Phạm vi đề tài : Lựa chọn đề tài “ Hướng dẫn học sinh làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ” là tôihướng đến việc rèn luyện năng lực cảm thụ tác phẩm và kỹ năng viết bài văn cho họcsin
Trang 1
PHÒNG GIÁO DỤC EAKA TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.
Trang 3
LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài :
Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy ở học sinh bậc trung học cơ sở khả năng cảmthụ tác phẩm (đặc biệt là tác phẩm thơ) và kỹ năng tạo lập văn bản có chiều hướng giảmsút Hơn nữa khi lên bậc trung học phổ thông học sinh sẽ sử dụng nhiều đến kiến thức vềnghị luận tác phẩm Vì vậy chúng tôi chọn đề tài “ Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghịluận về đoạn thơ, bài thơ”để nghiên cứu, tìm tòi cách dạy hữu hiệu và có tính khả thi vớimong muốn cải tiến phương pháp dạy học môn ngữ văn theo hướng tích cực
2 Phạm vi đề tài :
Lựa chọn đề tài “ Hướng dẫn học sinh làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ” là tôihướng đến việc rèn luyện năng lực cảm thụ tác phẩm và kỹ năng viết bài văn cho họcsinh Nhưng trước hết phải giúp học sinh thấy được vẻ đẹp của tác phẩm thơ ca Từ đóhình thành sự yêu thích thơ ca Sau đó mới rèn luyện năng lực cảm thu ïtác phẩm và viếtnhững hiểu biết của mình về tác phẩm thơ ca đó thành bài văn nghị luận Tức là giúp họcsinh phát hiện những tín hiệu thẩm mỹ và biết cách phân tích để thấy được cái hay, cáiđẹp của tác phẩm thơ ca Sau đó là tạo lập văn bản nghị luận dựa trên những hiểu biết
Trang 4
của mình về tác phẩm đó Tóm lại, “ Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về đoạnthơ, bài thơ” là bước đầu hình thành và rèn luyện năng lực văn chương ở học sinh trunghọc cơ sở
PHẦN THỨ NHẤT: THỰC TRẠNG
1 nghiên cứu tình hình :
Học sinh lớp 9 ( lớp cuối bậc trung học cơ sở ) là những học học sinh ở lứa tuổi nhạybén với hay, cái mới lạ Đây cũng là lứa tuổi thích tìm tòi, khám phá, vẻ đẹp văn chươngsẽ giúp các em hứng thú hơn với môn học ngữ văn Một đặc điểm nữa trong tâm lý học
sinh trung học cơ sở là muốn được khẳng định mình và tập làm người lớn Điều này thuận
lợi cho việc giúp các em bước đầu định hình cách viết, văn phong cho mình khi tạo lậpvăn bản
Cùng với tâm lý học sinh trung học cơ sở, hệ thống chương trình ngữ văn ở các lớpdưới đã giúp học sinh lớp 9 có những kiến thức cơ bản để thực hiện bài văn nghị luận vềtác phẩm thơ Nếu các nội dung lập luận giải thích, lập luận chứng minh ở lớp 7, kiểu bàithuyết minh ở lớp 8, học sinh tiếp thu tốt thì đó sẽ là cơ sở thuận lợi cho việc dạy kiểu bàinghị luận về đoạn thơ, bài thơ ở lớp 9
Trang 5
Dựa trên cơ sở đặc điểm tâm lý và nội dung chương trình ngữ văn bậc trung học cơ sởchúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “ Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận vềđoạn thơ, bài thơ” ở lớp 9
2 Thực trạng tình hình.
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm cứ đến bài viết văn nghị luận về bài thơ, đoạn thơ làchất lượng điểm bài kiểm tra rất thấp, thoạt đầu bản thân nghĩ do học sinh lười học, chủquan nên dẫn đến kết quả như vậy Nhưng hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều năm nênbản thân nhận thấy ở đây tồn tại một vấn đề về phương pháp làm văn nghị luận? Sau đâylà bảng thống kê điểm bài kiểm tra loại này trong một số lớp học ở vài năm gần đây:
stt Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Lớp Ts học sinh Trên TB Lớp Ts học sinh Trên TB Lớp Ts học sinh Trên TB
1 9A1 47 21 9A1 48 25 9A1 45 23
2 9A5 44 19 9A2 47 20 9A4 48 21
3 9A6 41 15 9A4 43 17 9A6 44 19
4 9A8 45 18 9A6 41 19 9A7 42 16
3 Đối tượng nghiên cứu :
Đề tài “ Cách làm bài văn nghị luận về đoạn thơ , bài thơ” được nghiên cứu, thực
hành ở lớp 9 Trường THCS Phan Chu Trinh Trong quá trình thực hiện chúng tôi có kiểm
Trang 6
tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và có những điều chỉnh kịp thơiø Đề tài được thực từngày 01/12/2007 đến ngày 05/05/2008 hoàn thành bản thảo đề tài ngày 01/12/2009
4 Phương pháp nghiên cứu :
Đề tài được thực bằng cách đem lý thuyến áp dụng vào thực tế, có điều chỉnh bổ sung
và từ thực tiễn rút ra phương pháp luận cuối cùng Quá trình nghiên cứu, thực hành tôi sửdụng các phương pháp dạy học sau :
- Thuyết trình giảng giải
- Vấn đáp tìm tòi
- Hợp tác trong từng nhóm nhỏ
PHẦN THỨ HAI:CÁC GIẢI PHÁP
1.Nghị luận về đoạn thơ , bài thơ là gì ?
Nghị luận là bàn, đánh giá cho rõ về một vấn đề nào đó Vậy nghị luận về đoạn thơ,bài thơ là bàn, đánh giá những gì ?
Một bài thơ thường có dung lượng nhỏ nhưng chứa đựng nội dung lớn Vì vậy mỗibài thơ thường có nhiều tầng ý nghĩa Để hiểu được các tầng nghĩa của một bài thơ ngườiđọc phải hiểu được các từ ngữ trong bài thơ đó Ngôn từ trong thơ ca thường mang nhiềusắc thái ý nghĩa nên có tác dụng chuyển tải nội dung rất phong phú Một yếu tố khác cấuthành nội dung bài thơ là hình ảnh trong thơ ( tức là hình tượng yhơ ) Hình tượng thơ có
Trang 7
thể mang ý nghĩa cụ thể, có thể có ý nghĩa khái quát hoặc cùng lúc vừa có ý nghĩa kháiquát vừa có ý nghĩa cụ thể Nó giúp tác giả bộc lộ tư tưởng, tình cảm của mình Bằnghình tượng thơ, tác giả có thể biến vấn đề cá nhân thành vấn đề mang tính xã hội và cógiá trị lịch sử Cùng với các yếu tố trên, yếu tố giọng điệu, nhịp điệu thơ cũng có vai tròquan trọng Nó thể hiện cảm xúc tâm trạng của tác giả và làm tăng tính nhạc cho bài thơ.Ngoài ra còn có nhiều yếu tố quan trọng khác như thể thơ, cách gieo vần…
Như vậy nghị luâïn về đoạn thơ, bài thơ là đánh giá về giá về giá trị nội dung và nghệthuật của đoạn thơ, bài thơ đó Mà giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ được thể hiệnqua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nhịp điệu … trong bài thơ Do đó nghị luận về đoạn thơ,bài thơ phải bắt đầu từ các yếu tố cấu thành giá trị nội, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơcó ý kiến đánh giá của người nghị luận
2 Những vấn đề cơ bản để thực hiện bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ :
Thơ ca có đặc trưng riêng của nó Kiểu bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cũng cónhững yêu cầu riêng Theo chúng tôi, để giảng dạy kiểu bài này người dạy phải hệ thốngvà nắm vững những vấn đề cơ bản để thực nghị luâïn về đoạn thơ, bài thơ
Qua quá trình nghiên cứu, tìm tòi và thực hiện tôi rút ra những vấn đềø cơ bản sau đây :
2.1 Kiến thức :
Trang 8
Để thực hiện nghị luận về đoạn thơ, bài thơ đòi hỏi người làm phải có kỹ năngphân tích tổng hợp và lập luận tốt Cùng với đó là khả năng liên hệ, tích hợp kiến thứccác phân môn, các môn học linh hoạt
2.1.1 Phân môn tập làm văn:
Giáo viên phải nắm vững, yêu cầu học sinh nắm được và hướng dẫn học sinh vận
dụng tốt kiến thức tập làm văn đã học từ đầu cấp học cho đến khi học kiểu bài nghị luậnvề đoạn, bài thơ
Phương pháp lập luận giải thích giúp học sinh giải thích nội dung ý nghĩa từ ngữvà hình tượng thơ Nghị luận chứng minh là cách làm sáng tỏ những nhận định của họcsinh trong bài làm Các kiểu thuyết minh giúp rèn luyện kỹ năng lập luận Đặc biệt kiểubài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo đức lối sống sẽ giúp học sinh có cách đưa ranhận xét, đánh giá hợp lý và chính xác nhất
Mỗi bài tập làm văn đều có tác dụng đối với kiểu bài tập làm văn tiếp theo Vìvậy giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh vận dụng một cách tích cực, có hiệu quảkiến thức đã học Để thực hiện điều này thì tất cả giáo viên dạy bộ môn ngữ văn ở cáckhối lớp đều phải chú ý rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành cho họcsinh
2.1.2 Phân môn văn học:
Trang 9
Đây là phân môn cung cấp dữ liệu văn chương cho học sinh làm bài Vì vậy giáo
viên phải chú ý giảng dạy, gợi mởđể học sinh lĩnh hội được cái hay, cái đẹp, những thành
công, hạn chế của tác phẩm Vì chương trình ngữ văn mới không sắp xếp trình bày cáctác phẩm theo thời kỳ văn học mà sắp xếp theo phương thức biểu đạt Do đó, khi giảngdạy giáo viên phải phát huy tính sáng tạo trong dạy học Đó là từng bước cung cấp kiếnthức về quan niệm thẩm mỹ, tâm lý tiếp nhận của người đọc ở mỗi thời đại Điều nàykhông dễ nhưng có thể từng bước thực hiện được Nếu học sinh không hiểu những luậttục cổ hủ và thân phận thấp hèn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thì khó đồngcảm với những đau thương mất mát mà Thúy Kiều ( “Truyện Kiều” – Nguyễn Du) vàcủa Vũ Thị Thiết (“ Chuyện Nười Con Gái Nam Xương” Nguyễn Dữ ) phải gánh chịu.Học sinh không biết những chuẩn mực sống đẹp của người phụ nữ trong xã hội phôngkiến thì cũng khó rung động trước những bi kịch của những nhân vật phụ nữ kể trên.Tương tự như vậy, để học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của chàng trai Lục Vân Tiên
(Truyện Lục Vân Tiên- Nguyễn Đình Chiểu ), giáo viên nhất thiết phải cung cấp quan
niệm sống đẹp của người trai đất Việt trong xã hội phong kiến Khi học sinh hiểu quanniệm thẩm mỹ của nhân ta trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ thì việc cảm thụ vẻ đẹpcủa người lính trong bài thơ “ Đồøng chí” ( Chính Hữu ) và “ Bài thơ về tiểu đội xe khôngkính” ( Phạm Tiến Duật ) sẽ thuận lợi hơn Hoặc xu hướng ca ngợi thiên nhiên, đất nước,
đi vào cái bản ngã, đề cao giá trị nhân bản trong thơ ca sau 1975 mà học sinh không hiểu
Trang 102.1.3 Phân môn Tiếng Việt :
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm thơ ca, gáo viên phải huy động cùng lúckiến thức nhiều môn học như : từ vựng ngữ nghĩa,ngữ pháp tiếng Việt , thi pháp học,phong cách học tiếng Việt, mỹ học … Đó sẽ là chìa khóa để cảm thụ tác phẩm thơ ca ViệtNam Đồng thời đó cũng là phương tiện để thực hiện bài tập làm văn của học sinh.Những bài học về phép tu từ từ ngữ, trường từ vựng học sinh cần ghi nhớ, sử dụng Đặcbiệt , giáo viên luôn nhắc học sinh tuân thủ các phương châm hội thoại khi làm bài đểtránh thừa từ, lặp từ làm cho câu văn dài dòng, tối nghĩa
Cung cấp cho học sinh kiến thức từ vựng ngữ nghĩa, phong cách học tiếng Việt sẽgiúp học sinh hiểu được thái độ, tình cảm của tác giả thể hiện trong bài thơ Chỉ với từ
“lao xao” trong câu “trước thầy sau tớ lao xao” và từ “tót” trong câu “ghế trên ngồi tót sỗ
Trang 11
sàng” tác giả Nguyễn Du đã thể hiện được thái độ của mình đối với nhân vật Mã GiámSinh Thái độ ăn năn hối lỗi của một người đánh mất quá khứ được Nguyễn Duy thể hiệnrất đạt qua các câu thơ :
Ngửa mặt lên nhìn mặt
“Có cái gì rưng rưng”.
Và:
“ Aùnh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình”
Hoặc sự ngỡ ngàng khi nhận ra mùa thu đã về của tác giả Hữu Thỉnh được gởi gắm rất
tài tình qua các từ “ bỗng” và “hình như” trong các câu :
“ Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”.
Như chúnh ta đã từng thấy bài thơ, đoạn thơ dù ngắn dù dài đều có những câu, nhữngtừ đóng vai trò then chốt(thường gọi là nhãn tự) Khi phân tích, ta phải tìm được những từngữ độc đáo ấy để lột tả được linh hồøn của bài thơ, đoạn thơ Câu thơ sau trích trongTruyện Kiều, Nguyễn Du viết:
Trang 12
“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi hãy thưa”
Ở đây Thuý Kiều là chị mà sao lại cậy? Cậy là chỉ có kẻ dưới, kẻ yếu nhờ kẻ trên Sao
tác giả lại không dùng:
Từ “cậy” ở đây được tác giả dùng rất đắt Nó nói lên tâm trạng tan nát, đau đớn
của Thúy Kiều mong cho Thúy Vân nhận lời kết nối với Kim Trọng, thay nàng chăm sóc cho chàng Thương mối tình trong trắng với Kim Trọng mà phải trao gửi lại, nàng thấy mình có tội Chính vì thế mà nàng mong Thúy Vân gánh vác trách nhiệm nặng
nề và khó khăn này nên phải “cậy” Hay trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh
Hải có đoạn viết:
“Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trờiTừng giọt long lanh rơiTôi đưa tay tôi hứng”
Cái hay của đoạn thơ này là gì? “Từng giọt long lanh rơi” Xưa nay người ta đón nhận âm thanh bằng thính giác, ở đây tác giả lại đón nhận âm thanh bằng xúc giác, thị
Trang 13
giác: “giọt” âm thanh Đó chính là cái hay cái thú vị của oạn thơ, một sự chuyển đổi
cảm giác Trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh có câu: “Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang” Tại sao tác giả không dùng:
Khua mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Đẩy mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Mà lại “phăng”, phăng là động từ mạnh thể hiện sức mạnh của con người, nhanh
nhẹn, rứt khoát qua đó cũng hứa hẹn một thành quả lao động rực rỡ ngoài khơ3i xamà nếu dùng “khua”, “đẩy” sẽ không làm thoát được ý này, nhịp thơ thiếu mạnh mẽ,hào hùng
Học sinh vâïn dụng kiến thức Tiếng Việt để hiểu tâm trạng, cảm xúc của tác giả Gáoviên từng bước giáo dục học sinh vận dụng vào việc lựa chọn từ ngữ trong bài làm văn.Đây là yếu tố quan trọng để học sinh có cảm xúc cùng chiều với tác giả và thể hiện ở bàilàm một cách chân thật, tự nhiên
Một bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ buộc phải có cảm xúc gần với mạch cảm xúccủa tác giả và được thể hiện chân thật, tự nhiên Để làm được điều này không thể xemnhẹ phân môn Tiếng Việt trong khi giảng dạy bộ môn Ngữ văn
2.1.4 Kiến thức lịch sử :
Quan niệm thẩm mỹ, tâm lý tiếp nhận và cơ sở tư tưởng của tác giả phụ thuộc rấtnhiều vào bối cảnh xã hội của mỗi thời kỳ lịch sử Do đó bắt buộc phải tích hợp kiến
Trang 14
thức lịch sử khi tiếp cận tác phẩm văn chương Không có kiến thức lịch sử về xã hội ViệtNam thế kỷ XVIII – XIX sẽ không thấy hết sự cao cả của chủ nghĩa nhân đạo trong “Truyện Kiều”, không thấy được khát vọng tự do được gởi gắm qua nhân vật Từ Hải (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du ) và Lục Vân Tiên ( “ Truyện Lục Vân Tiên” – NguyễnĐình Chiểu ) Học sinh liên hệ lịch sử nước ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chốngMỹ thì mới thấy vẻ đẹp trong thái độ dứt khoát, tư thế ung dung hiên ngang của ngườilính cách mạng trong bài thơ “ Đồøng chí” ( Chính Hữu ) và bài “Bài thơ về tiểu đội xekhông kính” ( Phạm Tiến Duật ) Hay cảm hứng về vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước ca ngợilãnh tụ được chú ý khi đất nước thống nhất Lúc này lịch sử đã sang trang con người nhìnnhận đúng về vai trò của mình trong công cuộc xây dựng đất nước Khát vọng và lòngbiết ơn được thể hiện rất chân thành, gần gũi trong các bài thơ “ Viếng lăng Bác” ( ViễnPhương ), “ Mùa xuân nho nhỏ” ( Thanh Hải ) Hoặc hướng đến tính nhân bản , chiêmnghiệm về bản thân , nhà thơ như tự mổ xẻ để đánh giá, nhận xét về chính mình trong bàithơ “ Aùnh trăng” ( Nguyễn Duy )
Tất cả những nội dung đó phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh lịch sử Vì vậy phải đặttác phẩm vào hoàn cảnh lịch sử khi nó ra đời thì mới cảm thụ được tác phẩm Từ đó cóhướng nghị luận về bài thơ phù hợp với tâm trạng, cảm xúc của tác giả Bài văn nghị luậnvề đoạn thơ, bài thơ sẽ rất nhạt ( nến không nói là phản nghĩa ) khi mgười nghị luận
Trang 15
không hiểu hoàn cảnh lịch sử khi tác phẩm ra đời vàkhông tự đặt mình vào bối cảnh đóđể cảm nhận và nghị luận về tác phẩm thơ ca đó
2.2 Năng lực cảm thụ tác phẩm :
Rèn luyện, bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm ở học sinh là việc làm thườngxuyên, lâu dài vì nó rất quan trọng Nếu học sinh không có năng lực cảm thụ tác phẩm thìviệc giảng dạy kiểu bài nghị luận tác phẩm ( đặt biệt là tác phẩm thơ ) sẽ thất bại vì họcsinh không xác định được mình sẽ nghị luận về vấn đề gì? Vấn đề dó ra sao? Nên nghịluận như thế nào? Như vậy để giảng dạy có hiệu quả kiểu bài nghị luận về đoạn thơ, bàithơ giáo viên phải liên tục rèn luyện năng lực cảm thụ tác phẩm cho học sinh Theo tôi,giáo viên phải nắm vững kiến thức đã nêu ở trên ( mục 2.1 ) để giúp học sinh cảm thụđược tác phẩm
Sau khi đọc bài thơ học sinh xác định được hoàn cảnh sáng tác vài thơ đó Tức lànhững gì tác động đến tác giả để tác giả viết nên bài thơ đó Từ đó tìm hiểu được nộidung phản ánh, ước mơ, khát vọng hay tâm trạng, cảm xúc của tác giả thông qua các tínhiệu thẩm mỹ trong tác phẩm thơ ca đó Đặt bài thơ trong hoàn cảnh lịch sử khi nó ra đờiđể định hướng nghị luận về tư tưởng thẩm mỹ của tác phẩm Xác định nguồn mạch cảmxúc của tác giả rồi tự đặt mình vào đấy , trôi theocảm xúc đó để cảm và viết những cảmnhận của mình thành bài văn nghị luận có cảm xúc tự nhiên, chân thành Nói cách khác,học sinh phải biết soi mình vào tác phẩm thơ ca để hiểu được tâm trạng, cảm xúc của tác