục tiêu chủ yếu của phương pháp giảng dạy là thôi thúc người học suy nghĩ độc lập và hoạt động tập thể theo cách có tổ chức, nhận thức được hiệu quả hành động của mình và phát triển cao độ óc sáng kiến. [42, 229] Ở nước ta, vấn đề dạy tự học, tổ chức hoạt động tự học nhằm phát huy tích tích cực, chủ động của người học nhằm đào tạo ra những người lao động sáng tạo rất được sự quan tâm của các tác giả như Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Quốc Chung, Trần Bá Hoành, Thái Duy 9 Tuyên, Nguyễn Quang Huỳnh, Nguyễn Thị Tính v v Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX đã nêu cao khẩu hiệu trong nhà trường là “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Tinh thần đó tiếp tục được phát huy và ngày một nâng cao hơn. Khi trình độ xã hội ngày càng phát triển, xã hội thông tin buộc mỗi cá nhân phải luôn thích ứng nhanh với cuộc sống đầy biến động. Vì vậy, mỗi người phải trang bị cho mình những kỹ năng sống cơ bản. Một trong những kỹ năng đó là kỹ năng tự học, tự đào tạo. Các nhà tâm lý học hoạt động đã chứng minh hoạt động giữ vai trò quyết định trực tiếp trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Mặt khác, mục đích cuối cùng của giáo dục, dạy học là phát triển trí tuệ và các phẩm chất nhân cách của người học. Để có được tri thức thật sự, người học phải tích cực, chủ động, nhập cuộc vào hoạt động để tạo nên sản phẩm giáo dục của chính mình. Nhờ đó mà có thể tiếp thu được những kiến thức mới, những kỹ năng mới và phương pháp học mới. Cái mới đó sẽ bồi dưỡng được cho người học có cách nhìn đúng đắn về tự nhiên, xã hội, con người, công việc và bản thân. 1.1.2 Nghiên cứu vấn đề kỹ năng và kỹ năng học tập Từ lâu vấn đề kĩ năng đã được các nhà tâm lý học và Giáo dục học quan tâm nghiên cứu theo nhiều cấp độ khác nhau: một là, nghiên cứu kĩ năng ở mức độ lý thuyết mang tính khái quát; hai là, nghiên cứu kĩ năng cơ bản với các nguồn tri thức và ở mức độ cụ thể khi học với các bài của từng môn học. Hướng thứ nhất, nghiên cứu kỹ năng ở mức độ khái quát. Đại diện cho hướng nghiên cứu này có Ia Ganperin ,V. A Crutexki, P. V Petropxki, L.F.Kharlamov, P. Ia Ganperin, Ilina Hướng thứ hai, nghiên cứu kỹ năng cơ bản có các tác giả như D B. Elkonin, V. V Davưdốp, A. K. Markova, Vũ Trọng Rỹ, Đặng Thành Hưng, 10 [...]... GDH nhằm nâng cao chất lượng tự học cho sinh viên còn chưa được quan tâm nghiên cứu trong các trường Cao đẳng sư phạm nói chung và trường CĐCT nói riêng Đây là một trong những lý do tác giả chọn nghiên cứu đề tài Biện pháp rèn luyện kỹ năng tù học môn Giáo dục học cho sinh viên ở trường Cao đẳng Cần Thơ' ' 11 1.2 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu 1.2.1 Môn Giáo dục học trong chương... duy khoa học và hình thành khả năng tự học Tự học để giúp người khác tù học “Không biết đường mà dẫn sẽ đi sai hướng” Còng nh thế, giáo sinh sư phạm là những giáo viên tương lai, vì thế không thể dạy cho học sinh cách tự học nếu bản thân không biết về nã Giáo viên giữ vai trò chủ đạo, chỉ cách học cho học sinh vì vậy trong quá trình hướng dẫn học sinh học tập, giáo viên phải biết cách tự học mới có... dạy ; Kỹ năng đánh giá kết quả học tập của học sinh ; Kỹ năng làm công tác chủ nhiệm líp ; Kỹ năng tự học nâng cao trình độ Sau khi học GDH nếu sinh viên nắm được kỹ năng thực hành, chứng tỏ họ đã nắm được lý thuyết, nghĩa là sinh viên đã đạt được các mục tiêu học để biết, học để làm * Học để tự khẳng định mình Tự khẳng định được mình khi sinh viên đã thực hiện được tốt mục tiêu học để biết, học để... dạy học Đây là một trong những cơ sở ban đầu để sinh viên học tốt môn GDH * Học để làm Kết quả học tập của sinh viên đối với môn GDH được đánh giá bằng điểm số Học để làm là sinh viên phải biết vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng của các môn học để thực hiện nhiệm vụ cơ bản của một giáo viên là giảng dạy, làm công tác giáo dục và tự học, tù nghiên cứu Vì vậy học để làm thể hiện ở những kỹ năng. .. học bộ môn, kỹ năng vận dụng lý thuyết vào bài tập thực hành Nhìn chung, các tác giả đều lựa chọn lý luận làm cơ sở cho việc đề xuất các kỹ năng dạy học tương ứng, đề xuất các biện pháp để dạy kỹ năng học tập cho học sinh Mục đích đều hướng đến dạy cho người học những phương pháp học cơ bản, tối thiểu đủ khả năng để thích ứng trong cuộc sống đầy biến động Tuy nhiên, nghiên cứu kỹ năng tù học môn GDH... soạn giáo án ; lùa chọn phương pháp để nâng cao chất lượng phối hợp hoạt động dạy học trên líp và trang bị cho học sinh các kiến thức, kỹ năng cơ bản để nâng cao chất lượng tự học của học sinh Chúng tôi cho rằng, dạy học hướng vào người học (tăng cường hoạt động chiếm lĩnh tri thức của học sinh) cần tác động đồng thời vào cả ba khâu soạn giáo án, phối hợp dạy học trên líp và hoạt động tự học của học sinh. .. tiện, trình độ người học, quỹ thời gian người giáo viên biết lùa chọn những phương pháp dạy học phù hợp nhằm đem lại hiệu quả dạy học cao nhất Đối với môn GDH, để dạy người học nắm vững kỹ năng học cơ bản, giáo viên căn cứ vào tính chất, đặc điểm của từng bài học, từng môn học để soạn giáo án theo hướng rèn kỹ năng học cơ bản 17 Giáo viên lùa chọn phương án tối ưu cho từng bài học được tiến hành theo... kỹ năng cơ bản (hay năng lực chuyên biệt) đối với các công việc đó Học để làm đối với sinh viên sư phạm là: 13 Biết kỹ năng soạn giáo án; Kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học trên líp; Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục; Kỹ năng lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học; Kỹ năng tiến hành bài tập nghiên cứu khoa học ; Kỹ năng phát hiện đặc điểm líp, trình độ học sinh, nhu cầu, hứng... học một môn “Những kỹ năng chung, có khả năng di chuyển rộng được sử dụng để học nhiều môn hoặc sử dụng nhiều trong khi học một môn được gọi là kỹ năng học cơ bản” [9,11] Tóm lại, trong quá trình nhận thức người học cần có kỹ năng học cơ bản Có bao nhiêu loại hành động học thì có Ýt nhất chõng Êy kỹ năng Khi nắm được nhiều kỹ năng học cơ bản, người học có khả năng vận dông linh hoạt, sáng tạo các kỹ. .. như kỹ năng thực hành của bản thân Nói cách khác thực tế, thực tập giúp sinh viên thực hành nghề nghiệp tốt nhất Đây là một trong những thời gian để giáo sinh có thể chuẩn bị tốt nhất cho việc trở thành giáo viên Sắp xếp thời gian học trên líp, tự học hợp lý để sinh viên có thời gian tự học, tự nghiên cứu Sắp xếp thời gian, lịch học cần thiết để việc học của sinh viên được đảm bảo Khi nào học những môn . biện pháp rèn luyện kỹ năng học môn Giáo dục học cho sinh viên 3.2.1 Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về tự học cho sinh viên 3.2.2 Nhóm biện pháp rèn luyện kỹ năng hoạt động nhận thức cho sinh viên 3.2.3. sở lý luận về vấn đề kỹ năng học môn GDH của sinh viên trường CĐCT Nghiên cứu thực trạng vấn đề kỹ năng học môn GDH của sinh viên trường CĐCT Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng học môn. NĂNG TÙ HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ”. 2. Mục đích nghiên cứu Nâng cao chất lượng tự học môn Giáo dục học của sinh viên trường Cao đẳng Cần Thơ. 3. Nhiệm vụ nghiên

Ngày đăng: 18/04/2015, 10:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Lý do chọn đề tài

  • 2. Mục đích nghiên cứu

  • 3. Nhiệm vụ nghiên cứu

  • 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

  • 5. Phạm vi nghiên cứu

  • 6. Giả thuyết khoa học

  • 7. Phương pháp nghiên cứu

  • 8. Cấu tróc luận văn

  • 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

    • 1.1.1 Nghiên cứu vấn đề dạy và học cách học

    • 1.1.2 Nghiên cứu vấn đề kỹ năng và kỹ năng học tập

    • 1.2 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu

      • 1.2.1 Môn Giáo dục học trong chương trình đào tạo giáo viên Cao đẳng sư phạm

      • 1.2.2 Hoạt động dạy học

      • 1.2.3 Hoạt động học

      • 1.2.4 Kỹ năng học môn Giáo dục học

      • KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

      • 2.1 Khái quát về trường cao đẳng Cần Thơ

        • 2.1.1 Thực trạng vÒ đội ngò

        • 2.1.2 Thực trạng vÒ công tác đào tạo – bồi dưỡng giáo viên

        • 2.1.3 Thực trạng vÒ cơ sở vật chất

        • 2.1.4 Thực trạng về công tác phối hợp với đoàn thể

        • 2.2 Thực trạng vấn đề tự học môn Giáo dục học của sinh viên

          • 2.2.1 Thực trạng nhận thức của sinh viên về tự học môn Giáo dục học

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan